Cập nhật nội dung chi tiết về Sáng Kiến Kinh Nghiệm Thí Nghiệm Kiểm Chứng Định Luật Ii New mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: THÍ NGHIỆM KIỂM CHỨNG ĐỊNH LUẬT II NEW-TƠN Người thực hiện: Phạm Văn Mừng Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Vật lí THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang I. Mở đầu 2 1.1 Lí do chọn đề tài: 2 1.2 Mục đích nghiên cứu: 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu: 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu: 2 II NỘI DUNG SÁNG KẾN KINH NGHIỆM 3 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 3 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 3 2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vẫn đề : 3 2.4 Tác động của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: 7 III KẾT LUANẠ VÀ KIẾN NGHỊ: 8 Tài liệu tham khảo 9 I. MỞ ĐẦU: 1.1. Lí do chọn đề tài: Ba định luật Newton và định luật vạn vật hấp dẫn là cơ sở của cơ học cổ điển. Về thực chất các định luật newton là những tiên đề, là những khẳng định tổng quát nhất, không thể chứng minh được, không thể suy ra được từ những khẳng định khác. Khi thừa nhận những tiên đề này, người ta đã xây dựng được cơ học cổ điển với những định luật áp dụng đúng được trong thực tiễn, không những trên Trái đất mà còn cả trong miền vũ trụ lân cận Trái đất nữa. Các định luật chuyển động của New-Ton đều được áp dụng cho các vật thể được lý tưởng hóa thành các chất điểm với kích thước vô cùng nhỏ so với quỹ đạo của nó. Do vậy, các định luật này có thể áp dụng được cả với các ngôi sao và các hành tinh, khi mà kích thước của các vật thể rất lớn nhưng vẫn có thể coi là các chất điểm nếu so sánh với quỹ đạo của chúng Ban đầu, các định luật của New-Ton không thể sử dụng được với chuyển động của các vật rắn hoặc các vật thể có khối lượng biến đổi. Hơn nữa Chưa có thí nghiệm nào kiểm nghiệm một cách chinh xác mà chỉ dựa vào cơ sở lí luận, ví dụ trong thực tiến. Qua nhiều năm giảng dạy tôi rất băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ, làm sao có thí nghiệm kiểm chứng định luật II New-Ton để tạo được niềm tin vào sự dúng đắn của các định luật New-Ton. Do vậy tôi chọn đề tài “Thí nghiệm kiểm chứng Định luật II New-Ton”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Trong phòng thí nghiệm không có thí nghiệm kiểm chứng Định luật II Newton, thí nghiệm này phải tự mình làm đưa vào dạy bài định luật II New-Ton, làm sao tạo được niềm tin, tin tưởng, gây hứng thú học tập cho học sinh, học sinh có khả năng, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, tự học, tự làm để học sinh phát triển một cách toàn diện. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 cụ thể là 10A2, 10A3 trường trung học phổ thông lang chánh, vì các lơp này học thì bình thường nhưng lại có thuận lợi là rất nhanh về tìm tòi, sáng tạo, lắp ráp các đồ thí nghiệm đặc biệt là sử dụng các đồ điện tử và thích chơi game. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: II. NỘI DUNG SÁNG KẾN KINH NGHIỆM: 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Lâu nay chúng ta xây dựng dựa vào mối liên hệ giữa lực và khối lượng và tin vào sự đúng đắn của các định luật New-Ton và lấy ví dụ trong thực tế để phát biểu thành định luật, đặc biệt là định luật II New-Ton. “Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật”, để chứng minh được điều đó. Thì ta phải có thí nghiệm kiểm chứng hoạc là thí nghiệm minh họa, để tạo được lòng tin và học sinh sẽ tin vào sự đúng đắn của các định luật của New-Ton. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Chúng ta đều biết các định luật chuyển động của Newton đều được áp dụng cho các vật thể được lý tưởng hóa thành các chất điểm với kích thước vô cùng nhỏ so với quỹ đạo của nó. Do vậy, các định luật này có thể áp dụng được cả với các ngôi sao và các hành tinh, khi mà kích thước của các vật thể rất lớn nhưng vẫn có thể coi là các chất điểm nếu so sánh với quỹ đạo của chúng Ban đầu. Khi dạy đến bài các định luật New-Ton hầu như nhiều thầy cô rất khó khăn thí nghiệm, lâu nay cũng chỉ dựa vào lí thuyết, những khẳng định, suy luận, ví dụ ở thực tiễn mà phát biểu thành định luật mà phải thừa nhận, do khó khăn như vậy tôi trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi làm thí nghiệm kiểm chứng định luật II New-Ton để đưa vào giảng dạy. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vẫn đề : a. Đồ dùng dạy học tự làm( Thí nghiệm). Dụng cụng thí nghiệm gồm có : – 1 xe trượt khối lượng m1=1 (kg)và 1 khúc gỗ khối lượng m2=3(kg) – 2quả cân(lực) F1=5(N), F2=10(N) – 1 dây (dài 150 (cm) – 1 thước mét dài 80(cm) gắn với đường ray – 1 đồng hồ bấm dây b. Tiến hành thí nghiệm: * Phương án 1: Sử dụng công thức định luật II New-ton Bước 1. Xe lăn khối lượng m và quả cân (Lực)F được nối với nhau bằng sợi dây vắt qua ròng rọc ( Hình b1) (Hình b1) Bước 2: Thay đổi lực F1+F2 , giữ nguyên khối lượng m . Thí nghiệm được bố trí như (Hình b2) (Hình b2) Bước 3: Thay đổi khối lượng m1+m2, giữ nguyên lực F như bước 1 Thí nghiệm được bố trí như (Hình b3) (Hình b3) Bước 4: Thay đổi lực F1+F2 và thay đổi khối lượng m1+m2 Thí nghiệm được bố trí như (Hình b4) (Hinh b4) (Lực F là F1 trên hinh b1,b3. Khối lương m là m1 trên hinh b1,b2) * Phương án 2: Sử dụng công thức động học a= 2s/t2 Lặp lại thí nghiệm, thí nghiệm được bố trí như sơ đồ các bước trên, sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian và đo quãng đường, .quãng đường không đổi s= 80(cm). Kết quả thu được ở bảng tổng hợp sau: * Bảng tổng hợp kết quả: Các bước tiến hành Kết quả tinh theo định luật II New-ton (m/s2) Kết quả đo theo động học a = 2s/t2 (m/s2) Bước 1 5 5 Bước 2 1,25 1,25 Bước 3 15 15 Bước 4 3,75 3,75 c. Ưu và nhược điểm: * Ưu điểm: – Thí nghiệm dễ tìm kiếm, dễ làm, các thao tác lắp ráp đơn giản. – Các bước tiến hành thí nghiệm đơn giản, nhanh, học sinh có thể tự bố trí và tiến hành thí nghiện được. * Nhược điểm: Đối với phương án 2 phải dùng đồng hồ bấm giây nên gây ra sai số nhiều, học sinh phải tính toán nhiều hơn. d. Kết quả đạt khi đưa vào giảng dạy: Lớp Kết quả Khá, giỏi(%) Trung bình(%) Yếu, kém(%) 10A2 51 33 16 10A3 49 32 18 2.4. Tác động của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Thí nghiệm kiểm chứng định luật II New-ton”. – Đối với hoạt động giáo dục: Nhằm phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, tạo được lòng tịn để học sinh hứng thú học tập môn vật lí. – Đối với bản thân: Sáng tạo, tìm kiếm ý nghĩa của các, hiện tượng, đại lượng vật lí …trên các kênh thông tin để hiểu sâu các kiến thức một cách sâu sắc phục vụ cho chuyên môn, nghiệp vụ của chính bản thân mình. – Đối với động nghiệp và nhà trường: Với điều kiện, thời gian có nhiều hạn chế, tốc độ phát triển của xã hội một ngày một tăng. Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Thí nghiệm kiểm chứng định luật II New-ton” không có gì khó khăn phức tạp lắm nhưng cũng có một phần nhỏ đóng góp vào thư viện sáng kiến kinh nghiệm của nhà trường, tạo được niềm tin, tin tưởng về khả năng nghiên cứu, sáng tạo đối với các đồng nghiệp và nhà trường. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Qua một thời gian giảng dạy môn vật lí chương trình lớp 10 , tôi tích luỹ được một số kinh nghiệm cho bản thân về PPDH theo hướng chủ động của học sinh, dưới sự chỉ đạo và định hướng của Ban Giám Hiệu nhà trường trên nền tảng kiến thức có sẵn do Bộ GD – ĐT soạn thảo theo chương trình mới cơ bản. Cụ thể đối với đề tài này tôi đã thực hiện trong một thời gian khá dài với những điều kiện khó khăn của Trường và đã đạt được một số kết quả đáng kể ví dụ như : kết quả chỉ tiêu đạt được cuối năm đối với môn vật lí tôi phụ trách luôn đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch và đặt biệt là làm cho học sinh luôn hứng thú về môn học. Trên thực tế, Qua nhiều năm giảng dạy tôi rất băn khoăn rất nhiều định luật rút ra từ thí nghiệm, riêng các định luật New-Ton dựa trên suy luận và ví dụ trong thực tế để phát biểu thành định luật mà không có thí nghiệm nào kiểm nghiệm một cách chính xác. Bên cạnh đó, hàm lượng kiến thức cần truyền đạt; trang thiết bị, phương tiện dạy học cũng cần được tận dụng và khai thác triệt để. Để dạy tốt-học tốt môn vật lí nói riêng, người giáo viên phải luôn tuân thủ: Chủ động , Sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học một cách phù hợp với bộ môn. Do khả năng có hạn, có thể nói được mà không làm được, có thể làm được nhưng kết quả không cao. Tôi cũng mong có sự góp ý của các đồng nghiệp, các đồng chí trong tổ, trong nhóm chuyên môn, các đồng chí trong Ban Giám Hiệu giúp đỡ, góp ý xây dựng để sáng kiên kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ./. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Phạm Văn Mừng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách bài tập vật lí 10 nâng cao và cơ bản ( Nhà xuất bản Giáo dục) 2. Hỏi đáp về những hiện tượng Vật lý, tập III (các định luật New-Ton) NXB Khoa học và kỹ thuật. (Tác giả : Ngô Quốc Quýnh, Nguyễn Đức Minh). 3. Vật lý vui, quyển 1,2. (NXB-GD. Tác giả : IA.I. PÊ-REN-MAN). 4. Vật lý thật lý thú, tập 1,2 . (NXB THANH NIÊN. Tác giả: Vũ Bội Tuyền). 5. Bộ sách tri thức tuổi hoa niên. (NXB VĂN HOÁ THÔNG TIN
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Nhận Biết Tập Nói 25
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TRẺ 25 – 36 THÁNG “NHẬN BIẾT TẬP NÓI” A. ĐẶT VẤN ĐỀ “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” Con người dù lớn hay nhỏ, muốn xinh tồn cần phải ăn, ngủ và làm việc. Vì vậy giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nếu làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người việt nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. Vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình phát triển của trẻ.Việc phát triển ngôn ngữ đối với trẻ 25 – 36 tháng, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã thực hiện thì sẽ không đưa lại hiệu quả cao, tính chủ động tích cực sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ của trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển một cách thụ động.Vì vậy chỉ có đổi mới hình thức tổ chức thì mới tạo ra được môi trường hoạt động tốt và tạo ra những cơ hội tốt cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo một cách toàn diện. Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng đặc biệt là trẻ 25 – 36 tháng tuổi. Nếu cô tạo điều kiện cho trẻ hoạt động dưới hình thức thông qua hoạt động hàng ngày ở mọi lúc mọi nơi thì việc phát triển ngôn ngữ lời nói cho trẻ sẽ được kết quả cao hơn. Mặt khác phát âm đúng sẽ góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt và giữ gìn giá trị văn hóa của dân tộc việt nam. Bên cạnh đó trẻ còn dùng ngôn ngữ để thể hiện tình cảm, khát vọng mong muốn của mình để người khác hiểu được. Đồng thời ngôn ngữ còn là phương tiện giáo dục tình cảm, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Nếu ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm, sẽ kìm hãm sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên trong thực tế của lứa tuổi 25 – 36 tháng mọi bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đặc điểm phát triển ngôn ngữ còn rất hạn chế do kinh nghiệm sống của trẻ chưa có nhiều và phạm vi tiếp xúc còn hạn hẹp, vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, nhưng nhu cầu tiếp xúc, giao tiếp và khám phá thế giới 1
xung quanh của trẻ thì rất cao. Vì vậy mà nhu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng. Bản thân tôi là một giáo viên được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của môn học này. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu nhất để trẻ được tiếp thu một cách có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay, chính vì vậy tôi chọn đề tài ” Một số kinh nghiệm day trẻ 25 – 36 tháng Nhận biết tập nói” để làm đề tài nghiên cứu. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Điều 23 mục 1 chương 2 Luật giáo dục có chỉ rõ “nội dung giáo dục mầm non là phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với người lớn , bạn bè,…thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học Điều 24 có quy định “chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, cụ thể hoá các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non. Trong giáo dục hiện nay muốn thực hiện tốt mục tiêu và nội dung trên đòi hỏi mỗi giáo viên mầm non nghiên cứu học tập để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi.
