Đề Xuất 3/2023 # Quá Trình Phát Triển Của Cơ Học Thiên Thể # Top 5 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Quá Trình Phát Triển Của Cơ Học Thiên Thể # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quá Trình Phát Triển Của Cơ Học Thiên Thể mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Quá trình phát triển của cơ học thiên thể

Hình ảnh này giới thiệu các công trình nghiên cứu của các nhà vật lý học làm thay đổi cách nhìn của chúng ta về vũ trụ.

Vật lý

Từ khoá

Kepler, Galileo Galilei, Newton, Einstein, Copernicus, Tycho Brahe, Bruno, Giordano Bruno, nhà thiên văn học, nhà vật lý, Trái đất, chuyển động, nhật tâm, mô hình vũ trụ, Hệ mặt trời, Vũ trụ, lực, mô hình, đường elip, học thuyết, khối lượng, quỹ đạo, Mặt Trời, ngày, hành tinh, mặt trăng, Sao Mộc, Ngân Hà, Điều tra, đầu mối, pháp luật, vô hạn, đốt cháy cổ phần, tính toán, trọng lực, định luật lực, thuyết tương đối, không thời gian, tốc độ ánh sáng, science, Isaac Newton, Albert Einstein, khoa học, cơ khí, thiên văn học, vật lý thiên văn, Định luật đầu tiên của Newton, định luật đầu tiên của Newton, thời gian, ánh sáng, state of motion, vật lý, nhà khoa học, quan sát

Quá Trình Phát Triển Của Lứa Tuổi Thanh Thiếu Niên

Chúng ta cần hiểu nhiều hơn về các giai đoạn phát triển của lứa tuổi thanh thiếu niên (từ 13 đến 19 tuổi) để chúng ta không coi cách cư xử của trẻ ở lứa tuổi này là nhằm chống lại chúng ta. Bằng cách quen với các giai đoạn phát triển này, chúng ta tăng khả năng khuyến khích con trẻ và thiết lập nhận thức về cá tính của trẻ.

Quá trình phát triển của lứa tuổi thanh thiếu niên

Lứa tuổi thanh thiếu niên đang chuẩn bị phân tách hoặc tách khỏi gia đình. Trẻ đang trong tiến trình phát triển các giá trị của trẻ.

Tuổi thanh thiếu niên cần phải khởi đầu với sự phân tách này và trẻ nổi loạn là để đạt được điều này. Trẻ ở lứa tuổi này thách thức các nguyên tắc và các giá trị theo cách thiết lập riêng những nguyên tắc và giá trị của trẻ. Thời thanh niên không thể rời xa mọi người, nhưng trẻ sẽ xung đột và chạm trán với mọi người.

Trẻ ở lứa tuổi này có thể khiếm nhã hoặc cười nhạo cha mẹ và những nhân vật có uy quyền khác, và không muốn ở với họ. Trong tâm trí của lứa tuổi thanh thiếu niên, trẻ thách thức nhằm để đòi quyền tự quản và ý nói rằng trẻ không cần bố mẹ, và thường coi thách thức giống như một phương pháp thử nghiệm sự quan tâm của cha mẹ.

Do có sự thay đổi về cơ thể, nên trẻ sẽ bối rối vì liệu trẻ có sẵn sàng muốn lớn lên hay không.

Các thay đổi về hoóc môn cũng khiến tính khí của trẻ thay đổi như mau nước mắt, nhạy cảm hơn, nổi giận bất thình lình, tăng nhu cầu cho các hoạt động thể chất và cười không đúng chỗ.

Lứa tuổi thanh thiếu niên bắt đầu thành lập các mối quan hệ của trẻ với các bạn cùng độ tuổi để tìm ra những người bạn phù hợp với chúng.

Lứa tuổi thanh thiếu niên bắt đầu hiểu giới tính khác với khi trẻ còn nhỏ (nơi mà tình bạn, các mối quan hệ lãng mạn và/hoặc các cảm xúc tiêu cực sâu sắc có thể là bề nổi).

