Cập nhật nội dung chi tiết về Nên Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Nào Cho Trẻ Mắc Bệnh Thiếu Men G6Pd? mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều phụ huynh rất dễ trở nên lo lắng khi thấy con mình sốt cao, nhất là với những đứa trẻ mắc bệnh g6pd. Việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ mắc bệnh thiếu men g6pd cần được thực hiện một cách cẩn trọng hơn với sự tư vấn của các bác sĩ điều trị.Sốt là một phản ứng có lợi bảo vệ cơ thể trước sự thâm nhập của các tác nhân gây bệnh hoặc những phản ứng viêm gây hại. Đặc trưng của sốt là sự tăng điểm điều nhiệt của cơ thể trên mức giới hạn bình thường nhưng không gây hại đến các phản ứng sinh học và các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ thường dao động trong khoảng từ 36,5 độ C đến 37,5 độ C ở khu vực trung tâm. Khi tiến hành đo nhiệt độ ở vùng ngoại vi như ở nách, phụ huynh cần tiến hành cộng thêm 0,5 độ C để có được nhiệt độ chính xác của cơ thể. Khi giá trị nhiệt độ vượt ngưỡng 37,5 độ C nghĩa là trẻ đang bị sốt. Phân loại mức độ nặng của sốt chủ yếu dựa trên nhiệt độ cơ thể. Trẻ sốt trên 38,5 độ C được xem như là sốt cao và những trẻ sốt trên 40 độ C có nguy cơ bị co giật tăng lên. Ngoài ra, những trẻ sốt cao còn có thể biểu hiện bằng những triệu chứng đa dạng khác như li bì, kém linh hoạt, vã mồ hôi, khó thở, chán ăn, rét run …
Ở những trẻ bị sốt, khi sờ bố mẹ có thể cảm thấy nóng ở những khu vực trên cơ thể như bụng, nách. Hai má và môi của trẻ sốt sẽ ửng đó hơn mức bình thường. Đây là những dấu hiệu gợi ý trước khi tiến hành đo nhiệt độ cơ thể để xác định một trẻ có thực sự sốt hay không. Việc phát hiện và phân loại mức độ nặng nhẹ của sốt là việc làm có ích cho các công đoạn xử trí tiếp theo, bao hàm cả việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ.
Một số những lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bao gồm:
Trường hợp sốt xuất hiện ở những trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi cần được xem như sốt cao và cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay. Việc tự sử dụng các thuốc hạ sốt cho trẻ ở tình huống này không được khuyến cáo.
Xem kỹ hạn sử dụng và hướng dẫn sử dụng trước khi cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt.
Dùng thuốc hạ sốt đúng theo cân nặng của trẻ, không tự ý sử dụng quá liều hoặc kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau.
Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ của trẻ trên 38,5 độ C hoặc trẻ xuất hiện những biểu hiện nguy hiểm như lừ đừ, co giật.
Tôn trọng nguyên tắc 4 giờ giữa hai lần sử dụng thuốc hạ sốt, đặc biệt lưu ý ở những trẻ có tiền căn gia đình và bản thân mắc bệnh gan. Liều tối đa được sử dụng cho trẻ là 60mg/kg trong một ngày.
Ở những trẻ sốt cao trên 40 độ C, phụ huynh cần tiến hành song song sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Trẻ mắc bệnh thiếu men g6pd đặc trưng với sự mềm yếu của tế bào hồng cầu khiến chúng dễ vỡ và đưa đến tình trạng thiếu máu. Các bệnh lý và tác nhân gây sốt cũng như các loại thuốc hạ sốt cho trẻ là những yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ phá vỡ hồng cầu. Vì thế sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ mắc bệnh thiếu men g6pd cần được tiến hành một cách cẩn trọng để đảm bảo cân bằng giữa việc hạ sốt và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Ở những trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, các phương pháp hạ sốt vật lý nên được áp dụng trước tiên như lau người trẻ bằng nước ấm, tập trung ở các khu vực tỏa nhiều nhiệt như trán, nách và bẹn, cho trẻ mặc các loại quần áo mỏng nhẹ thông thoáng.