2
Qua thực tiễn giảng dạy chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp nhóm từ năm 2015 – 2016 đến nay cùng với sự đổi mới của giáo dục mầm non tôi nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi là hết sức cần thiết. Việc nâng cao tạo ra chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi đòi hỏi người giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ phải thật sự am hiểu chương trình, phương pháp giáo dục mầm non mang tính quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và sự linh động trong việc tổ chức các sinh hoạt cho trẻ, bố trí thời gian hợp lý sự nhạy bén yêu nghề, mến trẻ hiểu được tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi của mỗi giáo viên là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Năm học 2015 – 2016 Tôi được nhà trường, Ban giám hiệu phân công dạy trẻ 25- 36 tháng. Tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi. – Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất của Ban giám hiệu nhà trường. – Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất, cũng như chỉ đạo chuyên môn. – Môi trường để trẻ hoạt động thoáng mát sạch sẽ có đủ phòng học riêng cho từng nhóm từng độ tuổi. – Các cháu ăn bán trú 100% – Phụ huynh luôn tin tưởng và kết hợp với giáo viên để thống nhất sự chăm sóc giáo dục trẻ được tốt. – Bản thân tôi tâm huyết yêu nghề mến trẻ. 2. Khó khăn
3
– Lớp học có nhiều thành phần gia đình khác nhau phần đông là bố mẹ buôn bán ở chợ, một số gia đình không có công ăn việc làm, một số bố mẹ đi làm xa ở với ông bà. – Một số gia đình thì nuông chiều con. – Các cháu phần đông mới ra lớp cho nên chưa có thói quen tập thể hay nói tự do, phát âm chưa chính xác trẻ còn nói ngọng, còn rụt rè hay khóc. – Đồ dùng phục vụ cho từng tiết dạy còn thiếu chưa đủ để đáp ứng được sự đổi mới của môn học. Vì vậy ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. 3. Kết quả khảo sát đầu năm Nhận biết tập nói là một trong những nội dung mà chương trình đã có từ trước nó quyết định một phần lớn đến chất lượng của các môn học khác.Do vậy ngay từ đầu năm học khi sĩ số lớp đã ổn định tôi tiến hành khảo sát khả năng của từng trẻ để tìm ra biện pháp giúp trẻ làm quen với môn học ” Nhận biết tập nói” đạt kết quả.
Tổng số trẻ
15
4
Khá
Trung bình
Tỷ lệ % Số trẻ 47
4
Với kết quả khảo sát như trên tôi nhận thấy phát triển lời nói cho trẻ là một trong những vấn mà người giáo viên phải chú trọng. Vì thế tôi luôn trăn trở làm thế nào ra những biện pháp hữu hiệu để giờ học của trẻ đạt kết quả tốt. III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các giải pháp thực hiện Là một giáo viên mầm non người trực tiếp giảng dạy cho trẻ 25 – 36 tháng, bản thân tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng, xong kết quả phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố và nhiều các môn học như thơ truyện, nhận biết tập nói. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lựơng và hiệu quả của giờ dạy nhận biết tập nói cụ thể như sau: 1.1. Cho trẻ được tiếp xúc với các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. 1.2. Cô phải sử dụng đồ dùng trực quan( vật thật) đồ chơi, đồ dùng tranh mẫu hấp dẫn để thu hút sự chú ý của trẻ.
4
1.3.Thực hiện giờ dạy cô cần sử dụng các thủ thuật linh hoạt và lồng ghép các môn học khác như: bài thơ, câu đố…. 1.4. Trong quá trình dạy trẻ cô phải linh hoạt sáng tạo và thay đổi hình thức nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. 1.5. Cô chú ý quan tâm bồi dưỡng từng đối tượng trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tạo môi trường phát triển lời nói cho trẻ. 1.6. Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục phát triển lời nói cho trẻ. 2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện 2.1. Tìm hiểu đối tượng. Đối với tuổi mầm non trẻ rất hiếu động tư duy của trẻ là tư duy cụ thể việc ” Học bằng chơi – chơi mà học” bởi vì thế giới xung quanh trẻ cái gì cũng mới lạ, trẻ thích tìm tòi, khám phá những sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ thường hỏi các câu hỏi : Tại sao ? Như thế nào ? Nhưng cũng còn một số cháu nhút nhát, ít nói, sợ hãi khi lên trả lời câu hỏi. Ví dụ : Cháu Thư, chauMinh Anh… Vì vậy phải chú ý đến từng đặc điểm cá nhân của trẻ, năm bắt được đặc điểm cá nhân của từng cháu, để có những biện pháp giáo dục tốt hơn. 2.2. Chuẩn bị trên tiết học . Việc chuẩn bị cho tiết học đóng vai trò hết sức quan trọng giúp năng cao kết quả học. Vì vậy tôi phải xác định được mục đích, yêu cầu của bài dạy là một việc bắt buộc đối với mỗi giáo viên, tôi luôn nghiên cứu kĩ giáo án thì mới vận dụng các phương pháp, biện pháp giảng dạy một cách linh hoạt, logics. Ngoài việc tôi phải chuẩn bị giáo án kĩ càng ra tôi còn cần phải chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh vật thật, mô hình sinh động, hấp dẫn, mới lạ. Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết ” Quả na , quả xoài “. Tôi chuẩn bị quả thật, quả có màu sắc rõ ràng, tranh quả, tranh lô tô. Điều quan trọng nữa để giờ học đạt kết quả cao đó là phải rèn luyện cho trẻ có nề nếp thói quen trong học tập.
5
Ngoài sự chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đẹp trong tiết dạy cô cần áp dụng linh hoạt, sáng tạo thay đổi hình thức dạy, lồng ghép các hoạt động để thu hút trẻ tập trung chú ý. Ví dụ : Khi cho trẻ nhận biết tập nói. Đề tài : Hoa sen, Hoa đồng tiền. Tôi cho trẻ quan sát vườn hoa thật bằng những bông hoa tôi đã chuẩn bị và được tạo ra như một vườn hoa. Tôi hỏi trẻ : Các con thấy trong vườn hoa có những loài hoa gì ? trẻ kể tên các loại hoa. Các con thấy hoa sen như thế nào ? ( Rất đẹp ) – Bông hoa này có màu gì ? ( Màu đỏ, vàng ) – Khi ngửi hoa các con thấy như thế nào ? ( Mùi thơm ) – Cánh hoa như thế nào ? ( Nhẵn ) Với cách tổ chức như vậy tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia học tập, tư duy của trẻ phát triển tốt đồng thời ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển có hiệu quả hơn, trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết của mình, ý nghĩa của mình một cách mạch lạc hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng rõ rệt. 2.3. Dạy trẻ trên tiết học chính. Trong lớp học tôi chia trẻ thành từng tổ, trong từng tổ có các cháu tiếp thu bài khác nhau : giỏi có, khá có, trung bình có. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 – 36 tháng đạt kết quả cao tôi luôn tìm ra những cách dạy hay để gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết tập nói ” Con chó, con mèo ” Chủ đề : Những con vật nuôi trong gia đình có 4 chân đẻ con. Với tiết nhận biết tập nói này, tôi làm mô hình một trang trại có các con vật như : Chó, mèo… sinh động hấp dẫn. Tôi để trẻ quan sát nhận xét, gọi tên những con vật mà trẻ thấy trong mô hình, sau đó cho trẻ về chỗ ngồi ổn định, tôi giả làm tiếng kêu hỏi trẻ ; Đấy là tiếng kêu con gì ?. Sau đó đưa mô hình con chó ra cho trẻ quan sát, nhận xét, gọi tên các bộ phận của con chó. Với cách giới thiệu như vậy, tôi thấy các cháu hứng thú học. Không phải tiết nhận biết tập nói tôi cũng làm như vậy . Mà tôi thường xuyên thay đổi dựa vào nội dung bài nhận biết 6
