Cập nhật nội dung chi tiết về Như Thế Nào Gọi Là Outdoor? mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Tìm hiểu về khái niệm outdoor là gì?
Outdoor là gì?
Outdoor trong thuật ngữ theo tiếng anh có nghĩa là ngoài trời. Trong hoạt động của con người thì outdoor là tổng hợp các hoạt động được thực hiện bên ngoài môi trường tự nhiên như cắm trại, leo núi, câu cá…
Một số thuật ngữ outdoor phổ biến:
– Outdoor activities
Outdoor activities được hiểu là hoạt động ngoài trời. Ngoài hoạt động vui chơi giải trí còn là các hoạt động học tập, làm việc…có thể là cá nhân đơn lẻ hoặc tập thể.
– Teambuilding outdoor
Teambuilding outdoor là các hoạt động tập thể ngoài trời, chơi theo một nhóm. Có thể là các trò chơi teambuilding khi đi dã ngoại, cắm trại hay du lịch bãi biển…
– Outdoor Gear
Outdoor Gear được hiểu là các trang thiết bị ngoài trời. Các trang thiết bị này có thể là bàn ghế, loa di động, lều trại hay các thiết bị đèn chiếu sáng ngoài trời…
– Giày outdoor
Giày outdoor
Khá nhiều người khi đi tham gia các hoạt động ngoài trời thường nhầm lẫn việc sử dụng những chiếc giày thể thao bình thường hàng ngày để phục vụ cho hoạt động leo núi, treckking… mà không hề biết rằng đối với những hoạt động thể thao ngoài trời, giày sẽ cần có những yêu cầu đặc tính khác như: độ bám, độ mềm, độ chống thấm hút… Do vậy, những chiếc giày sử dụng cho hoạt động outdoor ngoài trời với đặc tính riêng đảm bảo an toàn cho người dùng được gọi chung là giày outdoor.
2. Tại sao các hoạt động outdoor ngày càng phổ biến?
Outdoor với đặc điểm là các hoạt động ngoài trời nhưng không yêu cầu cao về thể chất và nó cũng không cần bạn phải vận dụng quá nhiều khả năng suy luận logic để có thể chiến thằng như các trò chơi thể thao đối kháng. Các hoạt động outdoor sinh ra để tận hưởng, trải nghiệm, kích thích sự hứng thú vận động trong con người, gắn kết tình cảm bạn bè, đồng nghiệp, sống hòa hợp với thiên nhiên hơn giúp tinh thần sảng khoái, thoải mái… Đó cũng là nơi để chúng ta thể hiện những gì chúng ta muốn mà thường hay bị kìm nén hoặc bó hẹp bởi không gian.
Việc hoạt động outdoor thường xuyên, cơ thể sống chan hòa với thiên nhiên trong lành, tích cực vận động xương khớp còn giúp tăng cường tuổi thọ, tăng thêm sự hiểu biết về thiên nhiên, vấn đề xã hội.
Đồng thời, hoạt động outdoor cũng giúp chúng ta tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn, giảm stress với mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với các chuyến du lịch đắt đỏ.
3. Cần chuẩn bị gì khi tham gia hoạt động outdoor như cắm trại, picnic?
– Kem chống nắng
Kem chống nắng chắc chắn là mỹ phẩm không thể thiếu khi bạn tham gia các hoạt động outdoor bởi khi hoạt động ngoài trời sẽ không tránh khỏi tiếp xúc với các tia UV gây tổn thương cho da. Nếu bạn không biết cách chăm sóc da đúng cách khi hoạt động ngoài trời liên tục sẽ “vô tình” làm hỏng làn da của bạn. Do vậy, bạn nên chuẩn bị kem chống nắng mang theo bên mình, bôi trước khi tham gia hoạt động khoảng 30 phút và thoa lại sau 2 tiếng.
