Đề Xuất 5/2023 # Phản Ứng Hạt Nhân Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm # Top 8 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 5/2023 # Phản Ứng Hạt Nhân Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phản Ứng Hạt Nhân Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phản ứng hạt nhân là gì?

Tương tự: Nuclear reaction

Tương tự: Nuclear reaction

Phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân. Đây là một quá trình vật lý, trong đấy xảy ra tương tác mạnh của hạt nhân do tương tác với một hạt nhân khác hoặc với một nucleon, photon..

Phản ứng hạt nhân tự phát xảy ra khi một hạt nhân tự phân rã và biến thành hạt nhân khác. Quá trình phóng xạ là một phản ứng hạt nhân tự phát.

Phản ứng hạt nhân kích thích xảy ra khi các hạt nhân tương tác nhau dẫn đến sự tạo thành các hạt nhân khác. Các phản ứng hạt nhân nhân tạo thường xảy ra theo hướng này.

Năng lượng của phản ứng hạt nhân

Khi xảy ra phản ứng hạt nhân, điều đặc biệt là tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân trước phản ứng luôn khác với tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân được tạo thành sau phản ứng (Không có định luật bảo toàn khối lượng nghỉ trong phản ứng hạt nhân) nên khi xảy ra phản ứng hạt nhân luôn có một sự chênh lệch khối lượng nghỉ.

Năng lượng tương ứng với độ chênh lệch khối lượng nghỉ này được gọi là năng lượng của phản ứng hạt nhân.

Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân

Định luật bảo toàn số khối (Định luật bảo toàn số nuclôn)

Định luật bảo toàn điện tích (Định luật bảo toàn nguyên tử số)

Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần

Định luật bảo toàn động lượng

Chú ý:

Trong phản ứng hạt nhân không có các định luật bảo toàn sau đây:

Định luật bảo toàn khối lượng.

Định luật bảo toàn số prôtôn (Mặc dù trong một số lớn các trường hợp thì số prôtôn trước và sau phản ứng bằng nhau nhưng có một vài trường hợp thì điều này không đúng – dù số Z vẫn được bảo toàn – nên ta không thể nói “số prôtôn bảo toàn”. Điều này sẽ thấy rõ khi ta xét các phản ứng phóng xạ bêta sẽ học trong bài kế tiếp).

Định luật bảo toàn số nơtrôn (Lý do tương tự như trên)

Định luật bảo toàn động năng.

Người đăng: hoy Time: 2020-08-18 10:46:11

Phản Ứng Este Hóa Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm

Phản ứng este hóa là gì?

Phản ứng este hóa là phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol trong điều kiện nhiệt độ, có H2SO4 đặc làm xúc tác. Trong điều kiện đó, đồng thời xảy ra phản ứng thủy phân este trong môi trường axit, tạo ra axit và ancol ban đầu.

Nói cách khác, phản ứng este hóa là điều chế este bằng phản ứng giữa rượu đơn chức hoặc đa chức với axit hữu cơ đơn chức hoặc đa chức

Phản ứng este hóa và phản ứng thủy phân este trong axit là phản ứng thuận nghịch, hiệu suất phản ứng H Phương trình tổng quát phản ứng este hóa

Phản ứng este hóa và phản ứng thủy phân este trong axit là phản ứng thuận nghịch, hiệu suất phản ứng H

R(COOH)x+R′(OH)t⇌Ry(COO)xyR′x+xyH2O (xúc tác H2SO4,t∘)

Nếu axit cacboxylic và ancol tham gia phản ứng đều thuộc loại đơn chức (hay gặp) thì phản ứng có phương trình dạng:

RCOOH+R′OH⇌RCOOH+H2O (xúc tác H2SO4,t∘)

H2SO4 đặc trong phản ứng này ngoài vai trò là xúc tác của phản ứng còn làm nhiệm vụ hút nước.

Hiệu suất phản ứng este hóa

Bài toán hiệu suất thuận

Đề bài cho số liệu của chất tham gia phản ứng, yêu cầu đi tìm các chất tạo thành (sản phẩm).

Công thức tính: H% = mttmlt.100

hoặc H% = npumbd.100

Luôn luôn lấy số liệu của sản phẩm để tính cho bài toán

Nếu bài toán cho hiệu suất thì sau khi tính toán chỉ cần nhân với hiệu suất suy ra kết quả cần tìm.

