Đề Xuất 5/2023 # Quản Trị Môi Trường Trong Giai Đoạn Phát Triển Mới # Top 9 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 5/2023 # Quản Trị Môi Trường Trong Giai Đoạn Phát Triển Mới # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quản Trị Môi Trường Trong Giai Đoạn Phát Triển Mới mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Quản trị môi trường trong giai đoạn phát triển mới

15/06/2017 14:24

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế nhưng vẫn chưa thật sự bền vững, chất lượng tăng trưởng còn thấp, tài nguyên thiên nhiên chưa được coi là nguồn lực đặc biệt quan trọng cần khai thác hợp lý và hiệu quả để đảm bảo duy trì giá trị sử dụng cho thế hệ tương lai.

Khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo giá trị sử dụng cho thế hệ tương lai

   Theo báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 về Quản lý tài nguyên thiên nhiên của Nhóm các Đối tác phát triển cho Việt Nam, phần lớn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay dựa trên khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất gia tăng không kiểm soát; tài nguyên nước ngày càng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng; rừng tự nhiên bị tàn phá để lấy gỗ; trữ lượng cá bị đánh bắt cạn kiệt; tài nguyên khoáng sản ngày càng bị khai thác nhiều hơn. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, tăng trưởng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm nước, không khí và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Nếu tình trạng này không thể cân bằng thông qua tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên và áp dụng các tiến bộ công nghệ thì kết quả cuối cùng sẽ là sự gia tăng áp lực đối với phát triển của toàn xã hội, khi các lợi ích tăng trưởng kinh tế không đủ bù đắp tổn thất về sức khỏe con người, suy thoái chất lượng môi trường và suy giảm khả năng sản xuất của hệ sinh thái trong dài hạn.

   Mặt khác, cùng với những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) như nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, xâm nhập mặn, sự thay đổi lượng mưa làm cho hạn hán và lũ lụt trở nên trầm trọng hơn, hay các sự kiện khí hậu cực đoan có thể xảy ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn… Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc đã và đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đòi hỏi phải có những giải pháp khả thi, tìm kiếm những công cụ mới, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để có thể biến những thách thức thành cơ hội phát triển bền vững.

   Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ đạo của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Thế giới ngày nay đang sống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ. Quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau. 5 năm tới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN và WTO; tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP với phạm vi rộng hơn, bao gồm cả các thể chế, pháp lý trong các lĩnh vực môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ… do đó sẽ hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước.

   Tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam với chi phí thấp để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ứng phó với BĐKH, đồng thời gia tăng các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Tuy nhiên Việt Nam cũng sẽ đối diện với nguy cơ bị cạnh tranh khốc liệt ngay tại thị trường nội địa, có thể kèm theo nguy cơ gia tăng nguồn tiềm tàng trực tiếp gây thảm họa môi trường…

   Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy các chính sách thương mại, TN&MT có vai trò hỗ trợ lẫn nhau, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và góp phần giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội và BVMT. Do đó, một quốc gia để đạt được mục tiêu trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, bền vững, cần khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, các nước đang phát triển rất quan tâm tới việc loại bỏ khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm nhập khẩu không tuân thủ các quy trình sản xuất, các sản phẩm không phù hợp với yêu cầu BVMT.

   Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực khai thác sử dụng tài nguyên và BVMT phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa. Tham gia hội nhập, chính sách và pháp luật và khai thác, sử dụng tài nguyên và BVMT của Việt Nam sẽ chịu tác động và ảnh hưởng của pháp luật các nước thành viên khác. Những ràng buộc đó góp phần định hướng cho chính sách điều tiết của Việt Nam ngày càng hài hòa với các quy tắc và tiêu chuẩn được thừa nhận rộng rãi ở các nước khác.

   Trong bối cảnh đất nước ngày càng gia nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, rõ ràng là Việt Nam cần có một chiến lược quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và hợp lý để đảm bảo nguồn lực phát triển lâu dài.