– Giày outdoor
Hoạt động thể thao ngoài trời thì những chiếc giày outdoor sẽ là lựa chọn thích hợp cho bạn. Những chiếc giày này được thiết kế riêng phù hợp với các hoạt động thể thao, bảo vệ tốt đôi chân của bạn như độ bám cao, thấm hút mồ hôi tốt, không bị thấm nước từ bên ngoài vào…
– Áo có khả năng chống nước
Khi hoạt động outdoor ngoài trời, nhất là qua đêm sẽ rất dễ bắt gặp kiểu thời tiết thay đổi đột ngột cũng như cơ thể bạn phải trải qua tự biến đổi nhiệt độ trong một ngày từ trạng thái nhiệt độ này sang trạng thái nhiệt độ khác. Do vậy, bạn nên chuẩn bị áo có khả năng chống thấm nước để bảo vệ cơ thể khỏi sương đêm hoặc khi bị dính mưa.
– Túi ngủ cá nhân
– Đồ vệ sinh cá nhân, dụng cụ y tế thiết yếu
– Sạc dự phòng
– Đèn pin siêu sáng
Nếu bạn tham gia hoạt động leo núi, cắm trại qua đêm, bạn sẽ phải hoạt động trong điều kiện thiếu ánh sáng nên mang theo bên mình đèn pin siêu sáng để sử dụng khi cần thiết.
– Thảm trải picnic
Ăn uống, nghỉ ngơi, đọc sách, tắm nắng ngoài trời sẽ không thể thiếu sự xuất hiện của thảm trải picnic. Tùy thuộc vào số người tham gia hoạt động picnic mà bạn nên chuẩn bị thảm có kích thước phù hợp. Thảm nên có khả năng chống thấm và độ dày nhất định để đảm bảo bạn có thể thoái mái ngồi hoạt động trên đó.
4. Một số địa điểm outdoor đẹp không thể bỏ qua
– Hồ Hàm Lợn
Hồ Hàm Lợn
Hồ Hàm Lợn nằm ở địa phận Sóc Sơn, cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ khoảng 30km. Từ trung tâm thành phố bạn có thể lựa chọn phương tiện di chuyển bằng xe máy hoặc xe bus… vô cùng tiện lợi. Hồ Hàm Lợn là địa điểm được lựa chọn cắm trại,picnic cũng như các hoạt động outdoor khác không chỉ bởi khoảng cách gần mà nó hội tụ nhiều cảnh quan ao hồ, đồi núi… thuận tiện cho đa dạng các hoạt động outdoor khác nhau.
Ngoài ra, khu vực này còn cho thuê cả lều trại, phông bạt với chi phí khá hợp lý. Bạn có thể đến đây thuê và thực hiện các hoạt động vui chơi như nướng BBQ, leo núi và diễn ra các hoạt động vui chơi tập thể…
– Hồ Đại Lải
Hồ Đại Lải
Một địa điểm dã ngoại, outdoor ngay gần Hà Nội, nơi công ty, nhóm nhỏ… có thể dễ dàng lựa chọn gói dịch vụ, hoạt động vui chơi, teambuilding tùy theo sở thích từ khu resort sang trọng đến những bãi cát, khu vực rộng lớn chan hòa với thiên nhiên để cắm trại, thực hiện các hoạt động teambuilding…
– Khu nhà bên rừng Ulesa
Khu nhà bên rừng Ulesa
U Lesa hay còn gọi là khu nhà bên rừng với không gian bài trí lạ mắt, chan hòa với thiên nhiên núi rừng. Là một trong những homestay tại Hà Nội thích hợp cho bạn nghỉ ngơi, cắm trại, hòa mình giữa không gian sống trong lành.
Ở đây, còn cho thuê lều trại, nếu như bạn muốn trải nghiệm hoạt động cắm trại trong rừng thì có thể đến trực tiếp để thuê và dựng trại thay vì cồng kềnh mang đi theo.
