Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Định Về Gói Dịch Vụ Y Tế Cơ Bản Tại Tuyến Y Tế Cơ Sở mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn nhận được đông đảo sự quan tâm. Nhà nước đang hướng đến hiện thực hóa chính sách bảo hiểm y tế toàn dân. Do đó, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng được nâng cao.
Ngày 18/10/2017, Bộ trưởng Bộ y tế đã ban hành thông tư 39/2017/TT-BYT quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở (tuyến huyện, tuyến xã).
Theo Thông tư, gói dịch vụ y tế cơ bản bao gồm 2 gói dịch vụ: “Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả” và “Gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe”.
Đối với gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả sẽ do quỹ bảo hiểm y tế chi trả khi người dân lựa chọn sử dụng. Gói dịch vụ này gồm 76 dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và 241 loại thuốc áp dụng tại cơ sở y tế tuyến xã. Gói dịch vụ y tế cơ bản bao trùm hầu hết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân như: khám chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu, kế hoạch hóa gia định, khám sàng lọc,… Ngoài ra, Thông tư cũng quy định về việc thanh toán khi người tham gia bảo hiểm sử dụng kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế không thuộc gói dịch vụ.
Đối với gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe không do bảo hiểm y tế chi trả mà được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: kinh phí của Chương trình mục tiêu y tế – dân số, ngân sách địa phương bảo đảm từ nguồn chi sự nghiệp y tế và nguồn ngân sách được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Riêng các dịch vụ khác ngoài các dịch vụ được đảm bảo từ các nguồn ngân sách trên, cơ sở y tế được phép thu của người sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật hiện hành, từ nguồn kinh phí xã hội hóa và nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Việc ban hành thông tư có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự tiếp cận của người dân đối với cơ sở khám chữa bệnh, giảm tải số lượng bệnh nhân ở tuyến trung ương. Quy định mới này thể hiện sư ưu tiên cho khám chữa bệnh ban đầu, đảm bảo sức khỏe cho người dân với chi phí thấp nhất. Thông tư bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2017.
Khái Niệm Về Dịch Vụ Y Tế
Dịch vụ y tế chính là một loại hàng hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân và cộng đồng bao gồm hai nhóm dịch vụ thuộc khu vực công mở rộng và nhóm dịch vụ y tế công cộng
Trong cuộc sống, con người luôn luôn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không những của bản thân mà của cả gia đình. Không chỉ khi mắc bệnh thì con người mới có nhu cầu được chạy chữa mà ngay cả lúc khoẻ mạnh chúng ta vẫn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch vụ về chẩn đoán, điều trị bệnh tật và các hoạt động chăm sóc, phục hồi sức khoẻ. Chúng bao gồm các dịch vụ y tế cá nhân và các dịch vụ y tế công cộng.
Theo chúng tôi Lê Chi Mai: Dịch vụ y tế bao gồm dịch vụ về khám chữa bệnh, tiêm chủng, phòng chống bệnh tật…. Đây được xem như một quyền cơ bản của con người, vì vậy không thể để cho thị trường chi phối mà đó là trách nhiệm của nhà nước.
Tóm lại, có nhiều quan niệm về dịch vụ y tế được phát biểu dưới những góc độ khác nhau nhưng tựu chung thì: Dịch vụ y tế chính là một loại hàng hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân và cộng đồng bao gồm hai nhóm dịch vụ thuộc khu vực công mở rộng: Nhóm dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu (mang tính chất hàng hóa tư nhiều hơn có thể áp dụng cơ chế cạnh tranh trong thị trường này) và nhóm dịch vụ y tế công cộng như phòng chống dịch bệnh (mang tính chất hàng hóa công nhiều hơn)…do Nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm.
Khái niệm về dịch vụ y tế
Admin Mr.Luân
Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍
Quy Định Về Bảo Hiểm Y Tế Tại Việt Nam
BHYT là một hình thức bảo hiểm theo đó người tham gia được chi trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh.
Đối tượng tham gia BHYT gồm 5 nhóm: nhóm do NSDLĐ đóng; nhóm do BHXH đóng; nhóm do ngân sách nhà nước đóng; nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ; nhóm tham gia BHYT tự nguyện.
