Cập nhật nội dung chi tiết về So Sánh Doanh Thu Tính Thuế Gtgt Và Thuế Tndn mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
SO SÁNH DOANH THU TÍNH THUẾ GTGT VÀ DOANH THU TÍNH THUẾ TNDN
Khi doanh nghiệp chuẩn bị cho cuộc thanh kiểm tra thuế, cơ quan thuế sẽ yêu cầu giải trình về sự chênh lệch doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNDN.
Mục đích về sự giải trình này làm rõ việc Doanh nghiệp đã lập hóa đơn GTGT đúng thời điểm chưa? Việc xác định nghĩa vụ nộp thuế GTGT và thuế TNDN đúng thời điểm quy định chưa?
Doanh thu tính thuế GTGT là doanh thu phát sinh tại Thời điểm xác định xác định thuế GTGT, được quy định như sau: (căn cứ Điều 8 Thông tư 219/2013/TT/BTC)
+ Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
+ Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Dịch vụ viễn thông tính theo thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
+ Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hoá đơn tính tiền.
+ Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
+ Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
+ Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Thời điểm xác định xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN (Căn cứ Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC)
+ Đối với hoạt động bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá cho người mua
+ Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua (trừ trường hợp doanh thu tính thuế trong một số trường hợp cụ thể và doanh thu đối với hàng hóa dịch vụ dùng để trao đổi)
+ Đối với tặng cho: Hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu tặng (bao gồm cả biếu tặng khách hàng) thì không phải xác định doanh thu tính thuế TNDN, nhưng vẫn phải lập hoá đơn tính thuế GTGT theo quy định Pháp luật về thuế GTGT.
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ: Hàng hóa dịch vụ tiêu dùng phục vụ sản xuất kinh doanh, không tính doanh thu tính thuế TNDN đồng thời cũng không phải kê khai tính thuế GTGT
Ví dụ minh họa
Chủ Doanh nghiệp, Kế toán trưởng, Kế toán thuế hãy chú ý: đôi khi 2 doanh thu này không được ghi nhận thời điểm, 2 doanh thu này không phải là 1. Chằng hạn như Công ty A chuyên cho thuê văn phòng. Vào đầu quý thuê, A thu của khách hàng B một quý tiền thuê văn phòng trị giá 1,1 tỷ (đã bao gồm thuế GTGT 10%) và tại thời điểm này A lập hóa đơn GTGT 10% về việc thu trước tiền cung cấp dịch vụ cho B thuê văn phòng theo quy định pháp luật.
Tại thời điểm thu tiền này, doanh thu tính thuế GTGT đã được ghi nhận, nghĩa vụ thuế GTGT đã phát sinh. Nhưng thu nhập tính thuế TNDN chưa có. Khoản thu nhập chịu thuế TNDN được ghi nhận vào cuối quý thuê, hoặc thuê từng tháng, khi A hoàn thành 01 phần hoặc toàn bộ khối lượng dịch vụ cung cấp cho B.
Bản Chất Của Thuế Gtgt
Tin tức kế toán: Thuế GTGT là gì – Bản chất của thuế GTGT là như thế nào? Khái niệm thuế GTGT. Chắc hẳn tất cả mọi người đều đã từng nghe đến “Thuế Giá trị gia tăng” (GTGT). Các sản phẩm bạn tiêu dùng hàng ngày khi đi mua sắm trong các cửa hàng, siêu thị kèm theo biên lai thanh toán. Hoặc các cơ sở kinh doanh khi mua bán hàng hóa, dịch vụ mà kèm theo hóa đơn có dòng thuế VAT 10%, 5%….đó chính là thuế GTGT mà người tiêu dùng đang phải chịu.
Vậy có bao giờ bạn đặt câu hỏi Thuế GTGT là gì? Ai phải chịu thuế GTGT? hay biết rõ và đặc điểm của loại thuế này chưa?
THÔNG TIN MỚI NHẤT:
Thuế GTGT được áp dụng đầu tiên tại Pháp vào ngày 10/04/1954. Theo Tiếng Pháp thuế GTGT được viết là “Taxe sur la Valeur Ajoutée” (Viết tắt là TVA). Theo Tiếng Anh được viết là “Value Added Tax” (Viết tắt là VAT). Hiện nay đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng loại thuế này.
Vậy
Thuế GTGT là gì – Bản chất của thuế GTGT như thế nào? Khái niệm thuế GTGT?
Tại sao
mà lại được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng như vậy?