Nhu cầu riêng tư của lứa tuổi này cao. Sự riêng tư sẽ giúp trẻ có nhận thức mới về quyền hành và khả năng tự quản. Trẻ cần riêng tư để thử nghiệm những điều của riêng chúng mà không có sự tham gia của cha mẹ.

Lứa tuổi thanh thiếu niên có thể cảm thấy mình nắm hết mọi quyền lực và mọi kiến thức cùng một lúc, điều đó khiến chúng sợ sự thiếu hụt và thất bại.

Lứa tuổi này cần người lớn quan tâm, nhưng quan tâm theo cách khác với khi trẻ còn nhỏ.

(Theo International Network for Children and Families)

Khái Niệm, Vai Trò Và Quá Trình Phát Triển Của Marketing

Thuật ngữ marketing được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường trường Đại học Michigan ở Mỹ, đến năm 1910, tất cả các trường Đại học tổng hợp ở Mỹ bắt đầu giảng dạy môn học này. Suốt trong gần nửa thế kỷ, marketing chỉ được giảng dạy trong phạm vi các nước nói tiếng Anh. Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, nó mới được truyền bá sang Tây Âu và Nhật Bản. Quá trình quốc tế hoá của marketing đã phát triển rất nhanh. Ngày nay, các doanh nghiệp muốn kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao đều cần phải có sự hiểu biết và vận dụng marketing hiện đại.

– Định nghĩa tổng quát về marketing của Philip Kotler: Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.

Định nghĩa này bao trùm cả marketing trong sản xuất và marketing xã hội. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa trên, chúng ta nghiên cứu một số khái niệm:

Nhu cầu (Needs): là một cảm giác về sự thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Ví dụ: nhu cầu ăn, uống, đi lại, học hành, giải trí… Nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra, Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành của con người.

Mong muốn (Wants) là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… như trường học; nhà thờ, chùa chiền; gia đình, tập thể và các doanh nghiệp kinh doanh. Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều. Một nhu cầu có thể có nhiều mong muốn. Các doanh nghiệp thông qua hoạt động marketing có thể đáp ứng các mong muốn của khách hàng để thực hiện mục tiêu của mình.

Trao đổi là hành vi nhận từ một người hoặc một tổ chức nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người hoặc tổ chức một thứ gì đó.

Trao đổi là quá trình, chỉ xảy ra khi có các điều kiện:

– Ít nhất phải có hai bên, mỗi bên phải có một thứ gì đó có thể có giá trị với bên kia

– Mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao hàng hoá, dịch vụ hoặc một thứ gì đó của mình

– Mỗi bên đều mong muốn trao đổi và có quyền tự do chấp nhận hay khước từ đề nghị của bên kia, hai bên thoả thuận được những điều kiện trao đổi.

“ Marketing là quá trình xác định tham gia và sáng tạo ra nhu cầu mong muốn tiêu thụ sản phẩm và tổ chức tất cả nguồn lực của công ty nhằm làm hài lòng người tiêu dùng để đạt được lợi nhuận hiệu quả cho cả công ty và người tiêu dùng” (G. F. Goodrich ).

Nói chung có rất nhiều quan niệm về Marketing tuy nhiên chúng ta có thể chia làm hai quan niệm đại diện, đó là quan niệm truyền thống và quan niệm hiện đại.

Quan niệm Marketing hiện đại: Là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thật sự về một sản phẩm cụ thể, đến việc chuyển sản phẩm đó tới người tiêu thụ một cách tối ưu

Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.

Khái niệm marketing nên được biểu hiện rõ sự chỉ dẫn hướng đến con đường lập kế hoạch, giúp doanh nghiệp phân tích, cực đại hoá lợi nhuận và làm thoả mãn nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến những điểm mạnh và những điểm yếu của nó trong các lĩnh vực chức năng hoạt động khác như:sản xuất, tài chính, kỹ thuật và nhân sự. Các kế hoạch marketing cần phải tạo cân bằng các mục tiêu, nhu cầu tiêu thụ và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp

Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh.

Ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng về khoa học – công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách quản lý thương mại mới và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút. “Các công ty đang phải chạy đua với nhau trên một tuyến đường với những biển báo và luật lệ luôn thay đổi, không có tuyến đích, không có chiến thắng vĩnh cửu. Họ buộc phải không ngừng chạy đua và hy vọng là mình đang chạy theo đúng hướng mà công chúng mong muốn”.

