Cập nhật nội dung chi tiết về Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày Gia Đình Việt Nam 28/6 mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hòa thuận, hạnh phúc, xã hội mới phồn vinh, phát triển bền vững được. Ngày 28/6 hàng năm được gọi với tên thân thương Ngày Gia đình Việt Nam để nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình.
Với ý nghĩa cao đẹp, từ năm 2001, ngày 28/6 được xem là ngày Gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Ngày Gia đình Việt Nam là một ngày lễ tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có cha mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.
Văn kiện Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về trẻ em năm 2002 đã ghi nhận: gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, cần được củng cố… Không có gia đình tốt, không thể có xã hội tốt. Không có đứa con tốt, không thể có một người công dân tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách để giữ gìn giá trị gia đình và tạo mọi điều kiện để các ngành, các cấp và mỗi cá nhân chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc. Trong bối cảnh chịu nhiều tác động của toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, cấu trúc và quan hệ gia đình Việt Nam có những thay đổi, thậm chí có những thay đổi có thể làm mai một truyền thống. Tuy vậy, giá trị cơ bản của gia đình vẫn luôn là điều thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam. Gia đình vẫn là thiết chế giữ được nhiều nhất những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Sau 20 năm được ghi nhận, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày truyền thống, có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi chúng ta. Đây cũng là ngày thắp lên tinh thần hướng về gia đình, hướng về tổ tiên – qua đó nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những giá trị nhân văn cao quý của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày ghi nhớ và phát huy truyền thống, nề nếp, gia phong; đánh thức mỗi người suy ngẫm sâu sắc hơn và hành động thiết thực hơn để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, hướng tới sự phát triển bền vững của Gia đình và của Tổ quốc.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Ngày gia đình Việt Nam cũng dần trở thành ngày hội trên mọi miền của Tổ quốc, một nét đẹp văn hóa – nơi mà tình yêu thương và chia sẻ được tôn vinh. Các hoạt động kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam ngày càng được tổ chức phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình. Sự phát triển nhanh chóng và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đặt ra nhiều thách thức đối với đất nước Việt Nam nói chung và với công tác gìn giữ, phát triển, xây dựng gia đình Việt Nam nói riêng. Nhiệm vụ xây dựng con người mới gắn liền với việc phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống.
Để tạo chuyển biến quan trọng cho sự nghiệp phát triển gia đình của Việt Nam, từng bước đưa “Ngày gia đình” vào cuộc sống, trở thành ngày hội lớn, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, được lưu truyền tốt đẹp trong mỗi gia đình Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và từng gia đình, từng cá nhân hãy có những hành động thiết thực để tôn vinh và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam, trong đó:
– Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam 2020 tầm nhìn 2030, Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Chương trình giáo dục đời sống gia đình đến 2030.
– Nâng cao nhận thức về vai trò hết sức quan trọng của gia đình trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Gia đình có ổn định thì cộng đồng và xã hội mới ổn định và phát triển. Các chính sách kinh tế – xã hội cần phải quan tâm tới những tác động đối với đời sống của mọi gia đình.
– Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về gia đình; tích cực triển khai các chương trình phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương về công tác gia đình; xác định mục tiêu ưu tiên theo từng năm phù hợp với lộ trình phát triển; kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình.
– Tăng cường thông tin, truyền thông về giá trị gia đình, về tầm quan trọng của gia đình trong đời sống xã hội; chú trọng biểu dương những tấm gương tốt và phê phán những hành vi không phù hợp với thuần phong, mỹ tục và với giá trị gia đình.
– Đẩy mạnh các hoạt động của Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa và gia đình văn hóa; chú trọng nghiên cứu sự biến động của gia đình Việt Nam hiện đại, để từ đó đề xuất, xây dựng các chính sách phù hợp, hiệu quả.
Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày Gia Đình Việt Nam
Từ năm 2001, ngày 28/6 được chọn là ngày Gia đình Việt Nam.