   Chính sách pháp luật về TN&MT cần có những quy định cụ thể đối với các hoạt động kinh tế trong nước nhằm định hướng và thúc đẩy sử dụng tối ưu và bảo vệ nguồn tài nguyên và hỗ trợ hàng hóa trong nước xâm nhập được những thị trường khó tính, vượt qua được các rào cản về môi trường của các quốc gia; đồng thời ngăn cản được những hàng hóa không thân thiện với môi trường xâm nhập từ bên ngoài vào Việt Nam. Cơ chế pháp lý phải thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp và hài hòa với yêu cầu của các hiệp định môi trường đa phương của các khối kinh tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. Bên cạnh đó, cần nỗ lực nghiên cứu kinh nghiệm của các nhà xuất khẩu để tìm hiểu về các rào cản thương mại nảy sinh từ các tiêu chuẩn môi trường của nước ngoài. Việt Nam cần áp dụng triệt để nguyên tắc phát triển bền vững thể hiện ở đường lối và chính sách, pháp luật nói chung và về khai thác sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, BVMT nói riêng.

   Sau 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới sự phát triển vì con người. Những yếu tố đó được thực hiện trong môi trường chính trị ổn định, là cơ hội cho triển khai thực hiện “Tăng trưởng xanh”, trụ cột hướng tới phát triển bền vững.

   Nếu biết phát huy lợi thế nguồn vốn tự nhiên, khắc phục được những tồn tại hạn chế của các nước trên thế giới đã gặp phải, Việt Nam không chỉ đạt mục tiêu phát triển bền vững mà còn có thể rút ngắn khoảng cách phát triển, tạo ra thế ổn định về mặt chính trị, góp phần xóa đói giảm nghèo, vừa đạt được hiệu quả kinh tế cao vừa đạt được sự bền vững môi trường cũng như sự công bằng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.

TS. Lê Hoàng Lan

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 6/2016

Khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo giá trị sử dụng cho thế hệ tương lai

   Theo báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 về Quản lý tài nguyên thiên nhiên của Nhóm các Đối tác phát triển cho Việt Nam, phần lớn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay dựa trên khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất gia tăng không kiểm soát; tài nguyên nước ngày càng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng; rừng tự nhiên bị tàn phá để lấy gỗ; trữ lượng cá bị đánh bắt cạn kiệt; tài nguyên khoáng sản ngày càng bị khai thác nhiều hơn. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, tăng trưởng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm nước, không khí và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Nếu tình trạng này không thể cân bằng thông qua tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên và áp dụng các tiến bộ công nghệ thì kết quả cuối cùng sẽ là sự gia tăng áp lực đối với phát triển của toàn xã hội, khi các lợi ích tăng trưởng kinh tế không đủ bù đắp tổn thất về sức khỏe con người, suy thoái chất lượng môi trường và suy giảm khả năng sản xuất của hệ sinh thái trong dài hạn.

   Mặt khác, cùng với những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) như nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, xâm nhập mặn, sự thay đổi lượng mưa làm cho hạn hán và lũ lụt trở nên trầm trọng hơn, hay các sự kiện khí hậu cực đoan có thể xảy ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn… Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc đã và đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đòi hỏi phải có những giải pháp khả thi, tìm kiếm những công cụ mới, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để có thể biến những thách thức thành cơ hội phát triển bền vững.

   Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ đạo của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Thế giới ngày nay đang sống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ. Quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau. 5 năm tới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN và WTO; tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP với phạm vi rộng hơn, bao gồm cả các thể chế, pháp lý trong các lĩnh vực môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ… do đó sẽ hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước.

   Tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam với chi phí thấp để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ứng phó với BĐKH, đồng thời gia tăng các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Tuy nhiên Việt Nam cũng sẽ đối diện với nguy cơ bị cạnh tranh khốc liệt ngay tại thị trường nội địa, có thể kèm theo nguy cơ gia tăng nguồn tiềm tàng trực tiếp gây thảm họa môi trường…

   Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy các chính sách thương mại, TN&MT có vai trò hỗ trợ lẫn nhau, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và góp phần giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội và BVMT. Do đó, một quốc gia để đạt được mục tiêu trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, bền vững, cần khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, các nước đang phát triển rất quan tâm tới việc loại bỏ khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm nhập khẩu không tuân thủ các quy trình sản xuất, các sản phẩm không phù hợp với yêu cầu BVMT.

   Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực khai thác sử dụng tài nguyên và BVMT phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa. Tham gia hội nhập, chính sách và pháp luật và khai thác, sử dụng tài nguyên và BVMT của Việt Nam sẽ chịu tác động và ảnh hưởng của pháp luật các nước thành viên khác. Những ràng buộc đó góp phần định hướng cho chính sách điều tiết của Việt Nam ngày càng hài hòa với các quy tắc và tiêu chuẩn được thừa nhận rộng rãi ở các nước khác.