Khi nhiệt độ vượt 38,5 độ C, trẻ cần được sử dụng thuốc hạ sốt. Loại thuốc hạ sốt phổ biến và an toàn nhất hiện nay là paracetamol. Thuốc hấp thu và có tác dụng nhanh sau một thời gian ngắn. Tác dụng phụ của paracetamol thường xuất hiện với tần số thấp và không nghiêm trọng. Khi sử dụng paracetamol để hạ sốt cho những trẻ mắc bệnh thiếu men g6pd, liều thuốc luôn được quan tâm đầu tiên vì sử dụng quá liều thuốc trong trường hợp này có thể đưa đến biến chứng nặng nề, bao gồm thiếu máu tán huyết do vỡ màng tế bào hồng cầu.
Liều thuốc được khuyến cáo là 10mg/kg, thời điểm sử dụng lặp lại thuốc cách lần trước ít nhất 6 tiếng. Một số các loại thuốc hạ sốt khác như aspirin và ibuprofen cũng được sử dụng nhưng cần có sự tư vấn của các bác sĩ điều trị. Khác với paracetamol, ibuprofen và aspirin có nhiều tác dụng phụ hơn, bao gồm kích ứng tiêu hóa, viêm loét dạ dày. Các tác dụng phụ hiếm gặp hơn cũng có thể xuất hiện như suy thận, viêm cầu thận cấp, giảm bạch cầu hạt. Ibuprofen và aspirin thường được chỉ định phối hợp với paracetamol hoặc khi trẻ dị ứng với paracetamol. Vì có nhiều tác dụng phụ nên chúng không nên được tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt với những trẻ mắc bệnh thiếu men g6pd.
Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,… Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.
Tác Dụng Và Cách Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt An Toàn Và Hiệu Quả
Thuốc hạ sốt là một trong những loại thuốc thiết yếu trong tủ thuốc mỗi gia đình và có thể tự dùng tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách sử dụng để thuốc phát huy được tác dụng của thuốc hạ sốt mà không gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.
1. Tác dụng của thuốc hạ sốt
Sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể trước những tác nhân lạ từ bên ngoài như vi khuẩn, virus… Thế nhưng khi nhiệt độ cơ thể tăng quá cao sẽ khiến chức năng sinh lý của nhiều cơ quan, hệ thống bị rối loạn. Do đó, việc quan trọng cần làm là phải hạ nhiệt độ cơ thể về gần mức bình thường để đảm bảo các mô bên trong cơ thể không bị tổn hại.
Nếu tính trạng sốt nhẹ, Hapacol khuyên bạn nên sử dụng các thuốc hạ sốt mà không cần có đơn thuốc từ bác sĩ, gồm 3 nhóm chính:
Salicylate: aspirin, choline salicylate…, có tác dụng hạ sốt, giảm đau từ cơn đau nhẹ đến đau vừa như nhức đầu, đau cơ, đau răng, cảm cúm thông thương. Aspirin đôi khi cũng được dùng như thuốc giảm đau nhức do viêm khớp. Thành phần salicylate có tác dụng ngăn chặn một số hoạt chất trong cơ thể sản sinh gây đau nhức. Khuyến cáo nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc chứa salicylate cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Paracetamol: là hoạt chất phổ biến và thông dụng được dùng để giảm các triệu chứng sốt, đau đầu, chóng mắt, cảm cúm.
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): ibuprofen, naproxen và ketoprofen. Đây là nhóm thuốc có tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol và thời gian hạ sốt dài. Nhưng lưu ý, khi dùng dùng Ibuprofen cần theo dõi tình trạng cơ thể thường xuyên và khuyến cáo nên có chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, vì thuốc hạ sốt ibuprofen có nhiều tác dụng phụ.
Nên lưu ý, tác dụng của thuốc hạ sốt chủ yếu là giúp hạ sốt nhanh ngay tại thời điểm nhiệt độ cơ thể tăng cao. Tuy nhiên, nếu chưa tìm được nguyên nhân gây ra sốt thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Mặc dù đây là những thuốc khá an toàn và có thể tự sử dụng tại nhà nhưng nếu bạn không chú ý mà sử dụng bừa bãi có thể gây ra tác dụng không mong muốn, nhất là với đối tượng trẻ em và người cao tuổi. Tham khảo liều dùng phù hợp bên dưới.
