Cập nhật nội dung chi tiết về Prebiotic Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Prebiotic Tới Sức Khỏe Như Thế Nào? mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Prebiotic là gì và chúng có lợi như thế nào đối với sức khỏe con người?
Cho đến nay, hầu hết mọi người đều biết thực phẩm giàu chất xơ và probiotic mang đến rất nhiều lợi ích và vô cùng cần thiết cho sức khỏe tổng thể của con người. Thế nhưng, thực phẩm prebiotic lại chưa được đánh giá đúng mực và chưa xuất hiện nhiều trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Thật không may, điều này có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như khó tiêu, viêm nhiễm, suy giảm khả năng miễn dịch, tăng cân và các nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính.
Trong khi các loại thực phẩm probiotic đóng một vai trò quan trọng đối với sự khỏe mạnh của đường ruột và cơ thể, prebiotics lại chính là nguồn thứ ăn cho probiotic để giúp tăng cường sức khỏe hơn nữa. Khi kết hợp cả hai hợp chất trong một chế độ ăn uống bổ dưỡng và lối sống lành mạnh, bạn có thể tận dụng được tối đa những lợt ích đáng kinh ngạc mà các thành phần này có thể mang lại. Vậy prebiotic là gì và chúng có lợi như thế nào đối với sức khỏe con người?
Prebiotic Là Gì
PREBIOTIC LÀ GÌ?
Theo định nghĩa, prebiotic là một dạng chất xơ không tiêu hóa. Cũng giống như các loại thực phẩm giàu chất xơ khác, các prebiotic đi qua tuyến trên của đường tiêu hóa và không thể tiêu hóa được vì cơ thể không thể phá vỡ các prebiotic này một cách hoàn toàn. Ngay khi đi qua ruột non, prebiotic sẽ tới đại tràng, và được lên men bởi hệ vi sinh đường ruột.
Ngày nay, khi các nhà nghiên cứu đề cập đến “chất xơ”, họ nói về không chỉ một chất mà là một nhóm các hợp chất hóa học khác nhau được tìm thấy trong thực phẩm, bao gồm fructo-oligosaccharide, inulin polysaccharides, và prebiotic khác.
Ban đầu, prebiotic không được phân loại là một thành phần chất xơ, nhưng một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thành phần này hoạt động giống như các loại xơ khác. Ngày nay, carbohydrate prebiotic được xác định trong cơ thể người chủ yếu bao gồm fructans và galactans, cả hai đều được lên men bởi vi khuẩn kỵ khí trong ruột già.
LỢI ÍCH CỦA PREBIOTIC ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI
1. Tăng Cường Chức Năng Đường Ruột Và Cải Thiện Hệ Tiêu Hóa
Các prebiotics kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi (thường được gọi là “probiotic”), cư trú trong vào hệ vi sinh đường ruột . Vì các prebiotic là nguồn thức ăn cho probiotics, chúng giúp cân bằng các vi khuẩn có hại và độc tố sinh sống trong đường tiêu hóa, mang đến nhiều tác động về sức khỏe, bao gồm cải thiện đường tiêu hóa. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng prebiotic cao hơn có thể làm tăng số lượng các vi sinh vật probiotic, bao gồm Lactobacillus rhamnosus GG, L. reuteri, bifidobacteria và một số chủng L. casei hoặc L. acidophilus.
Một báo cáo trên Tạp chí Dinh dưỡng năm 2012 công bố prebiotic cùng với probiotic, có thể hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề lien quan đến tiêu hóa, bao gồm:
– Tiêu chảy (đặc biệt là sau khi uống thuốc kháng sinh)
– Một số bệnh nhiễm trùng đường ruột, rối loạn mãn tính và viêm loét đại tràng
– Các triệu chứng hội chứng ruột kích thích (IBS)
– Bệnh viêm ruột
2. Tăng Cường Chức Năng Miễn Dịch
Nhiều nghiên cứu về sức khỏe đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ các sản phẩm chứa prebiotic có thể mang lại những thay đổi đáng kể các thành phần trong hệ vi sinh đường ruột giúp cải thiện khả năng miễn dịch tốt hơn. Các tác động tích cực của prebioticđến từ khả năng giảm nồng độ của một số enzyme phát triển tế bào ung thư và các chất chuyển hóa vi khuẩn trong ruột.
Theo một báo cáo trong Tạp chí Dinh dưỡng của Anh, prebiotics còn có thể cải thiện tần suất đi ngoài, giảm nguy cơ viêm dạ dày, viêm ruột vầ nhiễm trùng, tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm các triệu chứng dị ứng. Sự kết hợp prebiotics và probiotic cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch nhờ cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm độ pH trong ruột, qua đó ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây bệnh tiềm năng và vi khuẩn có hại.