   Trong bối cảnh đất nước ngày càng gia nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, rõ ràng là Việt Nam cần có một chiến lược quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và hợp lý để đảm bảo nguồn lực phát triển lâu dài.

   Chính sách pháp luật về TN&MT cần có những quy định cụ thể đối với các hoạt động kinh tế trong nước nhằm định hướng và thúc đẩy sử dụng tối ưu và bảo vệ nguồn tài nguyên và hỗ trợ hàng hóa trong nước xâm nhập được những thị trường khó tính, vượt qua được các rào cản về môi trường của các quốc gia; đồng thời ngăn cản được những hàng hóa không thân thiện với môi trường xâm nhập từ bên ngoài vào Việt Nam. Cơ chế pháp lý phải thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp và hài hòa với yêu cầu của các hiệp định môi trường đa phương của các khối kinh tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. Bên cạnh đó, cần nỗ lực nghiên cứu kinh nghiệm của các nhà xuất khẩu để tìm hiểu về các rào cản thương mại nảy sinh từ các tiêu chuẩn môi trường của nước ngoài. Việt Nam cần áp dụng triệt để nguyên tắc phát triển bền vững thể hiện ở đường lối và chính sách, pháp luật nói chung và về khai thác sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, BVMT nói riêng.

   Sau 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới sự phát triển vì con người. Những yếu tố đó được thực hiện trong môi trường chính trị ổn định, là cơ hội cho triển khai thực hiện “Tăng trưởng xanh”, trụ cột hướng tới phát triển bền vững.

   Nếu biết phát huy lợi thế nguồn vốn tự nhiên, khắc phục được những tồn tại hạn chế của các nước trên thế giới đã gặp phải, Việt Nam không chỉ đạt mục tiêu phát triển bền vững mà còn có thể rút ngắn khoảng cách phát triển, tạo ra thế ổn định về mặt chính trị, góp phần xóa đói giảm nghèo, vừa đạt được hiệu quả kinh tế cao vừa đạt được sự bền vững môi trường cũng như sự công bằng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.

TS. Lê Hoàng Lan

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 6/2016

Sự Phát Triển Của Bào Thai Trong Giai Đoạn Sớm

Định nghĩa

Tuổi thai: thời gian mang thai từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối (LMP), ngày kinh cuối này xảy ra trước thời điểm rụng trứng và thụ tinh khoảng 2 tuần.

Từ khi thụ tinh đến lúc thai 10 tuần (8 tuần sau khi thụ thai), bào thai được gọi là phôi, từ sau 10 tuần thì được gọi là thai.

Phát triển nang noãn và rụng trứng

Tế bào mầm nguyên thủy có mặt trong phôi thai (nữ) vào cuối tuần thứ ba. Số lượng tế bào mầm trong buồn trứng của thai đạt đỉnh khoảng 7 triệu vào tháng thứ 5. Sau đó, một số tế bào này bị thoái hóa, chỉ 2 triệu nang noãn nguyên thủy còn lại trong buồn trứng lúc mới sinh và còn khoản 300,000-400,000 nang noãn trong buồn trứng trước dậy thì.

Nang nguyên thủy có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (46,XX), bị dừng lại trong kỳ đầu của giảm phân I. Trong giai đoạn nang noãn, một số tế bào trứng trưởng thành dưới ảnh hưởng của FSH (follicle-timulating hormone), hoàn tất giảm phân I. Điều này dẫn đến sự hình thành nang noãn thứ cấp với một bộ nhiễm sắc thể đơn bội (23, X) và tống xuất thể cực I. Nang trưởng thành là nang de graaf (được mô tả bởi De Graaf năm 1677). Nang thứ cấp đi vào quá trình giảm phân II nhưng dừng lại ở kỳ giữa. Quá trình lựa chọn một nang vượt trội duy nhất xảy ra tại thời điểm này.

Đỉnh LH (Luteinizing hormone) gây ra hiện tượng phóng noãn vào ổ bụng.

Sự thụ tinh

Thụ tinh giữa một trứng trưởng thành và một tinh trùng duy nhất (23,X hoặc 23,Y) xảy ra trong vòi trứng trong vòng vài giờ đầu tiên sau khi rụng trứng. Thành phần di truyền của tinh trùng xác định giới tính của thai.

