Đề Xuất 3/2023 # Quê Hương Là Gì, Ở Đâu # Top 9 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Quê Hương Là Gì, Ở Đâu # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quê Hương Là Gì, Ở Đâu mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nguyên Thạch (Danlambao) – Tôi không xem 800 báo đài trong hệ thống tuyên truyền của nhà cầm quyền cộng sản là Quê hương, mặc dù thỉnh thoảng tôi có một ít bài viết nhẹ nhàng cố tránh đụng chạm và phê phán cái cơ chế hiện hành nhưng bọn nô bút đại diện cho Ban tuyên giáo công sản vẫn không cho đăng. Có lẽ khi đọc những bài viết ấy, họ đã thấy được nhiều ẩn dụ của thứ ngôn từ mà họ cho là phản động hay sặc mùi phản động?.

*

Quê hương là gì, ở đâu? Hẳn rất nhiều định nghĩa tùy theo ký ức, cảm nhận riêng của mỗi người. Có người định nghĩa Quê hương là nơi chôn nhao cắt rún, là con đường làng bến nước cây đa, mái tranh nghèo có lũy tre xanh bên dòng sông êm ả, Quê hương là nơi tuổi thơ đánh đáo chơi bi…

Người ở lại thì cho Quê hương là chùm khế ngọt, nơi chia đắng sẻ bùi, là nơi để đặt niềm tin và hy vọng. Người ra đi thì cho rằng Quê hương là nơi đã chôn vùi kỷ niệm của một thời đã qua và giờ đây với bao tiếc nuối nhớ nhung…

Quê hương ở đâu? Với người trong nước thì mơ hồ rằng không biết Quê hương mình hiện giờ đang ở đâu? Với ĐCSVN thì cho rằng Quê hương mình là ở bên kia biên giới thuộc phương Bắc cho nên bằng mọi giá phải nghe theo lời dạy của đại thi hào bưng bô Tố Hữu tiên sinh:

Bên nay biên giới là nhà

Bên kia biên giới cũng là quê hương.

Hoặc:

Bên kia biên giới là tình

Bên nay biên giới cũng mình với ta.

Còn với người Việt ở hải ngoại thì Quê hương chỉ còn ở trong tâm khảm, trong quả tim với bao nỗi niềm đau đáu về một nơi đã thuộc quyền cai trị của bọn Thái thú tôi tớ cho ông chủ Chệt cộng.

Với tôi, Quê hương là tất cả quá khứ cùng hiện tại, với bao êm ái và với cả nhức nhối đau thương, với chuỗi kỷ niệm êm đềm lẫn bao trăn trở cho một đất nước có hơn 100 triệu dân đang quằn quại đau thương dưới ách tròng Việt cộng và Tàu cộng.

Hiện tại gần gũi nhất mà tôi cảm nhận Quê hương của tôi giờ đây là thôn Dân Làm Báo, nơi mà tôi có thể viết lên tâm tư, có thể nói lên những điều mà tôi suy nghĩ, để rồi cùng bạn hữu và quí còm sĩ trò chuyện dường như mỗi ngày. Không biết có bạn đọc, còm sĩ nào có cùng cảm nghĩ như tôi?. Nơi mà tôi và bạn cùng các tác giả có các bài viết mang đầy tâm nguyện, chứa đầy kiến thức, kinh nghiệm cùng những nhận định rất chính xác bởi được dựa trên nhiều dữ liệu đáng tin cậy của lịch sử, của thời cuộc để đem thông tin đến cho toàn dân hầu nâng cao thêm trình độ DÂN TRÍ, thứ mà bất cứ cuộc cách mạng nào cũng phải cần đến.

Tôi không xem 800 báo đài trong hệ thống tuyên truyền của nhà cầm quyền cộng sản là Quê hương, mặc dù thỉnh thoảng tôi có một ít bài viết nhẹ nhàng cố tránh đụng chạm và phê phán cái cơ chế hiện hành nhưng bọn nô bút đại diện cho Ban tuyên giáo công sản vẫn không cho đăng. Có lẽ khi đọc những bài viết ấy, họ đã thấy được nhiều ẩn dụ của thứ ngôn từ mà họ cho là phản động hay sặc mùi phản động?.

Chân lý có thể đúng ở bên này Thái Bình Dương nhưng sai ở bên kia mà Triết gia Thiên chúa giáo Pháp thế kỷ XVII Pascal có viết một câu trở thành tục ngữ: “Chân lý bên này rặng núi Pyrenees là sai lầm ở phía bên kia”. Tất nhiên những người cộng sản phải bảo vệ những gì mà họ cho là của họ và cho đó là đúng, bất luận ý kiến của số đông cho rằng những điều họ tin, những điều họ đã và đang làm là những gì đi ngược lại với trào lưu Dân Chủ, phản lại với ý nguyện của toàn dân. Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý. Sự thật bao giờ cũng là sự thật mà tôi tin chắc rằng một ngày nào đó bọn họ (cộng sản) phải trả lại sự thật cùng chân lý cho người dân khi toàn dân đồng lòng vùng dậy giải trừ họ.

Một ngày nào đó có thể (xin nhấn mạnh là có thể) ĐCSVN sẽ vì rất tức tối vì các trang mạng Lề Dân đã làm bỉ mặt họ, đã trưng bày quá nhiều bằng chứng hùng hồn có thật không thể chối cãi, đã vạch trần những gì mà đối với họ đáng ra phải được giấu kín như những chuyện thuộc “thâm cung bí sử”, tức theo cộng sản là phải được tuyệt đối giữ bí mật thì họ sẽ bất chấp tấn công hoặc cho đánh sập các trang mạng đã gây cho ĐCS những thiệt hại to lớn này, tỉ dụ như Dân Làm Báo. Mất Dân Làm Báo, với tôi phần nào cũng còn đồng nghĩa với sự mất Quê hương. Điều này, có thể bạn sẽ cho rằng sao tôi đơn giản thế? Vâng, có lẽ bạn đúng mà cũng có thể bạn sai vì bạn đã có tầm nhìn chưa đầy đủ về những trang mạng “Lề Dân”, cái lề mà toàn đảng CSVN phải sợ, phải lo đối phó mà bằng chứng hùng hồn nhất là chúng cố dồn nhiều nỗ lực để ngăn cấm, như họ đã làm trong thời gian qua.

