Đề Xuất 6/2023 # San Jose: Sài Gòn Nhỏ Mà Tranh Cãi Lớn # Top 15 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 6/2023 # San Jose: Sài Gòn Nhỏ Mà Tranh Cãi Lớn # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về San Jose: Sài Gòn Nhỏ Mà Tranh Cãi Lớn mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Suốt ba tháng qua ở San Jose, thành phố với gần 100 nghìn người Việt sinh sống và chiếm 10% số cư dân, có một cuộc tranh cãi sôi nổi nhiều phiá, giữa người Việt với người Việt, giữa người Việt với hội đồng thành phố và giữa những dân cử San Jose và trong vùng. Nhiều dân cử, chuẩn ứng viên đã nhảy vào cuộc để lấy lòng, lấy phiếu cử tri gốc Việt.

Chuyện đặt tên cho một khu thương mại của người Việt tưởng chừng đơn giản là để vinh danh những đóng góp của người Việt ở đây từ hơn 30 năm qua, ai ngờ lại bùng nổ lớn, gây chú ý trên toàn nước Mỹ nên nhật báo New York Times cũng đã có bài tường thuật.

Sau gần ba tháng giữ vững quyết định chọn tên “Saigon Business District”, hôm 11.2 Thị trưởng Chuck Reed và Nghị viên Madison Nguyễn đã xoay chiều với đề nghị huỷ bỏ quyết định đó và đưa tên “Little Saigon” ra cho cử tri toàn thành phố chọn YES hay NO, một đề nghị sẽ làm tốn ngân sách thành phố, có thể tạo ra những xung đột giữa người Việt với những sắc dân khác. Trước những phản ứng bất lợi và sau khi nghiên cứu lại, tuần vừa qua Thị trưởng Reed lại rút lại chuyện trưng cầu dân ý toàn thành phố về “Little Saigon” và đề nghị không đặt tên cho khu phố nữa cho đến khi có sự đồng thuận giữa các bên. Nhưng một số dân cử như Phó Thị trưởng Dave Cortese và Nghị viên Kansen Chu muốn đưa “Little Saigon” ra biểu quyết.

Những thay đổi quan điểm đó là vì áp lực của cử tri gốc Việt và vì Thị trưởng Reed, Nghị viên Madison và mấy nghị viên khác sẽ phải đương đầu với luật pháp vì có thể họ đã phạm luật về tính minh bạch và trong sáng khi thị trưởng và nhiều nghị viên đã đồng ý với nhau – có những thoả thuận ngầm – về tên “Saigon Business District” trước ngày chính thức biểu quyết. Luật Brown Act của bang California không cho phép có những vận động giữa các dân cử để đạt đa số trước khi họp chọn.

Cuộc tranh đấu cho “Little Saigon” bùng lên từ đó. Dư luận có những nhận xét đây lại là một cuộc chiến tranh quốc-cộng còn đang kéo dài như cuộc tranh đấu cho Cờ Vàng diễn ra trong những năm gần đây.

Kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam thiết lập bang giao và kí kết hiệp ước thương mại song phương, trong một thập niên qua giao thương giữa hai quốc gia đã tăng gấp nhiều lần, với mấy chục tỉ Mỹ-Kim hàng hoá trao đổi mỗi năm. Những năm gần đây người hải ngoại còn về nước đầu tư và người ở quê nhà cũng đem tiền ra nước ngoài kinh doanh. Trong nước bây giờ có Hội Doanh nhân Việt kiều thì ở San Jose cũng có Hiệp hội Doanh nhân người Mỹ gốc Việt (Vietnamese-American Entrepreneur Association, VAEA) làm những công tác tư vấn và khuyến khích đầu tư ở hai bên bờ Thái Bình dương. VAEA đã đón nhiều đoàn doanh nghiệp trong nước qua tìm kiếm thị trường Mỹ, đón tiếp tổng lãnh sự, bộ trưởng, phó thủ tướng đến tham quan. Liên hoan mừng Xuân Mậu Tí của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở San Francisco với 800 khách dự cùng ban lãnh đạo VAEA như các Luật sư Vũ Ngọc Trác, Nguyễn Hữu Liêm, ông Phạm Thư Đăng và Chủ tịch Sang Nhin đã đọc một bài diễn văn chúc mừng năm mới tân Tổng Lãnh sự Lê Quốc Hùng.

