Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Khôn Ngoan Là Gì mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mỗi khi tôi thốt ra từ “khôn ngoan”, thì có ai đó sẽ cười khúc khích hoặc chế nhạo. Sự khôn ngoan (wisdom), thậm chí hơn cả tri thức chuyên môn, không ngồi thoải mái trong một xã hội dân chủ, dân túy. Trong một thời đại bị chi phối bởi khoa học và kỹ thuật, bởi chuyên môn hóa và phân cấp, đây là một khái niệm không rõ ràng, quá bao quát và quá bí ẩn. Với đầu óc của chúng ta lúc nào tập trung vào điện thoại thông minh và máy tính bảng, vào phiếu lương và các bản báo cáo ngân hàng, chúng ta không còn thời gian hoặc không gian tinh thần cho “sự khôn ngoan”.
Nhưng mọi thứ không phải lúc nào cũng thế. Từ “khôn ngoan” xuất hiện 222 lần trong Cựu Ước, bao gồm tất cả bảy bộ ‘sách khôn ngoan’: Gióp (Job), Thánh Vịnh (Thi Thiên: Psalms), Cách Ngôn (Proverbs), Giảng Viên (Ecclesiastes), Diễm Ca (the Song of Solomon), Sách Khôn Ngoan (Book of Wisdom), và Sách Huấn Ca (Sirach). “Quả thật, núp bóng khôn ngoan khác nào núp bóng tiền bạc: nhưng khôn ngoan hiểu biết thì có lợi hơn, vì sự khôn ngoan làm cho người khôn được sống” (Giảng Viên 7:12).
Từ “triết học: philosophy” theo nghĩa đen có nghĩa là “tình yêu đối với sự khôn ngoan”, và sự khôn ngoan là mục tiêu bao quát của triết học, hoặc, ít nhất, của triết học cổ đại. Trong tác phẩm Lysis của nhà đại hiền triết Plato, Socrates nói với người bạn trẻ Lysis rằng, nếu không có sự khôn ngoan, thì ông sẽ không quan tâm đến bất kỳ ai: “… nếu bạn khôn ngoan, thì tất cả mọi người sẽ là bạn bè và người thân của bạn, vì bạn sẽ trở thành người hữu ích và tốt lành; nhưng nếu bạn không khôn ngoan, thì không một ai, kể cả cha mẹ, người thân, hoặc bất kỳ ai khác, sẽ trở thành bạn của bạn”. Thần hộ mệnh của Athens, thành phố mà Lysis được chọn làm bối cảnh, không thua kém gì Athena, nữ thần khôn ngoan, đã nhảy ra trong một bộ giáp từ hộp sọ của thần Zeus. Biểu tượng của nữ thần, và biểu tượng của sự khôn ngoan, là con cú, mà nó có thể nhìn xuyên thấu bóng đêm.
Và tên của loài chúng ta, Homo sapiens, có nghĩa là “người khôn ngoan”.
Cách Nhìn Đúng Về Sự Khôn Ngoan
Vậy chính xác thì sự khôn ngoan là gì? Mọi người thường nói về “tri thức và sự khôn ngoan” như thể chúng có mối liên hệ chặt chẽ hoặc thậm chí là cùng một loại, vì vậy có thể sự khôn ngoan là kiến thức, hoặc rất nhiều kiến thức. Nếu sự khôn ngoan là tri thức, thì nó phải là một loại tri thức nào đó, nếu không thì học thuộc một cuốn danh bạ điện thoại hoặc tên của tất cả các con sông trên thế giới, cũng có thể được tính là sự khôn ngoan. Và nếu sự khôn ngoan là một loại tri thức nào đó, thì nó không phải là kiến thức về khoa học hay kỹ thuật, nếu không thì những người hiện đại như chúng ta sẽ khôn ngoan hơn cả những nhà thông thái nhất trong số các triết gia cổ đại. Bất kỳ học sinh nào trong thế kỷ 21 cũng sẽ khôn ngoan hơn cả Socrates.