Tiền bạc và danh vọng đã khiến một số người trở nên BẤT CHÍNH! Dọc theo bọn người bất chính ấy, phần đông là đám đảng viên có quyền có chức mà cụ thể là BCT – TWĐ (Bộ Cá Tra), chúng đã hoàn toàn đánh mất lương tâm, trách nhiệm của những đứa con thuộc dòng giống Việt Nam, phản bội lại cha ông, quay lưng lại với dân tộc để bán đứng Quê hương cho giặc ngoại bang Tàu cộng qua hành vi ngầm ký kết “Mật Nghị Thành Đô 1990” tại Tứ Xuyên Trung cộng cũng như vâng lịnh 16 chữ vàng khè và 4 Tốt do bọn bành trướng Trung cộng ép buộc Nguyễn Phú Trọng phải quì lạy tuân thủ.

Ngày mai bọn bành trướng ngông cuồng Trung cộng sẽ đánh sập và thôn tính toàn bộ Biển Đảo đất nước Việt Nam thì đó là ngày mà tôi cùng tất cả các bạn sẽ mất đi một Quê hương rộng nghĩa hơn, bao quát hơn. Ngày tang thương đau buồn cho cả một dân tộc ấy có đến hay không là do chúng ta có cố gắng đấu tranh hay thờ ơ vô cảm.

9/10/2017

Quê Hương – Ktct Uc

 

Quê hương là gì hả mẹ? Mà sao cô giáo bắt phải yêu?

Quê hương là gì? Có lẽ trong chúng ta cũng ít người có thể định nghĩa được. Tôi cũng là một trong số đó. Biết rằng ở đâu đó có định nghĩa rõ ràng về hai chữ Quê Hương nhưng tôi chưa bao giờ có ý muốn tìm đọc. Tại sao tôi phải tìm đọc để hiểu nó trong khi tôi có thể cảm nhận nó bằng từng nhịp đập của con tim, bằng làn da thớ thịt bằng những ký ức đẹp đẽ hay khổ đau của cuộc đời mình, bằng những mối quan hệ và những trải nghiệm của những năm tháng đã qua? Quê hương là tất cả không gian và thời gian mà ở đó có sự hiện hữu của tôi và của những người mình yêu thương trong một ranh giới địa lý nào đó. Đó là một vùng, miền, tỉnh thành, một đất nước hay rộng hơn là cả hành tinh này. Đó có thể hoặc chưa hẳn là nơi chôn nhau cắt rún nhưng chắc chắn đó là nơi mà khi xa rồi ta mới hiểu rằng mình cần nó biết bao nhiêu.

Quê hương là cầu tre nhỏ mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ hoa cau rụng trắng ngoài thềm. thơ Đỗ trung Quân

Với cha ông chúng ta, những người theo đoàn quân Chúa Nguyễn đi mở cõi sơn hà thì quê hương là

Kể từ thuở mang gươm đi mở nước Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long thơ Huỳnh văn Nghệ

Với những người đã trải qua năm tháng dài của cuộc đời mệt mỏi thì tuổi thơ là hình ảnh đáng nhớ nhất của quê hương

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ Ai bảo chăn trâu là khổ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao thơ Giang Nam

Mỗi người chúng ta đều có một hình ảnh quê hương để mà nhớ mà thương, để mà hoài niệm và day dứt để lấy đó làm gốc gác, làm điểm tựa của mình trong dòng đời tuôn chảy không ngừng này.

Sài Gòn, vùng đất nhân hậu, người Sài Gòn chân tình và rộng rãi. Họ sẵn sàng dung chứa tất cả mọi người không phân biệt gốc gác, xuất thân. Dân tứ xứ tìm tới Sài Gòn để làm ăn sinh sống đều công nhận tính thơm thảo tốt bụng cũa người Sài Gòn. Nếu bạn sống ở Hà Nội dù là 20 hay 30 năm chưa chắc bạn được xem là người Hà Nội, thậm chí tới đời con của bạn có thể sẽ bị xem là không phải dân Hà Nội gốc. Ngay cả đã là dân Hà Nội mà còn phân biệt Hà Nội 1, 2, 3, 4 mặc dù Hà Nội xưa chỉ nhỏ bằng 3 quận là quận 1, quận 3 và quận 5 Sài Gòn mà thôi. Nhưng với Sài Gòn của tôi thì không như vậy. Chỉ cần bạn sống tại Sài Gòn, cùng làm ăn và định cư tại đó thì sau thời gian một vài năm bạn có thể xưng là dân Sài Gòn mà chẳng ai tỏ ra phản đối cả.

Là người sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, quê hương đối với tôi là con đường Duy Tân cây dài bóng mát, là hàng me xanh cùng các cô nữ sinh áo dài trắng tung tăng dành nhau nhặt me rơi, là những lần ngượng ngùng đạp xe ngang qua trường Gia Long, Trưng Vương vừa mong mỏi lại vừa e ngại bắt gặp ánh mắt bất chợt của cô bé nào đó. Quê hương của tôi còn là tiếng rao hàng văng vẳng ban trưa, là trẻ em tắm mưa trong con hẻm nhỏ ngập nước, là ngôi trường tiểu học mà nơi đó tôi đã tập tểnh bước những bước đầu tiên vào cuộc đời đầy bất trắc cũng lắm thú vị này.