2. Liều dùng và cách dùng thuốc hạ sốt
Đối với người lớn, thuốc hạ sốt nên được sử dụng khi sốt trên 39ºC. Tuy nhiên, trẻ em sốt trên 38,5ºC thì cần được hạ sốt ngay vì tiến triển bệnh ở trẻ thường rất nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Về liều dùng, để đảm bảo an toàn thì thường liều dùng thuốc paracetamol nên được tính toán dựa trên cân nặng: 10-15mg/kg cân nặng/lần.
Đồng thời, khoảng cách giữa hai lần uống thuốc là từ 4-6 giờ. Không dùng thuốc quá 6 lần một ngày vì có khả năng gây ngộ độc cấp tính, nhất là độc tính trên gan.
Tuy nhiên, nếu người dùng thuốc đang có bệnh gan hay thận thì liều lượng cần phải được tính toán lại để đảm bảo an toàn.
Trường hợp này, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chỉ định điều trị, tránh tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến quá liều và gây ngộ độc.
Sau những điều trị ban đầu tại nhà, nếu nhận thấy các dấu hiệu sau bạn cần đưa người bệnh nhập viện ngay:
Sốt kéo dài quá 3 ngày
Sau khi dùng thuốc vẫn không hạ sốt
Sốt cao (40-41ºC)
Dị ứng với thuốc hạ sốt đang sử dụng
Cho dù sử dụng các loại thuốc hạ sốt không kê đơn quen thuộc và được đánh giá an toàn thì bạn không nên chủ quan cũng như lạm dụng thuốc.
Bất kể thuốc nào cũng đều có những rủi ro khi sử dụng. Nếu bạn không đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thì tác dụng của thuốc hạ sốt sẽ không tối ưu như mong muốn, thậm chí xảy ra những vấn đề nghiêm trọng khác.
3. Lựa chọn thuốc hạ sốt sao cho đúng?
Trên thị trường, có rất nhiều biệt dược có tác dụng giảm đau hạ sốt nhanh khác nhau cũng như với rất nhiều hàm lượng và dạng bào chế cho bạn lựa chọn.
Tuy nhiên, điều này cũng gây nhiều bối rối cho người mua vì không biết loại nào sẽ phù hợp cho tình trạng sốt của mình hoặc người thân.
Hầu hết trường hợp sốt thông thường, bác sĩ sẽ khuyên dùng thuốc có chứa thành phần hoạt chất là paracetamol vì chúng tương đối an toàn và phù hợp cho nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau.
Các thuốc hạ sốt chứa aspirin hay ibuprofen cũng khá phổ biến nhưng có một số lưu ý cần thận trọng khi sử dụng, thậm chí có những đối tượng không nên dùng.
Ngoài ra, các dạng bào chế của thuốc hạ sốt cũng vô cùng đa dạng. Ví dụ như paracetamol có thể được sản xuất ở dạng viên nén, viên nang, viên đặt trực tràng hậu môn, bột pha hỗn dịch uống…
Tùy vào đối tượng sử dụng mà đưa ra lựa chọn cho phù hợp, chẳng hạn như với trẻ quá nhỏ hay bị nôn, không uống thuốc được bạn nên dùng viên đặt trực tràng hậu môn, với trẻ em lớn hơn có thể dùng thuốc bột pha hỗn dịch với các hương cam, chanh cho dễ uống.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần để ý đến hàm lượng hoạt chất. Hiện nay, thuốc paracetamol được làm với rất nhiều hàm lượng khác nhau, gồm 80mg, 125mg, 250mg, 325mg, 500mg…
Bạn có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp cho từng đối tượng dựa trên cân nặng để tác dụng của thuốc hạ sốt được phát huy hiệu quả.
Không những thế, cùng một thành phần chính nhưng các thuốc chứa paracetamol có thể kết hợp thêm với thành phần khác để mang lại nhiều tác dụng hơn, chẳng hạn như:
Paracetamol đơn thuần: thường chỉ có tác dụng hạ sốt, kháng viêm nhẹ, thường dùng trong các trường hợp sốt do mọc răng, sốt phát ban, sốt do virus.
