Cập nhật nội dung chi tiết về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Nhà Thầu Nước Ngoài Hoạt Động Tại Việt Nam mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đăng lúc: 11:26, Thứ Hai, 07-10-2019 – Lượt xem: 1017
Theo quy định tại Mục 40, Điều 1 của Nghị định số 100/2018/NĐ-CP có quy định:
Nhà thầu nước ngoài có các quyền sau:
b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc theo quy định;
c) Được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong kinh doanh tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động xây dựng được cấp.
Nhà thầu nước ngoài có các nghĩa vụ sau:
a) Lập Văn phòng điều hành tại nơi có dự án sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng; đăng ký địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail, dấu, tài khoản, mã số thuế của Văn phòng điều hành.
– Đối với các hợp đồng thực hiện lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng điều hành tại nơi đăng ký trụ sở của chủ đầu tư.
– Đối với hợp đồng thực hiện thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình đi qua nhiều tỉnh, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng điều hành tại một địa phương có công trình đi qua để thực hiện công việc;
b) Đăng ký, hủy mẫu con dấu, nộp lại con dấu khi kết thúc hợp đồng theo quy định của pháp luật. Nhà thầu nước ngoài chỉ sử dụng con dấu này trong công việc phục vụ thực hiện hợp đồng tại Việt Nam theo quy định tại giấy phép hoạt động xây dựng;
c) Đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng;
d) Thực hiện việc tuyển lao động, sử dụng lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động; chỉ được phép đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng;
e) Thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã được xác định trong hồ sồ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng;
g) Mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với công việc của nhà thầu gồm: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng; bảo hiểm tài sản hàng hóa đối với nhà thầu mua sắm; các loại bảo hiểm đối với nhà thầu thi công xây dựng và các chế độ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
h) Đăng kiểm chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu cung cấp theo hợp đồng nhận thầu;
l) Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định trong giấy phép hoạt động xây dựng;
Nghĩa Vụ Thuế Của Nhà Thầu Nước Ngoài
Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam (sau đây gọi là nhà thầu nước ngoài) hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam được thực hiện theo Thông tư 103/2014/TT-BTC và Thông tư 95/2016/TT-BTC về đăng ký thuế.
Điều kiện để nhà thầu nước ngoài nộp thuế theo phương pháp kê khai
Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam;
Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực;
Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và thực hiện đăng ký thuế, được cơ quan thuế cấp mã số thuế.
Hồ sơ đăng ký thuế nhà thầu nước ngoài nộp trực tiếp gồm:
Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 04-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC;
Bản sao Giấy phép thầu; hoặc Giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp;
Bản sao Giấy xác nhận đăng ký văn phòng Điều hành; hoặc Giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện nêu trên thì Bên Việt Nam nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, và có trách nhiệm đăng ký thuế để kê khai, nộp thuế thay cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký thuế nộp thay gồm:
Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 04.1-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này 95/2016/TT-BTC;
Bảng kê các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế thông qua Bên Việt Nam mẫu số 04.1-ĐK-TCT-BK (đối với trường hợp Bên Việt Nam nộp thay thuế nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài).
Bản sao hợp đồng hợp tác kinh doanh (đối với trường hợp tổ chức nộp thay cho cá nhân hợp đồng, hợp tác kinh doanh).
Cá Nhân Nước Ngoài Sở Hữu Nhà Ở Tại Việt Nam
Làn sóng đầu tư vào Việt Nam cùng với các quy định mới của Luật Nhà ở 2014 đã cho phép các cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho họ làm ăn và sinh sống. Tuy nhiên, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam (trường hợp không phải nhà đầu tư) vẫn còn nhiều hạn chế so với cá nhân trong nước. Các quy định về sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài có thể được tìm thấy tại Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
Một cá nhân nước ngoài để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam:
Phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;
Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Hình thức sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài:
Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Điều kiện để được sở hữu:
Cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư;
Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương khu vực hành chính cấp phường nhưng có nhiều tòa chung cư thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.
Trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có:
Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;
Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà trong dự án đó;
2 dự án trở lên mà tổng số nhà ở trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% lượng nhà ở của mỗi dự án.
Thời hạn sở hữu:
Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế: không quá 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
Gia hạn: trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam nộp đơn xin đề nghị gia hạn cùng bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở. Số lần gia hạn thêm là 01 lần nhưng không quá 50 năm;
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền như chủ sở hữu nhà ở Việt Nam;
Khi hết hạn sở hữu: cá nhân nước ngoài được bán, tặng cho. Nếu cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền này thì nhà ở đó thuộc sở hữu của nhà nước.
Các cá nhân nước ngoài có ý định hoặc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, nếu có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật cũng như thủ tục để sở hữu nhà ở tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ công ty luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ.
Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
GS. VS. NGUYỄN DUY QUÍ
1 – Về phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước. Nhà nước pháp quyền là giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ
Trong ý nghĩa này, nhà nước pháp quyền được nhìn nhận như một cách thức tổ chức nền dân chủ, cách thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ. Điều này có nghĩa là nhà nước pháp quyền gắn liền với một nền dân chủ. Tuy không phải là một kiểu nhà nước được xác định theo lý luận về hình thái kinh tế – xã hội, nhưng nhà nước pháp quyền không thể xuất hiện trong một xã hội phi dân chủ.