Bài toán hiệu suất nghịch

Đề bài cho số liệu sản phẩm, yêu cầu tính khối lượng các chất tham gia phản ứng

Công thức tính: H% = = mttmlt.100

hoặc H% = npumbd.100

Lưu ý:

Nếu bài toán đã cho hiệu suất thì sau khi tính toán xong chỉ cần chia kết quả cho hiệu suất suy ra kết quả cần tìm

Khi đề bài cho chất tham gia ban đầu có chứa bao nhiêu phần trăm tạp chất ⇒ lượng chất tham gia thực tế = lượng chất cho trong đề.(100 – % tạp chất.

Đề bài cho sự hao hụt trong quá trình phản ứng/sản xuất thì lượng chất thực tế phản ứng = lượng chất trong đề bài.(100% – % hao hụt).

Hiệu suất tính theo chất dư ít hơn.

Khi đề bài cho quá trình gồm n giai đoạn, mỗi giai đoạn có hiệu suất H1,H2,…,Hn,… thì hiệu suất của toàn quá trình là H=H1.H2….Hn

Phản ứng xà phòng hóa este 

Phản ứng xà phòng hóa là quá trình thủy phân este trong môi trường kiềm, tạo thành ancol và muối cacboxylat.

Phản ứng xà phòng hóa  là phản ứng 1 chiều, nhưng phản ứng có thể xảy ra hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Hiệu suất phản ứng H≤1, H = 1: phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Phương trình tổng quát

Ry(COO)xyR′x+xyNaOH→y(COONA)x+R′(OH)y

mchatransauphanung=mmuoi+mkiemdu

Với este đơn chức: nestephanung=nNaOHphanung=nmuoi=nancol

Bài tập phản ứng este hóa và phương pháp giải

Dạng 1: Tính hằng số cân bằng

Phương pháp tính hằng số cân bằng

KC=[RCOOR′][H2O][RCOOH][R′OH]=xV.xVa−xV.b−xV=x2(a−x)(b−x)

Ví dụ 1: Cho biết hằng số cân bằng của phản ứng este hóa: R−COOH+R′OH⇌R−COOR′+H2O; có KC=4. Nếu cho hỗn hợp cùng số mol axit và ancol tác dụng với nhau thì khi phản ứng este hóa đạt tới trạng thái cân bằng thì có bao nhiêu phần trăm ancol và axit đã bị este hóa?

Giải:

Ta có:

[R1COOR2]=[H2O]=x

[R1COOH]=[R2OH]=a–x

KC=[R1COOR2].[H2O][R1COOH].[R2OH]=x2(a–x)2=4

⇒x=2(a–x)⇔3x=2a⇒xa=23=0,667

Vậy khi phản ứng este hóa đạt tới trạng thái cân bằng thì có 66,67% ancol và axit đã bị este hóa.

Dạng 2: Tính hiệu suất của phản ứng este hóa

Phương pháp tính hiệu suất phản ứng este hóa

Nếu a≥b⇒H=xb.100⇒x=H.b100;b=100.xH

Nếu a

Phương pháp giải nhanh:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mancol+maxit=meste+mnuoc

Hiệu suất phản ứng este hóa H=mesteTTmesteLT.100%

Ví dụ 2: Thực hiện phản ứng este hóa 9,2g glixerol với 60g axit axetic. Giả sử chỉ thu được glixerol triaxetat có khối lượng 17,44g. Tính hiệu suất của phản ứng este hóa.

Giải:

nglixerol=0,1mol

naxitaxetic=1mol

Từ pt: meste=0,1.218=21,8g

Thực tế: meste=17,44g

Hiệu suất: H% = 17,4421,8.100=80%

Người đăng: hoy Time: 2020-09-21 15:59:12

Tế Bào Nhân Sơ Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm

Tế bào nhân sơ là gì?

