Đề Xuất 6/2023 # Sao Việt Định Nghĩa Về Tổ Ấm Nhân Ngày Gia Đình Việt Nam # Top 10 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 6/2023 # Sao Việt Định Nghĩa Về Tổ Ấm Nhân Ngày Gia Đình Việt Nam # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sao Việt Định Nghĩa Về Tổ Ấm Nhân Ngày Gia Đình Việt Nam mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày Gia đình Việt Nam lại đến, như mọi năm, đây là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đáng nhớ về gia đình. Với bộ tranh “Nhà là nơi vỗ về yêu thương” đang gây sốt trên cộng đồng mạng, nhiều gương mặt nổi tiếng trong giới sao cũng không bỏ qua cơ hội để góp phần vào kho chuyện kể về nhà mình với nhiều cung bậc cảm xúc yêu thương.

Với Hamlet Trương, nhà là nơi mà những lần mệt mỏi, gục ngã vì những mưu sinh lẽ thường, anh có thể trở về để được bao bọc quanh những “chén cháo, miếng nước” của mẹ, bà, như ngày còn thơ bé, để rồi bản thân anh thấy hồi phục nhanh hơn ở bất kỳ nơi nào.

Anh cũng kêu gọi các bạn trẻ hãy thu xếp những ngày không quá bận để về nhà mà không cần một lý do nào, không phải ngày lễ Tết. Đơn giản chỉ để mình được ăn, cười nói như xưa, bên những người thân, không cần phải diễn một vai vế nào của cuộc đời. “Nhà là nơi để về lại chính mình, nơi được vỗ về và thương yêu”, anh nói.

Còn với Nguyễn Ngọc Thạch, nhà là nơi có những quan tâm âm thầm, tinh ý nhất từ những người thân. Đó là mẹ luôn lo lắng hỏi han bên mâm cơm sau những ngày anh phải làm 8, 9 tiếng ở ngoài cửa hàng với công việc đầu đời. Ở đó, bố luôn đảm nhiệm phần dắt xe đi bảo trì hàng tháng cho cậu con trai chỉ biết chạy xe mà không bảo dưỡng. Gia đình có những quan tâm lặng thầm, dung dị lại thành những điều ý nghĩa lớn lao.

Còn với Phan Ý Yên, cô nàng đã xa gia đình hơn 10 năm nay thì nhà chính là nơi để trở về, hạnh phúc, buồn đau cũng chỉ muốn về nhà, nơi cô luôn cố xây dựng những mối duyên bằng tình cảm.

Nhà lại mang một màu sắc yêu thương khác trong mắt Diệp Chi, bà mẹ đã có cô con gái nhỏ. Đó là những nhọc nhằn lo lắng cho con, động lực lớn để mỗi ngày cô lại cố gắng nhiều hơn. Chỉ cần nhìn thấy con khôn lớn từng ngày, biết yêu thương mẹ thì bao nhọc nhằn kia có đáng là bao. Nhà là nơi như vậy, chỉ có yêu thương và niềm vui nối tiếp mà thôi.

Dù có nhiều cung bậc cảm xúc và nhiều câu chuyện nhà khác nhau thì chung quy lại “Nhà là nơi vỗ về yêu thương”, vẫn luôn đúng, có sức lan toả bất kể tháng năm. Có lẽ chính sự đơn giản mộc mạc mà ý nghĩa sâu sắc đó đã khiến cho bộ tranh “Nhà là nơi vỗ về yêu thương” của nhãn hàng Fami được các bạn trẻ đồng loạt hưởng ứng mạnh mẽ. Bộ tranh là món quà mà nhãn hàng muốn gửi tới tất cả mọi người nhân ngày Gia đình Việt Nam.

Cùng ngắm nhìn bộ tranh, chia sẻ cho Fami nghe những kỷ niệm đáng yêu của gia đình tại Fanpage.

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày Gia Đình Việt Nam

Từ năm 2001, ngày 28/6 được chọn là ngày Gia đình Việt Nam.

Lịch sử ngày Gia đình Việt Nam

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”.

Theo lời Bác, ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người.

Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam.

Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam

Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

Ngày Gia đình Việt Nam là sự kiện lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam. Đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ.

Ngày Gia đình Việt Nam 2018

Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2018, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật…. sẽ diễn ra tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành.

Ngày hội Gia đình Việt Nam 2018 là hoạt động thường niên nhằm hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị truyền thống của gia đình, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Ngày hội năm nay gồm nhiều hoạt động phong phú như: Triển lãm “Mẹ – Con, Thơ, Nhạc – Cuộc đời” thể hiện nhiều câu chuyện nhân văn, đức hy sinh của những người mẹ dành cho con cũng như sự báo hiếu của con cái đối với cha mẹ.

Ngày gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm là dịp để cho các thành viên trong gia đình có thời gian được quây quần, ôn lại những kỷ niệm bên nhau.