Thụ tinh thúc đẩy nang noãn thứ cấp hoàn thành giảm phân II. Các giao tử (đơn bội) kết hợp tạo thành hợp tử, có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (46,XX hoặc 46,XY).

Sự phát triển của phôi trước khi làm tổ

Quá trình nguyên phân của hợp tử (được gọi là phân đoạn hoặc phân cắt) tạo các tế bào gọi là phôi bào. Sự phân chia lần đầu tạo hai tế bào, tiếp theo là bốn tế bào và tám tế bào. Quá trình phân chia vẫn tiếp tục trong khi phôi còn di chuyển trong vòi trứng. Các phôi bào tiếp tục phân chia, tạo thành một khối tế bào hình cầu gọi là phôi dâu.

Phôi dâu đi vào buồng tử cung khoảng 3-4 ngày sau khi thụ tinh. Chất lỏng tích tụ giữa các phôi bào tạo ra một khoang chứa đầy dịch, phôi dâu trwor thành phôi nang.

Một số ít tế bào (khối tế bào bên trong) tập trung tại một cực của túi phôi. Những tế bào này sẽ tạo thành phôi thai. Các tế bào bên ngoài ngoại bì phôi trở thành nguyên bào nuôi (nhau thai).

Sự làm tổ

Sự làm tổ thường xảy ra ở phần trên của tử cung và thường truên thành sau tử cung.

Trước khi làm tổ, các tế bào xung quanh túi phôi (còn gọi là màng trong suốt) biến mất và túi phôi dính vào nội mạc tử cung. Quá trình này được gọi là sự ghép vào.

Túi phôi sau đó tiến hành xâm nhập vào nội mạc tử cung. Sự làm tổ thường kết thúc vào ngày 24-25 của thai kỳ (10-11 ngày sau thụ thai).

Phôi giai đoạn sớm và sự phát triển của thai nhi

Sự phát triển của phôi sau khi làm tổ

Đến ngày 24-26 của thai kỳ, đĩa phôi có 2 lá, bao gồm ngoại bì phôi và nội bì phôi.

Sự tăng sinh tế bào tại đĩa phôi tạo một đường giữa phôi được gọi là đường nguyên thủy. Các tế bào sau đó lan rộng ra hai bên từ đường nguyên thủy giữa nội bì và ngoại bì để hình thành trung bì. Kết quả tạo một đĩa phôi có ba lá.

Ba lớp mầm phát triển thành tất cả các cơ quan của thai. Hệ thống thần kinh và lớp bieru bì cùng với thành phần phụ của nó (lỗ chân lông, tóc) có nguồn gốc từ ngoại bì. Đường tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa (tuyến tụy, gan), tuyến giáp phát sinh từ nội bì. Bộ xương, lớp hạ bì, cơ và mạch máu và cơ quan niệu dục có nguồn gốc từ trung bì.

Phát triển bào thai giai đoạn sớm

Giai đoạn phôi kết thúc sau khi tuổi thai được 10 tuần (8 tuần sau thụ thai). Chiều dài đầu-mông (CRL) thời điểm này là 4mm. Giai đoạn thai được đặc trưng bởi sụ phát triển và trưởng thành các cấu trúc hình thành trong giai đoạn phôi.

Theo Sổ tay sản phụ khoa Hoa Kỳ

Các Giai Đoạn Phát Triển Tâm Lý Của Trẻ Từ 0 Đến 16 Tuổi

Ngay khi trẻ được sinh ra có sự thay đổi từ môi trường ổn định trong bào thai sang một môi trường mới với nhiều biến đổi như ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh…Trong những năm đầu của cuộc đời trẻ cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng, vì vậy năm đầu mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt tác động đến sự phát triển của trẻ. Giai đoạn này trẻ chưa biết nói nên mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ tiền ngôn ngữ, là mối quan hệ ruột thịt thông qua tiếp xúc giữa cơ thể mẹ và cơ thể trẻ để thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý của đứa trẻ. Về ngôn ngữ trẻ 7-8 tháng biết phát ra âm đơn giản, biết lạ quen, 12 tháng tuổi biết nói một số từ đơn giản.