Thuế GTGT là thuế gián thu tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuế GTGT là gì – Bản chất của thuế GTGT là loại thuế gián thu, tính trên phần giá trị tăng thêm trong quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
Tức là ta có thể hiểu Thuế GTGT sẽ đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ khi còn là nguyên liệu thô cho đến các sản phẩm hoàn thành và cuối cùng là giai đoạn phân phối đến người tiêu dùng. Nhưng CHỈ TÍNH TRÊN PHẦN GIÁ TRỊ TĂNG THÊM của mỗi giai đoạn. Và tổng số thuế GTGT thu được sẽ bằng số thuế tính trên giá bán cho NGƯỜI TIÊU DÙNG CUỐI CÙNG.
Ví dụ:
– Công ty A chuyên bán sợi để dệt vải, giá bán sợi là 63.000 đồng/kg. (Trong đó: giá bán chưa thuế GTGT 60.000 đồng, thuế GTGT 3.000 đồng).
– Công ty B mua sợi của Công ty A về để dệt vải, giá bán vải là 110.000 đồng. (Giá bán chưa thuế 100.000 đồng, thuế GTGT 10.000 đồng).
– Công ty C hoạt động trong lĩnh vực sản xuất quần áo mua vải của Công ty B để may quần áo. Giá bán quần áo là 220.000 đồng (Giá bán chưa thuế GTGT: 200.000 đồng, thuế GTGT: 20.000 đồng).
– Công ty Thương Mại D chuyên buôn bán quần áo, mua quần áo của Công ty C về bán với giá 440.000 đồng. (Giá bán chưa thuế GTGT: 400.000 đồng, thuế GTGT: 40.000 đồng).
Ta có:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Ta tính được.
+ Số thuế GTGT Công ty A (Khâu SX sợi) phải nộp là: 3.000 đồng.
+ Số thuế GTGT Công ty B (Khâu dệt vải) phải nộp là: 10.000 đồng – 3.000 đồng = 7.000 đồng.
+ Số thuế GTGT Công ty C (Khâu may quần áo) phải nộp là: 20.000 đồng – 10.000 đồng = 10.000 đồng.
+ Số thuế GTGT Công ty D (Khâu bán hàng) phải nộp là: 40.000 đồng – 20.000 đồng = 20.000 đồng.
+ Người tiêu dùng cuối cùng là khách hàng mua quần áo của Công ty D và phải nộp thuế GTGT là: 40.000 đồng
Trong đó: Ở khâu sản xuất sợi là: 3.000 đồng. khâu dệt vải là: 7.000 đồng. Khâu may quần áo là: 10.000 đồng. Khâu bán hàng là: 20.000 đồng.
Qua đây ta thấy được thuế GTGT là loại thuế không mang tính trùng lắp. Vì thuế GTGT sẽ không bị tính trùng phần thuế GTGT đã tính ở giai đoạn trước đó.
Thuế GTGT là thuế gián thu (tức là người nộp thuế không phải là người chịu thuế), có tính chất trung lập về kinh tế.
Điều này có nghĩa là thuế GTGT không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản (kết quả kinh doanh) của người nộp thuế. Thuế GTGT điều tiết gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Hiểu một cách cụ thể hơn thì Thuế GTGT do người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nộp cho Nhà nước. Nhưng người chịu thuế là người tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cuối cùng. Nguyên nhân là do thuế GTGT sẽ được cộng qua các giai đoạn sản xuất kinh doanh và khi người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ đó để sử dụng thì trong đó đã bao gồm thuế GTGT. Các cơ sở kinh doanh chỉ đóng vai trò là thu hộ tiền thuế GTGT của người tiêu dùng. Sau đó nộp vào Ngân sách Nhà nước qua các kỳ kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Một tính chất nữa của Thuế GTGT đó là mang tính lũy thoái so với thu nhập.
Do thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng cuối cùng phải trả khoản thuế này mà không phân biệt đến thu nhập cao hay thấp. Nếu cùng tiêu dùng cùng một sản phẩm đó với giá như nhau thì sẽ phải chịu thuế GTGT bằng nhau. Như vậy, nếu tính ra và so sánh thì so số thuế GTGT phải trả với thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này sẽ thấp hơn và ngược lại.
Thuế GTGT mang tính chất lãnh thổ ? Tại sao lại nói như vậy?
Bởi vì đối tượng chịu thuế GTGT là người tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ Quốc gia. Điều này lý giải cho chúng ta tại sao Thuế GTGT lại góp phần khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu hàng hoá. Bởi vì không những hàng hóa xuất khẩu chịu thuế suất GTGT 0% ở khâu xuất khẩu và vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào trước đó.
Như vậy, ta có thể thấy một số các ưu điểm của thuế GTGT đó là:
+ Động viên một phần thu nhập của đại bộ phận người tiêu dùng trong xã hội vào Ngân sách Nhà nước thông qua chi tiêu mua sắm, hàng hóa, dịch vụ.
