Đề Xuất 3/2023 # Nguyên Tắc Festinger: Đừng Đổ Tại Số Phận, Cuộc Sống Ra Sao Là Do Cách Ta Đón Nhận Và Hành Xử # Top 4 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Nguyên Tắc Festinger: Đừng Đổ Tại Số Phận, Cuộc Sống Ra Sao Là Do Cách Ta Đón Nhận Và Hành Xử # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nguyên Tắc Festinger: Đừng Đổ Tại Số Phận, Cuộc Sống Ra Sao Là Do Cách Ta Đón Nhận Và Hành Xử mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hãy nhớ rằng phản ứng của bạn rất quan trọng. Chuyện bất ngờ xảy ra chỉ chiếm 10%, nhưng quyết định phản ứng của bạn chiếm tới những 90%, và 90% đó có thể quyết định kết quả của bạn.

Nhà tâm lý xã hội học người Mỹ Festinger có một nhận xét rất nổi tiếng, được mọi người gọi là “Quy tắc Festinger”: “10% của cuộc sống được hình thành bởi những việc xảy ra đối với bạn và 90% của cuộc sống được quyết định bởi thái độ, phản ứng của bạn đối với những sự việc xảy ra với mình”.

Hay nói một cách khác, 10% những sự việc xảy ra trong đời là bạn không thể thay đổi được nhưng 90% còn lại là phụ thuộc ở bạn.

Câu chuyện thực trong gia đình của ông đã giúp ông và chúng ta thấu hiểu sâu sắc điều đó.

Một buổi sáng, sau khi tỉnh dậy, Festinger đi rửa mặt và tiện tay tháo chiếc đồng hồ đắt tiền của mình để bên cạnh bồn rửa mặt, người vợ sợ đồng hồ bị ướt nên đã mang vào để trên bàn ăn. Cậu con trai của hai người sau đó đến cạnh bàn ăn để lấy bánh mì không cẩn thận đã làm rơi hỏng đồng hồ.

Festinger rất yêu quý chiếc đồng hồ nên trong lúc tức giận đã đánh con trai và mắng vợ té tát. Người vợ không phục, nói là vì sợ đồng hồ bị ướt nên mới làm vậy, nhưng Festinger trong lúc tức giận vẫn thấy không chấp nhận được và nói rằng chiếc đồng hồ này không thấm nước.

Thế là 2 người cãi nhau kịch liệt. Vì tức giận nên Festinger cũng không thèm ăn bữa sáng, lái xe trực tiếp tới công ty, khi sắp tới công ty thì chợt nhớ ra mình quên cặp, vì vậy vội vàng trở về nhà. Nhưng trong nhà chẳng có ai, vợ thì đi làm, con thì đi học, chìa khóa của Festinger lại để ở trong cặp, ông không vào được nhà nên chỉ còn cách gọi điện thoại cho vợ.

Người vợ vội vàng trở về nhà, không may đâm vào gánh hàng rong hoa quả ven đường. Chị gánh hàng rong không cho người vợ đi, đòi bồi thường, và cuối cùng người vợ phải bồi thường một khoản tiền thì mới được đi.

Đợi được đến khi lấy cặp, Festinger đã muộn làm 15 phút, bị cấp trên phê bình một trận, tâm trạng của Festinger lúc đó không thể tồi tệ hơn. Trước khi tan làm lại vì một chuyện nhỏ mà Festinger cãi nhau với đồng nghiệp. Cô vợ vì về sớm nên bị trừ lương thưởng tháng. Con trai hôm đó tham gia trận đấu bóng chày, đáng lẽ có hy vọng giành được chức vô địch song vì tâm trạng không tốt nên bị loại ngay ở hiệp 1.

Trong ví dụ này, đồng hồ hỏng chỉ là 10% còn hệ lụy sau đó là 90%. Đó đều là do người trong cuộc khi ấy không kiểm soát được 90% còn lại, do đó mới dẫn tới một ngày tồi tệ đến như thế.