3. Thuyên Giảm Các Triệu Chứng Nhiễm Trùng
Prebiotics có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm – một trong những căn nguyên của nhiều loại bệnh mãn tính, bao gồm kẻ giết người số 1 hiện nay: bệnh tim. Trên thực tế, người tiêu thụ nhiều prebiotic và chất xơ có xu hướng sở hữu mức cholesterol có lợi cao hơn và đối mặt với các nguy cơ bệnh tim mạch thấp hơn là những người không hấp thụ hai loại chất này.
4. Giảm Thiểu Nguy Cơ Mắc Bệnh Tim Mạch
Tiêu thụ thực phẩm giàu prebiotics có thể làm giảm glycation, một chất kích thích tăng các gốc tự do, gây viêm và làm giảm đề kháng insulin, đều là những yếu tố góp phần gây bệnh tim.
Đặc tính của prebiotics là kiềm chế và giảm lượng cholesterol, giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim và các rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp. Chúng cũng giúp cân bằng lượng chất điện giải và khoáng chất trong cơ thể, gồm có kali và natri – làm nhiệm vụ kiểm soát huyết áp.
5. Hỗ Trợ Giảm Cân
Theo các nghiên cứu gần đây trên cả người và động vật, một số loại thực phẩm prebiotics nhất định có thể cân bằng năng lượng, điều chỉnh tăng hay giảm cân tốt hơn. Sự hấp thụ số lượng các loại chất xơ cao hơn, sẽ dẫn đến trọng lượng cơ thể thấp hơn và gia tăng khả năng chống lạo bệnh béo phì.
6. Bảo Vệ Sức Khỏe Xương Khớp
Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng của Anh năm 2007 đx chứng minh prebiotics hỗ trợ thúc đấy sự hấp thụ các khoáng chất trong cơ thể, bao gồm magiê, đôi khi là sắt và canxi. Điều này có tác động rất lớn đến độ chắc khỏe của xương, ngăn ngừa gãy hoặc loãng xương. Trong một nghiên cứu được thực hiện cho thấy, chỉ với tám gram prebiotics mỗi ngày sẽ giúp tăng đáng kể sự hấp thu canxi giúp củng cố mật độ xương, cho xương chăc khỏe, dẻo dai
7. Điều Chỉnh Lượng Hormone Và Tâm Trạng.
KẾT LUẬN:
Hãy tăng lượng hấp thụ prebiotics hàng ngày cho cơ thể, điều đó có thể giúp chúng ta cải thiện sức khỏe đường ruột và các chức năng hệ miễn dịch, giảm viêm, tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức khỏe xương khớp, điều chỉnh lượng hormone và tâm trạng tốt hơn. Prebiotics có trong nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt như chuối chín, tỏi sống, hành tây. kẹo cao su và trong một số thực phẩm chức năng. Nhớ thêm các loại thực phẩm này vào trong bữa ăn hàng ngày để có thể tạn dụng tốt nhất nguồn lợi tuyệt vời mà chúng đem lại.
Lợi Ích Của Prebiotic &Amp; Probiotic Đối Với Sức Khỏe Con Người
Cơ thể con người là “mái ấm tình thương” cho rất nhiều chủng loại vi khuẩn với một số lượng cực lớn. Ước tính có khoảng 1 trăm ngàn tỷ vi khuẩn (từ khoảng 400 chủng loại khác nhau) cộng sinh trên cơ thể người (nhiều gấp 10 lần tổng số tế bào cấu tạo nên cơ thể người), được gọi là vi khuẩn chí. Trong số những vi khuẩn này, có những loại có hại cho sức khỏe vì chúng sản xuất độc tố và những chất có khả năng gây ung thư. Bên cạnh đó những loại vi khuẩn khác lại có lợi cho sức khỏe như Lactobacillus và Bifidobacteria được đánh giá là cư dân tốt bụng của đường tiêu hoá. Hai loại vi khuẩn này có nhiều lợi ích như ức chế sự tăng trưởng của những vi khuẩn gây hại, cải thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thu và góp phần tổng hợp các vitamin nhóm B. Đây là loại vi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ sơ sinh, khi bước qua giai đoạn ăn dặm, số lượng vi khuẩn có lợi này bắt đầu giảm dần và bắt đầu thời kỳ trẻ rất dễ bị các rối loạn tiêu hóa.