Người Sài Gòn vốn từ dân tứ xứ các nơi tụ về rồi sinh con đẻ cái, cho nên hầu hết ai cũng có một vùng quê để nhớ thương, để về thăm quê cha đất tổ, đó là quê hương trong quê hương. Tôi cũng có một quê hương như vậy, có thể mỗi người có cảm nhận khác nhau nhưng đối với tôi, được về quê là mong mỏi lớn nhất của mình mổi khi hè về. Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang cũng hay cũng đẹp cũng thú vị nhưng với tôi được trải qua những tháng hè nơi vùng quê Gò Công của tôi luôn là lựa chọn số một. Ở đó tôi được tắm mình trong không gian yên tỉnh thơm ngát mùi rơm rạ, mùi bùn lầy, mùi hăng nồng của cỏ mục dưới sự thiêu đốt của ánh nắng mặt trời và nhiều mùi hương khác nữa, tôi không thể phân định tất cả mà chỉ gọi chung đó là mùi đồng quê. Tôi luôn bị hấp dẫn bởi những thú vui mò cua, bắt ốc, bắn chim, tắm ao, nặn đất sét. Thích chui rúc trong những bụi rậm, ụ rơm trong các trò chơi đánh giặc rồi đêm về ngứa ngáy gãi sồn sột để đến hôm sau lại tiếp tục lao vào một cách hăm hở. Những bữa cơm đậm chất đồng quê với mớ rau càng cua dưới gốc tre, vài nắm rau mồng tơi bên rào dậu, rồi là nấm rơm bụ bẫm vừa được dở ra, nhúm cá trắng xào xả ớt v.v…..thật ngào ngạt hương vị đồng quê mà dù có bất kỳ món ngon vật lạ nào cũng không làm tôi quên được thứ hương vị mộc mạc dân dã đã thấm sâu vào tâm hồn này. Mỗi người có những hoài niệm của riêng mình, mỗi người tùy theo tâm thức riêng có thể chọn cho mình một quê hương, ta không thể chọn dùm ai đó quê hương của họ theo ý ta được….dù đó là con của chúng ta.

Là người đang sống xa quê hương mình đến nửa vòng trái đất tôi cảm thấy lòng chùng lại khi nghĩ đến “quê hương” đang hình thành dần dần trong đầu con tôi mang hình ảnh và màu sắc của nước Mỹ. Đó là một thực tế không thể thay đổi bằng mệnh lệnh cưỡng bức được, cần phải biết thuận theo tự nhiên mà không thể cưỡng cầu.

Quê hương của con tôi và quê hương của tôi không phải là một, nếu có cố gắng lôi kéo và tìm cách thay đổi hình ảnh quê hương đó thì cũng chỉ được đến hết đời nó thôi và đến đời con nó thì không thể được nữa, vậy thì cố gắng đó có lợi ích gì? hay chỉ để thỏa lòng của riêng mình mà không nghĩ đến tâm tư tình cảm thật sự cũa nó? Ta đang phải sống “một kiểng hai quê” cũng đủ muộn phiền rồi, thì tại sao muốn cho con cái chúng ta tiếp tục như vậy. Suy cho cùng đó là tình cảm tự nhiên, chúng ta không nên ép buộc bất kỳ ai phải yêu theo cái mình yêu, phải thích theo cái mình thích.

Vậy đó bạn ạ ! chúng ta không chỉ day dứt về nỗi nhớ mà còn day dứt về cái nhìn cũa những người thân yêu về quê hương nữa, thế mới biết quê hương đã là máu thịt, là một phần thân thể của ta mất rồi. Chế Lan Viên đã rất sâu sắc khi nói rằng: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa linh hồn

Texas ngày 3 tháng 6 năm 2012

* Trang này được xem 7761 lần

Quê Hương Mỗi Người Chỉ Một ?

Quê hương mỗi người chỉ một ?

 

Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớSẽ không lớn nổi thành người.

Bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân là một tuyệt thi, được phổ nhạc và nổi tiếng với người Việt năm châu bốn biển. Quá hay.

Chỉ một điểm tôi muốn bàn luận mà thôi: ”Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi”

Chắc không?

Ấy, người ta đâu phải chỉ có một mẹ. Đa số chỉ có một mẹ. Nhưng ngoài ra, người thì có mẹ kế, người thì có mẹ nuôi, người thì có mẹ đỡ đầu.

Vậy thì người ta cũng không nhất thiết chỉ có một quê hương.

Từ sau tháng 4/1975 đến nay, hơn 2 triệu con người Việt Nam đã tìm mọi cách lìa bỏ quê hương, đi tìm tự do hạnh phúc nơi xứ người, đã trở thành công dân và thường trú nhân của nước khác, nghĩa là đã có một quê hương thứ hai.

Có thể nói khẳng định rằng tuyệt đại đa số người Việt sống ở nước ngoài có cuộc sống hạnh phúc, ấm no về vật chất, tự do thoải mái về tinh thần, nhân quyền được tôn trọng. Đa số sống tại Mỹ, Canada, Úc, Pháp..là những nước dân chủ tự do, có mức sống cao nhất trên toàn thế giới.

Thế nào là “quê hương”? Người Anh có câu định nghĩa đơn giản: “Home is where your happiness is”, nghĩa là: “Nơi đâu có hạnh phúc, nơi đó là nhà”. Nhà nghĩa là quê hương vậy. Đó là nơi gắn liền với cuộc sống, với gia đình. Đó là nơi người ta thấy hạnh phúc.

41 năm trời đã trôi qua. Đối với nhiều người, cuộc đời họ gắn bó với quê hương thứ hai dài lâu hơn quê hương thứ nhất. Đối với nhiều người, đời sống ở quê hương thứ nhất quá ngắn ngủi đến độ chưa hình thành được tình yêu. Đối với nhiều người, cuộc sống ở quê hương thứ nhất nhiều đau khổ, đầy đọa, tai ương nên trong tình yêu quê hương cũ có mùi vị chua chát, đắng cay. Ngược lại, quê hương mới đãi ngộ họ quá tốt, đầy ân sủng, cho họ một đời sống tràn đầy hạnh phúc. Thế thì nên yêu quê hương nào hơn?

Tình yêu quê hương rất giống với tình mẫu tử. Lòng yêu mẹ không phải chỉ đơn giản “yêu mẹ vì mẹ sinh ra mình” mà quan trọng hơn là “yêu mẹ vì mẹ đã nuôi nấng và yêu thương mình”. Chính vì vậy, trong trường hợp những người có mẹ nuôi, rất nhiều người thương yêu mẹ nuôi hơn mẹ ruột. Cái quan hệ giữa mẹ và con quyết định tình yêu của người con đối với người mẹ chứ không phải chỉ vì sự kiện là người mẹ đã sinh ra người con. Một người mẹ bỏ rơi con ngay khi con chào đời hoặc còn bé nhỏ thì sau này khó lòng mà người con yêu thương người mẹ được.