Hãy thử nghĩ xem, nếu Festinger đổi một thái độ khác sau 10% sự việc đã xảy ra đó thì kết quả sẽ ra sao? Nếu ông an ủi con trai: “Con yêu không sao đâu, đồng hồ hỏng cũng không sao đâu.” Như vậy con trai vui vẻ mà vợ cũng vui vẻ, tâm trạng của Festinger tốt lên thì sẽ không xảy ra những sự việc sau đó nữa.

Trong thực tế cuộc sống, thường nghe thấy người ta than phiền rằng: Tại sao tôi cứ thường không hay gặp may mắn thế này, mỗi ngày những việc đen đủi đều xảy ra xung quanh tôi, vậy phải làm thế nào để tôi có tâm trạng tốt hơn đây, ai có thể giúp tôi?

Đây là một vấn đề về tâm thái. Thực ra người có thể giúp bạn không phải là người khác mà là chính bạn. Nếu như bạn có thể vận dụng thành thục “định luật Festinger” để giải quyết mọi việc thì tất cả các vấn đề sẽ đều êm đẹp!

(Sưu tầm)

24

Shares

Ý Chí Và Nghị Lực Của Con Người Trong Cuộc Sống Ra Sao

Menander nhà soạn kịch người Hy Lạp đã từng nói “Người có ý chí vượt qua tất cả sự nặng nhọc có thể đạt được bất cứ mục tiêu nào”.

Các bạn ạ ý chí có một sức mạnh rất lớn đưa con người từ những việc không thể thành có thể thực hiện được nếu bạn có ý chí. Trên quan điểm tâm lý học, thì ý chí chính là một thuộc tính cá nhân. Nó không được sinh ra mà được hình thành, tôi luyện trong quá trình con người đấu tranh với khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống. Trong quá trình thực hiện những hành động có ý chí, những phẩm chất ý chí của con người được hình thành. Những phẩm chất này vừa đặc trưng cho cá nhân với tư cách là một nhân cách, vừa có ý nghĩa to lớn cho đời sống và lao động của họ, những phẩm chất ý chí làm cho con người trở nên tích cực hơn. Ý chí được biểu hiện trong hành động, thông qua những phẩm chất cơ bản là tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, tính kiên trì, tính dũng cảm và tính tự chủ.

Ý chí là hoài bão, là quyết tâm, là lý tưởng, là sự kiên định. Đích là điểm đến của một cuộc hành trình hay còn gọi là sự thành công của con người. Vậy câu nói trên là để chỉ rằng, quyết tâm, sự hoài bão, sự kiên định là cách nhanh nhất để mỗi con người có thể đạt được sự thành công. Ý chí chính là nhân tố quyết định trên mỗi chặng đường đi đến thành công. Trong tất cả mọi việc, nếu không có quyết tâm, ý chí thì sẽ không thể hoàn thành trọn vẹn. Ý chí thường đi đôi với sự nghị lực, đây cũng là hai vấn đề không thể tách rời nhau. Chúng tạo thành một tổng thể đem lại một kết quả như con người mong muốn.

Ý chí mang đến thành công và giúp ta chinh phục mọi khó khăn trên con đường gập ghềnh phía trước. Những con người thành công và nổi tiếng nhất đều là những người có ý chí mạnh mẽ. Glenn Cuningham, một câu bé tật nguyền với đôi chân được bác sĩ kết luận rằng sẽ không bao giờ có thể đi được nữa đã trở thành người đàn ông thép của Kansas với kỉ lục chạy một dặm trong năm 1934. Ông đã vượt qua tất cả chướng ngại vật với ý chí kiên cường của mình và thực hiện được điều không ai có thể tin được. Henri Ford, người sáng lập ra hàng xe Ford nổi tiếng toàn thể giới, một tỉ phú đã phá sản năm lần trước khi đạt đến thành công vang dội. Ta có thể thấy rằng, ý chí rất quan trọng, nếu Henri bỏ cuộc lần thức tư thì sẽ không đạt được những gì ông có. Hay Beethoven, một nhà soạn nhạc đại tài, tác giả của những bản nhạc như Ánh trăng , Bi tráng , For Elise… lại là người có đôi tai điếc. Dù điếc nhưng bằng ý chí và nghị lực của mình, ông đã tạo ra những bản nhạc hàng đầu thế giới. Những con người vĩ đại trên đều là minh chứng cho sức mạnh của ý chí và niềm tin trong công việc đã giúp họ đạt được sự thành công.

Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những con người thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí. Thấy thất bại thì hủy hoại chính mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề cần lên án, phê phán.Từ việc phân tích ở trên tra cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động.Về nhận thức, ta thấy ý chí nghị lực là động lực, niềm tin của con người. Là kim chỉ nam của con người.Về hành động ta cần: rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực; phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin. Học tập những tấm gương về ý chí và nghị lực. Từ đó ta dám sống và dám đi đến thành công.

Một Số Khái Niệm Và Nguyên Tắc Kế Toán Được Thừa Nhận

1. Một số khái niệm và giả định

Khái niệm này tương đồng với khái niệm đơn vị kinh doanh. Theo khái niệm này, thông tin tài chính được phản ánh cho một đơn vị kế toán cụ thể.

Mỗi đơn vị kinh tế riêng biệt phải được phân biệt là một đơn vị kế toán độc lập, có bộ báo cáo tài chính của riêng mình.

Khái niệm đơn vị kế toán đòi hỏi các báo cáo tài chính được lập chỉ phản ánh các thông tin về tình hình tài chính của đơn vị kế toán mà không bao hàm thông tin tài chính về các chủ thể kinh tế khác như tài sản riêng của chủ sở hữu hay các thông tin tài chính của các đơn vị kinh tếđộc lập khác.

Nói cách khác khái niệm đơn vị kế toán quy định giới hạn về thông tin tài chính mà hệ thống kế toán cần phải thu thập và báo cáo.

Thông tin do kế toán cung cấp phải được thể hiện bằng thước đo tiền tệ. Kế toán lựa chọn và sử dụng một đơn vị tiền tệ làm thước đo. Thông thường thước đo tiền tệ được lựa chọn là đơn vị tiền tệ chính thức của quốc gia mà đơn vị kế toán đăng ký hoạt động. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được tính toán và ghi chép bằng thước đo tiền tệ này.

Khi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, kế toán chỉ chú ý đến giá thực tế tại thời điểm phát sinh mà không chú ý đến sự thay đổi sức mua của đồng tiền. Đối với các đơn vị kinh tế Việt Nam, thông thường kế toán phải dùng đồng Việt Nam trong quá trình tính toán và ghi chép các nghiệp 12 vụ kinh tế phát sinh và phải đặt giả thiết là sức mua của đồng tiền có giá trị bền vững hoặc sự thay đổi về tính giá trị của tiền tệ theo giá cả ảnh hưởng không đáng kể đến tình trạng tài chính của đơn vị kinh tế.

Kế toán phải đặt giả thiết là doanh nghiệp sẽ hoạt động liên tục trong một thời gian vô hạn định hay sẽ hoạt động cho đến khi nào các tài sản cố định hoàn toàn bị hư hỏng và tất cả trách nhiệm cung cấp sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của đơn vị đã được hoàn tất hoặc ít nhất là không bị giải thể trong tương lai gần.

Giả định này được vận dụng trong việc định giá các loại tài sản đang sử dụng trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang sử dụng cho nên chưa bán hoặc không thể bán được do đó giá trị của những tài sản này sẽ được tính toán và phản ánh trên cơ sở giá gốc và sự đã hao mòn do sử dụng.

Tức là giá trị tài sản hiện còn là tính theo số tiền mà thực sự doanh nghiệp đã phải trả khi mua sắm hay xây dựng trừ đi giá trị đã hao mòn chứ không phải là giá mua bán ra trên thị trường. Mặt khác giả thiết về sự hoạt động lâu dài của doanh nghiệp còn là cơ sở cho các phương pháp tính khấu hao để phân chia giá phí của các loại tài sản cố định vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian sử dụng của nó.