Sở dĩ cơ thể chúng ta vẫn an nhiên sống hoà bình, khoẻ mạnh với bao nhiêu là vi khuẩn do trong điều kiện bình thường luôn có sự cân bằng giữa hệ vi khuẩn tốt và xấu. Khi trạng thái cân bằng này bị phá vỡ, một số chủng loại vi khuẩn xấu trong hệ khuẩn chí kể trên có thể vượt trội gây hại cho cơ thể. Nhằm duy trì trạng thái cân bằng của hệ vi khuẩn có ích của đường tiêu hoá, các nhà dinh dưỡng đã đưa ra 2 cách can thiệp: bổ sung trực tiếp vi khuẩn sống (probiotics) hoặc bổ sung chất kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn này (prebiotics) để tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.
Prebiotics là gì ?
Được định nghĩa là một dạng thực phẩm tự bản thân không tiêu hóa được nhưng có ảnh hưởng tốt cho cơ thể con người bằng cách kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi. Prebiotics được xem là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Những prebiotics thông dụng được bổ sung vào thực phẩm hiện nay có thể kể đến hai loại chất xơ đặc biệt là inulin và oligofructose vào trong sữa cho trẻ từ 6 tháng tuổi, vào bột ngũ cốc cho trẻ ăn dặm. Đây là hai loại chất xơ tự nhiên không bị tiêu hoá khi vào cơ thể, được chiết xuất từ củ artichoke hay rễ rau diếp xoắn. Khi đến ruột, inulin và oligofructose có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi (Lactobacillus và Bifidobacteria) mang lại một số lợi ích nhất định cho trẻ như tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.
Probiotics là gì ?
Được định nghĩa là những vi khuẩn sống trong đường tiêu hoá. Chúng được mệnh danh là “vi khuẩn tốt bụng” bởi vì giúp cơ thể bảo vệ chống lại một số các vi khuẩn có hại, nấm và siêu vi. Khi probiotics được sử dụng (ăn hoặc uống) một cách thường xuyên với số lượng đầy đủ sẽ tạo ra những ảnh hưởng có lợi lên sức khoẻ con người đặc biệt là hệ tiêu hoá. Chúng hiện diện trong yaourt (sữa chua), sữa, phó mát, dưa chua, kim chi, tương bần, cà pháo, các thứ mắm… Hầu hết các probiotics hiện nay được nghiên cứu bổ sung vào thực phẩm là những vi khuẩn thuộc dòng Lactobacillus hoặc Bifidobacterium.
Hiện nay, có một số tranh cãi về việc vi khuẩn sống trong sữa chua có được xem là probiotics hay không? Bởi lẽ để có được sữa chua, người ta thường sử dụng vi khuẩn cấy (men cái) để lên men sữa và chuyển sữa ban đầu thành sữa chua. Thông thường, vi khuẩn cấy vào sữa thuộc dòng Lactobacillus bulgaricus và Streptotoccus thermophilus và những vi khuẩn này không bền vững ở môi trường acid của dạ dày và ruột non do đó không đạt được số lượng đủ lớn ở đường tiêu hoá nhằm có được hiệu quả tối ưu của một probiotics đúng nghĩa. Tuy nhiên, do các vi khuẩn cấy men này lại có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng bất dung nạp lactose ở những người bị thiếu men lactase, vì thế, với lý do này chúng vẫn được xem là probiotics nhưng không được … “tâm phục khẩu phục” lắm!
Những tác động tích cực của probiotics làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn, loại trừ và kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón, cải thiện sự dung nạp đường lactose, chống đầy hơi, chướng bụng, probiotics dạng lactobacillus còn có tác dụng điều trị chàm trẻ em, dự phòng nhiễm nấm đường tiêu hoá, nấm miệng, nâng cao sức đề kháng cơ thể …
Với những ích lợi như trên, đặc biệt ở trẻ em, với những thay đổi có lợi trên tỷ lệ các loại vi khuẩn thường trú này được xem là có tác dụng tích cực hạn chế các bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, tiêu chảy do không dung nạp được lactose trong sữa, góp phần cải thiện hệ thống miễn dịch cơ thể.
Ths. Bs. Dương Công Minh BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ
Axit Là Gì? Nước Có Tính Axit Ảnh Hưởng Như Thế Nào Tới Sức Khỏe?
Tính axit hay tính kiềm sẽ quyết định đến chất lượng nguồn nước mà bạn đang sử dụng. Việc xác định nước có tính axit hay nước có tính kiềm sẽ giúp chúng ta kiểm soát được nguồn nước uống vào cơ thể để có một cơ thể khỏe mạnh. Vậy, cụ thể thì axit là gì? Nước có tính axit có ảnh hưởng như thế nào đối với con người?