Nơi mua BHYT phụ thuộc vào từng đối tượng tham gia, có thể là tại trường học, cơ quan, doanh nghiệp, UBND xã, điểm bưu điện xã (đối với người mua BHYT tự nguyện),…
Mức hưởng BHYT đúng tuyến gồm các mức: 100% chi phí KCB có hoặc không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán; 95% chi phí KCB; 80% chi phí KCB.
Cơ sở pháp lý
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014;
Nghị định số 146/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Quyết định số 595/QĐ-BHXH Ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm y tế sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.
Ngoài ra, hiện nay theo quy định tại khoản 1.2 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Vậy, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe. Người mua bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 2020 và mức đóng của các đối tượng
Căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Nghị định 146/2018/NĐ-CP có 06 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 2020 với mức đóng cũng như mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khác nhau.
Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm do người lao động và người sử dụng lao động bao gồm:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng hàng tháng của đối tượng này bằng 4,5 mức tiền lương tháng của người lao động.
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật. Mức đóng hàng tháng. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của đối tượng này bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
Đối tượng thuộc nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bao gồm:
Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động.
Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của đối tượng này bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của đối tượng này bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản.
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của đối tượng này bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp.
Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
Các đối tượng do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế 2020 được quy định tại Điều 3 Nghị định số 146/2018 như sau:
1. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
3. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Cựu chiến binh, gồm:
Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 150/2006/NĐ-CP), được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 157/2016/NĐ-CP).
Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:
Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (sau đây gọi tắt là Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 chuyên ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg .
5. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, gồm:
Người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được hưởng trợ cấp theo một trong các văn bản sau:
b. Người đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg nhưng không phải là cựu chiến binh theo trường hợp trên;
c. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
d. Thanh niên xung phong đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến và Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 – 1975;
6. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
7. Trẻ em dưới 6 tuổi.
8. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
9. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác, cụ thể:
Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2019 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;
Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
11. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
12. Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng trên, gồm:
Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng.
13. Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an, gồm:
14. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.
15. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
16. Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình, gồm:
17. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở,tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng theo từng nhóm đối tượng.
Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
Các đối tượng thuộc nhóm ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng được quy định tại Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp do ngân sách nhà nước đóng.
Hai đối tượng trên được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng tối thiểu 70% mức lương cơ sở. Trường hợp ối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức lương cơ sở.
Học sinh, sinh viên.
Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Hai đối tượng trên được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng tối thiểu 30% mức lương cơ sở.
Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Nhóm tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình gồm người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trừ các đối tượng thuộc các nhóm trên. Ngoài ra, các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình:
Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ các nhóm đối tượng trên mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Mức đóng của nhóm đối tượng này như sau:
Vậy mức đóng của người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ phụ thuộc vào mức tiền lương cơ sở mà nhà nước quy định cho mỗi năm.
Theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 1/7/2018 đến ngày 30/06/2018 thì mức lương cơ sở điều chỉnh tăng lên 1.390.000 đồng/ tháng theo đó mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện như sau:
Người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện có thể đóng bảo hiểm y tế theo hình thức 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng. Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y t ế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
Mua bảo hiểm y tế ở đâu?
Về nơi mua bảo hiểm y tế thì tùy thuộc vào từng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế cụ thể như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì cách mua bảo hiểm y tế là người đại diện hộ gia đình trực tiếp nộp tiền đóng bảo hiểm y tế cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện hoặc đại lý thu bảo hiểm y tế tại cấp xã theo định kì 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng.
Hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình bao gồm:
Tờ khai tham gia BHYT (mẫu số TK1-TS);
Danh sách thành viên hộ gia đình tham gia BHYT (mẫu D01-HGĐ);
Bản chụp và bản chính sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (để đối chiếu);
Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của những người đã có thẻ để xác định việc giảm trừ mức đóng.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là học sinh sinh viên
Với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là học sinh, sinh viên cách mua bảo hiểm y tế là chỉ phải đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng cho nhà trường đang học.
Thủ tục mua bảo hiểm y tế: học sinh, sinh viên chỉ cần thẻ học sinh/sinh viên, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác có ảnh.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác
Người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức và người được Nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế được mua tại chính cơ quan, đơn vị nơi đang làm việc hoặc tại cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn.