– Khu cắm trại Đông Quan – My Hill
Khu cắm trại Đông Quan
Khu cắm trại My Hill có đầy đủ các dịch vụ như lều trại, nhà cấp 4, chòi sát ven hồ, đồ dùng cắm trại và các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời như nướng BBQ… chẳng hạn.
Tại My Hill cũng có bán đồ ăn chế biến sẵn nên bạn có thể đến đây mua mà không cần mang theo từ nhà.
Không những vậy, My Hill có thiết kế vô cùng mộc mạc nhưng không thiếu những nét chấm phá hiện đại, độc đáo sẽ giúp bạn có được những bức ảnh “check – in” xịn xò, sang chảnh, tha hồ sống ảo.
– Cắm trại Bản Rõm
Khu cắm trại Bản Rõm
Bản Rõm là khu cắm trại mới nổi thời gian gần đây. Là mô hình cắm trại điển hình kết hợp giữa nhân tạo và thiên nhiên, mang đến không gian trải nghiệm, sống ảo và nơi diễn ra các hoạt động vui chơi, giải trí, teambuilding…
– Cắm trại ở Đồng Cao
Chính nét đẹp hoang sơ còn chưa bị khai phá quá nhiều tại nơi đây khiến Đồng Cao – Bắc Giang trở thành một trong những địa điểm hàng đầu được lựa chọn để khám phá, thư giãn cuối tuần cho những ai mê khám phá, thích mạo hiểm.
Với tất những cả những chia sẻ trên chắc chắn bạn đã hiểu rõ khái niệm outdoor là gì? Những lưu ý khi tham gia các hoạt động outdoor cũng như gợi ý địa điểm, hoạt động outdoor thú vị cho bạn.
Hãy gập máy tính, chuẩn bị đầy đủ hành trang tham gia các hoạt động outdoor ngay thôi nào!
Như Thế Nào Được Gọi Là Lắng Nghe?
Để hiểu rõ hơn về câu hỏi ” Như thế nào được gọi là lắng nghe?“, các bạn cần thử: nhắm mắt lại 1 phút. Bạn nghe được những gì? Những gì bạn nghe được gọi là nghe thấy. Nghe thấy là một quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và truyền lên não. Nghe thấy là một quá trình hoàn toàn tự nhiên, bẩm sinh đã có. Lúc ngủ, quá trình này vẫn xảy ra bình thường.
Như thế nào được gọi là lắng nghe?
Bây giờ, các bạn cùng thử bài tập thứ hai: nhắm mắt lại và cố gắng nghe xem những người phòng bên nói gì? Đây chính là quá trình lắng nghe. Qúa trình này nối tiếp quá trình nghe thấy. Qúa trình này nó biến đổi sóng âm thành ngữ nghĩa. Không chỉ vậy, quá trình này cần có sự tập trung và chú ý rất cao. Vì vậy, lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thành ngữ nghĩa.
Như thế nào được gọi là lắng nghe?
Lắng nghe là gì?
Dân gian có câu: Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để lắng nghe. Có miệng không có nghĩa là biết nói, có mắt không có nghĩa là biết đọc. Có tay chưa chắc đã biết viết. Vì vậy, có tai càng không có nghĩa là biết lắng nghe. Ngay từ nhỏ, ta đã được học nói, học viết, học đọc rất nhiều. Vậy lắng nghe được học từ đâu và ai dạy? Một kỹ năng vô cùng quan trọng, nó chiếm 53% thời gian giao tiếp nhưng lại không được học và cũng không có lớp nào dạy. Từ thời bé, hầu như tất cả mọi người đều được dạy cách ăn nói, cách học cũng như dạy viết. Nhưng lắng nghe chỉ có vài ba câu: con phải biết vâng lời bố mẹ! Con có nghe không? Nhưng cách để nghe hiệu quả thì không ai dạy .