+ Thuế GTGT là loại thuế không trùng lắp do chỉ đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
+ Thuế GTGT góp phần tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hóa, dịch vụ có chứng từ.
(Do phải hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và đảm bảo nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào mới được khấu trừ)
+ Khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, góp phần giúp Việt Nam hội nhập với thế giới. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của ASEAN và một trong những yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là hạ thấp hàng rào thuế quan trong đó có thuế GTGT áp dụng ở khâu nhập khẩu.
Qua tìm hiểu về “Thuế GTGT là gì – Bản chất của thuế GTGT”. Tin tức kế toán hi vọng đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi Thuế GTGT là gì – Bản chất thuế GTGT? Giúp các bạn hiểu rõ được bản chất và các tính chất đặc trưng của thuế GTGT.
Các bạn đang xem bài viết “Thuế GTGT là gì – Bản chất của thuế GTGT”.
Thuế Suất Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp 2022 Mới Nhất Hiện Hành
Mức thuế suất thuế TNDN 2020 được quy định tại điều 11 của TT 78/2014/TT-BTC theo đó năm 2020 mức thuế suất thuế TNDN là 20%
Ngày 19/6/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 về việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác:
1. Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này để tự xác định số thuế được giảm khi tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020.
Bảng tổng hợp thuế suất thuế TNDN qua các năm:
Bảng tổng hợp này chỉ dành cho các doanh nghiệp thông thường
(Không áp dụng với các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí hoặc các doanh nghiệp thuộc trường hợp được ưu đãi thuế)
Thuế suất ưu đãi được quy định tại Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:
( Điểm đ này được đính chính bởi Điều 1 Quyết định 2465/QĐ-BTC năm 2015: Đính chính một số nội dung tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC)
2. Các trường hợp được kéo dài thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi:
Thu nhập từ đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất 10% tại khoản này là thu nhập từ việc bán, cho thuê, cho thuê mua phát sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập từ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội phát sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 thì thu nhập được áp dụng thuế suất 10% được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên tổng doanh thu trong thời gian tương ứng của doanh nghiệp.
e) Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn; Nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; Sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; Sản xuất, khai thác và tinh chế muối trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP; Đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm, bao gồm cả đầu tư để trực tiếp bảo quản hoặc đầu tư để cho thuê bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm
4. Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với:
5. Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động (từ ngày 1/1/2016 chuyển sang áp dụng thuế suất 17%) được áp dụng đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và Tổ chức tài chính vi mô.
6. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tính từ năm được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đối với dự án ứng dụng công nghệ cao được tính từ năm được cấp giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao.
Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế: 1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với:
Việc xác định đô thị loại đặc biệt, loại I quy định tại khoản này thực hiện theo quy định tại Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ quy định về phân loại đô thị và văn bản sửa đổi Nghị định này (nếu có)
Thuế Suất, Cách Tính Mức Thuế Kinh Doanh Vận Tải, Logistics
1. Khái niệm:
– Khái niệm thuế suất:Thuế suất là mức thuế phải cá nhân, tổ chức phải nộp/ tính trên một đơn vị khối lượng chịu thuế.– Khái niệm kinh doanh vận tải:Được quy định tại Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP, theo đó kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là các hoạt động vận tải hàng hóa, vận tải hành khách trên đường bộ bằng việc sử dụng xe ô tô với mục đích sinh lợi nhuận. Trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được phân ra thành hai loại, cụ thể như sau:+ Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp: đây là hoạt động kinh doanh vận tải được thực hiện bằng xe ô tô và đơn vị kinh doanh vận tải vừa tiến hành cung cấp dịch vụ vận tải vừa thu cước phí vận tải thông qua hình thức thu trực tiếp từ khách hàng;+ Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp: đây là hoạt động kinh doanh vận tải được thực hiện bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh tiến hành đồng thời việc vận tải và ít nhất một công đoạn khác của các công đoạn trong quá trình từ giai đoạn sản xuất đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm hoặc về dịch vụ đồng thời với đó là thu cước phí vận tải không từ khách hàng mà gián tiếp từ sản phẩm hay dịch vụ mình cung cấp.– Khái niệm logistics: Logistics được hiểu là một quá trình tối ưu hoá các hoạt động vận chuyển và hoạt động dự trữ hàng hoá được tiến hành từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng của hàng hóa thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế;– Khái niệm lệ phí môn bài: đây là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh;– Doanh thu để tính thuế: Doanh thu để tính thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm thuế của tất cả tiền có được từ hoạt động bán hàng, hoa hồng, gia công, cung ứng dịch vụ có phát sinh trong kỳ tính thuế có được từ các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