Về thủ tục mua bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm y tế 2020 chỉ cần chuẩn bị Tờ khai tham gia BHYT (Mẫu TK1-TS), sau đó thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan, đơn vị.
Mức hưởng bảo hiểm y tế 2020
Mức hưởng theo đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 2020
Hiện nay, theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mức hưởng bảo hiểm y tế 2020 phụ thuộc vào từng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Cụ thể:
Đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 2020 khác mức hưởng sẽ là 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong đó có đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình.
Hiện nay, trên thẻ bảo hiểm y tế có ghi mã thẻ bảo hiểm y tế nhằm mục đích phân loại, thống kê đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh phù hợp với yêu cầu quản lý hiện nay và từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý bằng công nghệ thông tin. Nhìn vào mã bảo hiểm y tế, người dân có thể biết rõ mình làm việc ngành nghề nào, thuộc nhóm đối tượng nào, mức hưởng BHYT, nơi sinh sống, bệnh viện nơi đăng ký KCB …
Như vậy, mức hưởng của người tham gia đã được mã hóa ở ký hiệu in trên thẻ bảo hiểm y tế. Theo đó mã thẻ bảo hiểm y tế gồm 15 ký tự, được chia thành 4 ô. Trong đó, 2 ký tự đầu (ô thứ nhất): Được ký hiệu bằng chữ, là mã đối tượng tham gia BHYT. Ký tự tiếp theo (ô thứ 2): Được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5) là mức hưởng BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Ngoài ra, không phụ thuộc vào loại đối tượng, người tham gia bảo hiểm y tế 2020 sẽ được thanh toán 100% chi phí KCB nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
KCB tại tuyến xã.
Chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến.
Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hưởng cao nhất.
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trái tuyến trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng như trên khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh.
Trường hợp chuyển đổi mức hưởng bảo hiểm y tế thì mức hưởng bảo hiểm y tế mới được tính từ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế mới có giá trị sử dụng.
Mức hưởng bảo hiểm y tế 2020 khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng của các nhóm đối tượng:
Hiện nay, đã có sự thông tuyến bảo hiểm y tế tuyến xã, tuyến huyện trong cùng một tỉnh: người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo nhóm đối tượng như trên.
Đối với việc thông tuyến bảo hiểm y tế tuyến huyện trên phạm vi cả nước thì không phải mọi trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trái tuyến ở tuyến huyện sẽ được cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng như đi khám đúng tuyến. Nếu trên thẻ bảo hiểm y tế của bạn ghi nơi đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là bệnh viện tuyến huyện thì bạn sẽ được đi khám ở bất kỳ bệnh viện nào thuộc tuyến huyện trên toàn quốc, còn nếu thẻ bảo hiểm y tế của bạn ghi rõ nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là bệnh viện tuyến huyện của một tỉnh nhất định thì trường hợp này bạn sẽ chỉ được khám ở trên địa bàn tỉnh đó.
Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo theo mức hưởng của nhóm đối tượng.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của nhóm đối tượng cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
Chăm Sóc Giảm Nhẹ, Chăm Sóc Bệnh Nhân Giai Đoạn Cuối Tại Y Tế Cơ Sở
CN. Trần Thị Hương Trà Mục tiêu:
Trình bày được định nghĩa và nguyên tắc chăm sóc giảm nhẹ.
Giải thích được 05 giai đoạn diễn biến tâm lý của bệnh nhân giai đoạn cuối.
Nêu được 06 dấu hiệu bệnh nhân sắp tử vong.
Thực hiện được chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối và khi tử vong.
Cảm thông và hỗ trợ bệnh nhân, gia đình bệnh nhân trong các diễn biến của giai đoạn cuối.
1. Chăm sóc giảm nhẹ là gì?
Theo Bộ Y tế Việt Nam (2006): “Chăm sóc giảm nhẹ đối với người mắc bệnh ung thư và người bệnh AIDS là phối hợp các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau và xử trí các triệu chứng thực thể, tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề tâm lý – xã hội mà người bệnh và gia đình họ phải chịu đựng”
Cả hai định nghĩa đều nhấn mạnh về:
Đáp ứng và làm giảm tất cả các loại đau khổ: thực thể, tâm lý, xã hội, tinh thần.
Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hướng đến cả người bệnh và gia đình người bệnh.
Áp dụng sớm từ lúc chẩn đoán và xuyên suốt quá trình bị bệnh, bổ sung cùng với các biện pháp điều trị đặc hiệu; có thể mang lợi ích đến quá trình điều trị.
2. Tại sao cần thiết phát triển CSGN?
Nhiệm vụ cơ bản nhất của y học (điều trị bệnh và duy trì sự sống) là làm giảm sự chịu đựng của con người.
Y học hiện đại ngày nay tập trung ngày càng nhiều vào bệnh tật, các cơ quan, phân tử, đôi khi quên sự đau khổ con người đang phải chịu đựng và cái chết, thân nhân họ cũng phải chịu đau khổ.
CSGN khắc phục cho y học hiện đại đang cố gắng đạt được những thành tựu nhưng đôi khi bỏ qua sự đau khổ của con người.
Đại hội y tế thế giới 2014: Nghị quyết về chăm sóc giảm nhẹ
“CSGN là một nhiệm vụ đạo đức của hệ thống y tế, và là nghĩa vụ đạo đức của các chuyên gia y tế trong việc làm giảm bớt, xoa dịu nỗi đau và sự chịu đựng về thể chất, tâm lý xã hội hoặc tinh thần, bất chấp tình trạng bệnh lý có thể chữa khỏi hay không …
Chăm sóc cuối đời cho từng cá nhân là một trong những thành phần quan trọng của CSGN.”
3. Những nguyên tắc CSGN a. Những đối tượng nên được đánh giá chăm sóc giảm nhẹ:
Tất cả bệnh nhân có:
Bệnh ung thư
Bệnh đe dọa tính mạng: suy tim sung huyết, bệnh phổi, bệnh gan, bệnh thận mạn, bệnh hệ thần kinh, AIDS, lao kháng thuốc.
Đau mạn tính, những triệu chứng đau buồn khác, đau khổ về tâm lý – xã hội hoặc tinh thần bất kể giai đoạn nào của bệnh.
Tiên lượng sống ngắn hơn 6 tháng
b. Khi nào cần cung cấp chăm sóc giảm nhẹ:
Bất cứ khi nào đánh giá người bệnh có vấn đề cần CSGN
Xuyên suốt quá trình bệnh:
+ Bổ sung cùng với các biện pháp điều trị bệnh đặc hiệu.
+ Khi cần xác định mục tiêu điều trị, lợi ích và nguy cơ của điều trị đặc hiệu hoặc kéo dài thời gian sống: hoá trị ung thư, phẫu thuật hoặc những thủ thuật xâm lấn, hồi sinh tim phổi, thở máy, lọc máu, truyền dịch, dinh dưỡng nhân tạo…
Đặc biệt khi liệu pháp điều trị đặc hiệu không còn hiệu quả, không khả thi hoặc không còn phù hợp.
Sau khi bệnh nhân qua đời: động viên, hỗ trợ gia quyến.
c. Nội dung chăm sóc giảm nhẹ
Giảm đau và giảm các triệu chứng gây khó chịu:
Đánh giá cẩn thận liên tục, bao gồm cả những chẩn đoán phân biệt
Điều trị tích cực.
Hỗ trợ về tâm lý – xã hội, tinh thần cho bệnh nhân và gia đình:
Tìm hiểu các giá trị, niềm hi vọng và nỗi sợ của bệnh nhân.
Giúp bệnh nhân và gia đình hiểu được chẩn đoán, tiên lượng bệnh một cách thích hợp.
Hỗ trợ tinh thần để giúp bệnh nhân và gia đình đối mặt với bệnh tật.
Giúp bệnh nhân hấp hối chuẩn bị trước cái chết nếu thích hợp.
Hỗ trợ xã hội cho bệnh nhân nghèo.
Tiên đoán và lập kế hoạch giải quyết những triệu chứng tiềm tàng và những vấn đề tâm lý xã hội có thể xảy ra trong tương lai.