Yếu tố tâm lý: trong giai đoạn này trẻ cần được quan tâm, yêu thương của người chăm sóc đặc biệt là vai trò của người mẹ. Tất cả nhu cầu về vật chất, nhu cầu tình cảm của người mẹ, nhu cầu gắn bó được đáp ứng, môi trường sống ổn định thì tạo cho trẻ cảm giác an toàn và phát triển tốt. Nếu giai doạn này người mẹ có những bất ổn về tâm lý như: sinh con ngoài ý muốn, dồn tất cả nỗi thất vọng, lo lắng của mình lên đưa trẻ; nếu trẻ sống trong môi trường thay đổi liên tục hoặc những nhu cầu vật chất không được đáp ứng có thể gây nên những vấn đề tâm lý cho đứa trẻ.Tuy vậy, trong xã hội không phải nhu cầu nào cũng được đáp ứng mà dần dần trẻ phải học theo quy luật, quy tắc như trẻ đói phải biết chờ đợi thức ăn đang nóng. Nhưng điều quan trọng là trẻ cảm nhận được tình cảm của người mẹ, của các thành viên trong gia đình.

Giai đoạn này trẻ tích cực thăm dò thế giới xung quanh vì trẻ đã biết đi. Nếu như trước đây người lớn mang đồ vật đến cho trẻ còn bây giờ trẻ tự đến tiếp xúc với đồ vật bằng cảm giác và vận động. Sự phát triển ngôn ngữ, trẻ chủ động tiếp xúc với người lớn vừa nói vừa làm, trẻ hiểu lời nói trước khi biết nói. Ví dụ mẹ bảo yêu em, trẻ sẽ cảm nhận được thông qua giọng nói, nét mặt, thái độ, cử chỉ của người mẹ. Ngôn ngữ của bé ở giai đoạn này, bé nói từ đơn rồi nói cụm từ và thành câu.

Bé khám phá thế giới xung quanh một cách nhanh chóng, hoạt động tiếp xúc với đồ vật ngày càng mở rộng, vốn từ tăng nhanh, biết nói thành câu, biết nghe và kể chuyện. Trẻ thích thú trong các hoạt động trò chơi, học nói, học ăn hay đặt câu hỏi tại sao và bắt đầu đưa ra ý kiến.

Giai đoạn này, cái tôi của trẻ được hình thành, bắt đầu nhận thức được giới tính hay đặt câu hỏi “tại sao?” Trong quan hệ tình cảm bé tiến tới nhận ra vị trí của mình giữa mọi người, thoát khỏi đòi hỏi tuyệt đối về mình.

Hoạt động chủ yếu của giai đoạn này là học tập, bước vào các hoạt động trí nhớ, tư duy để trẻ bước vào trường học, đây là bước ngoặt quan trọng. Nội dung học tập được mở rộng nên ngôn ngữ của trẻ vượt ra phạm vi những từ ngữ sinh hoạt cụ thể mà đã bao gồm nhiều khái niệm khoa học trừu tượng.

Đến cuối độ tuổi này nhân cách của bé được hình thành với những nếp sống, thói quen, những hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận. Từ quan hệ ruột thịt dần dần chuyển sang quan hệ xã hội, trẻ có sự thay đổi môi trường sống, không phải môi trường quen thuộc như trước đây mà vươn ra quan hệ ngoài xã hội như là quan hệ thầy cô, bạn bè. Đây là giai đoạn hình mẫu, cho nên cha mẹ ở giai đoạn này không phải là người toàn năng trước mặt bé nữa mà vai trò hình mẫu rất quan trọng ở giai đoạn này.

Bước sang giai đoạn này cơ thể trẻ lớn lên rất nhanh, có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết và đáng chú ý nhất đó là sự phát dục. Vì vậy đây còn gọi là độ tuổi đậy thì. Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Tuổi dậy thì con trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn con gái từ 1-2 năm.

Nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức bản thân được coi là một bước biến chuyển. Với bước biến chuyển này giúp thiếu niên nhận thức, đánh giá được bản thân. Dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người thiếu niên sẽ xem xét hành vi và hoạt động của mình có phù hợp với yêu cầu của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, giai đoạn này thiếu niên cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Do đó đôi khi chỉ là những thành công nhỏ được người khác quá chú ý cũng dể tạo cho các em tự cao , đánh giá cao bản thân của mình. Trái lại những thất bại nhỏ nếu bị dè biểu cũng có thể gây cho các em rụt rè, tự ti. Sự ổn định hình thành nhân cách trước đây sẽ bị phá vỡ, tạo nên sự thay đổi cấu trúc nhân cách, từ trẻ em sang người lớn trưởng thành.