Paracetamol phối hợp với codein: vừa có tác dụng hạ sốt vừa giúp giảm bớt đau đầu, thích hợp cho các trường hợp sốt kèm theo đau đầu, đau nhức cơ xương khớp.
Paracetamol phối hợp với chlorpheniramine: thích hợp cho trường hợp sốt do cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp.
Vậy nên, tùy theo trường hợp sốt có hay không kèm theo những triệu chứng khác cũng như đối tượng cần dùng thuốc mà bạn cần cân nhắc lựa chọn thuốc hạ sốt phù hợp nhất.
Nếu vẫn còn bối rối trước nhiều sự lựa chọn, hãy nhờ dược sĩ tư vấn loại thuốc phù hợp nhất cho bạn.
Nguồn tham khảo
Fever reducer. https://www.healthline.com/health/infection/fever-reducers#age-guidelines.
Fever reducer. https://www.webmd.com/cold-and-flu/cold-flu-fever-reducers#1.
Những Cách Hạ Sốt ‘Cấp Tốc’ Cho Người Lớn Không Cần Dùng Thuốc
Theo bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội): “Sốt là tình trạng nhiệt độ trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Và đây một trong những dấu hiệu của rất nhiều bệnh khác nhau”. Để có thể nhận biết được thế nào là nhiệt độ cơ thể bình thường và thế nào là người bị sốt thì tốt nhất là nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Bởi mức nhiệt cơ thể của mỗi người sẽ khác nhau vào từng thời điểm. Thông thường, người trẻ tuổi sẽ có nhiệt độ cao hơn người già.
Cách hạ sốt an toàn không cần dùng thuốc
Ở người trưởng thành và người lớn tuổi, khi bị sốt nếu không được hạ sốt đúng cách và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các tình trạng như mê sảng, co giật, rối loạn nhịp tim hay tăng huyết áp…
1. Sử dụng khăn ấm
Bạn cần một chiếc khăn sạch và làm ướt bằng nước ấm vừa phải, không quá lạnh. Sau đó vắt khô và lau khắp người hoặc đặt lên trán, phía sau gáy để hạ thân nhiệt an toàn. Trong trường hợp sốt quá cao, muốn hạ sốt nhanh chóng, bạn nên đặt khăn vào những vị trí như nách, bẹn và thường xuyên thay khăn. Vì đây là những khu vực có nhiều mạch máu lớn, mang nhiều nhiệt.
2. Dùng tất ướt
Bạn cần hai chiếc tất cotton sạch, nhúng vào nước lạnh rồi vắt khô, sau đó quấn quanh hai mắt cá chân. Chỉ khoảng 15 phút sau thì nhiệt độ trong cơ thể bạn sẽ được giảm xuống, bạn sẽ thấy thoải mái trở lại.
3. Xông hơi
Đây là phương pháp khá đơn giản và được nhiều người thực hiện. Vì khi xông hơi, các lỗ chân lông sẽ mở to, loại bỏ được các độ tố và kéo theo nhiệt độ ra ngoài. Bạn có thể sử dụng một loại lá cây như bưởi, sả, chanh, tía tô, hương nhu… để nấu nước xông. Các loại thảo dược này chứa nhiều tinh dầu, vừa giúp hạ sốt nhanh chóng lại vừa sát khuẩn đường hô hấp hiệu quả.
4. Chườm đá
Bọc vài viên đá lạnh vào khăn mỏng, sau đó chườm xung quanh trán vài phút, thực hiện nhiều lần trong ngày để thân nhiệt giảm. Tuyệt đối không chườm đá khắp người hoặc đắp khăn lạnh lên trán quá lâu, vì như thế có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiệt.
5. Hạ số bằng các loại rau, quả dễ tìm
Bên cạnh việc áp dụng những phương pháp trên để hạ sốt thì bạn cũng có thể tận dụng một số loại rau củ, gia vị có sẵn trong nhà để cải thiện tình hình sức khỏe của mình.