Axit là gì?
Axit là gì? – Axit (hay còn được viết là a-xít) là các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước và có vị chua. Axit là một hợp chất hóa học có công thức HxA, có vị chua và tan được trong nước để tạo ra dung dịch có nồng độ pH < 7.
Thông thường, axit là bất kỳ chất nào tạo được dung dịch có nhỏ hơn 7 khi nó hòa tan trong nước. Độ pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh. Các chất có đặc tính giống axit được gọi là có tính axit.
Ở trạng thái cân bằng tự nhiên, độ pH của cơ thể từ 6,8 đến 7,4 (hơi có tính kiềm). Trong điều kiện này, các quá trình hoá học của cơ thể hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Tất cả các chất thải của quá trình hoạt động đều được khử nhanh chóng.
Tuy nhiên, cơ thể con người tạo ra axit liên tục mỗi ngày. Như một sản phẩm phụ của sự trao đổi chất. Ngoài ra, axit còn được đưa vào cơ thể của chúng ta thông qua ăn uống và tiêu hóa. Một số thực phẩm mang tính axit như:
Thịt, cá, trứng.
Trà, cà phê, rượu.
Các loại gia vị, thức ăn, giấm, nước sốt.
Các loại tinh bột và hạt, đặc biệt là các loại tinh bột đã qua chế biến (cơm, bánh mỳ, bánh quy,…).
Một số loại đậu đỗ.
Các loại dầu, các loại thức ăn béo, đồ rán.
Các thức ăn có đường: Mứt, xi rô, bánh ngọt.
Khi ta ăn các thức ăn có tính axit quá nhiều thì cơ thể và máu có tính axit khiến độ pH của cơ thể giảm xuống. Ở độ pH thấp, các cơ quan thanh lọc máu là lá lách, gan, tim, thận phải làm việc quá mức khiến chúng sẽ suy yếu dần. Các chất đào thải không được thải ra hết mà tập trung lại trước hết là ở các khớp. Gây ra đau khớp hoặc bệnh gút, sau đó chúng tìm đường bài tiết qua da gây mụn trứng cá, u nhọt, gây nhiễm trùng da, ngứa ngáy, lở loét vì có nhiều vi khuẩn và nấm.
Để xác định nước có tính axit hay tính kiềm chúng ta cần xác định dựa trên độ pH của nước. Trong đó, độ pH dùng để đo nồng độ các ion hydro (H+) trong dung dịch. Nước khi được phân tách sẽ bao gồm các ion H+ và ion OH-. Do đó, nếu trong nước chứa nhiều ion H+ hơn OH- thì nước có tính axit. Và ngược lại, nếu nước chứa nhiều ion OH- hơn H+ thì nước có tính kiềm. Cụ thể, các nhà khoa học đã đưa ra một thước đo độ pH được phân chia từ 0 đến 14 như sau:
Nếu pH < 7: nước có tính axit. Độ pH trong nước càng nhỏ thì tính axit trong nước càng mạnh.
Nếu pH = 7: nước trung tính.
Ảnh hưởng của nước có tính axit là gì?
Nước có tính axit cao gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt.
Nước có tính axit thường có vị chua và tùy thuộc vào mức độ pH thấp hay cao mà độ chua của nước cũng thay đổi.
Nước có tính axit dễ gây ăn mòn các thiết bị chứa nước. Axit trong nước sẽ dễ dàng hòa tan các kim loại như sắt, , đồng, chì… từ đường ống nước. Điều này dễ gây hư hỏng cho đường ống nước, các thiết bị chứa nước bằng kim loại và gây mất thẩm mỹ.
Trong sinh hoạt, sử dụng nước có tính axit cao có thể gây ngứa ngáy khi tắm gội. Làm hỏng men răng và dễ gặp các bệnh ngoài da.
Đối với sức khỏe, nếu thường xuyên uống nước có tính axit có thể gây ra hiện tượng dư thừa axit trong cơ thể. Dễ mắc các bệnh về dạ dày, đường ruột, tiêu hóa.
Ngoài ra, khi cơ thể có tính axit là yếu tố gây ra các bệnh khác nhau. Như trĩ, ung thư, phong, bại liệt, sỏi thận, bàng quang, túi mật, lao,… Làm mất khả năng tình dục, áp huyết cao, tim, đột qụy, hen suyễn cùng các dị ứng khác,…
Uống nước có pH bao nhiêu thì phù hợp với sức khỏe?