Marketing áp đặt rất mạnh mẽ đối với lòng tin và kiểu cách sống của người tiêu dùng. Vì thế, hững người kinh doanh tìm cách để làm thoả mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu dùng có thể thanh toán được.

Các thời kỳ phát triển của marketing

Nguồn gốc của Marketing được lần theo việc sử dụng ngay từ ban đầu của con người đối với quá trình trao đổi hàng hoá.

– Cyrus H.M.C Lormick (1809 – 1884) là người đầu tiên ở phương Tây nghiên cứu marketing rất kỹ lưỡng. Ông cho rằng marketing là một chức năng tập trung và thống nhất của các công ty thương mại là một công việc đặc biệt của quản lý nhằm tìm ra và thu hút khách hàng. Ông đã sáng tạo ra những công cụ cơ bản của marketing hiện đại như: nghiên cứu và phân biệt thị trường, nội dung và cơ cấu của thị trường, chính sách giá cả, chính sách bán hàng, xúc tiến bán hàng, tín dụng,…

– Năm 1905, W.E.Krensi đã dạy một khoá marketing các sản phẩm ở trường Đại học Tổng hợp Pennsylvania (Mỹ).

– Năm 1910, Ralph Star Butler đã dạy một khoá ” Phương pháp Marketing” ở trường đại học tổng hợp Wisconsin (Mỹ).

– Marketing đúng theo ý nghĩa của nó xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20 ở Mỹ, phát triển từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1932, đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong những năm 30 và 40 của thế kỷ 20, marketing và những vấn đề của nó đã xuất hiện ở châu Âu. Nhiều cơ sở marketing được hình thành ở Anh, Đức và nhiều nước khác. Mục đích chính của Marketing trong giai đoạn này là hoàn thiện những phương pháp, kỹ thuật lưu thông hàng hoá. Chính vì vậy mà có một thời thương mại và marketing được sử dụng như những từ đồng nghĩa.

Sự phức tạp của sản xuất tiêu thụ sản phẩm trong những năm 50 và 60, cũng như sự cạnh tranh gay gắt của thị trường tư bản chủ nghĩa càng làm tăng vai trò, ý nghĩa của marketing trong quản trị kinh doanh. Hàng loạt viện khoa học, cơ sở marketing, văn phòng tư vấn được thành lập trong các công ty.

Vào những năm 70, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiệm vụ của marketing ngày càng phức tạp, lĩnh vực áp dụng marketing ngày được mở rộng. Nó không chỉ được sử dụng trong các xí nghiệp, công ty, mà còn được sử dụng trong quản lý toàn bộ xã hội tư bản. Nhiệm vụ chủ yếu của marketing trong giai đoạn này là đảm bảo đến mức cao nhất lợi nhuận độc quyền nhà nước, thông qua việc sử dụng hoạt động kinh doanh năng động và cụ thể của các xí nghiệp, công ty, tập đoàn.

Khái quát lại, sự phát triển của marketing đã phải trải qua nhiều giai đoạn để cuối cùng đưa đến hệ thống marketing được hình thành vững chắc hơn trong thị trường cạnh tranh và được tóm tắt qua sơ dồ 3.1

Hoạt động bán hàng và những triết lý marketing

Sơ đồ 3.2 mô tả sự khác nhau giữa hoạt động bán hàng và triết lý marketing. Marketing tập trung vào sự phân tích người tiêu dùng và làm thoả mãn họ, tác động trực tiếp trong kinh doanh sử dụng nguồn tài nguyên để sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi, kích thích đến sự thay đổi của những đặc điểm và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng. Dưới góc độ triết lý marketing, thì hoạt động bán hàng được sử dụng để nhằm tiếp cận người tiêu dùng và hiểu biết họ thêm. Thực vậy, vấn đề không hài lòng của người tiêu dùng sẽ đưa đến sự thay đổi trong chính sách của công ty từ đó mang lại doanh số bán hiệu quả hơn sau khi điều chỉnh.