Những điều cần lưu ý khi bị sốt
– Thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể: nước lọc, nước ép hoa quả, sinh tố… – Nằm nghỉ ngơi ở khu vực thoáng mát, nên mặc quần áo mỏng, dễ thấm mồ hôi.
Muốn hạ sốt nhanh cần phải bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bằng việc ăn nhiều thực phẩm giàu protein, thường xuyên uống nước ép hoa quả.
– Ăn nhiều rau xanh có lá, bổ sung thực phẩm giàu protein, sắt và không nên ăn thức ăn lạnh. – Không tắm và chườm nước lạnh lên người. – Nếu sốt trên 40 độ C thì cần đến trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh diễn biến phức tạp.
Trần Hiếu Theo Đời sống & Pháp lý
Sốt Kéo Dài Ở Trẻ Là Bệnh Gì? Nên Xử Trí Như Thế Nào?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Vũ Văn Soát – Trưởng Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ Soát đã có trên 34 năm kinh nghiệm trong ngành Nhi khoa và Hồi sức cấp cứu. Với thế mạnh trong thực hiện thành thạo các kỹ thuật hồi sức Nhi và sơ sinh, bác sĩ từng cấp cứu hồi sức nuôi dưỡng hơn 1000 ca trẻ đẻ non và hơn 1000 ca các bệnh ở trẻ sơ sinh như: vàng da sơ sinh nặng, suy hô hấp sơ sinh.
Sốt kéo dài là hiện tượng sốt liên tục, kéo dài quá 3 ngày. Nếu trẻ sốt kéo dài hoặc sốt kéo dài liên tục sẽ làm cho trẻ mệt mỏi do mất nước, rối loạn điện giải và có thể gây co giật.
1. Sốt kéo dài ở trẻ là bệnh gì?
1.1. Sốt do nhiễm siêu vi
Sốt xuất huyết: sốt cao đột ngột và sốt kéo dài liên tục từ 2 – 7 ngày; thì xuất hiện những chấm hoặc mảng xuất huyết ở dưới da, nếu nặng hơn thì kèm theo chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đôi khi có xuất huyết nội tạng.
Sốt do virus cúm: dấu hiệu đầu tiên thường là trẻ bị tắc nghẽn ở mũi, sau đó biểu hiện hắt hơi, ho khan và chảy nước mũi; kèm theo sốt, sốt thường là nhẹ khoảng nhiệt độ từ 37,8 – 38 ̊C, trường hợp bội nhiễm thì sốt cao, trẻ khó chịu, quấy khóc, chán ăn, bỏ bú…
Sốt do virus Rubella: biểu hiện trẻ sốt kéo dài, sốt nhẹ, sau đó phát ban và viêm long đường hô hấp trên, nổi hạch vùng chẩm, sau tai và cổ.
Sốt do virus sởi: trẻ sốt kéo dài liên tục, ho nhiều, chảy nước mũi, mắt đỏ, từ ngày thứ 4 ban xuất hiện ở mặt, lan ra chân và chi.
Sốt do bệnh tay – chân – miệng: khi trẻ bị tay chân miệng, trẻ sốt kéo dài, đồng thời cũng xuất hiện những nốt phỏng rộp ở gan bàn chân, bàn tay, trong miệng làm cho trẻ ăn, uống khó khăn, nên làm cho trẻ biếng ăn, quấy khóc, mệt mỏi nhiều.
Sốt do virus thủy đậu: khi bệnh khởi phát, trẻ có thể có biểu hiện sốt kéo dài liên tục, đau đầu, đau mình mẩy, sau đó trên thân mình trẻ xuất hiện những nốt hồng ban. Phỏng nước xuất hiện đầu tiên ở mặt, ngực và lưng sau đó lan dần khắp cơ thể. Mụn bóng nước ban đầu chứa chất dịch màu trong nhưng sau một ngày sẽ chuyển sang màu đục như mụn mủ. Sau 2 – 3 ngày mụn có thể bị đóng vảy. Các mụn nước mọc làm nhiều đợt khác nhau nên trên cùng một vùng da có thể thấy nhiều dạng khác nhau, đỏ rát, mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vảy…Hiện bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ và người lớn có thể phòng ngừa bằng việc tiêm phòng vắc-xin thủy đậu.