Theo Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước do Bộ Y tế ban hành. Độ pH trong nước sinh hoạt dao động từ 6 – 8.5, còn đối với nước uống là 6.5 đến 8.5. Tuy nhiên các nhà khoa học đều khuyến cáo rằng, uống nước có pH < 7, tức là nước có tính axit thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bởi tình trạng dư thừa axit trong cơ thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người như: dạ dày, đường ruột, gout,… Chính vì thế, nước uống có pH 7-9.5 được khuyến cáo là phù hợp cho sức khỏe con người. Trong đó:
Nếu nước có độ pH = 7 (nước trung tính). Nước ở mức độ này có thể dùng uống thuốc hoặc pha sữa.
Nếu nước có độ pH trong khoảng từ 7 – 10 (nước có tính kiềm, nước ion kiềm). Nước uống ở khoảng độ pH này khi dùng để uống có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Tính kiềm trong nước có thể giúp cơ thể trung hòa dễ dàng các axit dư thừa. Đưa cơ thể về trạng thái cân bằng kiềm axit. Đây là một điều kiện lý tưởng để có một sức khỏe tốt.
Tầm Soát Ung Thư Máu Có Tầm Quan Trọng Như Thế Nào?
Ung thư máu là một trong những căn bệnh phức tạp và có tỉ lệ tử vong cao tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đã chủ quan hoặc không phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém. Vì vậy, bạn nên tầm soát ung thư máu ngay khi có những triệu chứng nghi ngờ của bệnh.
[GIẢI ĐÁP] Xét nghiệm ung thư máu bao nhiêu tiền?
1. Lý do nên tầm soát ung thư máu
Ung thư máu được xếp vào nhóm ung thư khá phổ biến và có tỉ lệ tử vong cao. Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2018, Việt Nam ghi nhận hơn 6000 ca mắc mới và gần 5000 ca tử vong vì ung thư máu.
Ở giai đoạn đầu, đa số bệnh nhân không thể tự phát hiện ra mình bị ung thư máu do các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng. Điều này gây khó khăn rất lớn trong việc điều trị, vì giai đoạn đầu là thời điểm việc chữa bệnh ung thư đơn giản và có hiệu quả cao nhất.
Do vậy, xét nghiệm tầm soát ung thư máu để phát hiện bệnh sớm đóng góp rất lớn trong việc cải thiện sức khỏe người bệnh.
Khái niệm ung thư máu thực chất là tập hợp của nhiều bệnh lí khác, tương ứng với các cơ chế gây bệnh khác nhau.
Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính: Nếu được điều trị sớm, khoảng 20 – 40% người bệnh có thể sống hơn 5 năm. Tuy nhiên nếu việc điều trị bắt đầu muộn, khả năng điều trị hiệu quả là không cao.
Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính: Nếu được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu, thời gian sống trung bình của bệnh nhân khi điều trị là 8 năm. Trong trường hợp bệnh nhân chỉ thực hiện điều trị ở giai đoạn cuối, thời gian sống trung bình chỉ còn chưa đến 4 năm.
Bệnh bạch cầu lympho mạn tính: Nếu chỉ có tế bào lympho B bị ung thư, việc điều trị rất khả quan khi bệnh nhân có thể sống đến 10 – 20 năm. Tuy nhiên, bệnh nhân bị bệnh bạch cầu lympho T mạn tính có tiên lượng xấu hơn nhiều, thời gian sống thường không kéo dài.
Bệnh bạch cầu lympho cấp tính: Tốc độ tiến triển của bệnh rất nhanh và khó kiểm soát, do đó thời gian sống của bệnh nhân tương đối ngắn.
Kết quả thống kê cho thấy, việc phát hiện bệnh sớm bằng phương pháp tầm soát ung thư máu giúp cho việc điều trị đơn giản và hiệu quả hơn, cải thiện rõ rệt thời gian sống của bệnh nhân.
2. Có 7 dấu hiệu này bạn nên đi tầm soát ung thư máu ngay
Các biểu hiện của ung thư máu giai đoạn đầu không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Bạn nên đi tầm soát ung thư máu nếu các triệu chứng sau đây kéo dài lâu ngày không khỏi:
Biểu hiện giống bị cảm lạnh: Sốt cao, đau nhức đầu, đau nhức các khớp,…
Xuất hiện những đốm đỏ dưới da do lượng tiểu cầu trong máu bị giảm đột ngột.
Nổi hạch và chảy máu cam: Triệu chứng chảy máu cam thường kèm theo sưng nổi hạch to ở các vị trí như nách, bẹn hoặc cổ.
Chảy máu chân răng thường xuyên và trong thời gian dài.