Thiên nhiên đã ban cho ta hai tai nhưng chỉ dùng cho việc lắng nghe. Nhưng chỉ có một cái miệng, chắc hẳn là khuyên chúng ta nên nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn. Khi có kỹ năng lắng nghe tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc, cuộc sống gia đình cũng như giải quyết được những xung đột dễ dàng hơn.
Có câu: Nói là gieo, nghe là gặt. Nhưng điều đáng buồn là ta dùng hơn một nửa thời gian để lắng nghe nhưng hiệu quả chỉ đạt khoảng 25 – 30%. Còn khoảng 75% tiềm năng chưa ai khai thác. Nếu là một nhà đầu tư tốt thì hãy đầu tư vào 75% đó.
Điều gì làm cho chúng ta nghe không hiệu quả ?
Thứ nhất, thái độ lắng nghe chưa tốt : Các bạn rất hay ngộ nhận là đã biết điều này không cần nghe chi nữa, hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi nhắc lại thì không nhớ. Điều tệ hại hơn cả là chỉ tập trung vào điều sai của đối phương mà không tập trung vào nội dung
Thứ hai, không chuẩn bị : Để nói ra một vấn đề nào ta cần chuẩn bị thật kỹ trước khi nói, đoán trước những phương án có thể xảy ra.Nhưng trong giao tiếp chúng ta chưa bao giờ chuẩn bị cho sự lắng nghe. Không chuẩn bị đồng nghĩa với thất bại. Đó chính là nguyên nhân nghe kém hiệu quả.
Nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn
Lắng nghe như thế nào cho đúng?
Cuộc hành trình ngàn dặm luôn bắt đầu từ một bước nhỏ. Để nghe hiệu quả, bước đầu tiên bạn cần thay đổi một số thói quen nhỏ:
Đầu tiên, thay đổi thái độ : Muốn lắng nghe hiệu quả cũng như người lắng nghe tốt thì đầu tiên phải “muốn”. Nếu các bạn không muốn lắng nghe thì mọi điều khác đều vô nghĩa.
Thứ hai, thay đổi cử chỉ : thay vì lơ đãng, không tập trung vào cuộc trò chuyện thì hãy nhìn vào người nói để thể hiện sự mong muốn được lắng nghe những điều họ chia sẽ. Ngoài ra, cần có những cử chỉ thể hiện sự đồng ý như gật đầu hay mỉm cười, hào hứng khi nghe câu chuyện. Những hành động này tuy nhỏ nhưng thể hiện sự tôn trọng người khác..
Thứ ba, thay đổi lời nói: thay vì ngồi im lặng thì các bạn hãy thể hiện mình là người biết nói, biết lắng nghe. Các bạn cần đáp lại những câu chuyện mà họ kể thông qua các từ khen như : ô, tuyệt quá, hay quá… Khi đó, họ sẽ cảm thấy bạn có thành ý và quan tâm đến câu chuyện mà họ nói. Từ đó thường xuyên chia sẻ thông tin với bạn. Lắng nghe không hề đơn giản phải không? Hãy luyện tập ngay từ bây giờ.
Thực Phẩm Như Thế Nào Được Gọi Là Thực Phẩm Bẩn?
Hotline tư vấn: 0909 730 849
Thực phẩm bẩn luôn là mối lo ngại lớn của toàn xã hội. Cùng chúng tôi điểm lại những vụ thực phẩm bẩn gần đây để nắm được tình hình rõ hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm.Tháng 1/2018 kiểm tra cơ sở chế biến thực phẩm ở quận 12, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TP HCM phát hiện 4 bình nhựa chứa chất tẩy trắng H2O2. Tháng 5/2018 Nghệ An phát hiện 500 thùng sứa ngâm bột trắng không rõ nguồn gốc. Ngày 21/8 Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TP HCM kiểm tra tiệm cơm tấm Kiều Giang tại quận 9, phát hiện 1.029 kg phụ gia không nhãn mác. Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM ngày 22/8 phát hiện cơ sở kinh doanh ớt muối đựng trong bể chứa nước đen nổi nhiều xác côn trùng.