Không phải đến 1975 người dân Việt mới có quê hương thứ hai. Ở một tầm mức hạn hẹp hơn, năm 1954, một triệu người dân miền Bắc cũng đã đi tìm tự do hạnh phúc, chọn lựa một quê hương thứ hai, cách xa quê cũ hàng ngàn cây số, đó là miền Nam. Đối với rất nhiều cô cậu bé con di cư năm 1954 thì “quê hương” chính là Saigon, Biên Hòa, Hố Nai … chứ không phải là Hà Nội, Nam Định, Thái Bình …Và cũng rõ ràng là một triệu dân di cư miền Bắc đã tìm thấy đời sống hạnh phúc hơn nơi miền Nam tự do, trù phú.

Trước đó nữa thì lịch sử lập quốc của dân tộc Việt Nam là lịch sử của một dân tộc luôn luôn “đi tìm quê hương mới”. Từ 2 châu Quảng Đông, Quảng Tây ở Trung Quốc, dân ta nam tiến mãi cho đến mỏm đất cuối cùng là Cà Mau giáp biển, không còn đi thêm được nữa.

Mưu cầu tự do hạnh phúc mãi mãi là lý do tồn tại, là động lực sống của loài người, dù là họ phải trả cái giá rất đắt, tỷ dụ như nửa triệu người Việt đã chết trên đường vượt biên. Họ sẽ đi tìm đời sống tốt đẹp hơn ở nơi khác khi họ biết rằng đời sống ở nơi khác tốt đẹp hơn nơi ở hiện tại. Nhất là trong thời đại toàn cầu hóa, thế giới trở nên nhỏ hẹp lại và giống nhau nhiều hơn. Có những quốc gia được tạo lập nên hoàn toàn do những người đi tìm quê hương mới. “Lòng yêu quê hương” không có nghĩa là “phải sống ở quê hương” khi người ta hiểu rằng vẫn có một “quê hương thứ hai” mà có thể làm họ hạnh phúc hơn quê cũ.

Nơi nào làm cho người ta hạnh phúc, người ta sẽ yêu thương nơi đó, và nơi đó sẽ trở thành quê hương. Không nhất thiết chỉ là nơi sinh ra của mình hay cha mẹ mình. Ai cũng phải có quê hương, nhưng không nhất thiết chỉ một quê hương.

Hoàng Hải Hồ

Nguồn Gốc Hai Từ Quê Hương (暌 鄉)

Tết đến rồi ai cũng mang mang một nỗi nhớ quê hương, người ở quê lên thành thị thì mong sớm về quê vui tết với gia đình, người ngoài nước thì mong nhớ về quê hương đất nước để bơi lội trong văn hóa tết dân tộc. Quê hương một từ thân thương vô bờ bến của người dân Việt. Xin đưa lên đây một ý nghĩ về hai tiếng quê hương để tặng cho những ai đang xa nhà hay xa xứ.

Quê hương, hai tiếng vô cùng thân thương đối với người Việt, ai đi đâu cũng nhớ quê hương. Thông thường ta hiểu Quê hương là nơi mình ra đời hay như ta thường nói là nơi “chôn nhau cắt rốn”, hai tiếng quê hương trở thành một từ quá quen thuộc nên người ta chẳng băn khoăn tự hỏi rằng hai từ này từ đâu mà có, nó là từ Hán Việt hay thuần Việt. Tôi cũng như nhiều người khác, đem cái thắc mắc này hỏi sách vỡ nhưng đến nay chưa tìm thấy sách nào giải thích về điều này, thôi thì đành tự tìm hiểu vậy.

Quê hương, ai cũng biết Hương 鄉 là chữ Nho, ngày nay gọi là từ Hán Việt, vậy lẽ nào chữ Quê lại là chữ thuần Việt, nhất định nó là chữ Nho rồi, cho dù nó biến âm theo thời gian chăng nữa thì âm gốc của nó nhất định vẫn còn đâu đó. Mặc dầu thế, có một điều khó khăn là tuy có nguồn gốc là chữ Nho, nhưng Trung Hoa không hề có từ ghép nào khả dĩ làm cơ sở để từ đó ta tìm ra nguồn gốc của từ ghép này, thôi đành tìm trong vốn liếng ngôn ngữ của dân tộc vậy. Ta hãy tìm hiểu xem nó là chữ gì, nghĩa nó ra sao, mà khi ghép lại thành cái tên gọi sao mà thân thương đến vậy.

Theo tôi, hai từ Quê Hương vốn là thuần Việt, có nghĩa là cái chữ Hán ấy vốn là chữ của người Việt, tất nhiên âm cũng Việt, theo thời gian, dưới áp lực của các triều đại phương bắc cấm dân tộc ta không được dạy về nguồn gốc chữ Khoa đẩu và Dịch học; đồng thời chính họ cũng không sử dụng hai từ đó đi liền với nhau nữa, có thể nhằm tránh người Việt tìm ra nguồn gốc của con chữ và dịch học, dần hồi ta quên mất chữ củ của nó đi, từ đó ta không biết Quê là gì. Chữ Hương 鄉 thì ai cũng biết rồi, nhưng chỉ biết với nghĩa đơn giản mà các từ điển Hán Việt cho mà thôi, còn chữ Quê thì dường như chẳng biết nó xuất phát từ đâu, giờ đây ta chỉ tìm thấy nghĩa của hai từ này được giải thích trong tự điển theo cảm tính mà thôi. Theo tôi, hai từ Quê Hương trong chữ Việt cổ là 暌 鄉, âm hiện nay là Khuê Hương.

1.1. Ngữ âm Quê.

Chữ Quý 癸 ngoài cái âm “quê” đã bàn trên, nó còn chứa trong nó cái ý nghĩa mà từ đó hình thành nên nét nghĩa thân thương trong hai tiếng Quê Hương.

Tự điển Thiều Chữu: 癸.

Can “Quý”, can sau chót trong “thiên can” 天干 mười can.

Kinh nguyệt đàn bà gọi là “thiên quý” 天癸 hay “quý thuỷ” 癸水.