Hoạt động của doanh nghiệp là lâu dài và liên tục, nếu chờ cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng lại và mọi tài sản đều được bán xong kế toán mới lập báo cáo tài chính thì sẽ không có tác dụng gì trong việc điều hành hoạt động của Ban Giám đốc. Để kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết cho việc quản lý doanh nghiệp, kế toán phải chia hoạt động lâu dài của đơn vị thành nhiều kỳ có độ dài về thời gian bằng nhau, từ đó dễ dàng so sánh, đánh giá và kiểm soát doanh thu, chi phí và lãi (lỗ) của từng kỳ. Giả định này dựa trên giả thiết hoạt động của đơn vị sẽ ngưng lại vào một thời điểm nào đó để kế toán có thể lập các báo cáo có tính chất tổng kết tình hình hoạt động trong thời gian qua và cung cấp các thông tin về kết quả đạt được lúc cuối kỳ.

Thông thường, kỳ kế toán chính được tính theo năm dương lịch từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.

Trong từng năm có thể phân thành các kỳ tạm thời như tháng, quý. Thời gian để tính kỳ tạm thời là ngày đầu tiên của tháng, quý đến hết ngày cuối cùng của tháng, quý đó.

Trong chế độ kế toán doanh nghiệp ngoài kỳ kế toán tính theo năm dương lịch, trong những trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có thể tính theo 12 tháng tròn sau khi đã thông báo cho cơ quan thuế và được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Việc thay đổi này có thể dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay năm cuối cùng ngắn hơn hoặc dài hơn.12 tháng, nhưng không được vượt quá 15 tháng.

2. Một số nguyên tắc kế toán

Khi ghi chép phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào những giấy tờ hay sổ sách cần thiết, kế toán phải ghi chép một cách khách quan nghĩa là phải phản ánh theo đúng những sự việc thực tế đã diễn ra và có thể dễ dàng kiểm chứng lại được, không được ghi chép theo ý chủ quan nào đó mà làm người đọc hiểu không đúng bản chất của vấn đề.

Như vậy, giá trị của tài sản được ghi nhận vào bảng cân đối kế toán là chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để có tài sản đó, chứ không phải giá thị trường ở thời điểm báo cáo.

Nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc giá gốc để thể hiện rằng kế toán ghi nhận giá trị tài sản và các khoản chi phí phát sinh theo giá gốc là số tiền mà doanh nghiệp đã chi ra tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Doanh thu chỉ được ghi nhận khi đơn vị đã hoàn thành trách nhiệm cung cấp sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Việc ghi nhận doanh thu được hưởng ở thời điểm bán hàng như trên sẽ cho một sự đo lường thực tế nhất vì:

– Khi đã giao hàng cho khách hàng thì doanh nghiệp đã thực hiện hầu hết những công việc cần thiết trong việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, những vấn đề còn lại là không đáng kể.

– Vào buổi điểm bán hàng, giá cả thanh toán đã được người bán và người mua thỏa thuận là một sự đo lường khách quan doanh thu được hưởng và khi đó bên bán đã nhận được một số tiền hoặc một khoản

2.4. Nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí

Mỗi khoản doanh thu được tạo ra, đều xuất phát từ những khoản chi phí, vì vậy khi xác định doanh thu ở kỳ nào, thì cũng phải xác định những chi phí để tạo doanh thu đó ở kỳ ấy.

Tất cả các chi phí chi ra trong quá trình hoạt động của doanh 15 nghiệp đều có mục đích cuối cùng là tạo ra doanh thu và lợi nhuận.

Ngược lại, có những trường hợp đã thu tiền nhưng diễn ra trước khi giao hàng hay cung cấp dịch vụ thì cũng chưa được ghi nhận là doanh thu. Trong trường hợp này kế toán phải coi như một món nợ phải trả cho đến khi nào việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ đã được thực hiện.