Thực phẩm bẩn là tên gọi mà người ta thường nói khi nhắc tới những loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng chúng. ‘Thực phẩm bẩn’ bây giờ trở thành một danh từ phổ biến và mang ý nghĩa bao trùm. Nó được sử dụng ở khắp mọi nơi. Hàng loạt cơ quan truyền thông tuyên chiến với ‘thực phẩm bẩn’.
Tuy nhiên, đây chỉ là cách gọi chung chung của đa số người dân chứ không có định nghĩa rõ ràng và theo đúng thì chỉ có quy chuẩn về thực phẩm an toàn cũng như không an toàn. Mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn và khi có loại thực phẩm nào đó chứa những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người thì mới được gọi là thực phẩm không an toàn.
Hay là ‘bẩn’ nghĩa là được tạo ra bằng phương pháp canh tác sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, chất hoá học trong nuôi trồng của nông dân nước ta hiện nay. Nếu thế thì phải chăng là sản phẩm nông nghiệp tự nhiên, chỉ gieo hạt trên đất không chăm bón gì thì mới được coi là ‘sạch’.
2. Cần đề cao tinh thần cảnh giác với thực phẩm bẩn
Sau khi đã hiểu rõ vấn đề thực phẩm bẩn là gì, chúng ta cần cân nhắc hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Hiện nay, vì lợi nhuận mà nhiều nhà kinh doanh không màng tới sức khỏe của người tiêu dùng, cố ý sử dụng các loại hóa chất gây ra tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, làm thực phẩm nhiễm các chất độc hại, ấu trùng, giun sán,…v….v… Chính vì thế mà người dân cần đặc biệt cảnh giác trong chuyện ăn uống của gia đình và chính bản thân mình. Nhiều người khi nấu ăn ở gia đình rất cẩn thận nhưng khi đến các nhà hàng sang trọng lại hoàn toàn tin tưởng vào vệ sinh an toàn thực phẩm ở đấy, tuy nhiên các nhà hàng lớn cũng chưa chắc có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay, tình trạng ngộ độc thực phẩm do ảnh hưởng từ thuốc tăng trọng, kích thích sinh trưởng, trừ sâu, bảo quản, chống ẩm mốc,… vẫn diễn ra. “Ăn gì cũng sợ” là cụm từ thường được nghe nhiều từ các bà nội trợ. Khi chọn mua thực phẩm cho gia đình, các bà nội trợ thường băn khoăn bởi thực phẩm sạch, bẩn lẫn lộn, tràn lan.
3.Dựa vào nhận thức của người tiêu dùng là chính
Người tiêu dùng vừa là nạn nhân cũng vừa là người quyết định sự sống còn của nhà sản xuất. Việc chọn mua những thực phẩm sạch, an toàn không chỉ bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình mà còn góp phần khuyến khích sản xuất thực phẩm an toàn. Chính vì thế, thay vì “chờ đợi” các ngành chức năng vào cuộc xử lý nạn kinh doanh thực phẩm bẩn, mỗi người tiêu dùng hãy phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến, vận động, giám sát, phát hiện, kiến nghị, tố cáo hành vi vi phạm về ATTP.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM NGAY HÔM NAY!
Thế Nào Được Gọi Là Người Yêu?
“Người yêu” là gì? Thế nào được gọi là “Người yêu”? Câu trả lời có lẽ chỉ những người trải qua rồi mới hiểu.
Thế nào được gọi là “người yêu”?
Sau ngày Lễ tình nhân, một vị cao tăng cùng đệ tử ngồi đàm đạo với nhau. Người môn đệ muốn biết ý nghĩa của “người yêu” là gì?
Đệ tử: “Thầy ơi, người như thế nào được gọi là “người yêu”?”