Ngày nay chuyện giao thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là điều bình thường. Nhưng khi việc buôn bán được đem vào chính trị cộng đồng thì vẫn sôi nổi lên kẻ bênh người chống. Sự việc “Little Saigon” như được đổ thêm dầu vào lửa khi phóng viên báo San Jose Mercury News tường thuật rằng, theo lời Nghị viên Madison Nguyễn thì những thương gia trong khu vực không thích tên “Little Saigon” vì nó biểu hiện tinh thần chống cộng. Nghị viên Madison sau đó gửi một văn thư yêu cầu cải chính cô không nói thế, nhưng cho đến hôm nay San Jose Mercury New s không đăng thư đó mà chỉ có một số báo Việt ngữ.

Trong tiến trình đặt tên khu phố để vinh danh những đóng góp của cộng đồng người Việt, Nghị viên Madison đã phạm một sai lầm quan trọng là cô dựa việc đặt tên vào một trung tâm thương mại chưa được thành hình. Cô đã quên rằng sự đóng góp của người Việt cho Thành phố San Jose đã có từ hơn 30 năm qua, từ những tiệm ăn, tiệm bánh, tiệm sửa xe, từ những cửa hàng nho nhỏ, những quán cà-phê chứ không phải một vài trung tâm thương mại mới có sau này.

Bây giờ thì việc chọn tên cho khu thương mại của người Việt ở San Jose chỉ còn lại một câu hỏi: Có nên đặt tên khu phố đó là “Little Saigon” hay không? Quyết định này là thẩm quyền Hội đồng Thành phố San Jose trong phiên họp tối ngày 4.3 tới đây.

Vậy thì tiếng nói nào là của đa số? Ngày 4.3 sẽ lại là một ngày sôi nổi tại nghị trường Thành phố San Jose khi “Little Saigon” được mang ra bàn luận. Nếu sau phiên họp vẫn chưa có một cái tên cho khu thương mại của người Việt thì nguyện vọng của đa số thầm lặng là gì? Chỉ còn việc để cử tri Khu vực 7 quyết định có truất nhiệm Nghị viên Madison Nguyễn hay không thì sẽ có câu trả lời rõ ràng nhất.

Nếu đa số đồng ý truất nhiệm, điều đó có nghĩa “Little Saigon” là đa số ồn ào. Còn nếu kết quả ngược lại thì đa số đúng là phiá thầm lặng. Khi đó mọi người sẽ chấp nhận kết quả sau cùng, sự yên bình được trả lại cho thành phố và tiến trình dân chủ trong cuộc tranh cãi này coi như hoàn tất. Trừ khi hai phiá có số phiếu khác biệt quá khít khao và phải đưa ra cho quan toà quyết định.

(ảnh trong bài của tác giả)

© Buivanphu 02.2008

[Bài đã đăng trên chúng tôi Diễn đàn 2001-2008, 29.02.2008]

About Bùi Văn Phú

Bùi Văn Phú is a community college teacher and a freelance writer from San Francisco Bay Area. He worked with Peace Corps in Togo, Africa and United Nations High Commissioner for Refugees in Southeast Asia. Bùi Văn Phú hiện dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do sống tại vùng Vịnh San Francisco, California. Trong thập niên 1980, ông làm tình nguyện viên của Peace Corps tại Togo, Phi Châu và làm tham vấn giáo dục cho Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc tại Đông nam Á.

Hội Kim Hoàn Sài Gòn

Bài viết

Bát nháo thị trường vàng trang sức – Bài 1: Người mua thiệt đủ kiểu

Thứ tư, 25/12/2013

» Bài 2: Chấn chỉnh chất lượng

Vàng trang sức là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, thế nhưng hiện nay mặt hàng này đang bị thả nổi do chưa có cơ quan đánh giá, kiểm định, kiểm soát được chất lượng của vàng trang sức khi lưu hành trên thị trường. Người tiêu dùng mua vàng trang sức chỉ có thể tin vào người bán vì tất cả thông tin về chất lượng, khối lượng và tuổi vàng đều do họ đưa ra. Chính vì thế, thị trường vàng trang sức hoạt động theo cơ chế tự điều chỉnh giữa người mua và người bán trên nguyên tắc “mua gì bán nấy, mua đâu bán đó”.