tập nói để tìm cách giới thiệu hay nhất để tạo được sự hứng thú trẻ vào tiết học xong tôi tiến hành đi sâu vào phần chính của bài đó là nhận biết tập nói, rèn cho trẻ phát âm đúng. Qua thời gian tiếp xúc với trẻ tôi nắm được khả năng phát âm của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ phát âm sai sót nhiều. Ví dụ : Cháu Sơn thường phát âm. “Quả na ” đọc là ” Quả a ” ” Quả xoài” đọc là ” Quả oài ” ” hạt xoài ” đọc là ” ạt oài ” Đối với những trẻ phát âm sai, ngay giờ học đó tôi đã chú ý sửa sai cho trẻ. Tôi nói trước rõ lời, chậm cho trẻ phát âm theo. Ngoài ra tôi còn gọi trẻ phát âm đúng, rõ ràng đứng lên phát âm trước cho cả lớp nghe, sau đó động viên, khuyến khích trẻ phát âm chưa đúng. Khi gọi trẻ lên phát âm tôi luôn động viên, khuyến khích trẻ phát âm đúng, rõ ràng như các bạn. Đến khi kết thúc tiết học tôi tiếp tục sử dụng các biện pháp tích hợp, múa hát đọc thơ, trò chơi…Để củng cố nội dung bài mà trẻ vừa được học, nắm vững phương pháp của giờ nhận biết tập nói với mục đích là phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh. Thông qua quá trình nhận biết đã thúc đẩy sự phát triển các giác quan và sự phát triển chú ý có chủ định cho trẻ. Để giờ dạy tốt trước hết phải rèn luyện cho trẻ nề nếp trong học tập đó là cơ sở ban đầu hỗ trợ cho giờ dạy đạt hiệu quả cao. 2.4. Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Tạo điều kiện môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Như chúng ta đã biết mỗi trẻ đều có khả năng tiếp thu lĩnh hội kiến thức khác nhau, có trẻ tiếp thu rất chậm. Vì thế không những trong các tiết học, trong các hoạt động chung, hoạt động góc. Hoạt động ngoài trời, chơi tự do…Tôi thường đưa ra các câu hỏi để bồi dưỡng thêm cho từng trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tôi luôn chú ý đến đặc điểm cá nhân của từng cháu, đặc biệt là những trẻ tiếp thu còn chậm, chưa mạnh dạn, rụt rè, ít nói, nói ngọng, nói lắp. Khi dạo chơi ngoài trời lúc ôn luyện buổi chiều hoặc trong các giờ đón trẻ trả trẻ tôi thường xuyên đặt ra các câu hỏi để khuyến khích trẻ trả lời. Ví dụ: 7
+ Đây là cái gì? + Được làm bằng gì? + Có đẹp không? + Các con có thích không? Khi trẻ trả lời tôi uốn nắn sửa sai cho trẻ từng từ, từng câu hoặc nhắc lại để trẻ nhớ. Từ đó trẻ có thể mạnh dạn hơn, biết trả lời các câu hỏi của cô, biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩ của mình. Từ đó đã giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt. Tạo môi trường để phát triển lời nói: Mỗi nhóm lớp đều có trang trí xắp xếp các góc hoạt riêng, các biểu bảng được treo trong lớp, không trang trí cố định mà trang trí theo chủ điểm. 2.5. Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh Ngoài việc củng cố kiến thức thông qua các môn học ” Nhận biết tập nói ” thì việc trao đổi với phụ huynh để thống nhất chương trình, phương pháp dạy trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng. Phối kết hợp với phụ huynh có ý nghĩa quan trọng và có nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm lớp trong trường mầm non góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế vào đầu năm học tôi có kế hoạch họp phụ huynh để thông báo về nội dung chương trình của bộ môn và trao đổi về tình hình học tập ở lớp và tính cách của từng trẻ. Ví dụ : Cháu Thùy Linh tham gia vào các hoạt động rất tích cực và nhanh nhẹn, mạnh dạn trong giờ học. Những giờ phụ huynh đón trẻ, hay qua bảng tuyên truyền những điều phụ huynh cần biết tôi tuyên truyền cho phụ huynh biết những nội dung cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong tuần, trong tháng. Tôi hướng dẫn phụ huynh biết cách dạy trẻ nhận biết tập nói, phụ huynh có thể dạy trẻ nhận biết tập nói bất cứ ở lúc nào ở đâu. Khi dạy trẻ nhận biết tập nói phụ huynh cần lưu ý. Nên dạy trẻ nhận biết tất cả các sự vật xung quanh trẻ gần gũi phù hợp với trẻ. Khi nhận biết tập nói thì phải tiến hành từ tổng quát đến chi tiết, nhận biết tên gọi trước rồi đến các đặc điểm nổi bật của các sự vật hiện tượng đó. Ví dụ : Nhận biết tập nói ” Ô tô và xe máy ” 8
Cô đưa mô hình cho trẻ quan sát và gọi tên rồi đến các đặc điểm nổi bật của xe ô tô, xe máy. Dạy trẻ nói các từ chỉ màu sắc, cấu tạo, công dụng…….Khi trẻ nói phải dạy cho trẻ nói đủ câu, không nói câu cụt, không nói ngọng, không nói lắp và không nói tiếng địa phương. Dạy trẻ cách diễn đạt câu sao cho rõ ràng, mạch lạc biểu cảm. Ngoài ra bố mẹ có thể hát các làn điệu dân ca đọc thơ, kể chuyện, đọc chuyện cho trẻ nghe. Điều đó cũng tăng thêm các biểu tượng về thế xung quanh và làm giàu vốn từ cho trẻ. Từ đây tôi thấy rằng nếu công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tốt thì vấn đề giáo dục trẻ sẽ đạt kết quả cao từ công tác này nhà trường và gia đình cũng có thể bổ sung cho nhau những mặt mạnh mặt yếu của trẻ để cùng nhau có biện pháp giáo dục tốt hơn. IV. KIỂM NGHIỆM * Kết quả đạt được Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài ” Một số kinh nghiệm dạy trẻ 25 – 36 tháng Nhận biết tập nói “. Sau gần một năm áp dụng một số biện pháp trên để dạy trẻ tôi thấy trẻ hứng thú học, nhận biết được đặc điểm của từng sự vật, trả lời đủ câu rõ ràng các câu hỏi, nhận biết môi trường sống, một số đồ vật gần gũi xung quanh trẻ nó thể hiện qua quá trình khảo sát đánh giá khả năng học môn ” Nhận biết tập nói ” của trẻ chất lượng giờ học đã được nâng lên rõ rệt, so với kết quả ban đầu trẻ mới đến lớp, ngôn ngữ của trẻ chưa rõ ràng nói còn ngọng có trẻ nói được một từ nhưng đến nay trẻ đã nói được nhiều từ, nói rõ ràng mạch lạc và vốn từ của trẻ phong phú hơn. Sau khi tôi áp dụng một số biện pháp mới thay đổi hình thức dạy cho trẻ ở lớp tôi phụ trách tôi thấy trẻ hứng thú tham gia, tích cực vào các giờ học, đặc biệt là giờ ” Nhận biết tập nói ” Dự tính kết quả khảo sát cuối năm cho thấy : Tổng số trẻ
15
11
Khá
Trung bình
Tỷ lệ % Số trẻ 20
1
C. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT I. Kết luận 9
10
Phạm Thị Mận
11
Skkn Thiết Kế Bộ Thí Nghiệm Dạy Học Bài “Định Luật Sác
Hiện nay toàn ngành giáo dục đang tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá để đáp ứng với yêu cầu về con người mới của xã hội năng động, phát triển, hội nhập đó là những con người phát triển toàn diện, những con người không chỉ có kiến thức mà quan trọng là khả năng áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Về phương pháp dạy học, để đào tạo được con người vừa đảm bảo kiến thức vừa có các kỹ năng cần thiết thì đã có rất nhiều các phương pháp dạy học mới, hiện đại đã và đang được áp dụng như phương pháp nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học theo dự án, đặc biệt là phương pháp bàn tay nặn bột (Lamap) rất phù hợp với các môn khoa học tự nhiên như Vật lý.