Bảo vệ người bệnh khỏi những can thiệp y tế không thích hợp hoặc không mong muốn như những điều trị duy trì sự sống một cách quá mức
Điều trị duy trì sự sống như thở máy, hỗ trợ thông khí không xâm nhập và lọc máu đang trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Những điều trị này có thể bảo tồn sự sống nhưng cũng gây đau và khó chịu. Khi những biện pháp điều trị này phổ biến hơn, trước khi quyết định phải cân nhắc nhiều hơn về mối tương quan giữa lợi ích và gánh nặng của những biện pháp điều trị duy trì sự sống đặc biệt cho từng bệnh nhân.
CSGN xem sự sống và cái chết như một tiến trình tự nhiên. Nó không bao giờ đẩy nhanh đến cái chết, nhưng cũng không cố kéo dài sự hấp hối một cách quá mức
4. Vai trò của điều dưỡng trong CSGN
Là một phần của nhóm làm việc bao gồm bác sỹ, nhân viên chăm sóc sức khỏe khác và bệnh nhân/gia đình
Hiểu rõ về quá trình tiến triển của bệnh ở bệnh nhân mắc phải các bệnh ung thư, bệnh mạn tính hoặc các bệnh đe dọa tính mạng.
Có hiểu biết tốt về các vấn đề thực thể, tâm lý, tâm linh và xã hội của bệnh nhân và gia đình khi phải đối mặt với các bệnh đe dọa tính mạng.
Có khả năng xây dựng kế hoạch chăm sóc điều dưỡng hiệu quả và năng động với sự hỗ trợ của bác sỹ nhằm đảm bảo cho các kết quả lâm sàng tốt ở bệnh nhân.
Giao tiếp tốt với bệnh nhân và gia đình để đảm bảo rằng họ hiểu rõ về bệnh của mình và biết cách tiếp cận dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ ngay tại bệnh viện và cả cộng đồng.
Đảm bảo việc đánh giá các nhu cầu của bệnh nhân và gia đình đồng thời các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của họ
Cung cấp hoặc tạo điều kiện cho chăm sóc điều dưỡng tốt nhất tại tất cả các cơ sở bao gồm điều trị tại bệnh viện và tại cộng đồng.
5. Chăm sóc người bệnh giai đoạn cuối
Chăm sóc người bệnh giai đoạn cuối cũng rất quan trọng, giai đoạn này người bệnh và thân nhân phải trải qua nhiều diễn biến tâm thể phức tạp, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ được áp dụng khi các biện pháp can thiệp về y học không còn hữu hiệu để giúp người bệnh tránh khỏi cái chết. Mục đích để giúp cho người bệnh chết một cách tự nhiên, thanh thản, giảm thiểu tối đa sự đau đớn. Vì vậy, người điều dưỡng cần tạo sự thoải mái cho người bệnh tới mức có thể, thường xuyên có mặt bên cạnh người bệnh để an ủi và giúp đỡ người bệnh và thân nhân họ ngay cả khi người bệnh tử vong.
a. Diễn biến tâm lý của người bệnh giai đoạn cuối:
Giai đoạn này bệnh nhân không chấp nhận cái chết, đây là phản ứng đầu tiên của bệnh nhân.
Bệnh nhân có thể biểu lộ sự giận dữ với nhân viên y tế hoặc người nhà vì một lý do bất kỳ. Họ phải đối mặt với sự mất mát mà họ có thể thấy trước, do đó đây cũng là một phản ứng bình thường.
Giai đoạn này người bệnh mong muốn và có thể tìm những phương pháp chữa trị ngoài y học mà họ hi vọng có được kết quả khác như yêu cầu gọi thầy cúng, mục sư…
Bệnh nhân nhận biết được thời gian sống của họ không còn nhiều nữa, họ bắt đầu kể về những tâm tư, tình cảm từ đáy lòng và mong muốn được điều dưỡng và thân nhân lắng nghe những cảm nghĩ của mình.