Trong kế toán có thể một số trường hợp được phép có nhiều phương pháp tính toán, mỗi phương pháp lại cho một kết quả khác nhau.

Theo nguyên tắc này, khi đã chọn phương pháp nào thì kế toán phải áp dụng nhất quán trong các kỳ kế toán.

Trường hợp cần thiết sự thay đổi về phương pháp đã chọn cho hợp lý thì trong phần thuyết minh báo cáo tài chính phải giải trình lý do tại sao phải thay đổi phương pháp và sự thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả tính toán so với phương pháp cũ.

Ví dụ: Có nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản cố định; tính giá trị hàng tồn khi cuối kỳ… Mỗi phương pháp sẽ mang lại một con số khác nhau về chi phí và lợi nhuận. áp dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp vì tất cả các phương pháp đó đều được công nhận, nhưng theo nguyên tắc này, kế toán đã lựa chọn áp dụng phương pháp nào thì phải áp dụng nhất quán trong các kỳ kế toán.

hàng tồn kho…

Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

– Phải lập các khoản dự phòng khi có bằng chứng về các khoản đầu tư, hàng tồn kho… trên thực tế đã bị giảm giá.

– Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.

– Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.

– Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế. Còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng có thể về khả năng phát sinh.

Kế toán có thể bỏ qua những yếu tố không ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến tình hình tài chính, nhưng phải đặc biệt quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính.

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với những giá trị lớn nhỏ khác nhau và có ảnh hưởng đáng kể hoặc không đáng kể đến doanh thu hay chi phí hay hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ kế toán.

Theo nguyên tắc này, kế toán có thể linh động giải quyết một số

nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo hướng thiết thực đơn giản, dễ làm mà không bắt buộc phải bảo đảm yêu cầu của những nguyên tắc trên, nếu ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó đến các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp là không đáng kể.

Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các hoạt động kinh tế diễn ra trong kỳ của đơn vị đều phải được phản ảnh đầy đủ trong hệ thống báo cáo tài chính, phải giải trình rõ ràng các sổ liệu quan trọng để người đọc báo cáo hiểu đúng tình hình tài chính và phải công bố công khai theo quy định của nhà nước.

Vợ Bé Là Do Số Phận Hay Lựa Chọn?

– Với thân phận này, tôi luôn tự hỏi do bản thân mình chọn lựa hay do số phận bắt mình như vậy?

Tôi sinh ra ở một miền quê xa tít. Lần đầu tiên ra đô thị cũng là lần đầu tiên tôi đi thi đại học. Đô thị trong mắt tôi chỉ toàn những mới mẻ và xa hoa. Tôi đỗ đại học là kết quả của những nỗ lực phi thường… Ấy thế nhưng đó cũng điểm bắt đầu của những chuỗi ngày vất vả và nhiều khổ tâm trong cuộc đời.

Tôi đi làm thêm đến quắt quay để có thể tự lo được kinh tế cho mình đi học. Tôi đi rửa bát ở quán bia, đi gia sư… Tôi làm ngày, làm đêm để đủ trả học phí, tiền ở và tiền ăn cho chính mình. Nhiều bạn bè khi đó coi tôi là một tấm gương về nghị lực, có lúc tôi cũng tự hào về chính mình.

Những tháng ngày suôn sẻ đi học và đi làm không kéo dài quá lâu. Một lần do vừa thi xong phải chạy ra chỗ làm luôn tôi vội vã mượn chiếc xe máy của bạn để đi cho nhanh. Chẳng thể ngờ khi tôi để xe vội ở cửa quán và chạy vào chỗ làm thì có kẻ gian đã lấy mất xe đi. Tôi đã làm mất chiếc xe đắt đỏ của bạn có giá trị bằng lương làm thêm 1 năm của tôi. Tôi đau đớn không tìm được giải pháp thì được người ta gợi ý là cầm thẻ sinh viên của trường để vay tiền mua xe trả bạn. Trong cảnh túng quẫn, tôi không có cách nào khác.