Xuất hiện các vết bầm tím trên da mà không rõ nguyên nhân.
Dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng về da.
Luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, lười vận động… do bệnh nhân ung thư máu không sản xuất đủ tế bào hồng cầu cho cơ thể, gây thiếu máu.
3. Đối tượng nên đi khám tầm soát ung thư máu
Các yếu tố nguy cơ như di truyền, nhiễm phóng xạ hoặc chất hóa học làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư máu. Vì vậy, bạn nên cảnh giác với các vấn đề sức khỏe nhiều hơn và đi tầm soát ung thư máu thường xuyên nếu nằm trong các nhóm đối tượng sau:
Người thân trong gia đình bị ung thư máu
Trẻ bị mắc bệnh Down bẩm sinh
Trường hợp bị đột biến nhiễm sắc thể thì khó tránh khỏi bị ung thư máu
Những người thường xuyên tiếp xúc với chất phóng xạ hoặc hóa chất độc hại như công nhân làm việc trong nhà máy năng lượng hạt nhân, chế tạo linh kiện điện tử, thợ nhuộm, công nhân nhà máy… có nguy cơ cao bị bệnh bạch cầu.
Người thường xuyên hút thuốc lá.
Những người thường xuyên phải sử dụng các xét nghiệm phóng xạ y tế như chụp X-quang, quét CT, quét PET,…. có nguy cơ mắc ung thư máu cao hơn, đặc biệt là trẻ em.
Đối tượng đã từng xạ trị và hóa trị các bệnh ung thư trước đây.
Bệnh nhân bị ức chế miễn dịch, bệnh nhân ghép tạng, người thường xuyên bị các bệnh nhiễm trùng cũng có nguy cơ mắc ung thư máu cao hơn đáng kể.
4. 12 Phương pháp tầm soát ung thư máu HIỆU QUẢ
4.1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu được sử dụng để đánh giá chất lượng các thành phần có trong máu, nhằm phát hiện và theo dõi tình trạng ung thư máu. Xét nghiệm máu vốn được dùng để đánh giá rất nhiều bệnh lí khác nhau. Để thực hiện mục đích tầm soát ung thư máu, các xét nghiệm máu thường được quan tâm là:
4.1.1. Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu nhằm mục đích xác định số lượng của từng loại tế bào trong máu. Các thông số quan trọng của xét nghiệm bao gồm:
Số lượng hồng cầu.
Số lượng và tỉ lệ từng loại bạch cầu.
Số lượng tiểu cầu.
Lượng huyết sắc tố (Hemoglobin): phản ánh khả năng vận chuyển oxy của máu.
Tỷ lệ hồng cầu trên thể tích máu toàn phần (Hematocrit).
Khi kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng tế bào máu thay đổi bất thường (giảm đồng loạt các loại tế bào, một loại tế bào có số lượng tăng đột biến), bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra kỹ hơn dưới kính hiển vi.
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu thực hiện đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật cao. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm chỉ phản ánh những bất thường trong mẫu máu người bệnh mà không phải căn cứ quyết định để chẩn đoán ung thư máu.
4.1.2. Xét nghiệm kiểm tra sàng lọc nhiễm trùng/nhiễm virus
Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tìm một số loại virus có trong máu như: HIV, viêm gan B, viêm gan C. Nếu bệnh nhân dương tính với một hoặc nhiều chủng virus này, việc điều trị ung thư phải tiến hành đồng thời với việc điều trị bệnh do virus. Vì vậy, quá trình chữa bệnh ung thư máu sẽ khó khăn và phức tạp hơn nhiều.
4.1.3. Xét nghiệm ure và chất điện giải trong máu
Xét nghiệm ure và chất điện giải nhằm đánh giá chức năng thận của bệnh nhân. Trong trường hợp chức năng thận suy giảm, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị hạn chế gây tổn thương thận. Đồng thời, liều chỉ định của thuốc điều trị sẽ được hiệu chỉnh lại để phù hợp với tốc độ thải trừ của thận.
4.1.4. Xét nghiệm máu ngoại biên
Tầm soát ung thư máu bằng xét nghiệm máu ngoại biên nhằm mục đích quan sát các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) về kích cỡ và hình dạng. Vì vậy, kết quả xét nghiệm sẽ phản ánh mức độ khỏe mạnh của các tế bào máu tạo ra từ tủy xương.
4.1.5. Các xét nghiệm khác
Các xét nghiệm khác có thể dùng để xác định tình trạng ung thư máu là: phân tích tế bào theo dòng chảy, di truyền tế bào.