Kinh nguyệt của đàn bà ngày xưa người Việt gọi là “máu què”, cũng từ đây mà quần của đàn bà gọi là quần “đáy què”, người ta còn gọi sinh thực nữ là “cái què”. Như vậy “què” ở đây chính là đọc trại từ “Quê” mà ra.

Ở trên là phân tích về ngữ âm “quý – quê”, ngoài ra chữ quý癸 được tổ tiên ta sáng tác ra căn cứ vào sơ đồ Lạc thư – Hậu thiên bát quái, vì họ chính là chủ nhân của cái sơ đồ này nói riêng, dịch học nói chung, vì vậy ta hãy tìm hiểu tiếp.

Thuyết văn giải tự giải thích.

癸.冬時,水土平,可揆度也。象水從四方流入地中之形。癸承壬,象人足。癸,籒文从癶从矢。居誄切.

Quý. Đông thời, thủy thổ bình, khả quỷ độ dã. Tượng thủy tùng tứ phương lưu nhập địa trung chi hình. Quý thừa Nhâm, tượng nhân túc. Quý, trứu văn tùng Bát tùng thỉ. Cư lụy thiết.

Quý. Thời tiết mùa đông. Nước đất ngang nhau. Có thể đo lường được. Hình ảnh nước bốn phía chảy vào đất. Quý tiếp Nhâm, Tượng chân người. Quý. Trứu văn bộ Bát bộ Thỉ. Cư lụy thiết = Quỵ = quý.

Nội dung giải thích này đã giải thích trên.

Khang Hy tự điển giải thích:

又天癸,天乙所生之癸水。《黃帝素問》女子二七,而天癸至。《方書》男之精,女之血,先天得之以成形,後天得之以有生,故曰天癸.

Hựu thiên quý, thiên ất sở sanh chi quý thủy. (Hoàng Đế tố vấn) nữ tử nhị thất, nhi thiên quý chí. (Phương thư) Nam chi tinh, nữ nhi huyết, tiên thiên đắc chi dĩ thành hình, hậu thiên đắc chi dĩ hữu sanh, cố viết thiên quý.

Lại gọi là thiên quý (kinh nguyệt) thiên ất (Hoàng Đế tố vấn) con gái 14 tuổi thì có kinh nguyệt. (Phương thư) Nam thì có tinh, nữ thì có huyết, gọi là thiên quý vì nó do khí tiên thiên (dương) mà thành hình và khí hậu thiên (âm) mà sanh ra.

Giải thích này căn cứ vào dịch học, cụ thể là sơ đồ Lạc thư – Hậu thiên bát quái, điều này cho thấy hai chữ “quê hương” được sáng tác ra từ sơ đồ này. Trong giải thích này, chi tiết người đọc cần quan tâm là “thiên ất 天乙 – Dương và “quý thủy – 癸水 – Âm”, bởi vì chữ Ất 乙là một chữ chỉ định nghĩa của chữ Hương鄉mà tôi sẽ bàn sau. Chính vì vậy mà người ta mới giải thích tiếp nó được hình thành từ tiên thiên (Hà đồ, thuộc âm) và Hậu thiên (Lạc thư, thuộc dương).

1.2. Nghĩa biểu ý của chữ Quý 癸- Quê.

1.3. Khuê 暌 – Quê.

Như đã đề nghị trước, theo tôi chữ Quê xưa kia được viết là暌, âm đọc hiện nay là Khuê.

Về mặt ngữ âm ta thấy âm Khuê gồm: Âm đầu [kh], vần [uê], theo các nhà ngôn ngữ hiện nay, ngôn ngữ tiền Việt Chức không có âm [kh] với quan điểm như vậy ta có Kh – uê hay K-uê thành Kuê hay Quê. Tự điển Tường tế giải thích:

形声。从日,癸声。本义:日落.

Hình thanh. Tùng nhật, Quý. Bổn nghĩa: Nhật lạc.

Chữ hình thanh. Bộ Nhật, âm Quý. Vốn nghĩa là mặt trời lặn.

Như đã chứng minh trên, chữ Quý 癸 vốn đọc là Quê, trong giải thích này nói thuộc bộ Nhật日, âm Quý癸tức là Quê. Như vậy chữ暌 là chữ Quê, một chữ và âm thuần Việt.

Về kết cấu khoa đẩu của chữ Quê暌 ta có:

Trái Nhật日, mặt trời – Dương, chỉ phía tả của sơ đồ Lạc thư, phải Quý癸, thuộc Thủy – Âm. Dương Âm tức Càn Khôn – Hà đồ hay bản thể, thuộc Âm.

Chữ 暌 là một chữ hội ý khoa đẩu, hình thanh. Hội ý khoa đẩu là vì Quý 癸 chỉ phần âm của vũ trụ (Hà đồ), còn chữ Nhật 日là tượng trưng cho phần dương của vũ trụ (Lạc thư), bắt đầu từ can Ất乙và kết thức là can Quý 癸, can cuối cùng của 10 Thiên can, tính từ Ất 乙 tới Quý 癸là một vòng của bản thể làm sao không xa cho được. Như tự điển Tường Tế đã giải thích, Khuê có nghĩa là nhật lạc日落, từ nhật lạc có thể hiểu là hoàng hôn, tuy nhiên trong trường hợp này phải hiểu là mặt trời lặn mất, vì Quý là can cuối cùng, nằm tại cung Hợi 10 giờ đêm, tức là lão âm theo Lạc thư.

Về mặt dịch học thì chữ Quê 暌 tượng trưng cho Vô cực, cụ thể là: Nhật 日 mặt trời = Dương, Quý 癸 = Âm. Dương Âm tức càn Khôn hay Vô cực.

Ta hãy tìm hiểu chữ Hương 鄉.

2.1. Nghĩa chữ Hương鄉.

Tự điển Thiều Chữu.

鄉. 1. làng 2. thôn quê, nông thôn 3. quê hương.