Sự phủ nhận quan điểm xem nhà nước pháp quyền như một kiểu nhà nước có ý nghĩa nhận thức luận quan trọng trong việc nhìn nhận đúng bản chất của nhà nước pháp quyền. Ý nghĩa nhận thức luận này bao hàm các khía cạnh sau:
– Chỉ từ khi xuất hiện dân chủ tư sản, mới có cơ hội và điều kiện để xuất hiện nhà nước pháp quyền. Do vậy, trên thực tế, nhà nước pháp quyền tư sản đang được tuyên bố xây dựng ở hầu hết các quốc gia tư bản phát triển và đang phát triển.
– Nhà nước pháp quyền, với tính chất là cách thức tổ chức và vận hành của một chế độ nhà nước và xã hội, không những được xây dựng ở chế độ tư bản mà còn được xây dựng ở chế độ xã hội chủ nghĩa. Như vậy, trong nhận thức lý luận cũng như trong thực tiễn, có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
– Ngoài các giá trị phổ biến, nhà nước pháp quyền còn bao hàm các giá trị đặc thù. Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền được xác định bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố này, về thực chất, là rất đa dạng, phong phú và phức tạp, được xác định bởi các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, tâm lý xã hội và môi trường địa lý của mỗi dân tộc. Chúng không chỉ tạo ra các đặc sắc, tính riêng biệt của mỗi dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển mà còn quyết định mức độ tiếp thu và dung nạp các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền. Việc thừa nhận tính đặc thù của nhà nước pháp quyền có ý nghĩa nhận thức luận quan trọng. Với ý nghĩa này, nhà nước pháp quyền là một phạm trù vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù; vừa là giá trị chung của nhân loại, vừa là giá trị riêng của mỗi dân tộc, quốc gia. Do vậy, không thể có một nhà nước pháp quyền như một mô hình chung, thống nhất cho mọi quốc gia, dân tộc. Mỗi quốc gia, dân tộc, tùy thuộc vào các đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế – xã hội và trình độ phát triển mà xây dựng cho mình một mô hình nhà nước pháp quyền thích hợp.
2 – Đối với Việt Nam, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền đang được đặt ra như một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan
Tính tất yếu lịch sử của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam bắt nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà nước ta. Ngay từ khi thành lập và trong quá trình phát triển, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã và luôn là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật và luôn vận hành trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Các đạo luật tổ chức Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các đạo luật về chính quyền địa phương được xây dựng trên cơ sở các Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992. Những lần Hiến pháp được sửa đổi và thông qua là những bước củng cố cơ sở pháp luật cho tổ chức và hoạt động của bản thân các cơ quan nhà nước. Vì vậy, có thể nói, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một quá trình lịch sử được bắt đầu ngay từ Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946. Quá trình này đã trải qua hơn nửa thế kỷ với nhiều giai đoạn phát triển đặc thù. Ngày nay, quá trình này đang được tiếp tục ở một tầng cao phát triển mới với nhiều đòi hỏi và nhu cầu cải cách mới.
Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chúng ta ý thức sâu sắc rằng, để xây dựng được một chế độ xã hội có tính mục tiêu như vậy, công cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tính tất yếu khách quan ấy còn xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thế toàn cầu hóa. Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, thực hành dân chủ, củng cố độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế.
3 – Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta là một nhà nước vừa phải thể hiện được các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền đã được xác định trong lý luận và thực tiễn của một chế độ dân chủ hiện đại, vừa phải khẳng định được bản sắc, đặc điểm của riêng mình
Sự khác nhau cơ bản giữa nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung, trong đó có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng, đã được các đề tài của Chương trình KX.04 khái quát trên những nét chính sau:
Một là, cơ sở kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường không phủ nhận các quy luật khách quan của thị trường, mà là cơ sở để xác định sự khác nhau giữa kinh tế thị trường trong chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội. Do vậy, đặc tính của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa tạo ra sự khác nhau giữa nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời tạo ra nét đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hai là, cơ sở chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ nhất nguyên. Chế độ dân chủ nhất nguyên là điều kiện cơ bản để tạo ra một đời sống dân chủ có tính thống nhất cao, một hệ thống chính trị thống nhất và là một đòi hỏi có tính nội tại của chế độ nhà nước và chế độ xã hội trong các điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do vậy, sự nhất nguyên chính trị phải luôn là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa – một nhà nước đòi hỏi tính thống nhất và tính tổ chức cao trong tổ chức cũng như trong hoạt động của mọi cấu trúc nhà nước để có thể đạt được các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Tính nhất nguyên chính trị được thể hiện trong việc khẳng định vai trò lãnh đạo của một đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam. Bản chất của một nền dân chủ không lệ thuộc vào chế độ đa đảng hay chế độ một đảng, mà lệ thuộc vào chỗ đảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của ai, sử dụng quyền lực nhà nước vào những mục đích gì trên thực tế. Vì vậy, điều kiện để xây dựng nhà nước pháp quyền không thể là chế độ đa đảng hay chế độ một đảng và không thể coi đó là căn cứ để đánh giá tính chất và trình độ của một nền dân chủ. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản – đảng duy nhất cầm quyền đối với đời sống xã hội và đời sống nhà nước không những không trái với bản chất nhà nước pháp quyền nói chung mà còn là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết đối với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta.