Quan hệ xã hội của các em từ mối quan hệ cha mẹ chuyển sang mối quan hệ bạn bè. Trong gia đình cha mẹ tạo điều kiện cho các em nhiều quyền độc lập hơn và những yêu cầu cao hơn. Thiếu niên thường không muốn sự chăm sóc quá tỉ mỉ, quan tâm quá mức của cha mẹ. Trong gia đình các em mong muốn cha mẹ tôn trọng ý kiến của các em hơn là chiều chuộng. Thường các em chưa nhận thức được mặt tốt và mặt xấu ở trong xã hội trong khi đây là lứa tuổi hay tìm kiếm, thực ngiệm và lứa tuổi chống đối. Vì vậy các em cần có sự quan tâm hỗ trợ, dìu dắt hướng dẫn của người lớn. Các em từng bước tự chủ trong học tập và công việc. Vì vậy các em cần có chỗ dựa tình cảm của người thân để tâm sự và chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm…Sau một thời gian các em đánh giá, xác định cho bản thân nhân cách mới, nhân cách trưởng thành. Cuối giai đoạn này nhân cách đã được hình hành ổn định, các em bắt đầu lựa chọn ngành nghề .

Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Phát Triển Con Người Và Một Số Hạn Chế Ở Việt Nam Trong Giai Đoạn Vừa Qua

Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, các quốc gia đều đặt trọng tâm vào phát triển con người. Phát triển con người vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế và mục đích của phát triển là tạo môi trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe và sáng tạo. Chỉ số phát triển con người (HDI) là khái niệm do UNDP (chương trình phát triển của Liên hiệp quốc) đưa ra, với một hệ thống cơ sở lý luận và phương pháp tính nhằm đánh giá và so sánh mức độ phát triển con người của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên phạm vi thế giới. Trọng phạm vi bài viết, tác giả đưa ra một số vấn đề về phát triển con người, đánh giá thực trạng phát triển con người của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014.

1. Quan điểm phát triển con người

Tài sản thực sự của một quốc gia là con người và mục đích của phát triển là tạo môi trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe và sáng tạo.

Theo quan điểm về phát triển con người của Liên hiệp quốc, phát triển con người là một quá trình nhằm mở rộng khả năng lựa chọn của dân chúng. Về nguyên tắc, những sự lựa chọn này là vô hạn và có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên ở các cấp độ phát triển, con người cần có ba khả năng cơ bản sau: có cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe; được hiểu biết và có được các nguồn lực cần thiết cho một mức sống tốt. Song, phát triển con người không dừng lại ở đó. Sự lựa chọn của dân chúng được đánh giá cao bao gồm sự tự do kinh tế, xã hội, chính trị để con người có được các cơ hội trở thành người lao động sáng tạo, có năng suất, được tôn trọng cá nhân và được bảo đảm quyền con người.

Như vậy phát triển con người gồm 2 mặt: một mặt là sự hình thành các năng lực của con người và mặt khác là việc sử dụng các năng lực con người đã tích lũy được cho các hoạt động kinh tế, giải trí hoặc các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị. Và như vậy thì thu nhập không phải là tất cả của cuộc sống con người. Mục đích của phát triển là mở rộng mọi sự lựa chọn của con người chứ không phải thu nhập.

2. Chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI)

Chỉ số phát triển con người (HDI) được cơ quan phát triển con người của Liên hiệp quốc đưa ra để kiểm soát, đánh giá sự tiến bộ trong phát triển con người. HDI là chỉ số đo lường thống nhất các mục tiêu kinh tế-xã hội cần đạt được và phản ánh toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống. HDI phản ánh mức độ trung bình đạt được của một nước về các năng lực cơ bản của con người.