Vị cao tăng: “Người yêu là người mà con đem lòng yêu, là kẻ thù của con và là một người xa lạ”.
Đệ tử: “Tại sao lại như vậy ạ?”
Vị cao tăng: “Khi hai người yêu nhau, họ là người yêu. Khi họ hết yêu, họ là kẻ thù. Khi họ đi con đường riêng của họ và thờ ơ với nhau, họ là những người xa lạ.
Đệ tử: “Vậy thưa thầy, làm thế nào mà từ người yêu lại trở thành xa lạ được ạ?”
Vị cao tăng: “Tình yêu được tạo ra từ tham ái, và rồi sự thèm muốn này biến thành sự ích kỷ. Điều này dẫn đến sự chiếm hữu, sau đó dẫn đến việc muốn kiểm soát đối phương. Khi một người không thể đáp ứng mong muốn của đối phương, họ sẽ trở nên nghi ngờ và ghen tuông. Sau đó, họ mâu thuẫn, thiếu tôn trọng nhau và sinh ra bạo lực. Một số muốn gây tổn thương đối phương, một số cặp lại làm tổn thương lẫn nhau.
Vị cao tăng: “Bởi vì cuộc đời này, người hiểu chuyện thì ít mà người không hiểu chuyện thì nhiều. Những người ích kỷ nhiều hơn những người vị tha. Những người thô lỗ nhiều hơn những người ôn hòa. Những người chủ quan nhiều hơn người khách quan.
Con suy nghĩ xem, có bao nhiêu người thực sự nghĩ cho người khác hơn là nghĩ cho bản thân mình. Chỉ những người thiện lương mới có thể khoan dung với người khác và sẵn sàng đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích cá nhân”.
Đệ tử: “Ồ, bây giờ con đã hiểu vì sao thầy chọn con đường tu hành”.
Vị cao tăng: “Khi một người đang yêu, nó giống như mùa xuân và mọi thứ đều hoàn hảo. Khi mùa hè đến, họ bắt đầu mâu thuẫn nhau. Rồi đến mùa thu, cảm xúc của họ nguội dần. Mùa đông cũng là lúc kết thúc hoàn toàn sự lãng mạn đó. Tuy nhiên, cảm xúc không bất biến. Bởi vì đông qua xuân đến, nó là một chu kỳ không thể thay đổi, và đó là lý do chính cho sự tái sinh”.
Đệ tử: “Vì vậy, thầy không khuyến khích con người ta yêu nhau sao?”
Vị cao tăng: “Vấn đề không phải không hay có, đúng hay sai, mỗi người đều có quyền quyết định điều gì tốt nhất cho mình”.
Đệ tử: “Nếu con người không yêu, sẽ không có hôn nhân, không có con cái, không có loài người và thế giới sẽ sụp đổ ạ”.
Vị cao tăng: “Đừng lo lắng về điều đó. Khi họ gặp được một người họ yêu, họ sẽ tự nhiên muốn kết hôn. Ta đã từng được hỏi: Nếu tất cả mọi người đều đi tu, điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế của đất nước, và điều gì sẽ xảy ra với xã hội? Ta đã trả lời: Giả thuyết của chư vị không thể thành thực tế vì bản thân chư vị không hề muốn đi tu. Do đó, đừng quá lo lắng và hãy chăm sóc bản thân thật tốt”.
Đệ tử: “Vậy thưa thầy, rốt cuộc “người yêu” là gì ạ”?
Vị cao tăng: “Đó là người sẽ tôi luyện con, giúp con vượt qua nghịch cảnh và cho con động lực để đối mặt với mọi tình huống, cùng con buông bỏ mọi thứ và đạt đến cảnh giới tự do. “Người yêu” là người quan tâm con đồng thời cũng mang đến cho con sự đau khổ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Như Thế Nào Gọi Là Outdoor? trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!