Ba là, cơ sở xã hội của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Với khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhà nước pháp quyền có được cơ sở xã hội rộng lớn và khả năng to lớn trong việc tập hợp, tổ chức các tầng lớp nhân dân thực hành và phát huy dân chủ.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tuy không loại bỏ được sự phân tầng xã hội theo hướng phân hóa giàu, nghèo nhưng có khả năng xử lý tốt hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Những mâu thuẫn xã hội phát sinh trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường do được điều tiết thông qua pháp luật, chính sách và các công cụ khác của nhà nước nên ít có nguy cơ trở thành các mâu thuẫn đối kháng và tạo ra các xung đột có tính chất chia rẽ xã hội. Đây là một trong những điều kiện để bảo đảm ổn định chính trị, đoàn kết các lực lượng xã hội vì các mục tiêu chung của sự phát triển.
4 – Một số vấn đề về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay
Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay, một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết là chúng ta phải sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Nhu cầu đổi mới tư duy pháp lý đã được đặt ra và quán triệt trong giai đoạn đấu tranh loại bỏ cơ chế pháp lý của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, xây dựng cơ chế pháp lý cho cơ chế kinh tế mới. Ngày nay, một lần nữa nhu cầu đổi mới tư duy pháp lý lại được đặt ra với tính cấp thiết mạnh mẽ, kiên quyết, vượt ra khỏi khuôn khổ có tính truyền thống lâu nay trong việc xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật. Tư duy pháp lý mới có thể được phác thảo trên những nét chính sau:
1 – Xác định và quán triệt cơ sở lý thuyết cho mô hình luật pháp nước ta trong giai đoạn phát triển đến 2010 và các giai đoạn tiếp theo. Điều này có nghĩa là chúng ta cần nhanh chóng xác định mô hình luật pháp nước ta được xây dựng theo lý thuyết nào. Dĩ nhiên, chúng ta không thể áp dụng một cách máy móc các mô hình lý thuyết hiện đang được áp dụng ở các quốc gia trên thế giới. Nhưng chúng ta cũng không thể không tính đến sự ảnh hưởng và chi phối của các lý thuyết này đối với sự vận động của đời sống pháp luật hiện đại. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng các cơ sở lý thuyết cho mô hình luật pháp nước ta cần đặt trong mối quan hệ giữa hai yếu tố: dân tộc và hiện đại.
Cần có các nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm lịch sử của các thế hệ người Việt Nam trong tiến trình xây dựng và thực thi các thể chế pháp lý. Các kinh nghiệm làm luật và thi hành luật trong các giai đoạn lịch sử cho thấy, các thế hệ người Việt Nam khá thành công trong việc tiếp thu các giá trị pháp lý nước ngoài, làm nên một bản sắc pháp lý Việt Nam. Xin hãy lấy Quốc triều hình luật thời Lê (Bộ Luật Hồng Đức) để suy ngẫm: Bộ Luật Hồng Đức, theo đánh giá của sử gia Phan Huy Chú, “Thật là cái mẫu mực để trị nước, các khuôn phép để buộc dân”. Điều cần nhấn mạnh là, mặc dù chịu ảnh hưởng của tư tưởng pháp lý và các quy tắc pháp luật của Trung Hoa thời phong kiến, nhưng Bộ Luật Hồng Đức vẫn là bộ luật của người Việt Nam, là sản phẩm văn hóa của người Việt Nam, chứ không phải là sự sao chép máy móc pháp luật của nhà Đường hay nhà Minh.
2 – Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, bảo đảm sự tương thích của pháp luật quốc gia với các không gian pháp lý có tính quốc tế đang đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh việc đổi mới công tác lập pháp. Việc đổi mới công tác lập pháp có thể khái quát trên một số nét sau:
Bốn là, tăng cường lắng nghe ý kiến nhân dân đóng góp xây dựng các dự thảo luật: Các dự thảo luật một khi được xây dựng ngắn gọn, ít điều khoản sẽ rất dễ dàng cho nhân dân tiếp cận. Sự tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật của đông đảo các tầng lớp nhân dân là điều kiện quan trọng để pháp luật phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bảo đảm cho pháp luật thật sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Cần quy định, việc lấy ý kiến của nhân dân (chứ không chỉ là lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức hay của một số cán bộ) đối với các dự án luật là điều kiện bắt buộc trong quá trình xây dựng dự thảo. Đặc biệt, việc tiếp thu ý kiến của nhân dân vào các dự thảo (tiếp thu ý kiến nào, không tiếp thu ý kiến nào, vì sao) phải được thông báo công khai và minh bạch. Có như vậy, nhân dân mới cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng và mặt khác, mới củng cố niềm tin của họ vào luật pháp.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quyền Và Nghĩa Vụ Của Nhà Thầu Nước Ngoài Hoạt Động Tại Việt Nam trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!