Phân tích tế bào theo dòng chảy: Tiến hành bằng cách đưa tế bào vào một dòng chất lỏng và cho chảy qua một thiết bị dò điện tử. Khi đó, thiết bị sẽ phân tích đồng thời các đặc tính về sinh, lí, hóa học của từng tế bào.
Phương pháp di truyền tế bào: Phân tích những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể, cấu trúc gen để xác định tính chất di truyền của bệnh.
4.2. Sinh thiết
4.2.1. Sinh thiết hạch bạch huyết
Sinh thiết hạch bạch huyết là kĩ thuật lấy mẫu hạch bạch huyết để làm xét nghiệm giải phẫu chẩn đoán bệnh. Kết quả xét nghiệm sẽ chỉ ra cấu trúc và hình thái tế bào trong hạch
Sinh thiết hạch bạch huyết nhằm mục đích chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết, ung thư máu và một số loại ung thư khác. Nhìn chung, đây là phương pháp tầm soát ung thư máu chính xác khi các xét nghiệm cơ bản chưa đủ căn cứ để chẩn đoán bệnh.
4.2.2. Sinh thiết tủy xương
Sinh thiết tủy xương được chỉ định khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy sự thay đổi bất thường về số lượng các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết tủy xương ở xương hông, bằng cách chọc hút lấy dịch tủy hoặc khoan lấy tủy xương xốp.
Sinh thiết tủy xương dùng để xác định mức độ xâm lấn của tế bào ung thư trong tuy xương nhằm xác định giai đoạn bệnh ung thư máu.
4.3. Các xét nghiệm hình ảnh
4.3.1. Chụp MRI
Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) nhằm kiểm tra tổng thể những tổn thương trên các mô mềm gây ra do ung thư máu. Hình ảnh MRI có độ sắc nét cao nên mang lại kết quả chẩn đoán rất chính xác.
Bên cạnh đó, chụp MRI sử dụng sóng điện từ thay vì tia xạ nên không gây ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị ung thư máu.
4.3.2. Chụp CT
Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) thực chất không phải xét nghiệm thông thường để phát hiện ung thư máu. Chụp CT chỉ được thực hiện khi có những tổn thương cụ thể tại cơ quan nào đó (sưng gan hoặc lách) do ung thư máu gây ra.
4.3.3. Chụp X-quang
Chụp X-quang nhằm giúp bác sĩ quan sát những bất thường ở các tổ chức trong cơ thể. Đối với tầm soát ung thư máu, chụp X-quang là một trong những biện pháp để đánh giá tình trạng u tủy xương ở người bệnh.
4.3.4. Chụp PET
Tế bào ung thư hấp thụ rất nhiều các nguyên tử phóng xạ. Tận dụng đặc tính này, một loại đường phóng xạ (FDG) sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh. Dựa vào vị trí phân bố của các phân tử đường phóng xạ trên phim chụp PET, bác sĩ có thể xác định vị trí của các tế bào ung thư di căn.
Vì vậy, phương pháp chụp PET được sử dụng để xác định mức độ di căn đến các tổ chức khác của ung thư máu.
4.3.5. Siêu âm
Siêu âm cũng là một phương pháp dùng để quan sát những tổn thương tại các cơ quan cụ thể, ví dụ như lá lách bị phì đại do ung thư hạch gây ra. Bên cạnh đó, siêu âm cũng là một công cụ hữu hiệu để hỗ trợ quá trình sinh thiết hạch bạch huyết.
12 Xét nghiệm ung thư máu trong chuẩn đoán và điều trị
5. Lưu ý để tầm soát ung thư máu hiệu quả
Một vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình xét nghiệm, khiến cho việc đọc kết tầm soát ung thư máu trở nên khó khăn, thậm chí gây sai sót. Vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý trước khi làm xét nghiệm là:
Đối với xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Một số loại thuốc hoặc bệnh lý viêm nhiễm có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Vì vậy, bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ thông tin về các loại thuốc đang dùng, hoặc các chứng bệnh mắc phải gần đây (đặc biệt là các bệnh viêm, nhiễm khuẩn…).
6. Chi phí tầm soát ung thư máu
Rất khó để xác định một con số chính xác cho chi phí tầm soát ung thư máu. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm khác nhau. Nhìn chung, chi phí tầm soát ung thư máu phụ thuộc vào các yếu tố:
Loại ung thư máu bệnh nhân mắc phải: mỗi loại ung thư máu cần thực hiện những xét nghiệm khác nhau để có kết quả tầm soát chính xác.