Lịch sử ngày Gia đình Việt Nam
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Theo lời Bác, ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người.
Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam.
Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam
Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Ngày Gia đình Việt Nam là sự kiện lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam. Đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ.
Ngày Gia đình Việt Nam 2018
Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2018, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật…. sẽ diễn ra tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành.
Ngày hội Gia đình Việt Nam 2018 là hoạt động thường niên nhằm hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị truyền thống của gia đình, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Ngày hội năm nay gồm nhiều hoạt động phong phú như: Triển lãm “Mẹ – Con, Thơ, Nhạc – Cuộc đời” thể hiện nhiều câu chuyện nhân văn, đức hy sinh của những người mẹ dành cho con cũng như sự báo hiếu của con cái đối với cha mẹ.
Ngày gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm là dịp để cho các thành viên trong gia đình có thời gian được quây quần, ôn lại những kỷ niệm bên nhau.
Sao Việt Định Nghĩa Về Tổ Ấm Nhân Ngày Gia Đình Việt Nam
Ngày Gia đình Việt Nam lại đến, như mọi năm, đây là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đáng nhớ về gia đình. Với bộ tranh “Nhà là nơi vỗ về yêu thương” đang gây sốt trên cộng đồng mạng, nhiều gương mặt nổi tiếng trong giới sao cũng không bỏ qua cơ hội để góp phần vào kho chuyện kể về nhà mình với nhiều cung bậc cảm xúc yêu thương.
Với Hamlet Trương, nhà là nơi mà những lần mệt mỏi, gục ngã vì những mưu sinh lẽ thường, anh có thể trở về để được bao bọc quanh những “chén cháo, miếng nước” của mẹ, bà, như ngày còn thơ bé, để rồi bản thân anh thấy hồi phục nhanh hơn ở bất kỳ nơi nào.
Anh cũng kêu gọi các bạn trẻ hãy thu xếp những ngày không quá bận để về nhà mà không cần một lý do nào, không phải ngày lễ Tết. Đơn giản chỉ để mình được ăn, cười nói như xưa, bên những người thân, không cần phải diễn một vai vế nào của cuộc đời. “Nhà là nơi để về lại chính mình, nơi được vỗ về và thương yêu”, anh nói.
Còn với Nguyễn Ngọc Thạch, nhà là nơi có những quan tâm âm thầm, tinh ý nhất từ những người thân. Đó là mẹ luôn lo lắng hỏi han bên mâm cơm sau những ngày anh phải làm 8, 9 tiếng ở ngoài cửa hàng với công việc đầu đời. Ở đó, bố luôn đảm nhiệm phần dắt xe đi bảo trì hàng tháng cho cậu con trai chỉ biết chạy xe mà không bảo dưỡng. Gia đình có những quan tâm lặng thầm, dung dị lại thành những điều ý nghĩa lớn lao.
Còn với Phan Ý Yên, cô nàng đã xa gia đình hơn 10 năm nay thì nhà chính là nơi để trở về, hạnh phúc, buồn đau cũng chỉ muốn về nhà, nơi cô luôn cố xây dựng những mối duyên bằng tình cảm.
Nhà lại mang một màu sắc yêu thương khác trong mắt Diệp Chi, bà mẹ đã có cô con gái nhỏ. Đó là những nhọc nhằn lo lắng cho con, động lực lớn để mỗi ngày cô lại cố gắng nhiều hơn. Chỉ cần nhìn thấy con khôn lớn từng ngày, biết yêu thương mẹ thì bao nhọc nhằn kia có đáng là bao. Nhà là nơi như vậy, chỉ có yêu thương và niềm vui nối tiếp mà thôi.
Dù có nhiều cung bậc cảm xúc và nhiều câu chuyện nhà khác nhau thì chung quy lại “Nhà là nơi vỗ về yêu thương”, vẫn luôn đúng, có sức lan toả bất kể tháng năm. Có lẽ chính sự đơn giản mộc mạc mà ý nghĩa sâu sắc đó đã khiến cho bộ tranh “Nhà là nơi vỗ về yêu thương” của nhãn hàng Fami được các bạn trẻ đồng loạt hưởng ứng mạnh mẽ. Bộ tranh là món quà mà nhãn hàng muốn gửi tới tất cả mọi người nhân ngày Gia đình Việt Nam.