Bắt chẹt người mua

Trong vai người bán vàng, chúng tôi đến tiệm vàng K.L. (trên đường Nguyễn Duy Dương quận 5, TPHCM). Đôi bông tai 5 phân vàng 18K có đính hột được chủ tiệm thu vào với giá 860.000 đồng. Thấy chúng tôi nhăn nhó cho biết đôi bông tai mới mua chưa lâu với giá gần 2 triệu đồng, chủ tiệm vàng đã nhanh nhảu: “Giá này được lắm rồi đó, bảo đảm cao hơn những tiệm vàng xung quanh. Đôi này nhiều hột, ít vàng mà giá vàng mấy bữa nay lại hạ”. Tiện tay, tôi tháo luôn chiếc nhẫn 5,5 phân vàng 18K đang đeo hỏi xem nếu được giá thì sẽ bán để đổi kiểu khác. Sau một lúc dùng kính soi hột đá, cân định lượng, bà chủ cho biết giá thu vô 970.000 đồng. Trong khi đó, những món trang sức tương tự, tiệm vàng niêm yết vàng 18K với giá hơn 2,5 triệu đồng/chỉ và chưa tính tiền công.

Trên thị trường hiện nay người dân thường mua đâu bán đó vì chất lượng vàng ở các tiệm thường không giống nhau. Trong ảnh: Khách hàng chọn mua trang sức tại chợ Thiếc quận 11. Ảnh: THI HỒNG

Cũng 2 món trang sức này tại những tiệm vàng khác giá chênh nhau vài trăm ngàn đồng. Cụ thể, tại tiệm vàng T.T. (chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh TPHCM, chiếc nhẫn được trả 900.000 đồng (cao hơn tiệm K.L. 40.000 đồng) nhưng đôi bông tai chỉ được trả 700.000 đồng (thấp hơn tới 160.000 đồng). Khi chúng tôi thắc mắc sao đôi bông tai được tiệm K.T. trả 860.000 đồng mà ở đây thu vào thấp hơn những 160.000 đồng, chị chủ tiệm thẳng thừng: “Vậy cứ đến những nơi thu giá cao hơn mà bán. Tiệm tôi chỉ thu được giá này. Trong khi đó, cũng chiếc nhẫn vàng 18K này được tiệm vàng K.T. trên đường Tô Hiến Thành quận 10, cũng là nơi bán nhẫn thu lại với giá 1.050.000 đồng (cao hơn gần 200.000 đồng). Theo các chủ tiệm vàng, để tránh bị lỗ nhiều khi muốn bán vàng trang sức, tốt nhất là mua đâu bán đó. Đặc biệt với vàng trang sức, hột càng nhiều càng bị ép giá vì hầu như các tiệm vàng chỉ tính khối lượng vàng khi thu vào.

Loạn tuổi vàng

Rõ ràng, trên thị trường vàng trang sức, người mua luôn bị thiệt thòi. Cứ mua vào, bán ra phải chịu lỗ ngay 10% – 20%. Sản phẩm được mua, người bán nói vàng bao nhiêu tuổi chỉ biết như vậy và trả số tiền tương đương, còn có bị rút ruột hay không thì hên xui. Mua chiếc nhẫn vàng trắng 18K có đính kim cương trị giá hơn ngàn USD tại tiệm kim hoàn lớn ở quận 1 vào năm 2011, nay tiệm này không còn nên chị Minh Hương (quận 1) đem đến tiệm vàng quen để đổi mẫu vỏ nhẫn. Sau khi cân để bán lại, chị Hương được cho biết chiếc nhẫn mặc dù đóng dấu 18K (75%, tức 7,5 tuổi) nhưng chỉ là vàng 14K (58,5%), hàm lượng vàng chưa tới 50%. Trả lời thắc mắc của chúng tôi tại sao cũng một chiếc nhẫn vàng 18K loại 1 chỉ nhưng giá bán tại các tiệm vàng chênh nhau từ 300.000 – 600.000 đồng, chủ một tiệm vàng tại chợ Bàn Cờ quận 3 cho biết, sở dĩ có sự chênh lệch giá do chiếc nhẫn đó bị “rút ruột” hàm lượng vàng chứ giá tiền công không chênh lệch nhiều như vậy. Chủ tiệm này cho biết thêm: Có khách hàng đến bán chiếc nhẫn 1,5 chỉ vàng 18K có cả hóa đơn của một tiệm vàng tại quận 6, có khắc ký hiệu trên nhẫn nhưng sau khi được giám định thì chiếc nhẫn này chưa tới 6 tuổi, thay vì nếu đúng phải 7,5 tuổi. Chị chủ tiệm này tính nhanh: trung bình một món trang sức vàng 18K (75%, 7,5 tuổi) có giá trong ngày 14-12 là 2,493 triệu đồng/chỉ (chưa kể tiền công), vàng 14K (58,33%, 6 tuổi) giá 1,941 triệu đồng/chỉ. Như vậy, người khách đó đã bị “móc túi” hết 803.000 đồng vì mua vàng thiếu tuổi. Đó là chưa kể nếu mua lúc giá vàng cao thì số tiền bị mất còn nhiều hơn. Rõ ràng, quyền lợi của khách hàng khi mua sắm nữ trang đã bị xâm phạm nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc chấn chỉnh để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng!