Thuyết văn giải tự:

(向) 北出牖也。豳風。塞向墐戶。毛曰。向、北出牖也。按士虞 禮。祝啓牖鄉。注云。鄉、牖一名。明堂位達鄉注云。鄉、牖屬。是渾言不別。毛公以在冬日可塞。故定爲北出者。經傳皆假鄉爲之。从宀。从口。口舊作口。按下曰。从口。中有戶牖。是皆从囗象形也。今正。許諒切。十部。詩曰。塞向墐戶。

Hướng. Bắc xuất dữu dã. Bân phong. Tắc hướng cận hộ. Mao viết. Hướng, Bắc xuất dữu dã. Án Sĩ Ngu lễ. Chúc khởi dữu hương. Chú vân. Hương, Dữu nhất danh. Minh đường vị đạt hương chú vân. Hương, dữu thuộc. Thị hồn ngôn bất biệt. Mao Công dĩ tại đông nhật khả tái. Cố định vi bắc xuất giả. Kinh truyện giả hương vi chi. Tùng miên. Tùng khẩu. Khẩu cựu tác vi. Án Hạ viết. Tùng vi. Trung hữu hộ dữu. Thị giai tùng vi tượng hình dã. Kim chánh. Hứa lương thiết. Thập bộ. Thi viết. Tái hướng cận hộ.

Hướng. Cửa hướng về phía Bắc vậy. Bân phong. Trét đất cửa Bắc. Mao nói: Phía Bắc mở ra ô cửa vậy. Xét Sĩ Ngu lễ. Mừng mở cửa hương. Giải thích rằng: Hương, một tên của Dữu. Minh đường vị đạt hương giải thích: Hương, thuộc Dữu(cửa hướng ra phía Bắc) là không khác với lời nói thông thường. Mao Công cho rằng ngày đông có thể che chắn. Cố định về hướng bắc. Kinh truyện dùng Hương thay vậy. Bộ miên, Bộ khẩu Khẩu cữu viết Vi. Xét ra rằng: Bộ Vi, trong có ô cửa.

Với giải thích trên, ta chỉ có hai điều đáng quan tâm, đó là:

– Hương là chữ Hướng.

– Ô cửa hướng ra phía bắc cần trét đất lại để ngăn cái lạnh mùa đông.

Chữ Hương với những nghĩa mà tự điển đã cho trên, tuy nhiên những nghĩa ấy vẫn chưa thỏa mãn được khi đi với chữ Quê 暌. Ta hãy tìm hiểu xem người xưa đã hội ý khoa đẩu như thế nào trong chữ Hương 鄉.

Chữ Hương 鄉 gồm:

Chữ Hương 乡 cũng là bộ Ất 乙,

Lang 郎. (chữ Lang gồm良 (thuộc bộ Cấn艮)Lương , Ấp邑).

Xin bàn về biểu ý của con chữ khi người xưa đưa Ất乡, chữ Cấn艮và bộ Ấp 邑vào chữ Hương 鄉.

3.1. Chữ Lang 郎 chàng trai – Dương, gồm hai chữ: Chữ Lương良 và Ấp 邑.

3.2. Chữ Lương良 thuộc bộ Cấn 艮 Cấn, theo Hậu thiên Bát quái, 艮nằm ở hướng Đông bắc, tượng là Sơn – Núi. Như đã minh định nhiều lần trong sách này, chữ Sơn được sáng tác ra căn cứ hình ảnh sinh thực nam (chữ của người Việt) nên cha ông ta đã nói “Đem gan Cóc tía đối sơn hà” Cóc ở đây là con Cạc, vì vậy mới nói “cóc tía” chứ trong thiên nhiên ở nước ta làm gì có con cóc màu này.

3.3. Chữ Ấp 邑: Nước hay quốc gia (ngày xưa) thuộc âm (thực chất là con nhái), đối lại với chữ Nhật 日thuộc dương trong chữ Khuê – Quê .

Như vậy chữ Hương 鄉, được sáng tác theo kết cấu tả hữu, đọc theo Khoa đẩu thì Ất乡- Âm[1], Lang – Dương. Âm Dương tức Thái cực, thuộc Dương.

Hai chữ Quê Hương暌鄉được người Lạc Việt cổ sáng tạo ra căn cứ vào Dịch học, cụ thể ở đây là 10 can và lý số của Lạc thư – Hậu thiên bát quái, nó được kết cấu theo phương thức tả hữu, cụ thể là:

Chữ Quê 暌: Trái Nhật日 -Dương, phải Quý癸-Âm, nằm tại can thứ 10 – Quý 癸, quái Càn乾, độ số 6. 日 Dương, Quý癸-Âm, Dương Âm hay Càn Khôn hay Vô cực thuộc Âm. Như vậy chữ Quê暌 thuộc âm.

Chữ Hương鄉: Trái Ất乡 thuộc Âm, phải Lang 郎-Dương, nằm tại vị trí quái Cấn艮, độ số 8. Âm Dương tức Thái cực, thuộc Dương.

Cả hai, Quê 暌 -Vô cực – Âm, Hương 鄉-Thái cực – Dương. Âm Dương tức Thái cực, thuộc Dương hay phía nam tức người Lạc Việt.

Như đã giải thích trên, 癸 là kinh nguyệt của đàn bà, như vậy Quê 暌đích thị tượng trưng cho MẸ.

Chữ Hương鄉, thuộc bộ Ất乙, quái Cấn 艮tượng là núi, núi là biểu tượng của sinh thực nam, có nghĩa là Cấn tượng trưng cho sinh nam, vì vậy các bà có bầu còn gọi là cấn bầu. Như vậy chữ Hương tượng trưng cho CHA.

Như vậy hai chữ Quê Hương không phải là vùng đất mà mình sinh ra, mà là nơi đầu tiên mà có mặt, đó là cha mẹ và xa hơn nữa chính là tổ tiên, chính vì vậy, tuy ngày nay người Việt không hiểu một cách cụ thể về nguồn gốc của con chữ này, nhưng đối với họ hai từ Quê Hương là vô cùng thân thiết, thân thiết đến nỗi ai không biết quê hương mình ở đâu xem như lạc lỏng trong cuộc đời này. Vì thế mới nói quê hương là nơi chôn Nhau cắt Rốn, Nhau là ở trong bụng mẹ, Rốn là nguồn sống mẹ nuôi con thuở mang bầu, cắt ra thành một cá thể riêng nhưng mình từ đâu mà có!