Marketing tìm kiếm những sự khác nhau một cách rõ ràng trong thị hiếu người tiêu dùng và từ đó phát triển hoạt động làm thoả mãn họ. Marketing được định hướng cho thời gian dài, và mục tiêu được định ra nhằm làm tác động đến mục tiêu tổng thể của công ty. Sau cùng, Marketing xem xét nhu cầu người tiêu dùng ở phạm vi rộng hơn là phạm vi nhỏ hẹp.

Quá Trình Hình Thành, Phát Triển Và Định Nghĩa Hệ Thống Erp

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (EPR) phát triển cùng phương pháp quản lý kinh doanh và các nguồn lực doanh nghiệp. ERP có thể được diễn tả khác nhau tùy theo những góc độ khác nhau. Trước khi xem xét các khái niệm, chúng ta cùng điểm sơ quá trình hình thành và phát triển của ERP (Shehab et al., 2004)

Những năm 1970, phần mềm hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) giúp doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất và mua nguyên vật liệu về mặt thời gian, nhu cầu. Đây là cách tiếp cận lập kế hoạch dựa trên nhu cầu. Lợi ích của MRP giúp doanh nghiệp giảm mức dự trữ hàng tồn kho, gia tăng dịch vụ khách hàng, tăng tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động.

Những năm 1980, phần mềm hoạch định sản xuất (MRP II) được phát triển từ MRP. Mục tiêu chính của MRP II là tích hợp các chức năng chủ yếu như sản xuất, marketing và tài chính với các chức năng khác như nhân sự, kỹ thuật và mua hàng vào hệ thống lập kế hoạch để gia tăng hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất. MRP II đã bổ sung thêm việc qui hoạch năng lực và xây dựng lịch trình cũng như đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất.

Giữa những năm 1990 là giai đoạn chín muồi của hệ thống phần mềm lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp. Hệ thống đã tích hợp các hoạt động kinh doanh của nhiều vùng hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp thành một hệ thống chung với một cơ sở dữ liệu chung.Nó bao gồm các phân hệ cơ bản nhằm hỗ trợ các hoạt động marketing, tài chính, kế toán, sản xuất và quản trị nguồn nhân lực. Trong khi MRP II chỉ tập trung chủ yếu vào lập kế hoạch và lịch trình cho các nguồn lực nội bộ doanh nghiệp thì ERP hướng tới lập kế hoạch và lịch trình tới cả người cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp trên cơ sở lập kế hoạch nhu cầu và lịch trình khách hàng một cách năng động. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa MRP II và ERP.

Từ sau năm 2000, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, một thế hệ mới của ERP còn gọi ERP II, là phần mềm cho phép doanh nghiệp trao đổi thông tin và hoạt động xử lý qua mạng cũng như cho các đối tượng bên ngoài truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Như vậy hệ thống ERP được hình thành và phát triển từ những hệ thống quản lý và kiểm soát kinh doanh hay nói cách khác là từ các phương pháp quản lý kinh doanh.

Hệ thống ERP là một phương thức quản lý dùng giải pháp kỹ thuật và tổ chức để giúp doanh nghiệp gia tăng và làm gọn nhẹ một cách hiệu quả xử lý kinh doanh nội bộ vì nó đòi hỏi phải tái cấu trúc qui trình hoạt động kinh doanh và tổ chức doanh nghiệp cũng như thay đổi phong cách quản lý doanh nghiệp, nghĩa là nó tác động thay đổi qui trình quản lý, ảnh hưởng cả chiến lược, tổ chức và văn hóa của doanh nghiệp.

Theo quan điểm hệ thống thông tin, hệ thống ERP là các gói phần mềm cho phép doanh nghiệp tự động và tích hợp phần lớn các xử lý kinh doanh, chia sẻ dữ liệu chung cho các hoạt động toàn doanh nghiệp, tạo ra và cho phép truy cập thông tin trong môi trường thời gian thực (Marnewick and Labuschagne, 2005).

Nguồn: Luận án Tiến sỹ kinh tế – Nguyễn Bích Liên

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quá Trình Phát Triển Của Cơ Học Thiên Thể trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!