SGGP

Cướp Tiệm Vàng Trắng Trợn Ở Chợ Thiếc, Sài Gòn

Khoảng 15 giờ ngày 2-7, một tên cướp dùng đá, đập bể tủ kính, cướp tiệm vàng tại Sài Gòn trong chợThiếc đã bị tóm gọn

Tại hiện trường vụ Cuop tiem vang o Sai Gon, phía trước tủ kính trưng bày vỡ một lỗ khoảng 30 cm, mảnh kính vương vãi khắp nền nhà. Ngọc Thành là một trong nhiều ki-ốt liền kề ở chợ Thiếc, cách trụ sở công an phường 6, quận 11 vài chục mét. Vụ cướp táo tợn diễn ra giữa ban ngày và ở chốn đông người khiến nhiều chủ tiệm vàng xung quanh lo lắng.

Anh Hiệp cho biết thêm, tiệm mới mở khoảng 4 tháng, chưa kịp lắp camera quan sát.

Công an quận 11 xác định tên cướp là Trần Khả Lâm (38 tuổi).

Tại cơ quan công an, người này khai nhận vì hết tiền tiêu xài, mua ma túy nên nảy sinh ý định đi cướp. “Hôm qua tôi nhậu ở nhà rồi đón xe buýt lên ngã tư An Sương nhậu tiếp. Lúc về, nghĩ đang túng thiếu nên vô hẻm lượm cục đá ra đập tủ tiệm vàng để cướp. Nhưng vừa bỏ chạy thì bị bắt”, Lâm khai.

Anh này cho biết đã 2 lần vào trại cai nghiện ma túy. Trước khi cướp tiệm vàng Ngọc Thành, Lâm đã phê ma túy đá.

Anh Đặng Văn Hiệp (36 tuổi, chủ tiệm vàng) kể lại về quá trình Cuop tiem vang o Sai Gon: “Thanh niên này đi từ trong chợ ra đường Phó Cơ Điều, tay cầm cục đá to nên nhiều người thấy lạ và để ý nhưng không ngờ hắn liều lĩnh ra tay cướp tiệm vàng khi đang đi bộ như thế. Cũng may là chúng tôi cảnh giác, cùng sự giúp sức của bà con xung quanh nên tiệm không bị mất tài sản”.

Người dân sống gần khu vực chợ Thiếc cho biết mặt tiền của chợ trên đường Phó Cơ Điều có nhiều tiệm vàng nhưng rất ít bảo vệ túc trực. Các tiệm không thuê bảo vệ mà dựa vào lực lượng bảo vệ chung của chợ. Camera an ninh cũng ít nên khi xảy ra cướp, công an rất khó khăn trong việc truy bắt hung thủ.

Nguồn: Theo (NewTimes)

Biên soạn: Đức Cảnh

Công An Lên Tiếng Vụ ‘Đột Kích’ Tiệm Vàng Ở Sài Gòn

Cảnh sát phủ nhận “gài bẫy”

Công an quận Bình Thạnh chúng tôi đã có buổi làm việc với bà chủ tiệm vàng Hoàng Mai vào chiều 29/4.