Hai từ Quê Hương, ta thường nói là từ Hán Việt, vậy mà phương Bắc có từ này không? Có biết điều này không? Có biết nó được hình thành, ngoài yếu tố con người, nó còn thể hiện dịch học không? Không, họ không biết gì cả. Vậy mà họ vẫn còn giải thích, tuy không đầy đủ nhưng cũng chứng minh cho thấy manh mối của chữ Hương với chữ Quê. Như vậy sách vở ấy của ai, chữ ấy của ai, dịch học ấy của ai? Tất nhiên là của người Lạc Việt rồi chứ còn bàn cải gì nữa. Lưu ý rằng chữ khuê đã bị xóa khỏi Thuyết văn giải tự của Hứa Thận, có lẽ do Đoàn Ngọc Tài, đời Thanh. Tại sao vậy?

Với các phân tích trên ta biết 6 thuộc âm, 8 thuộc dương.

Như đã phân tích trên, chữ Quê hay Quý có nghĩa là kinh nguyệt, chỉ có đàn bà mới có kinh nguyệt, như vậy chữ Quê tượng trưng cho mẹ. Chữ Hương có chữ Cấn, ở đây là quái Cấn tượng trưng cho núi hay sinh thực nam, như vậy chữ Hương tượng trưng cho cha. Chữ Hương nằm ở can Ất, thuộc dương mộc, ngày xưa người ta gọi sinh thực nam là khổ mộc.

Ta thấy trong hình ảnh trên các thành phần kết cấu nên chữ quê và hương tương thích với phương vị của Lạc thư – Hậu thiên bát quái. Cụ thể như sau:

Chữ Quê 暌 nằm tại can Quý 癸 thuộc Thủy – Âm.

Chữ Bát癶 nghỉa là đạp ra, ý nói chổ sinh con của đàn bà. – Âm

Chữ Thiên 天nằm tại quái Càn – Dương.

Chữ Nhật日 – Dương , Âm luôn hướng về Dương.

Chữ Ất乡nằm tại can Ất乙- Dương.

Chữ Cấn艮nằm tại quái Cấn艮- Dương.

Chữ Ấp阝thuộc âm. Vì Dương luôn hướng về Âm, như trong giải thích của chữ Hương, còn đọc là Hướng, là cửa sổ hướng về phương bắc – Âm.

Hính ảnh ở giữa chính là chữ Hương kim văn.

Tất nhiên, nói đến quê hương là nói đến con người, tức là Nhân 人, trong hướng sáng tác con chữ Khoa đẩu, chữ Nhân cũng thể hiện điều này. Nhìn vào sơ đồ Lạc thư – Hậu thiên bát quái, ta thấy chữ Nhân人có hai chân đạp vào hai quái Càn – độ số 6 – Quê và Cấn độ số 8 – Hương. Như đã nói trên Quê Hương tượng trưng cho mẹ cha, con thì do cha mẹ sinh ra, do đó ta thấy chữ Nhân人 được bắt đầu từ hai quái Càn Cấn hay nói khác hơn bắt đầu từ mẹ cha hay quê hương.

Chữ人 Nhân là một chữ được sáng tác ra từ sơ đồ dịch học, ta biết điều này khi tìm hiểu chữ Đại 大. Thuyết văn giải tự giải thích như sau:

天大,地大,人亦大。故大象人形。 徒蓋切.

Thiên đại, địa đại, nhân đại, cố đại tượng nhân hình. Đồ cái thiết.

Trời lớn, đất lớn, người lớn. Cho nên chữ đại tượng hình người. đọc là đại

Giữa chữ Quê và Hương là chữ Tử子- Con. Cha mẹ sinh người con.

Đây là bức tranh dân gian vẽ Phục hy và Nữ Oa của Trung Quốc, hình ảnh này là cách thể hiện chữ Hương 鄉 kim văn.

Bên trái là Phục Hy, đầu đội mũ hình tia sáng mặt trời, bên phải là Nữ Oa, tay cầm cái Củ, đầu đội khăn Oa. Giữa là đứa con, Tử子 con, còn có nghĩa là mọi việc bắt đầu từ cung Tý tương hợp với hai chữ quê hương mà tôi đã phân tích trên. Hai người kết nối với nhau bằng hình ảnh đuôi con rắn quấn vào nhau. Điều này được thể hiện trong sao của phương nam: Tỉnh, quỷ, liễu, tinh, trương, dực, chẩn. Dực là con rắn lữa hay rắn phương nam.

Hai chữ Quê Hương暌鄉 được sáng tác ra từ sơ đồ Lạc thư – Hậu thiên bát quái, cụ thể là 6, 8 như đã trình bày trên.

10.2. Khái niệm 6, 8 trong văn học.

Ngày xưa ban đầu người ta đẽo gỗ ra 6 hay 8 mặt để viết chữ, trong Thuyết văn giải tự, phần chữ Phan 幡viết như sau:

顔師古曰。觚者學書之牘。或以記事。削木爲之。其形或六面。或八面。皆可書。觚者,棱也。以有棱角。故謂之觚。

Nhan Sư Cổ viết. Cô giả học thư chi độc. Hoặc dĩ kí sự. Sao mộc vi chi. Kỳ hình hoặc lục diện. Hoặc bát diện. Cô giả, lăng giả. Dĩ hữu lăng giác. Cố vị chi cô.

Nhan Sư Cổ nói: “Cô” ấy là thẻ tre làm sách học hoặc ghi chép sự việc. Gọt thanh gỗ thành hình 6 mặt hoặc 8 mặt. Đều để viết. “cô” ấy là cạnh vậy. Phàm có góc cạnh đều gọi là “cô”.

Tôi tin rằng thơ lục bát là một hình thức thể hiện dịch học trong văn chương, cụ thể là 6 – 8 là tổng các phạm trù dịch lý đã nêu trên, tất nhiên là do người Lạc Việt làm nên, người Lạc Việt là người Nam, thuộc Dương, trong dịch học là Thái cực, quẻ thể hiện là Âm Dương (Khôn Càn), thể hiện bằng số là 6-8. Thơ lục bát là thể thơ câu đầu 6 chữ – Âm, câu tiếp là 8 chữ – Dương.