Cầm thẻ sinh viên để vay nặng lãi, số tiền lãi đẻ ra từng ngày. Thấy tôi khó khăn thật sự, người chủ quán thương tình bày cách cho tôi “làm ăn”. Anh ta đưa tôi đến một mối quen của anh ta. Người đàn ông đó muốn có một cô bồ trẻ…

Tôi đồng ý vì không có cách nào khác. Tôi nhớ mình đã được trừ trước 8 triệu và lãi, còn phải nợ lại 10 triệu tiền gốc. Làm bồ trẻ của ông ấy giúp tôi giải quyết một nửa khoản nợ và công việc làm thêm hằng ngày giúp tôi trả được số lãi của 10 triệu tiền gốc.

Nhiều lúc tôi từng dằn vặt và trách mình tại sao lại sinh ra trong một gia đình nghèo đến thế? Nếu bố mẹ tôi không nghèo, ông bà có thể đỡ đần cho tôi, tôi sẽ không phải chịu cảnh là gái bao từ thời sinh viên để trả cho xong cái nợ của mình. Vì còn 10 triệu nợ gốc, tôi dấn thân sâu hơn vào những mối quan hệ phức tạp.

T là chồng tôi bây giờ đã gặp tôi ở một quán bia. Anh là người làm ăn buôn bán. Anh biết tôi là sinh viên khó khăn nên rất thương cảm. Anh ràng buộc tôi trong mối quan hệ với anh và hứa trả tiền giúp tôi. Tôi thấy ở anh sự phóng khoáng. Anh không hề giống như những con buôn là tính toán nên tôi coi đó là một mối quan hệ đặc biệt. Dần dần, tôi yêu anh vô điều kiện…

Là người, có ai không ham vật chất không? Tôi tin là mình không. Sau khi tôi tốt nghiệp ra trường tôi từng ở trong một căn phòng 10 mét vuông ẩm thấp. Tôi biết anh có điều kiện mua nhà, mua xe cho tôi nhưng tôi không hề đòi hỏi. Tôi chỉ cần được đi bên anh.

Anh có làm cưới hỏi với tôi. Thế nhưng đám cưới hỏi không có bố mẹ anh đến thưa gửi. Anh chỉ làm để hàng xóm nhà tôi đỡ dị nghị. Anh làm để đánh dấu “chủ quyền” của anh đối với tôi.

Thế rồi năm ngoái, tôi sinh cho anh một đứa con. Tôi nhận căn nhà anh tặng. Hằng đêm, tôi ở đó và anh về với gia đình anh. Trong những giây phút như thế tôi thấy mình quay quắt trong nỗi nhớ…

Con tôi sinh ra là con trai (anh có toàn con gái) nên được bố cưng chiều. Thế nhưng anh cũng chỉ đến với con một lát rồi đi, tôi phải tự mình xoay xở với con khi con ăn, quấy và ốm. Những lúc đó tôi nhớ đến anh, nhưng tôi không dám gọi anh. Tôi biết, mình chỉ là phận vợ bé.

Tôi luôn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ bị vợ anh phát hiện. Thật may là vợ anh biết chuyện nhưng không làm ầm lên. Chị ấy nói chị ấy giữ đức cho con chị ấy… Tôi ngậm ngùi biết phận mình.

Tôi học một trường đại học danh tiếng. Tôi có bằng cấp tử tế và một công việc tốt. Tôi cũng là đàn bà có nhan sắc. Tôi có thể bắt đầu cuộc sống của riêng mình tại sao đến giờ phút này tôi không thể thoát khỏi mối quan hệ quen thuộc với anh?

Dường như, đó là số phận…

Như Quỳnh Bạn đọc có thể chia sẻ tâm sự của mình về các vấn đề gặp phải trong cuộc sống cho chuyên mục Chuyện chung, chuyện riêng. Bài viết gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguyên Tắc Festinger: Đừng Đổ Tại Số Phận, Cuộc Sống Ra Sao Là Do Cách Ta Đón Nhận Và Hành Xử trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!