Ca Dao Việt Nam Về Tình Cảm Gia Đình

Bài ca dao về tình nghĩa vợ chồng và ơn nghĩa cha mẹ

Không trèo qua non Thái sao thấu hiểu tình cha Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi Ngó lên má mẹ ruột đau như dần

Gối nghiêng ai sửa,chén trà ai dâng ? Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Một miếng cơm tấm, giàu lòng ăn chơi. Đốn cây ai nỡ dứt chồi Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương. Rủi mà không mẹ cháu còn cậy trông vào ai Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh. Nhớ cha mẹ ruột da thắt gan teo. Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền. Chạm vào lòng nhớ đến đạo lí làm con

Lênh đênh chiếc bách giữa dòng Thương thân goá bụa, phòng không lỡ thì

Gió đưa cây trúc ngã quỳ Ba năm trúc tiết còn gì mùa xuân Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ. Để con bắt cá, hái xoài mẹ ăn. Cầu cho cha mẹ sống đời với con Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con Còn gì má phấn răng đen hỡi chàng? Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương. Thầm thương cha mẹ nuôi mình hồi xưa. Trời cao có lắc Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang Chết thì xôi thịt, làm văn tế trời. Còn hơn giàu có mồ côi mẹ già. Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già, Cơm đùm chéo áo, cháo đùm lá môn. Mồ hôi ướt đẫm, thương chồng phải theo. Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng. Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam. Thờ cha kính mẹ, mới là chân tu. Thì anh dặn trước bảo sau mọi lời

Mẹ già dữ lắm em ơi! Nhịn ăn, bớt ngủ mà nuôi mẹ già

Nhịn cho nên cửa nên nhà Nên kèo, nên cột, nên xà tầm vông

Nhịn cho nên vợ nên chồng Thì em coi sóc lấy trong cửa nhà. Sinh con có nghĩa có nghì là hơn. Sông sao thác vậy một chồng mà thôi. Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông. Mẹ nói con gà con cũng nói theo Nào ai da sắt xương đồng chi đây. Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi Con đi trường học mẹ đi trường đời Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời. Ai ơi nhớ nghĩ những lời thiệt hơn.

kịp thì nuôi nấng cho tròn đạo con

………………………….. Lasuxxvn

Gia Đình Việt Nam: Truyền Thống Và Hiện Đại

Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại hình gia đình chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hoá bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Gia đình truyền thống được coi là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống, có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông ba- cha mẹ- con cái mà người ta quen gọi là “tam, tứ, ngũ đại đồng đường”. Đây là kiểu gia đình khá phổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn, cơ sở phát sinh và tồn tại của nó xuất phát từ nền kinh tế tiểu nông.

Gia đình hạt nhân (gồm bố, mẹ và con) là loại hình khá phổ biếnở nước ta hiện nay. Ảnh: Internet -T.B

Về ưu điểm của gia đình truyền thống: có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo tồn, lưu giữ được các truyền thống văn hoá, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ. Đó là những giá trị rất căn bản của văn hoá gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy. Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình gia đình này là trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp cũng tồn tại những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời. Ngoài ra, sự khác biệt về tâm lý, tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đưa đến một hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà- các cháu; giữa mẹ chồng- nàng dâu… Bên cạnh việc duy trì được tinh thần cộng đồng, gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.

Gia đình đơn hay còn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên phổ biến ở các độ thị và cả ở nông thôn, thay cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo. Gia đình Việt Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp vợ chồng (bố mẹ) và con cái mà họ sinh ra. Xu hướng hạt nhân hoá gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó.

Trước hết, gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội. Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế. Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân. Vai trò cá nhân được đề cao. Tuy nhiên, gia đình hạt nhân cũng có những điểm yếu nhất định. Chẳng hạn, do mức độ liên kết giảm sút và sự ngăn cách không gian giữa các gia đình nên khả năng hỗ trợ lẫn nhau về vật chất và tinh thần bị hạn chế. Ảnh hưởng của các thế hệ tới nhau ít đi cũng làm giảm khả năng kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong gia đình. Ngoài ra, do gia đình hạt nhân ít con, cháu nên điều kiện, thời gian chăm sóc, gần gũi thể hiện tình cảm của con cháu đối với cha mẹ, ông bà ít hơn. Điều này càng thể hiện rõ khi xã hội phát triển thì các điều kiện bảo trợ, chăm sóc cho người già, người cao tuổi nhiều hơn thì khoảng cách gắn kết tình cảm gia đình càng lớn. Dù vậy, gia đình hạt nhân vẫn là loại hình khá phổ biến ở nước ta hiện nay và đó cũng là loại gia đình thịnh hành trong các xã hội công nghiệp, đô thị phát triển.

Quan điểm, mục tiêu về Chiến lược xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010 của Thủ tướng Chính phủ ngày 16-5, xác định rõ: Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng gia đình Việt Nam ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con), no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc là động lực của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong xu thế hội nhập và phát triển ngày càng mạnh mẽ việc tăng cường giáo dục bảo tồn, phát huy những giá trị của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá gia đình văn minh tiến bộ trên thế giới là nhiệm vụ quan trọng, góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sao Việt Định Nghĩa Về Tổ Ấm Nhân Ngày Gia Đình Việt Nam trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!