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. Mở đầu:.................................................................................... 2 1.1. Lí do chọn đề tài......................................................... 2 1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................. 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................ 3 2. Nội dung của SKKN:............................................................... 4 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN............................................. 4 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN....... 4 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề........... 5 2.4. Hiệu quả của SKKN................................................... 8 3. Kết luận, kiến nghị:................................................................. 9 3.1. Kết luận....................................................................... 9 3.2. Kiến nghị.................................................................... 9 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay toàn ngành giáo dục đang tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá để đáp ứng với yêu cầu về con người mới của xã hội năng động, phát triển, hội nhập đó là những con người phát triển toàn diện, những con người không chỉ có kiến thức mà quan trọng là khả năng áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Về phương pháp dạy học, để đào tạo được con người vừa đảm bảo kiến thức vừa có các kỹ năng cần thiết thì đã có rất nhiều các phương pháp dạy học mới, hiện đại đã và đang được áp dụng như phương pháp nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học theo dự án,đặc biệt là phương pháp bàn tay nặn bột (Lamap) rất phù hợp với các môn khoa học tự nhiên như Vật lý. Đối với bộ môn Vật lý, có rất nhiều các năng lực được hình thành cho người học thông qua các hoạt động dạy và học như năng lực tự học, tự nghiên cứu; năng lực giải quyết các tình huống có vấn đề; năng lực tư duy logic; năng lực thực hành, trong đó năng lực thực hành là vô cùng quan trọng bởi Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, các định luật về cơ bản đều được rút ra từ thực nghiệm nên không thể không chú trọng năng lực này trong quá trình dạy học. Để phát triển hết các năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực thực hành cần có rất nhiều yếu tố, ví như: Giáo viên phải là người tích cực, chủ động trong việc tự học, tự nghiên cứu, để bổ sung thêm kiến thức và đổi mới về phương pháp dạy học; cơ sở vật chất của nhà trường phải đảm bảo, thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp dạy học mới, thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học phải luôn được bổ sung, đổi mới phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của giáo dục. Trên thực tế việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm vào dạy học còn nhiều hạn chế. Có nhiều nguyên nhân như giáo viên chưa đầu tư nhiều vào các tiết học, ngại chuẩn bị đồ dùng dạy học vì mất thời gian, do trình độ chuyên mô,...đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm còn thiếu thốn, lạc hậu, thường xuyên hư hỏng nên hiệu quả sử dụng không cao. Tại các trường THPT nói chung và trường THPT Mai Anh Tuấn nói riêng, các thiết bị thí nghiệm phục vụ dạy học chương Chất khí (Vật lý lớp 10) còn thiếu, chỉ có thí nghiệm tìm hiểu định luật Bôi lơ - Mariôt còn thí nghiệm tìm hiểu định luật Sác-lơ, thí nghiệm kiểm chứng định luật Gayluyxac thì không có. Đối với bài "Định luật Sác - lơ" trên các trang Web cũng không có phần mềm mô phỏng đủ tốt, hiệu quả, cũng không có Video thí nghiệm thực, thí nghiệm ảo rõ ràng, hiệu quả để sử dụng cho việc dạy học bài này. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài của tôi nhằm mục đích chế tạo, lắp đặt 2 bộ bị thí nghiệm phục vụ dạy học bài "Định luật Sác - lơ" đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao để bổ sung cho việc thiếu thiết bị thí nghiệm dạy học phần Chất khí - Vật lý lớp 10. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Thí nghiệm dạy học phần Chất khí - chương trình Vật lý lớp 10 - THPT - Thí nghiệm về quá trình đẳng tích của khí thực. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài, tôi có sử dụng phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Theo thuyết động học phân tử về cấu tạo chất, khi thể tích của một lượng khí xác định không đổi thì mật độ các phân tử khí trong bình chứa không đổi như vậy nếu các phân tử khí chuyển động càng nhanh (nhiệt độ càng cao) thì số lượng các phân tử khí va chạm vào thành bình trong một đơn vị thời gian càng lớn, lực va chạm của các phân tử khí lên thành bình chứa càng mạnh dẫn đến áp suất chất khí càng lớn. Vậy nếu dùng một chai thủy tinh nút kín và làm cho nhiệt độ khí trong chai (bình chứa) tăng thì áp suất chất khí gây lên nút chai cũng tăng. Điều này phù hợp với định luật Sác-lơ. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Tiến hành các thí nghiệm đo nhiệt độ, áp suất cho thấy kết quả là khi nhiệt độ tăng thì áp suất cũng tăng tỷ lệ với nhiệt độ tuyệt đối. Tóm lại đây là đề tài: Thiết kế thí bộ nghiệm dạy học bài "Định luật Sác - lơ" (Vật lí 10-CB). Đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các đồng nghiệp góp ý. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: - Cấu tạo chất: Vật (chất) được cấu tạo từ các phân tử; nguyên tử; iôn...rất nhỏ bé, giữa chúng có khoảng cách. Các hạt nhỏ bé này luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ khối chất càng cao[1]. - Lực tương tác giữa các phân tử: Giữa các phân tử luôn có lực tương tác (hút hoặc đẩy), lực này gần giống lực tương tác giữa hai vật nhỏ gắn vào hai đầu lò xo, lực tương tác phân tử phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử và chỉ có tác dụng khi khoảng cách giữa các phân tử đủ nhỏ [2]. - Thuyết động học phân tử về cấu tạo của chất khí: + Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng [2]. + Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động của các phân tử càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao [2]. + Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình chứa [2]. + Mỗi phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình một lực không đáng