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra sốt kéo dài liên tục ở trẻ em, bệnh thường khỏi sau 5 – 7 ngày, có rất nhiều loại siêu vi gây bệnh cho trẻ em.
Sốt do viêm họng – viêm Amidan cấp: bệnh thường khởi phát đột ngột, sốt cao 39 – 40 ̊C, trẻ sốt kéo dài, kèm theo nuốt đau, rát họng, khàn tiếng; sốt có thể kèm theo các triệu chứng khác: chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt trẻ hay xuất hiện viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau… Với trẻ còn bú mẹ, viêm họng thường kèm theo bú ít hoặc bỏ bú, quấy khóc. Với trẻ lớn hơn triệu chứng kêu đau vùng họng, chán ăn nên dễ làm cho cha mẹ hiểu nhầm rằng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng.
Nhiễm trùng đường hô hấp như: viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, áp-xe phổi, trẻ thường có biểu hiện sốt, ho khạc đờm hay máu, đau ngực, khó thở…
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: viêm bàng quang, viêm mủ bể thận, viêm cầu thận cấp, trẻ bị sốt kèm theo tiểu buốt – tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu đục hay hồng, có phù, đau vùng thắt lưng.
Nhiễm trùng đường gan mật: trẻ thường sốt cao, sốt kéo dài liên tục kèm theo vàng da, vàng mắt, đau vùng gan.
Nhiễm khuẩn não – màng não: trẻ bị sốt kéo dài liên tục kèm theo đau đầu nhiều, nôn vọt, có thể bị co giật, liệt nửa người hoặc hôn mê. Với trẻ nhỏ, sốt thường kèm theo thóp phồng, cổ cứng, trẻ không cử động cổ được, không cúi đầu xuống được, nhạy cảm với ánh sáng, nôn mửa, li bì.
Nhiễm trùng máu: trẻ có biểu hiện dấu hiệu nhiễm trùng, sốt kéo dài liên tục, không ăn uống được, nôn ra tất cả, li bì, mạch nhanh, thở nhanh, có thể có phát ban da…
1.2. Trẻ bị sốt do nhiễm vi trùng
Sốt do ký sinh trùng sốt rét: trẻ thường có tiền sử sống hay đi vào vùng lưu hành sốt rét, sốt rét ở trẻ thường ít có cơn sốt rét điển hình như người lớn như: rét run, sốt cao, đổ mồ hôi, mà, mà trẻ thường sốt kéo dài liên tục, có hoặc không kèm lạnh run, đôi khi chỉ ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ.
Số do thương hàn: trẻ thường sốt cao, sốt kéo dài liên tục trên 5 ngày, đau bụng, bụng chướng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Sốt do bệnh lao: trẻ thường có dấu hiệu sốt kéo dài liên tục, thường sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, biếng ăn, đứng cân hay sụt cân, ho nhiều, ho ra máu và không đáp ứng với kháng sinh thông thường.
1.3. Một số nguyên nhân khác
Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng khí, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ.
Cặp nhiệt độ cho trẻ (có thể đặt nhiệt kế ở dưới hốc nách hoặc ở hậu môn của trẻ). Nhiệt kế phải được giữ trong nách của trẻ tối thiểu 3 phút, cánh tay của trẻ phải áp sát vào ngực. Nhiệt độ thực của trẻ sẽ là số hiện trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0,3 – 0,4 độ. Ví dụ: nhiệt kế ghi 38°C thì thân nhiệt thực sự của bé khoảng 38,3 – 38,4°C.
Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38°C: cởi bớt quần áo, không đắp chăn, chỉ mặc quần áo mỏng cho trẻ và theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, cứ khoảng 1 giờ đo 1 lần.
Nếu thân nhiệt của trẻ khoảng 38 – 38,5°C có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp sau: cởi bỏ bớt quần áo, dùng phương pháp hạ sốt vật lý (chườm ấm – lau người cho trẻ) và hạ sốt bằng những thuốc hạ sốt thông thường.
Phương pháp chườm là dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp mình trẻ, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5°C.
Nếu thân nhiệt của trẻ 38,5°C trở lên: Cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữa hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng.