Ðây là giai đoạn tuyệt vọng, bệnh nhân đã đi đến sự chấp nhận cái chết, lúc này giao tiếp với bệnh nhân thường khó khăn, một số bệnh nhân trở nên trầm lặng hoặc nói nhiều. Khi người bệnh hấp hối họ cần gặp người thân trong gia đình để nói lên nguyện vọng của mình trước khi chết như những lời trăng chối, di chúc, bố trí tang lễ…
Đây là diễn biến tâm lý chung của người bệnh ở giai đoạn cuối, người điều dưỡng cần cảm thông với những phản ứng và đáp ứng những nhu cầu cảm xúc của họ. Tuy nhiên diễn biến ở người già thường khó tiên lượng, đôi khi cái chết diễn ra đột ngột, hoặc người bệnh lúc này ở trạng thái mất khả năng thể hiện ngôn ngữ, hành vi, không tự quyết định được các vấn đề cá nhân mà phụ thuộc vào thân nhân của mình. Khi đó người điều dưỡng cần thể hiện sự cảm thông với cảm giác mất người thân của gia đình họ, theo dõi thường xuyên và cung cấp thông tin đầy đủ về diễn biến của người bệnh, tôn trọng những quyết định của gia đình người bệnh.
6. Nội dung chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối. a. Đối với bệnh nhân:
Tối ưu nhất là chuyển bệnh nhân đến phòng riêng, hoặc tùy điều kiện có thể sắp xếp người bệnh nằm tại phòng có ít bệnh nhân hơn, tránh gây ồn ào, tiện cho việc chăm sóc, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới những bệnh nhân khác.
Duy trì những chăm sóc cơ bản như tắm, gội, vệ sinh răng miệng, vệ sinh đại tiểu tiện, thay ga, quần áo,… cho bệnh nhân. Người điều dưỡng cần phải giữ cho cơ thể bệnh nhân và giường bệnh được sạch sẽ.
Nếu bệnh nhân tỉnh thì đặt bệnh nhân ở tư thế họ cảm thấy thoải mái nhất hoặc bệnh nhân thường thích tư thế nằm ngửa, kê gối dưới đầu, dưới khoeo chân.
Phòng của bệnh nhân đảm bảo sạch sẽ, thoáng khí, đủ ánh sáng, tránh để phòng tối làm cho bệnh nhân sợ hãi.
Bệnh nhân cần thiết ăn lỏng, mềm, số lượng ít, ăn làm nhiều bữa trong ngày, nếu bệnh nhân không ăn được cho bệnh nhân ăn bằng ống thông dạ dày hoặc truyền dịch tĩnh mạch.
Cảm thông và đáp ứng những nhu cầu về mặt tình cảm của bệnh nhân, tôn trọng về tôn giáo và những yêu cầu tại thời điểm bệnh nhân chết (nếu có thể được).
Sử dụng phối hợp các biện pháp có thể để làm giảm thiểu đau đớn cho người bệnh.
Dùng thuốc giảm đau cho người bệnh đảm bảo đúng giờ, đúng liều.
Đưa thuốc bằng đường đơn giản nhất (như dùng miếng gián Fentanyl).
Các thao tác chăm sóc phải nhẹ nhàng tránh gây thêm đau đớn.
Tiến hành xoa bóp ở các vị trí thích hợp, chườm nóng,…
b. Ðối với thân nhân.
Trong điều kiện cho phép, nên tôn trọng và đáp ứng những nhu cầu về mặt tình cảm của thân nhân hoặc người đến thăm.
Khi có người nhà bệnh nhân, điều dưỡng vẫn phải duy trì các công việc chăm sóc, tránh để người nhà nghĩ rằng điều dưỡng thờ ơ với bệnh nhân.
Trong khi chăm sóc bệnh nhân có những việc điều dưỡng phải yêu cầu gia đình bệnh nhân ra ngoài, khi đó cần thông báo và giải thích cho thân nhân về việc mình cần làm.
Gia đình bệnh nhân có thể hỏi rất nhiều điều về người bệnh và điều dưỡng có thể trả lời những vấn đề trong phạm vi được phép.
Khi tiếp cận với gia đình bệnh nhân, điều dưỡng cần nhẹ nhàng, lịch sự, nhã nhặn và cảm thông với họ.
c. Dấu hiệu bệnh nhân sắp tử vong.
Cái chết có thể xảy ra bất thình lình khi bệnh nhân tưởng chừng như đang hồi phục hoặc có thể xảy ra sau một thời gian dài mà trong giai đoạn đó những chức năng của cơ thể bị suy sụp. Người điều dưỡng thường xuyên có mặt bên cạnh bệnh nhân, phát hiện kịp thời các dấu hiệu và sự thay đổi về tình trạng của bệnh nhân.
Sự lưu thông máu giảm, cơ thể lạnh đặc biệt chân bệnh nhân rất lạnh, mặt nhợt nhạt.