kể nhưng vô số các phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình một lực đáng kể. Lực này gây áp suất của chất khí lên thành bình chứa [2]. - Trạng thái của một lượng khí: Được xác định bởi áp suất (p), thể tích (V) và nhiệt độ tuyệt đối (T). Một lượng khí xác định khi biến đổi trạng thái thì thông thường cả ba thông số trạng thái (p,V,T) đều thay đổi [2]. - Đẳng quá trình: Là quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định trong đó có một thông số trạng thái không thay đổi [2]. Ví dụ: Đẳng nhiệt (T không đổi), Đẳng tích (V không đổi), đẳng áp (p không đổi). - Quá trình đẳng tích: Là quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định khi thể tích không đổi [2]. (V=hằng số). - Định luật Sác - lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất (p) tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối (T) [2]. - Để đo áp suất chất khí người ta thường dùng áp kế, đo nhiệt độ là nhiệt kế. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: a. Thực trạng của thiết bị thí nghiệm tại trường THPT: Thiết bị thí nghiệm tại các trường phổ thông hàng năm vẫn được bổ sung nhưng số lượng còn hạn chế và chất lượng chưa thực sự tốt. Tình trạng thiếu thiết bị thí nghiệm và có nhưng không sử dụng được diễn ra thường xuyên. Thiết bị thí nghiệm nhanh hỏng, kết quả đo không chính xác, ... b. Thực trạng của việc dạy học bài "Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ" (Vật lí 10-CB): Khi dạy học phần này, do không có thiết bị thí nghiệm về quá trình đẳng tích, đẳng áp nên thông thường giáo viên chỉ cho học sinh làm được thí nghiệm về quá trình đẳng nhiệt (bài định luật Bôilơ-Mariôt) còn bài "Quá trình đẳng tích. Định luật Sác -lơ" giáo viên thường giới thiệu thí nghiệm (học sinh xem hình thí nghiệm SGK) và kết quả thí nghiệm có sẵn để học sinh xử lí kết quả và sau đó giải thích dựa trên thuyết động học phân tử về chất khí sau đó phát biểu định luật rồi vận dụng. Việc dạy học như vậy khó tạo hứng thú cho học sinh, học sinh không được nhìn và làm trực tiếp thí nghiệm nên khó tạo niềm tin cho người học. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Để giải quyết vấn đề thiếu thiết bị thí nghiệm dạy bài "Định luật Sác-lơ" tôi có thiết kế hai thí nghiệm sau: a. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm định tính về mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ khi thể tích không đổi - Mục đích thí nghiệm: Tìm hiểu áp suất khi tăng nhiệt độ của một lượng khí xác định trong quá trình đẳng tích (thể tích không đổi). - Dụng cụ thí nghiệm: + 01 cái chai thủy tinh rỗng, sạch. + 01 Nút chai. + Nước nóng (sôi). + 01 bình (Ca) đựng nước. ( Có hình ảnh thiết bị thí nghiệm kèm theo) - Lắp đặt thí nghiệm: + Đậy nút chai (ấn xuống vừa phải) để có một lượng khí xác định ở trong chai (bình chứa). Nút chai không quá chật để có thể bật ra khỏi bình. + Đổ nước nóng ra bình đựng nước (Ca). - Tiến hành thí nghiệm: + Cầm cổ chai, đưa phần cuối chai vào bình nước nóng (cho nước nóng ngập càng sâu thì kết quả thí nghiệm diễn ra càng nhanh) và giữ yên cho nhiệt độ khí trong chai tăng lên trong khoảng thời gian 10 -15 giây. Quan sát nút chai (Có hình ảnh kết quả thí nghiệm kèm theo) - Kết quả thí nghiệm: nút chai bị bật (văng ) mạnh ra xa chứng tỏ khi nhiệt độ khí trong bình tăng thì áp suất tăng, đẩy nút văng ra khỏi bình (có Video quay thí nghiệm kèm theo) b. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm đo áp suất chất khí khi nhiệt độ thay đổi - Mục đích thí nghiệm: Đo sự thay đổi của áp suất chất khí khi nhiệt độ khí thay đổi. - Dụng cụ thí nghiệm: + 01 cái chai thủy tinh rỗng, sạch + 01 Nút chai. + 01 bình (Ca) đựng nước. + 01 áp kế. + 30cm ống dây nhỏ, mềm (ống dây chuyền của bệnh nhân là tốt nhất vì kích thước vừa với đầu của ống áp kế). + 01 lọ keo dán 502. + 01 bộ giá đỡ thí nghiệm. + Nước nóng (sôi) ( Có hình ảnh thiết bị thí nghiệm kèm theo) - Lắp đặt thí nghiệm: + Khoét một lỗ nhỏ chính giữa nút chai vừa đủ để luồn ống dây qua sau đó lấy keo 502 đổ lên khe hở giữa ống dây với nút chai cho kín lại. + Đầu còn lại của ống dây nối với áp kế, dùng keo 502 dán phía ngoài để ống dây kín và không bị tuột ra trong quá trình làm thí nghiệm và di chuyển. + Đậy nút chai lên chai (đậy chặt để lượng khí trong chai không đổi và nút không bị văng ra khi tiến hành thí nghiệm) khi đó ta có một lượng khí hoàn toàn xác định trong chai được nối với áp kế thông qua ống dây mềm. + Gắn áp kế lên giá đỡ (hình bên). (Có hình ảnh thiết bị thí nghiệm được lắp đặt hoàn chỉnh kèm theo) - Tiến hành thí nghiệm: + Đổ nước nóng ra bình (ca) + Cầm phần cổ chai đưa phần dưới của chai vào bình nước nóng cho nhiệt độ khí trong chai tăng lên và quan sát kim (số chỉ) của áp kế. - Kết quả thí nghiệm: kim áp kế chỉ số chỉ ngày càng tăng khi nhiệt độ khí trong chai tăng. (có Video quay thí nghiệm kèm theo) ( Có hình ảnh kết quả thí nghiệm kèm theo) * Lưu ý: - Muốn đo cả nhiệt độ và áp suất thì đổ pha nước sôi với nước thường (theo nhiều tỉ lệ) sau đó cho đồng thời cả chai và nhiệt kế vào Ca nước, đọc số chỉ áp kế khi ổn định và đọc số chỉ của nhiệt kế (sai số phép đo hơi lớn nhưng vẫn có thể sử dụng được cho quá trình dạy học, kết quả của thí nghiệm này được trình bày ở phần sau ). - Nếu làm thí nghiệm nhiều lần nên sử dụng thêm nước ở nhiệt độ thường để sau mỗi lần tiến hành thí nghiệm ngâm và súc bình bằng nước ở nhiệt độ thường cho khí trong bình nhanh lấy lại nhiệt độ ban đầu để tiến hành lần thí nghiệm tiếp theo. 2.4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm: Đề tài trên đã được tôi sử dụng giảng dạy ở lớp 10B, 10G năm học 2018 - 2019 tại trường THPT Mai Anh Tuấn. Kết quả: - Bảng kết quả thí nghiệm đo áp suất thay đổi theo nhiệt độ Lần đo Nhiệt độ Áp suất (.105Pa) (.105) (0C) (K) 1 25 298 1,01 0,00339 2 52 325 1,07 0,00329 3 80 353 1,23 0,00348 4 100 373 1,25 0,00351 - Học sinh hào hứng, hợp tác, hiểu bài, giải thích tốt hiện tượng và rất tích cực trong quá trình học tập. So với tiết dạy học của các năm trước đây (không được sử dụng thiết bị thí nghiệm thực mà chỉ hướng dẫn học sinh nghiên cứu thí nghiệm SGK sau đó xử lí kết quả thí nghiệm có trong SGK và đưa ra định luật) thì số lượng học sinh hiểu bài, nắm được nội dung trọng tâm của bài, hào hứng với môn học tăng lên rất lớn (khoảng 90%) . Theo tiết dạy học cũ thì chỉ có khoảng 50% số lựợng học sinh đáp ứng được các yêu cầu này. - Bộ thí nghiệm trên của tôi đã được các đồng nghiệp trong trường sử dụng để dạy học bài này ở các lớp khác và đạt kết quả cao. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 3.1. Kết luận: Bộ thí nghiệm này hoàn toàn phù hợp dạy chương Chất khí (Vật lý 10) cho cả chương trình chuẩn và chương trình nâng cao trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục theo yêu cầu chung của sự phát triển, người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, học tập, sáng tạo trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Trong quá trình thiết kế một bài học, chuẩn bị các phương tiện dạy học đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư, chịu khó tìm tòi, suy nghĩ để có được những phương án tối ưu nhất. Thiết bị thí nghiệm là yếu tố không thể thiếu trong dạy học vật lý nhưng hiện nay do điều kiện trang thiết bị còn thiếu thốn, thường xuyên hư hỏng nên sự vận dụng, sáng tạo của người giáo viên là hết sức cần thiết để có được một giờ dạy học đạt hiệu quả cao. 3.2. Kiến nghị: Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị dạy học còn chưa đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giờ dạy của người giáo viên do vậy tôi xin phép được đề xuất một số giải pháp sau: - Hàng năm, các nhà trường cần rà soát cẩn thận, đầu tư một khoản kinh phí đủ lớn để mua bổ sung các thiết bị thí nghiệm phục vụ dạy học (hàng năm vẫn bổ sung nhưng số lượng còn ít, nhiều thiết bị dạy học chất lượng chưa cao, nhanh hỏng). - Trong quá trình thanh tra, kiểm tra của Sở giáo dục nên có thêm nội dung kiểm tra các thiết bị thí nghiệm để điều chỉnh, nhắc nhở và bổ sung kịp thời. - Một số thiết bị dạy học cũ, hỏng vẫn có thể sửa chữa, lắp đặt thành bộ mới và có thể chế tạo thành các thí nghiệm khác sử dụng hiệu quả cao trong quá trình dạy học, điều này đỏi hỏi người giáo viên phải chịu khó suy nghĩ, tâm huyết với sự nghiệp trồng người. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 26 tháng 05 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. GIÁO VIÊN Mai Văn Tâm TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Sách giáo khoa vật lý 8 - Bùi Gia Thịnh (chủ biên), NXB Giáo Dục 2011. [2] Sách giáo khoa vật lý 10 (Chuẩn) - Lương Duyên Bình (chủ biên), NXB Giáo Dục, 2006. PHỤ LỤC Đĩa hình ghi các Video: 1. Video thí nghiệm định tính về sự phụ thuộc của áp suất vào nhiệt độ. 2. Video thí nghiệm đo áp suất chất khí khi nhiệt độ thay đổi. DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Mai Văn Tâm Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Mai Anh Tuấn - Nga Sơn TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại Tích hợp bảo vệ môi trường trong tiết Bài tập các nguyên lí nhiệt động lực học (Vật lí 10-CB) tỉnh C 2011-2012 ----------------------------------------------------Phòng Thí Nghiệm Vật Lý
Chuyên mục phục vụ cho việc học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh về các môn thí nghiệm vật lý. Mỗi thí nghiệm được trình bày theo bản chất vật lý của vấn đề cần khảo sát, đi kèm với phần mềm thí nghiệm ảo tương tứng nhằm giải thích rõ hơn nguyên lý hoạt động của dụng cụ. Sinh viên có thể thực hành trước trên máy tính để làm quen, giảm bớt bỡ ngỡ khi tiếp cận thiết bị thực.
Quy tắc kí hiệu số bài: № mathrm{overline{abc}} :
Chữ số đầu tiên kí hiệu cho lĩnh vực:
Chữ số thứ hai kí hiệu cho phòng đặt thiết bị thí nghiệm:
Chữ số thứ ba từ mathrm{c}=1rightarrow 9 là số thứ tự phân biệt.
Trong nhiều trường hợp sau khi đo đạc dữ liệu thực nghiệm, chúng ta muốn tìm hiểu xem các đại lượng vật lý vừa thu được biến đổi theo quy luật nào. Lúc này ta có thể sử dụng phương pháp bán thực nghiệm, tìm cách so sánh dữ liệu của chúng ta với một hàm số được cho dưới dạng biểu thức, thường có dạng quen thuộc như đường thẳng, parabol, đa thức bậc cao, hàm mũ…
Hệ cần khảo sát là một đĩa quay, trục quay được quấn dây nối với quả nặng khối lượng m (hình 1.1). Khi dùng tay quấn nhiều vòng để đưa quả nặng lên cao, vật sẽ bị thả xuống khi buông tay và làm đĩa quay theo. Chúng ta phải xác định được moment quán tính của đĩa đối với trục quay và lực ma sát trên trục.
Con lắc thuận nghịch là con lắc có đến hai điểm treo: O_1 và O_2, vít cố định như hình 2.1. Ta có thể treo con lắc dao động quanh một trong hai điểm đó, khi ấy con lắc dao động như một con lắc vật lý thông thường với chu kỳ
Trong thí nghiệm này chúng ta đi vẽ lại quỹ đạo của vật chuyển động dưới tác dụng của trường trọng lực, xác nhận rằng quỹ đạo của vật có dạng parabol, phù hợp với lý thuyết mô tả.
Trong thí nghiệm này chúng ta khảo sát các tham số quỹ đạo của vật chuyển động dưới tác dụng của trường trọng lực, xây dựng hàm phụ thuộc của tầm xa và độ cao cực đại vào góc bắn, từ đó suy ra vận tốc ban đầu của vật.
Trong thí nghiệm này chúng ta chứng minh bằng thực nghiệm rằng, chuyển động của một vật ném xiên tương đương với sự chồng chập của hai chuyển động riêng biệt: chuyển động thẳng đều theo hướng ném ban đầu và chuyển động rơi tự do theo chiều thẳng đứng.
Trong bài thí nghiệm này, chúng ta sẽ tiến hành thu thập hàm số quãng đường theo thời gian, tính vận tốc tức thời và đánh giá gia tốc của một vật chuyển động thẳng dưới tác dụng của lực không đổi. Từ đó có thể đưa ra kết luận về tính chất của loại chuyển động này đồng thời nghiệm lại định luật II Newton.
Trong thí nghiệm này chúng ta khảo sát sự biến thiên của hai loại hình cơ năng, gồm thế năng và động năng trong chuyển động thẳng với gia tốc không đổi. Từ đó chứng tỏ rằng, khi ma sát được giảm thiểu, cơ năng hầu như được bảo toàn.
Thí nghiệm này kiểm chứng định luật III Newton trong tương tác đàn hồi, rằng lực và phản lực luôn sinh ra theo cặp trên hai vật tương tác, có độ lớn bằng nhau và có hướng ngược chiều nhau. Tổng quát hơn, thí nghiệm khẳng định sự đúng đắn của định luật bảo toàn động lượng, động lượng truyền cho vật này cũng bằng với động lượng của vật kia bị mất đi.
Thí nghiệm này cho phép ghi lại thông tin chi tiết về chuyển động của hệ hai vật, cụ thể trong va chạm đàn hồi, nhờ cảm biến gia tốc. Từ đây ta có thể nghiệm lại định luật bảo toàn động lượng và nguyên lý về chuyển động của khối tâm.