Số lượng xét nghiệm cần thực hiện: bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư cần thực hiện nhiều xét nghiệm hơn để có kết luận cuối cùng
Loại xét nghiệm cần thực hiện.
Cơ sở y tế thực hiện tầm soát: mỗi cơ sở y tế có bảng giá dịch vụ khác nhau cho từng xét nghiệm cụ thể.
7. Địa điểm tầm soát ung thư máu uy tín, chất lượng
7.1. Tầm soát ung thư máu tại Việt Nam
7.1.1 Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương được thành lập năm 1984, là cơ sở chuyên môn hàng đầu về lĩnh vực máu. Viện không chỉ cung cấp các phương pháp tầm soát ung thư máu hiệu quả mà còn ứng dụng công nghệ ghép tế bào gốc trong điều trị ung thư máu.
7.1.2 Bệnh viện K (Bệnh viện Ung bướu trung ương)
Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa ung thư lâu đời trong khu vực. Với đội ngũ bác sĩ rất giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại, bệnh viện K là bệnh viện đầu ngành cả nước trong lĩnh vực tầm soát và điều trị các bệnh ung thư. Hiện nay, bệnh viện K đã thành lập 3 cơ sở để phục vụ nhu cầu của đông đảo bệnh nhân.
Bệnh viện K đang thực hiện trọn gói các phác đồ tầm soát và điều trị cho rất nhiều bệnh ung thư khác nhau, trong đó có ung thư máu.
7.1.3 Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến trung ương hàng đầu miền Bắc nước ta. Đến với bệnh viện Bạch Mai, bạn có thể lựa chọn tầm soát ung thư máu tại:
Phòng tư vấn và tái khám tại tầng 1 thuộc Trung tâm Y học Hạt nhân Và Ung bướu.
Phòng khám chuyên khoa Ung bướu tại các buồng số 1 và 2 tại phòng 311 của tầng 3, Khoa Khám bệnh.
Phòng khám Chuyên khoa Ung bướu: buồng 1, phòng 414, tầng 4 thuộc Khoa Khám bệnh.
Bệnh viện Bạch Mai được đông đảo bệnh nhân tin tưởng vì sở hữu đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi cùng cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại.
7.1.4 Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở chuyên khoa ung thư hàng đầu miền Nam hiện nay. Bệnh viện luôn chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế, đồng thời trang bị rất nhiều máy móc hiện đại phục vụ cho việc khám chữa bệnh.
Bệnh viện bao gồm nhiều chuyên khoa ung thư, cung cấp cho người bệnh những lựa chọn tầm soát và điều trị ung thư hiệu quả.
7.1.5 Bệnh viện Nhân dân 115 – Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân
Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân của bệnh viện chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2011. Kể từ đó đến nay, khoa đã tiếp nhận trung bình 30000 lượt bệnh nhân mỗi năm từ khắp mọi miền cả nước.
Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư có độ chính xác cao, đồng thời tiến hành điều trị đa mô thức với nhiều bệnh lí ung thư khác nhau.
7.2. Tầm soát ung thư máu tại Nhật Bản
Nhật Bản hiện đang xếp hạng 1 về dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên thế giới. Đồng thời, Nhật Bản đầu tư ngân sách rất lớn trong lĩnh vực y tế, với mục tiêu tìm ra các phương pháp chữa bệnh tốt nhất và trang bị hệ thống cơ sở thiết bị hiện đại. Vì vậy, Nhật Bản nằm trong danh sách những quốc gia có tỉ lệ điều trị thành công bệnh ung thư cao nhất thế giới.
Hoạt động tầm soát và điều trị ung thư máu cũng như các loại ung thư khác tại Nhật Bản cũng được đánh giá rất cao. Thành quả trên đạt được là nhờ đội ngũ bác sĩ trình độ cao cùng với hệ thống thiết bị khám chữa bệnh ung thư tân tiến.
IMS Việt Nam là đối tác đáng tin cậy khi bạn có nhu cầu khám chữa bệnh tại Nhật Bản. IMS Việt Nam là công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ y tế Nhật Bản, giúp người bệnh lựa chọn bệnh viện phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe. IMS Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo với các dịch vụ như: xin visa, hỗ trợ phiên dịch, bảo mật thông tin tuyệt đối…
Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ du lịch khám bệnh, bạn có thể liên hệ với IMS Việt Nam qua:
Địa chỉ: 11-01, tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Hotline: 024 3944 0914
Email: info@iims-vnm.com
Trang web chính thức: https://iims-vnm.com/
Bạn đang đọc nội dung bài viết Prebiotic Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Prebiotic Tới Sức Khỏe Như Thế Nào? trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!