Cùng ngắm nhìn bộ tranh, chia sẻ cho Fami nghe những kỷ niệm đáng yêu của gia đình tại Fanpage.
Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc Ngày Valentine Trắng 14/3
Có lẽ rằng, nhiều bạn trẻ Việt Nam sẽ thắc mắc Valentine Trắng là ngày gì khi mới qua ngày Lễ Tình nhân (14/2) được 1 tháng. Cùng tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của ngày này để hiểu thêm về ngày lễ đặc biệt – Valentine Trắng (14/3).
Tình yêu luôn mới mẻ mỗi ngày, người ta dường như yêu nhau nhiều hơn sau những giấc mơ dịu dàng, có lẽ vì thế mà một ngày Valentine dường như là chưa đủ. Bởi vậy, từ đất nước mặt trời mọc, một ngày lễ Tình nhân nữa ra đời và nhanh chóng được các bạn trẻ đón nhận, đó là ngày Valentine Trắng 14/3.
Valentine Trắng còn được biết đến với những cái tên như White Valentine, White Day. White Day diễn ra sau Valentine đúng 1 tháng, vào ngày 14/3, là dịp để những bạn nam đáp lễ các bạn nữ hoặc là ngược lại.
Valentine Trắng có nguồn gốc từ Nhật Bản, đi kèm theo một sự tích khá nhẹ nhàng, mộc mạc và dễ thương. Vào năm 1965 tại Nhật, một chàng trai bán kẹo dẻo muốn đáp trả lại tình cảm của cô gái thầm thương trộm nhớ mình hôm Valentine Đỏ (14/2) nên đã làm tặng nàng một hộp kẹo thật lớn, trắng như tuyết. Đó cũng chính là sự tích ngày Valentine Trắng.
Dường như ngày Valentine Đỏ (14/2) ngọt ngào vẫn chưa đủ với những con tim đang yêu, vậy nên, nhiều bạn trẻ tại Nhật đã lấy thêm ngày Valentine Trắng để tỏ tình cảm với người thương yêu của mình. Sau ngày Valentine Đỏ tròn đúng 1 tháng, nhiều bạn trẻ sẽ đáp lại người thương yêu những món quà mà họ nhận được trong ngày 14/2.
Đến nay, ngày Valentine Trắng dần được mọi người chuyển thành White Valentine – Ngày đáp trả. Trong ngày này, không còn gì ý nghĩa hơn là việc bạn sẽ đáp trả lại người con gái yêu thương của mình trong suốt thời gian dài những món quà hoặc lời nói cảm động, dễ thương và chân thành. Đừng bao giờ bỏ qua ngày 14/3 để làm những việc yêu thương với phái yếu.
Mặc dù ngày Valentine Trắng không phổ biến như Lễ tình nhân 14/2 nhưng trong ngày này vẫn có nhiều người tặng quà cho một nửa của mình. Điều đặc biệt, trong ngày Valentine Trắng, bánh quy, kẹo và socola trắng được ưa chuộng thay vì những loại socola thông thường.
Valentine Trắng còn gọi là White Day. Những người trẻ tuổi tin rằng, nếu một ai đó tặng bạn bánh quy vào ngày này thì điều đó có nghĩa là người đó yêu bạn, kẹo có nghĩa là người đó thích bạn còn nếu là socola trắng thì có nghĩa là “Chúng ta hãy làm bạn nhé!”. Bên cạnh đồ ăn, những món quà khác cũng được lựa chọn như đồ trang sức, túi xách, giày, khăn, thú nhồi bông. Ở Mỹ một số chàng trai còn tặng đồ lót cho bạn gái của mình.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày Gia Đình Việt Nam 28/6 trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!