Trên thực tế, HDI chứa đựng ba yếu tố phản ánh tương ứng ba khía cạnh thuộc về năng lực phát triển của con người, đó là: năng lực tài chính (thu nhập), năng lực trí lực (giáo dục) và năng lực thể lực (y tế và chăm sóc sức khỏe). Ba yếu tố cấu thành HDI đã được thống nhất từ năm 1990 bao gồm: y tế và chăm sóc sức khỏe (tính bằng tuổi thọ bình quân), giáo dục (tính theo hai tiêu chí là tỷ lệ người lớn biết chữ và số năm đi học trung bình); GNI/người tính theo PPP được đưa vào HDI phản ánh thu nhập. Đã có ba lần thay đổi trong việc sử dụng các yếu tố đưa vào HDI để phản ánh khía cạnh giáo dục. Trước năm 2007, kết quả giáo dục đưa vào tính HDI bao gồm tỷ lệ người lớn biết chữ và số năm đi học trung bình. Năm 2007, trong  báo cáo phát triển con người  của UNDP thì kết quả giáo dục tính vào HDI lại là: tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đến trường đúng độ tuổi. Báo cáo phát triển con người năm 2010 cải tiến hơn, con số tỷ lệ đến trường đúng độ tuổi được thay bằng số năm đi học trung bình nhưng đầy đủ hơn, nó không chỉ bao gồm số năm đi học trung bình của những người từ 25 tuổi trở lên mà còn bao gồm số năm đi học trung bình kỳ vọng, tức là số năm đi học trung bình dự báo tính cho những người trong độ tuổi đến trường.

Về phương pháp tính, HDI thiết lập một giới hạn trên và giới hạn dưới cho từng khía cạnh và chỉ ra vị trí hiện tại của từng quốc gia trong các giới hạn đó. Phương pháp chỉ số chính là cách thức để quy đổi các đơn vị đo lường của các tiêu chí bộ phận thành chung.

Trước báo cáo phát triển con người năm 2010, UNDP đã sử dụng một phương pháp tính, theo đó HDI là trung bình cộng của ba chỉ số bộ phận. Tuy nhiên, trong Báo cáo phát triển con người năm 2010, đi đôi với sự thay đổi một số yếu tố bộ phận trong HDI, phương pháp tính cũng có sự thay đổi phù hợp và bảo đảm tính chính xác hơn của chỉ số này.

Bước 1: thiết lập, thiết lập chỉ số thành phần cho mỗi loại phương diện, bao gồm: Chỉ số thu nhập (IW), chỉ số tuổi thọ (IA), và chỉ số giáo dục (IE). Các chỉ số được tính theo công thức (1):

Chỉ số =

Giá trị thực tế-Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất-Giá trị nhỏ nhất

 Bảng 1: Các chỉ số thành phần HDI

Chỉ số

Giá trị lớn nhất

Giá trị nhỏ nhất

Tuổi thọ trung bình

83,2

20

13,2

0

Số năm học TB kỳ vọng của trẻ em (năm)

20,6

0

Tổng hợp chỉ số giáo dục

0,951

0

Thu nhập bình quân (PPP) (USD)

108,211

163

 

Nguồn: Báo cáo phát triển con người năm 2010

            Khi tính chỉ số giáo dục, công thức (1) được áp dụng tính cho cá hai thành phần phụ ( số năm đến trường và số năm đến trường kỳ vọng), cuối cùng, công thức (1) lại được áp dụng để tính chỉ số giáo dục. Cụ thể là:

Trong đó, IE1 là số năm học trung bình của người lớn, IE2 là số năm học dự kiến của trẻ em

Khi tính chỉ số thu nhập, bởi mỗi chỉ số là một số mang tính chất đại diện cho khả năng xảy ra chỉ tiêu này, hàm chuyển đổi từ thu nhập tới các khả năng là hàm lõm, vì thế mà khi tính ta sử dụng logarit đối với các chỉ số thực tế, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.

                             Iw=

Ln (Thu nhập thực tế)-Ln(Thu nhập tối thiểu)

Ln (Thu nhập tối đa)-Ln(Thu nhập tối thiểu)

Bước 2: Tổng hợp các chỉ số thành phần để tính HDI

            Tác dụng chính của HDI là kiểm soát và đánh giá, so sánh trình độ phát triển con người giữa các quốc gia với nhau cũng như đánh giá sự phát triển của con người theo thời gian. Trên cơ sở đó, chính phủ các nước có thể xác định trọng điểm cần ưu tiên để thực hiện sự can thiệt bằng các chính sách cụ thể nhằm cải thiện sự tiến bộ xã hội, nâng cao trình độ phát triển con người. HDI theo phương pháp chỉ số được xác định trong khoảng từ 0 đến 1. HDI càng gần 1, chứng tỏ trình độ phát triển con người càng cao và ngược lại.