Tương tự: Tế bào tiền nhân,Prokaryote,Sinh vật nhân sơ

Tương tự: Tế bào tiền nhân,Prokaryote,Sinh vật nhân sơ

Tế bào nhân sơ hay còn được biết đến với tên gọi tế bào tiền nhân. Tế bào nhân sơ còn được gọi là Prokaryote (sinh vật nhân sơ). Loại tế bào này nhỏ hơn rất nhiều so với tế bào nhân thực. Cấu tạo tế bào của nó cũng đơn giản hơn nhiều so với tế bào nhân thực.

Tế bào nhân sơ là tế bào của các sinh vật nhân sơ hay sinh vật nguyên thủy, sinh vật tiền nhân. Đây chính là tế bào không có màng nhân trên các nhóm sinh vật nhân sơ. Tuy nhiên không hẳn sinh vật nhân sơ nào cũng không có màng nhân. Một số  loài Planctomycetales có ADN được bao bọc trong màng đơn.

Tế bào nhân sơ không có cấu trúc nội bào điển hình của tế bào eukaryote cũng như các bào quan. Màng sinh chất chính là nơi thực hiện các chức năng của các bào quan như lục lạp, ti thể, bộ máy Golgi. Sinh vật nhân sơ sẽ được cấu tạo với ba vùng cấu trúc: Tiêm mao, tiên mao (flagella), các protein bám trên bề mặt tế bào, lông nhung. thành tế bào và màng sinh chất, vỏ tế bào bao gồm capsule. Các ribosome và các thể vẩn (inclusion body), vùng tế bào chất có chứa ADN genome.

Cấu tạo của tế bào nhân sơ

Cấu tạo của tế bào nhân sơ khá đơn giản. Hầu hết các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của các loại vi khuẩn là peptidoglycan. Thành phần hóa học này được cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn.

Thành của tế bào sẽ quyết định đến hình dạng của tế bào đó. Vi khuẩn được chia thành 2 loại nhờ thành phần hóa học và cấu trúc của thành tế bào. Cụ thể hơn vi khuẩn sẽ được chia thành hai loại Gram dương và Gram âm.

Lớp màng sinh chất được cấu tạo ở bên dưới thành tế bào. Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép protein và photpholipit. Tại một số vi khuẩn phần bên ngoài của thành tế bào còn được cấu tạo thêm lớp vỏ nhầy. Lớp vỏ này có tác dụng giúp vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh.

Vi khuẩn tế bào nhân sơ còn có cả cấu tạo lông và roi ở một số loài. Chức năng chính của lông là trở thành thụ thể tiếp nhận các virus. Ngoài ra nó còn có công dụng vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp. Đối với một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người. Chức năng của Roi chính là giúp vi khuẩn di chuyển.

Về cấu tạo tế bào chất sẽ nằm giữa vùng nhân và màng sinh chất. Với hai thành phần chính là ribôxôm cùng một số cấu trúc khác cùng bào tương. Bào tương chính là một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau.

Ribosome được cấu tạo từ prôtêin là bào quan , ARN và không có màng bao bọc. Riboxom sẽ tổng hợp nên các loại protein của tế bào. Bình thường kích thước của Riboxom tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực.

Cấu tạo của tế bào nhân sơ cũng không có các bào quan với màng bọc và phần khung tế bào. Tế bào chất của vi khuẩn cũng không có hệ thống nội màng. Điều này chính là một trong những khác biệt lớn so với cấu tạo của sinh vật tế bào nhân thực.

Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

– Chưa có nhân hoàn chỉnh

– Tế bào chất không có hệ thống nội màng.

– Kích thước nhỏ chỉ khoảng 1 – 5 mm (bằng 1/10 kích thước tế bào nhân thực)

– Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:

+ Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh.

+ Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.

Cách sinh sản của tế bào nhân sơ

Cách sinh sản của tế bào nhân sơ là gì? – Tế bào nhân sơ sinh sản theo con đường sinh sản vô tính. Chính xác hơn thì chúng sinh sản qua quá trình phân đôi tế bào. Ở một số loại sinh vật nhân sơ tế bào em sẽ kéo dài rồi mới tiến hành phân chia sinh sản. Cũng có loài các tế bào con sẽ được tách phân đôi sau đó mới tiếp tục lớn lên.