Thí nghiệm cũng giúp sinh viên rèn kỹ năng tính tích phân bằng phương pháp số, hiểu được ý nghĩa của phép tính tích phân. Ngoài ra, sinh viên có thể hiểu được hoạt động của những thiết bị hoạt động theo nguyên lý tích phân dữ liệu.
Trong thí nghiệm này chúng ta khảo sát sự phụ thuộc của góc quay, vận tốc góc vào thời gian của vật rắn quay quanh trục cố định dưới tác dụng của moment lực không đổi.
Trong thí nghiệm này chúng ta kiểm chứng phương trình cơ bản động lực học chuyển động quay vật rắn bằng cách kiểm tra sự thay đổi của gia tốc góc alpha khi thay đổi moment lực M và khi thay đổi moment quán tính I. Đối tượng khảo sát là một đĩa quay, bị tác dụng moment lực từ phía quả nặng qua ròng rọc, và được đo gia tốc bằng cảm biến quang học.
Thí nghiệm này đưa ra phương pháp xác định moment quán tính của vật bất kì đối với một trục quay nhất định thông qua việc khảo sát chuyển động quay của hệ vật rắn.
Thí nghiệm này giúp nghiệm lại định luật cơ bản nhất trong chuyển động quay của hệ vật cô lập: Định luật bảo toàn moment động lượng. Bên cạnh đó, ta cũng có thể kiểm tra lại phép bảo toàn cơ năng trong va chạm đàn hồi của sự quay.
Bài thí nghiệm này có mục đích minh hoạ sự bảo toàn cơ năng, khảo sát sự biến đổi của thế năng thành năng lượng của chuyển động tịnh tiến và năng lượng của chuyển động quay.
Đối tượng khảo sát xoay quanh một cái bình khí, chính xác nó chứa không khí, diễn tả trên hình 3.1. Bình luôn kết nối với áp kế chữ U, đọc mức áp suất thông qua độ chênh lệch mực nước. Ngoài ra có hai van khác kết nối trao đổi khí với bình. Một van thông với bầu khí quyển. Một van thông với quả lựu bơm khí.
Thí nghiệm này có mục đich minh hoạ sự chuyển đổi từ cơ năng thành nội năng, từ đó đưa ra khái niệm về sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Qua thí nghiệm này người học cần nắm rõ sự tương đương giữa các loại năng lượng, hiểu được nguyên nhân vì sao nội năng lại có thể dùng đơn vị của công cơ học.
Trong bài thí nghiệm này, chúng ta tìm hiểu sự phụ thuộc của áp suất theo thể tích trong điều kiện nhiệt độ không đổi, đồng thời kiểm nghiệm định luật Boyle-Mariotte.
Trong bài thí nghiệm này, chúng ta tìm hiểu sự phụ thuộc của thể tích theo nhiệt độ trong điều kiện áp suất không đổi, đồng thời kiểm nghiệm định luật Gay-Lussac. Dựa trên quy luật biến đổi của thể tích theo nhiệt độ, ta có thể ngoại suy giá trị của độ không tuyệt đối.
Trong bài thí nghiệm này, chúng ta tìm hiểu sự phụ thuộc của áp suất theo nhiệt độ trong điều kiện thể tích không đổi, đồng thời kiểm nghiệm định luật Charles. Dựa trên quy luật biến đổi của áp suất theo nhiệt độ, ta có thể ngoại suy giá trị của độ không tuyệt đối.
Tụ điện có điện dung C cần đo mắc nối tiếp với biến trở R_0 luôn có giá trị biết trước. Mạch nối vào nguồn phát dao động điều hoà ở một tần số f nhất định như hình 4.2.
Mạch thí nghiệm khảo sát transistor miêu tả chi tiết trên hình 5.5. Biến trở bên trái giúp điều chỉnh dòng I_B qua cổng B (base) với giá trị khá nhỏ, quan sát được qua micro-Ampere kế. Giá trị này được giữ nguyên cố định để tìm đặc tuyến Volt-Ampere của transistor. Biến trở bên phải dùng để điều chỉnh điện áp U_{CE} với giá trị quan sát được bằng volt kế. Dòng I_{C} quan sát được qua mili-ampere kế.
Trung tâm của bộ thí nghiệm là đèn chân không ba cực với cathode K, anode A và lưới G đặt đồng trục với nhau. Ba nguồn điện U_1, U_2 và U_3 lần lượt nuôi ba dòng điện sau:
– Nguồn U_1 duy trì dòng đi I đi qua ống dây D (màu đậm) giúp tạo ra từ trường trong lõi ống dây. Toàn bộ đèn chân không đặt lồng trong ống dây này, xem như được đặt trong một từ trường đều vuông góc với mặt cắt hình vẽ. – Nguồn U_2 nuôi dòng điện chạy qua sợi đốt giúp đốt nóng cathode K, làm phát xạ các electron từ cathode. – Nguồn U_3 tạo ra hiệu điện thế gia tốc giữa lưới G và cathode K, tạo ra vận tốc ban đầu đáng kể cho các electron trước khi ra khỏi lưới để bay vào vùng nằm giữa lưới G và anode A.
Trong bài thí nghiệm này, chúng ta muốn đo độ dài của bước sóng ánh sáng ứng với một màu đơn sắc (hình 7.1). Theo nguyên tắc chung của mọi phép đo, ta phải tìm cách sao cho đại lượng cần đo, đại lượng mà ta chưa biết, đi so sánh với một “vật” cùng bậc về kích cỡ mà ta đã biết. Vật đó có thể xem như thước đo. Vật cần đo phải cho tương tác, bắn phá… vào vật làm thang đo. Muốn đo một đối tượng lớn, ta cần một cây thước lớn. Muốn đo một đối tượng nhỏ, ta cần một cây thước nhỏ.
Theo định luật Stefan-Boltzmann, công suất phát xạ toàn phần của vật đen tuyệt đối tỉ lệ thuận với luỹ thừa bậc 4 của nhiệt độ tuyệt đối:
Phi=sigma T^4.
trong đó sigma gọi là hằng số Stefan-Boltzmann. Các vật có sự tập trung đậm đặc của phân tử có tính chất phát xạ cũng gần như vật đen tuyệt đối. Do đó định luật Stefan-Boltzmann thực ra rất gần gũi với đời sống và kĩ thuật, gắn liền với sự nung nóng và phát sáng của các vật rắn, hay các thiên thể khí đậm đặc như Mặt trời và những ngôi sao.
Hiệu ứng quang điện là hiện tượng các electron bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại dưới tác dụng của chùm sáng rọi vào.
Việc nghiên cứu các đặc tính của hiệu ứng quang điện được tiến hành nhờ một ống chân không hai cực như hình 9.1. Khi chiếu lên cathode K một chùm ánh sáng đơn sắc, từ cathode phát xạ các electron và tạo thành dòng điện. Ta gọi đó là dòng quang điện, ghi lại bởi điện kế. Khi thay đổi điện áp U giữa anode và cathode, dòng quang điện thay đổi theo quy luật như đồ thị hình 9.2, còn gọi là đặc tuyến Volt-Ampere của dòng quang điện.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm Thí Nghiệm Kiểm Chứng Định Luật Ii New trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!