3. Đánh giá trình độ phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2010-2014 thông qua chỉ số HDI

            Trong thời gian qua, cùng với quá trình đổi mới về kinh tế và những thành tựu quan trọng đạt được trong lĩnh vực này, trình độ phát triển con người của Việt Nam cũng có những tiến bộ nhất định

Bảng 2: Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 2010-2014

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Chỉ số HDI

0,572

0,593

0,617

0,638

0,666

Xếp hạng

113/169

128/187

117/187

121/187

116/188

Nguồn: Báo cáo phát triển con người của UNDP các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015

Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn 2010-2014 chỉ số phát triển con người của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng không nhiều, tăng 0,094 điểm với tốc độ tăng có xu hướng chậm lại.

Trước hết về chỉ số tuổi thọ, tuổi thọ bình quân ở nước ta đạt mức cao nhất và có tầm quan trọng hàng đầu trong 3 chỉ số (thu nhập, tuổi thọ, giáo dục), quyết định thứ bậc về HDI. Cụ thể, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam năm 2014 đạt 73,2 (cao hơn mức 69,3 tuổi của nhóm nước có HDI trung bình, cao hơn cả mức 72,6 tuổi của nhóm có HDI cao).  Ngoài các yếu tố có tính tự nhiên, tuổi thọ cao của người Việt Nam còn là kết quả của việc cải thiện mức sống, chăm lo sức khoẻ con người, được thể hiện trên nhiều mặt. Cụ thể: Tỷ lệ nghèo giảm mạnh (9,45% năm 2010 xuống còn 5,97% năm 2014, Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Tiếp tục đầu tư xây mới và nâng cấp mở rộng nhiều bệnh viện; riêng tuyến Trung ương tăng thêm 1.200 giường bệnh. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 72%.

Về chỉ số thu nhập (tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương), bình quân đầu người đã tăng từ 1.160 USD năm 2010 lên 2.028 USD năm 2014. Do chỉ số thu nhập còn thấp, nên cần phải tập trung cho việc nâng cao chỉ tiêu này. Muốn tăng chỉ tiêu này, một mặt phải tăng tổng GDP (tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương); phải tăng tỷ lệ GNI so với GDP và tiếp tục giảm tốc độ tăng dân số.

Chỉ số tri thức (giáo dục), được biểu hiện qua 2 chỉ số chi tiết, đó là số năm đi học kỳ vọng và số năm đi học trung bình. Số năm đi học kỳ vọng tăng từ 10,4 năm vào năm 2010 lên 11,9 năm vào năm 2014, số năm đi học trung bình của Việt Nam đã tăng từ 7,2 năm năm 2010 lên 7,9 năm năm 2014.

            Nhìn chung, trình độ phát triển con người của Việt Nam chưa thực sự bền vững. Hiện nay, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có trình độ phát triển con người ở mức trung bình, thấp hơn so với phần lớn các nước trong khu vực Đông Nam Á (chỉ cao hơn với Myanmar và Camphuchia). Theo báo cáo phát triển con người của UNDP năm 2015 dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu năm 2014, năm 2014 chỉ số HDI của Việt Nam là 0,666 trong khi đó của Myanmar là 0,535, của Camphu chia là 0,555. Trong thời gian tới, để HDI của tăng nhanh hơn, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn nữa vào con người. Nếu không đầu tư vào con người thì những lợi ích thu được từ thị trường quốc tế hoặc từ đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ rất hạn chế. Đầu tư vào tiềm năng con người có ý nghĩa sống giúp Việt Nam nâng cao lợi thế cạnh tranh và nhờ đó được hưởng lợi đầy đủ khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Như vậy, việc phát triển con người ở nước ta trong giai đoạn vừa qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, còn có một số hạn chế nhất định. Bối cảnh phát triển con người của nước ta hiện nay vừa có những cơ hội mới, vừa đứng trước nhiều thách thức. Điều đó, đòi hỏi phải xem xét một cách toàn diện để tìm ra những giải pháp hiệu quả cho việc phát triển con người một cách bền vững

Tài liệu tham  khảo

1. Ngô Thắng Lợi (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB đại học kinh tế Quốc dân

2. UNDP, Báo cáo phát triển con người các năm  2012, 2013, 2014, 2015

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quản Trị Môi Trường Trong Giai Đoạn Phát Triển Mới trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!