Chiều 29/4, đại tá đại tá Lê Anh Tuấn, Chánh văn phòng kiêm phát ngôn viên của Công an chúng tôi cho biết, Công an chúng tôi cũng như phòng pháp chế, phòng cảnh sát kinh tế cũng đã nghe báo cáo từ lãnh đạo Công an quận Bình Thạnh về việc khám xét tiệm vàng Hoàng Mai (thuộc Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu vàng Hoàng Mai, số 384 đường Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, quận Bình Thạnh).

Tiệm vàng Hoàng Mai.

Theo đại tá Tuấn, qua báo cáo từ Công an quận Bình Thạnh cũng như một số bằng chứng trước đây, có đủ cơ sở khẳng định tiệm vàng Hoàng Mai có nhiều dấu hiệu vi phạm và mua bán ngoại tệ trái phép.

Cụ thể, tháng 3/2014, bà Nguyễn Thị Kim Lan (SN 1965, ngụ quận Bình Thạnh) đã đến đội cảnh sát kinh tế, Công an quận Bình Thạnh tố cáo tiệm vàng này mua bán trái phép ngoại tệ.

Lý do mà bà Lan tố cáo tiệm vàng Hoàng Mai là do thiếu tiền trong lúc trao đổi ngoại ngoại tệ giữa bà và nhân viên tiệm vàng.

Trước đó, các trinh sát hình sự Công an chúng tôi theo dõi, bắt giữ nhiều đối tượng cờ bạc bịp người Philippines tại chúng tôi Trong khi lấy lời khai, các nghi can này cho biết, thường cưỡng ép nạn nhân đến tiệm vàng Hoàng Mai đổi ngoại tệ.

Căn cứ vào lời khai của các đối tượng người Philippines, Công an chúng tôi đã có công văn trao đổi với Công an quận Bình Thạnh về việc xử lý hành chính đối với tiệm vàng Hoàng Mai.

Ông Tuấn lý giải, chiều 24/4, các trinh sát Công an quận Bình Thạnh phục kích thì phát hiện người thanh niên đi vào tiệm vàng có nghi vấn đổi ngoại tệ.

Khi lực lượng công an ập vào thì bắt quả tang ông Dương Công Kiên (người làm công cho chủ tiệm vàng Hoàng Mai) đang giao dịch đổi 100 USD cho khách là Trần Quang Khải.

Công an còn thiếu sót

Trong một diễn biến khác, Trung tá Đặng Ngọc Vinh, Đội trưởng đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, khẳng định, việc bắt quả tang hành vi mua bán ngoại tệ trái phép là hoàn toàn ngẫu nhiên, các đơn vị không “gài” hay can thiệp gì vào quá trình này.

Tại cuộc làm việc, Công an quận Bình Thạnh đã thừa nhận thiếu sót trong vụ khám xét và niêm phong 559 lượng vàng, hơn 14 nghìn USD và một số thiết bị giám sát an ninh của tiệm vàng Hoàng Mai. Công an quận Bình Thạnh đã yêu cầu bà Nguyễn Thị Thanh Mai, chủ tiệm vàng ký vào cam kết không khiếu nại.

Lãnh đạo công an chúng tôi nhận định việc công an quận Bình Thạnh đề xuất lệnh khám xét tiệm vàng Hoàng Mai là thiếu vững chắc

Luật sư của bà Thanh Mai đã ký vào bản cam kết không khiếu nại và Công an quận Bình Thạnh đã trả lại toàn bộ các thiết bị giám sát an ninh của tiệm vàng Hoàng Mai, 14.164 USD. Công an quận Bình Thạnh chỉ giữ lại 100 USD là tang vật vụ bắt quả tang mà công an cho là giao dịch ngoại tệ vi phạm.

Hiện Công an chúng tôi yêu cầu cầu Công an quận Bình Thạnh hoàn tất hồ sơ chuyển lên Công an chúng tôi để đề xuất UBND quận Bình Thạnh xử phát hành chính đối với ông Dương Công Kiên.

Trong một diễn biến khác, bà Mai xác nhận, Công Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu vàng Hoàng Mai đã có thông báo gửi đến Chi cục thế quận Bình Thạnh về việc ngừng hoạt động kinh doanh vì lý do “bị khủng hoảng tinh thần”. Theo thông báo, tiệm vàng Hoàng Mai sẽ ngưng hoạt động bắt đầu từ ngày 11/5 đến 31/12/2014.

Bạn đang đọc nội dung bài viết San Jose: Sài Gòn Nhỏ Mà Tranh Cãi Lớn trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!