2. Các loại thuế và cách tính thuế suất kinh doanh vận tải, logistisc:
Đối với hoạt động kinh doanh vận tải thì các đơn vị kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, bao gồm hai loại thuế sau:
– Một là, lệ phí môn bài:
Cách xác định mức đóng lệ phí môn bài được xác định dựa trên hai tiêu chí là chủ thể chịu thuế và doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải hoặc vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được xác định để tính lệ phí môn bài trong hoạt động kinh doanh được quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:+ Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh vận tải:Doanh thu một năm từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng thì mức đóng lệ phí môn bài một năm là 300.000 đồng;Doanh thu một năm từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì mức lệ phí môn bài phải đóng trong một năm là 500.000 đồng;Doanh thu một năm trên 500.000.000 đồng thì mức đóng thuế một năm là 1.000.000 đồng.+ Đối với doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh vận tải:Các chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác một năm là 1.000.000 đồng;Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng thì phải đóng lệ phí môn bài một năm là 2.000.000 đồng;Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ trên 10 tỷ đồng thì phải đóng lệ phí môn bài một năm là 3.000.000 đồng;
– Hai là, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng:
+ Thuế giá trị gia tăng:Cách tính thuế giá trị gia tăng được quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:Đối với các hộ kinh doanh có doanh thu một năm dưới 100.000.000 đồng thì không phải đóng thuế giá trị gia tăng.Doanh thu từ 100.000.000 đồng sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC dựa trên doanh thu tính thuế và tỷ lệ tính trên doanh thu.
– Tỷ lệ tính thuế:
Tỷ lệ thuế mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải nộp được tính dựa trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:+ Ngành phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; thuế thu nhập cá nhân là 0,5%;+ Ngành vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
3. Hướng dẫn cách nộp lệ phí môn bài hiện nay:
3.1. Cách xác định thời gian phải nộp thuế
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập vào thời điểm sáu tháng đầu năm dương lịch: Phải nộp lệ phí môn bài cho cả năm;
Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập trong sáu tháng cuối năm (từ 01/07): Phải nộp lệ phí môn bài cho nửa năm.
3.2. Cách thức kê khai và nộp lệ phí môn bài
Hiện nay đã có phần mềm kê khai và nộp lệ phí môn bài cho phép doanh nghiệp kê khai và nộp thuế trực tuyến.– Đối với những doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã kê khai lệ phí môn bài từ năm trước:+ Nếu lệ phí môn bài của năm sau không tăng hoặc giảm thì doanh nghiệp không cần làm tờ khai lệ phí môn bài lần nữa mà chỉ cần nộp tiền;+ Nếu lệ phí môn bài của năm sau có thay đổi thì phải nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 31/12 của năm.– Thời hạn thực hiện thủ tục:Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục nộp lệ phí môn bài cũng chính là thời hạn nộp tờ khai thuế, cụ thể như sau:+ Các doanh nghiệp hoạt động ngay sau khi thành lập sẽ phải kê khai và nộp lệ phí môn bài hậm nhật vào ngày cuối cùng của tháng dương lịch trong tháng bắt đầu hoạt động;+ Các doanh nghiệp đã thành lập một thời gian nhưng chưa hoạt động thì phải kê khai và nộp lệ phí môn bài trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;+ Các doanh nghiệp hiện nay đang hoạt động thì phải thực hiện thủ tục kê khai và nộp lệ phí môn bài trong thười gian chậm nhất là ngày 30/1 (dương lịch) của mỗi năm.Như vậy ta có thể thấy rằng đối với các hoạt động kinh doanh vận tải và hoạt động vận chuyển hàng hóa về dịch vụ logistics thì các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có hai ngành nghề kinh doanh này phải nộp khá nhiều thuế, trong đó có thuế thu nhập cá nhân, lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng. Chính vì thế để đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình được diễn ra thông suốt, hiệu quả cũng như đúng theo quy định của pháp luật thì các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có hai ngành nghề kinh doanh trên thì phải tiến hành nghĩa vụ đóng thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế.
====================Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:CÔNG TY LUẬT HÀ THÀNH ASIA – Hotline miễn phí: 1900 8963Website: http://luatsuhathanh.com http://Congtyluathathanhasia.comEmail : luathathanhasia@gmail.comFacebook : https://www.facebook.com/luatsuhathanhĐịa chỉ: Số 5, ngõ 104A, đường Thụy Phương, P. Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Trân trọng!
Bạn đang đọc nội dung bài viết So Sánh Doanh Thu Tính Thuế Gtgt Và Thuế Tndn trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!