Bệnh nhân có thể vã mồ hôi đầm đìa.
Bệnh nhân giảm trương lực cơ, cơ thể trở nên ủ rũ, thiếu sinh lực, quai hàm trễ ra, miệng bệnh nhân lệch, mũi vẹo, nói khó, nuốt khó dần dần mất phản xạ.
Mắt đờ dại không phản xạ (đồng tử giãn).
Bệnh nhân thở chậm đi và khó thở hơn. Họng bị ứ đọng đờm, chất nhầy. Khi thở có thể tạo ra “tiếng nấc hấp hối”.
Mạch bệnh nhân nhanh, nhỏ, rối loạn, khó bắt, trước lúc bệnh nhân ngừng thở, mạch sẽ mờ dần đi, lúc này không sờ thấy mạch nữa.
d. Chăm sóc khi bệnh nhân tử vong. Chuẩn bị phương tiện.
Bình phong
Kìm Kocher, kéo
Khay quả đậu, bông thấm nước, bông gạc.
Băng dính, băng cuộn.
Quần áo sạch, khăn bông.
Vải phủ, túi đựng đồ bẩn
Phiếu bệnh nhân, hồ sơ bệnh án.
Cáng hoặc xe đẩy.
Các bước tiến hành.
Yêu cầu thân nhân rời khỏi phòng, che bình phong.
Rút các ống thông, ống dẫn lưu, tháo băng cũ, thay băng mới, các đồ trang sức trên người bệnh nhân (nếu có).
Ðặt bệnh nhân nhẹ nhàng ở tư thế nằm ngửa, ngay ngắn.
Vuốt mắt, khép miệng bệnh nhân.
Lấy bông không thấm nước nút các lỗ tự nhiên (2 lỗ tai, 2 lỗ mũi)
Cởi bỏ quần áo cũ, lau rửa sạch sẽ thi thể, mặc quần áo mới cho bệnh nhân.
Ðể cánh tay bệnh nhân dọc theo cạnh sườn, lòng bàn tay úp lên bụng, buộc 2 ngón tay cái lại với nhau, để 2 chân duỗi thẳng, buộc 2 ngón cái lại với nhau.
Ðặt nhẹ nhàng thi thể bệnh nhân lên cáng, hoặc xe đẩy phủ vải lên toàn thân, gài phiếu bệnh nhân lên ngực, bên ngoài vải phủ.
Khiêng cáng hoặc xe đẩy ra khỏi phòng đóng cửa phòng lại, đưa thi thể bệnh nhân xuống nhà xác (lưu ý khi di chuyển phải nhẹ nhàng).
Trở về phòng thu dọn đồ vải bẩn, báo nhân viên vệ sinh tẩy uế buồng bệnh.
Ghi chép ngày giờ bệnh nhân chết, hồ sơ chăm sóc của điều dưỡng.
Cần lưu ý:
Khi bệnh nhân tử vong, cần tôn trọng và đáp ứng những nhu cầu của gia đình người bệnh, nếu thân nhân có nhu cầu tham gia chăm sóc sau khi bệnh nhân tử vong thì người điều dưỡng cần phối hợp với họ.
Trường hợp thân nhân không có mặt khi bệnh nhân chết, các tài sản của bệnh nhân phải được thu thập lại, lập biên bản và có sự chứng kiến của đại diện bệnh nhân trong khoa, khi thân nhân đến giao trả lại cho họ.
Tài liệu tham khảo
Bệnh viện Lão Khoa TW, 2016. Tài liệu Tập huấn về chăm sóc giảm nhẹ.
Bộ Y tế, 2006. Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư và AIDS. Hà Nội: Nhà xuất bản y học.
Trần Quang Thắng, Bài giảng Chương trình mục tiêu quốc gia. Chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối, hấp hối và bệnh nhân tử vong.
World Health Organization (WHO) definition of palliative care, available online at http://www.who.int/cancer/palliative/definition/en (Accessed on January 07, 2011).
Approaching death: improving care at the end of life, Field, MJ, Cassel, CK (Eds), National Academy Press, Washington, DC 1997.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Định Về Gói Dịch Vụ Y Tế Cơ Bản Tại Tuyến Y Tế Cơ Sở trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!