Sinh sản và phân chia tế bào đối với tế bào nhân thực diễn ra rất nhanh chóng. Tốc độ sinh sản trung bình của vi khuẩn trong vòng 6 giờ là 250.000 tế bào mới. Có thể tính ra cứ 20 phút chúng lại tiến hành phân đôi một lần. Tốc độ sinh sản nhanh chóng này cũng mang đến nhiều tai họa cho nhân loại.

Người đăng: hoy Time: 2020-09-22 11:30:12

Phản Ứng Oxi Hóa Khử Là Gì? Cách Cân Bằng Phản Ứng Oxi Hóa Khử?

Định nghĩa phản ứng oxi hóa khử:

Chất khử (chất bị oxi hoá): là chất nhường electron hay là chất có số oxi hoá tăng sau phản ứng.

Chất oxi hoá (chất bị khử): là chất nhận electron hay là chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng.

Sự khử: là quá trình làm cho chất đó nhận electron hay làm giảm số oxi hoá của chất đó.

Sự oxi hoá: là quá trình làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hoá của chất đó.

Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng, hay còn gọi là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

+ Khử thì cho, O ( oxi hoá ) thì nhận (cho thì tăng, nhận thì giảm)

+ Chất oxi hoá thì có quá trình khử (sự khử), chất khử thì có sự oxi hoá.

+ Chất oxi hoá và chất khử luôn có mặt ở vế trái của một phản ứng oxi hoá khử.

+ Dấu hiệu để nhận ra phản ứng oxi hoá khử là có sự thay đổi số oxi hoá của một hay một số nguyên tố nào đó.

Ví dụ: Ta xét phương trình sau:

2Mg + O 2 → 2MgO (1) Số oxh của Mg tăng từ 0 lên +2 ð Mg nhường electron Số oxh của Oxi giảm từ 0 xuống -2 ð Oxi nhận electron Quá trình Mg nhường electron là quá trình oxh Mg. Ở phản ứng (1): Chất oxh là oxi, chất khử là Mg.

VD2:

x 1

x 3

Cách xác định số oxi hóa:

https://wikihoidap.org/cach-xac-dinh-so-oxi-hoa

Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử:

Nguyên tắc chung: Với mục đích nhằm cân bằng phản ứng oxi hóa khử chính là số điện tử cho của chất khử phải bằng số điện tử nhận của chất oxi hóa hay số oxi hóa tăng của chất khử phải bằng số oxi hóa giảm của chất oxi hóa. Hiện tại, có rất nhiều phương pháp để cân bằng phản ứng này, nhưng chúng tôi sẽ cung cấp những phương pháp cơ bản nhất nhằm giúp bạn đọc dễ theo dõi.

Để tạo thành 1 phân tử P 2O 5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:

Phương pháp này dựa trên nguyên tắc tổng số moi nguyên tử của mỗi nguyên tô hoá học không thay đổi trong phản ứng hóa học.

Ví dụ: Lập PTHH của phản ứng có sơ đồ :

Bước 1: Đặt hệ số là các ẩn số

Bước 2: Thiết lập các phương trình bảo toàn nguyên tử của các nguyên tô hoá học.

Nguyên tố sắt: 3a = c (I)

Nguyên tố cacbon: b = d (II)

Nguyên tố oxi: 4a + b = 2d (III)

Bước 3: giải hệ phương trình đại số vừa thiết lập ở bước (2) tìm tỉ lệ a : b : c tối giản và nguyên. Từ đó chọn được hệ số thích hợp thế (II) vào (III) → 4a + d = 2d → 4a = d. (IV), (I). (II), (III) → a : b : c : d = 1 : 4 : 3 : 4.

Bước 4: Viết hệ số vừa chọn vào trước CTHH trong PT

Hóa trị tác dụng là hỏa trị của nhóm nguyễn tử hay nguyên tử của các nguyên tổ trong chất tham gia và tạo thành trong PƯHH. Khi áp dụng phương pháp này, ta cần tiến hành các hước sau:

Với phương pháp dùng hệ số phần số, các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng, không phân biệt số nguyên hay phân số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. Sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ số.

Nguyên tắc: Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trải bằng số nguyên tử nguyên tế đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn. Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi.

Nguyên tắc phương pháp: Chọn nguyên tố có mặt ở nhiều hợp chất nhất trong phản ứng để bắt đầu cân bằng hệ số các phân tử.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phản Ứng Hạt Nhân Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!