Cùng là nước đồng văn, cùng ngôn ngữ đơn âm, đều thừa hưởng văn hóa Dịch, vậy sao Trung quốc, Hàn quốc không có thể thơ Lục bát. Toàn bộ ca dao Việt Nam đều theo thể lục bát, tác phẩm văn học nỗi tiếng nhất của nước Việt, tham gia vào nền văn học thế giới cũng được viết bằng thể thơ này, truyện Kiều. Có thể nói thơ lục bát như tiếng thở dài của người Việt, nó cũng dịu dàng, nhẹ nhàng như tiếng mẹ ru con, nó như chất liệu xoa dịu bao nỗi đau thương mà thăng trầm của lịch sử mang lại, nhất là thể thơ này chỉ riêng có của nước Việt cho nên nhất định nó được tổ tiên ta sáng tác ra với mục đích như là một mật mã. Mật mã ấy là gì? Xin thưa rằng đó là: Người Việt là chủ nhân của Dịch học và chữ Vuông.

10.3. Khái niệm 6, 8, 14 trong truyền thuyết.

10.4. Khái niệm 6, 8 trong kiến trúc.

Tại chùa Nhất trụ, Ninh Bình có cột kinh gồm: Cột có 8 cạnh, gồm 6 bộ phận ghép lại với nhau. 8 cạnh tượng trưng cho cha (Hương), 6 bộ phận tượng trưng cho mẹ (Quê). Toàn bộ cột kinh nằm trên nền vuông, mỗi cạnh 1,4m = 14, chung quanh có 14 cánh hoa sen. Điều này thể hiện tổng các khái niệm dịch lý.

10.5. Khái niệm 6, 8 trong y học.

Trong đông y, ta biết có hoàn lục vị, tức thuốc bổ thận dành cho phụ nữ – Âm, hoàn bát vị, tức thuốc bổ thận dành cho đàn ông – Dương. Như vậy rõ ràng 6 vị và 8 vị ở đây chính là con số đến từ dịch học.

Căn cứ vào thực tế ta biết lý số 14 thuộc âm, như vì 7.7 = 49. 49 là lý số của hướng tây theo Hà đồ. Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ có mặt trời 14 tia, mặt trời thuộc dương, nhưng tia sáng thuộc âm, vì không thấy. Thơ song thất – Âm, lục bát- Dương. Người chết cúng thất tuần – 49 ngày, vì người Việt tin rằng khi một người mất đi có nghĩa là họ trở về Tây – Âm, do đó khi một người chết người ta để một cây dao – Hành kim (hành của hướng tây), để khăn trắng (màu của hướng tây) con trai đội nón rơm (vì đây là sự nghiệp và văn hóa lúa nước của người Lạc Việt. Cây lúa trồng tháng 2, chết tháng 8 âm lịch), có nghĩa là bảo vệ sự nghiệp cũng như văn hóa của tổ tiên. Ngày thất tịch 7 tháng 7 là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau vì do lâu ngày âm dương cách biệt. 7/7 là chuẩn bị tới tháng 8, hướng chánh tây. Vào trong chùa ta thấy chổ thờ tự – Âm, có hai dãi tràng phan, mỗi bên 7 cái. Bia Vũ Vương có 77 chữ, bia thì của người chết – Âm.

Với những gì trình bày trên, ta có thể khẳng định rằng hai từ Quê Hương là một từ thuần Việt, nó được sáng tác ra từ các khái niệm dịch lý, cụ thể là sơ đồ Lạc thư – Hậu thiên Bát quái, đặc biệt hai từ quê hương tượng trưng cho cha mẹ, điều này phù hợp với tinh thần bài ca dao chữ hiếu của dân tộc ta. Cha mẹ hay tổ tiên sinh ra dân tộc, có dân tộc mới có văn hóa chính vì vậy hai từ Quê Hương còn chỉ cho biết khái niệm 6, 8, khái niệm này được áp dụng trên nhiều mặt của đời sống, tất cả nói cho ta biết rằng Dịch học và chữ Vuông là sản phẩm của dân tộc Lạc Việt, nếu cho rằng của Trung Hoa, vậy sao không có sách vở nào của họ nói đến hai từ quê hương, hay giải thích vì sao chữ Quê 暌-Khuê thuộc bộ Nhật日, chữ Hương鄉 thuộc bộ Ất乙, hay tại sao bổ thận âm phải là 6, dương là 8. Nếu người Việt được phương bắc dạy cho thì làm sao mà người Việt biết và làm được những gì mà phương bắc không hề hay biết, trong khi đó, hàng ngàn năm qua họ cho rằng chữ Nho và Dịch học là của dân tộc họ. Không phải chỉ hai từ quê hương với ý nghĩa là mẹ cha, mà người Việt còn áp dụng tinh thần này trên nhiều lãnh vực khác, tất cả nói lên rằng chỉ có người làm ra những sản phẩm đó mới nhận thức một cách sâu xa cái thông điệp từ những thành quả văn hóa mang lại. Với hai từ quê hương thôi mà ta đã thấy những người làm ra nó có trí tuệ tuyệt với như thế nào, nhất định ngày ấy tổ tiên nước Việt để bao tâm huyết mới sáng tạo ra hai con chữ với những ý nghĩa có tính hệ thống tinh tế đến như vậy. Phân tích hai từ quê hương ta thấy nó là một thành tố trong một hệ thống triết học thống nhất, không phải bổng dưng mà Quê ở độ số 6 và Hương ở độ số 8 của Lạc thư – Hậu thiên Bát quái, tất cả là một hệ thống có tính toán, nó không phải là sự tình cờ. Như vậy ai là chủ nhân cái nền văn hóa ấy nếu không là dân tộc sáng tác ra hai chữ Quê Hương.

[1] Giáp甲Ất 乙 thuộc Mộc木. Mộc thuộc Dương nhưng Dương âm, Bính Đinh thuộc Hỏa, Hỏa thuộc Dương, nhưng Dương dương.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quê Hương Là Gì, Ở Đâu trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!