Nếu trẻ nhỏ buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng dạng thuốc đặt hậu môn.
Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả tươi.
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám xác định nguyên nhân và điều trị sốt.
2. Nên xử trí sốt như thế nào?
Các trường hợp cần phải cho đi đến cơ sở y tế: trẻ sốt kéo dài quá 3 ngày, sốt kéo dài liên tục mà dùng thuốc không hạ sốt, sốt quá cao, 40-41 ̊C (vừa phải cho dùng thuốc vừa cho đi viện ngay) sốt, có dùng thuốc nhưng bị dị ứng, sốt kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như li bì, nôn, không ăn uống, không chơi, li bì, khó đánh thức, co giật, thở nhanh, thở khó, thở bất thường, tiêu chảy, phân có nhầy máu, trẻ sốt kéo dài, trẻ sơ sinh ≤ 2 tháng tuổi.
Đặc biệt cần lưu ý không dùng thuốc nếu trẻ có biểu hiện dị ứng, không dùng thuốc với trẻ em có tiền sử bị bệnh viêm gan vàng da do tắc mật. Các trường hợp này cấm dùng thuốc tại gia đình. Khi đó, trẻ sốt kéo dài, phải đưa đi bệnh viện và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tiêm vắc-xin cho trẻ là phương pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất để phòng tránh bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Gs.Ts. Bs. Phạm Nhật An – Giám đốc Trung tâm Nhi kiêm trưởng khoa nội trú Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, 40 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, đồng thời là tổng thư ký hội Nhi khoa Việt Nam.
Thạc sĩ – Bác sĩ Mai Kiều Anh – Phó khoa Nội trú Nhi – Trưởng Đơn nguyên Hồi Sức Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, với gần 10 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành Hồi sức cấp cứu Nhi.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Hưng – Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, với nhiều năm làm việc trong chuyên ngành Nhi khoa tổng quát và sơ sinh.
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Linh Chi – Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, Bác sĩ đã công tác trong chuyên ngành nhi hơn 15 năm, có thời gian dài làm trưởng phòng Thăm dò chức năng, trưởng khoa Tim mạch lồng ngực bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
Bác sĩ chuyên khoa II Vũ Văn Soát – Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, với 34 năm kinh nghiệm trong ngành Nhi khoa và Hồi sức cấp cứu. Với thế mạnh trong thực hiện thành thạo các kỹ thuật hồi sức Nhi và sơ sinh, bác sĩ từng cấp cứu hồi sức nuôi dưỡng hơn 1000 ca trẻ đẻ non và hơn 1000 ca các bệnh ở trẻ sơ sinh như: vàng da sơ sinh nặng, suy hô hấp sơ sinh,…
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hoàn – Trưởng Khoa Ngoại trú Nhi – Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, Bác sĩ Hoàn đã có 40 năm kinh nghiệm chuyên khoa nhi và là bác sĩ đầu ngành chuyên khoa nội tiết Nhi tại Việt Nam
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Huỳnh Thoại Loan – Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, Bác sĩ Loan đã có gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi – Sơ sinh
Với đội ngũ bác sĩ tận tâm giàu kinh nghiệm đến từ các bệnh viện Nhi hàng đầu Việt Nam, trung tâm Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được các bậc phụ huynh tin tưởng trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp và nhiệt đới nhi nói chung và điều trị trẻ sốt kéo dài nói riêng.
Ngoài ra, trong hệ thống Y tế Vinmec còn có nhiều bác sĩ chuyên khoa Nhi, giàu kinh nghiệm, chuyên môn, đã phẫu thuật, điều trị cấp cứu nhiều ca bệnh khó. Đặc biệt, hiện nay để nâng cao chất lượng dịch vụ, Vinmec còn tiếp tục trang bị hệ thống máy móc y tế hiện đại với phòng áp lực âm thông gió một chiều giúp cách ly bệnh nhân tốt, hạn chế lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân xung quanh, làm giảm thời gian nằm viện cho trẻ xuống dưới 4 ngày. Do đó, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm với quy trình thăm khám, điều trị bệnh tại Vinmec.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nên Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Nào Cho Trẻ Mắc Bệnh Thiếu Men G6Pd? trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!