Vào thời rất xa xưa, Chaerephon đã hỏi oracle tại Delphi rằng liệu có ai khôn ngoan hơn Socrates không, và vị nữ tư tế Pythian trả lời rằng không một ai khôn ngoan hơn đại triết gia này. Để khám phá ra ý nghĩa của câu nói này, Socrates đã hỏi những người được xem sở hữu sự khôn ngoan – các chính trị gia, tướng lĩnh, nhà thơ, thợ thủ công – và trong mỗi trường hợp đều kết luận rằng, “Tôi có thể khôn ngoan hơn ông ở điểm này, đó là, tôi không nghĩ rằng tôi biết những gì tôi không biết. “Từ đó trở đi, Socrates đã cống hiến cho việc phục vụ các vị thần bằng cách tìm kiếm bất kỳ ai có thể là người khôn ngoan và, “nếu người ấy không khôn ngoan, thì ông sẽ cho họ thấy rằng họ không phải là người khôn ngoan”. Ông đã xúc phạm quá nhiều người với câu hỏi của mình đến nỗi, cuối cùng, họ đã xử ông tội chết.
Kinh thánh nói với chúng ta, “Kiêu hãnh đi liền với ô nhục, khôn ngoan ở với kẻ khiêm nhường” (Châm ngôn 11: 2). Socrates là người khôn ngoan nhất trong mọi người không phải vì ông biết mọi thứ hay bất cứ điều gì, nhưng bởi vì ông biết được những gì ông không biết, hay nói cách khác, bởi vì ông biết được những giới hạn của những điều mà ông biết. Shakespeare đã diễn giải điều này chính xác nhất trong vở kịch As You Like It, “Kẻ ngu ngốc thực sự nghĩ rằng hắn khôn ngoan, còn người khôn ngoan biết mình là kẻ ngu ngốc”. Tuy nhiên, xem ra sự khôn ngoan không chỉ là “kiến thức tiêu cực”, nếu không tôi có thể sẽ không tin vào bất cứ điều gì và cho rằng bản thân mình khôn ngoan. Hoặc sự khôn ngoan bao gồm việc sở hữu các tiêu chuẩn nhận thức rất cao, đó là, bao gồm việc đặt ra một tiêu chuẩn rất cao để tin vào một điều gì đó, và thậm chí còn cao hơn nữa để gọi niềm tin đó là kiến thức. Nhưng rồi chúng ta trở lại với bức tranh của sự khôn ngoan như một cái gì đó giống như kiến thức khoa học.
Trong cuộc đối thoại Meno của Plato, Socrates nói rằng những con người khôn ngoan và đạo đức dường như rất dở trong việc truyền đạt những phẩm chất đó: Themistocles có thể dạy con trai Cleophantus những kỹ năng như đứng thẳng trên lưng ngựa và phóng lao, nhưng không một ai cho rằng Cleophantus là người khôn ngoan, cũng như Lysimachus và con trai của ông là Artistides, Pericles và các con trai của ông là Paralus và Xanthippus, rồi Thucydides và các con trai của ông là Melesias và Stephanus. Và nếu không thể dạy được sự khôn ngoan, thì đó không phải là một loại kiến thức.
Nếu không thể dạy sự khôn ngoan, thì làm thế nào, Meno hỏi, những người tốt tồn tại? Socrates trả lời rằng hành động đúng đắn nhờ vào sự hướng dẫn thay vì nhờ vào kiến thức: một người có kiến thức về con đường đến thành Larisa, Hy Lạp có thể trở thành một hướng dẫn viên giỏi, nhưng một người chỉ có ý kiến chính xác về con đường này, nhưng chưa bao giờ đến và biết nơi đó, cũng có thể trở một người hướng dẫn giỏi như vậy. Vì không thể dạy sự khôn ngoan, cho nên nó không thể là kiến thức được; và nếu nó không thể là kiến thức, thì nó phải là ý kiến đúng – điều này lý giải tại sao những người khôn ngoan như Themistocles, Lysimachus, và Pericles không thể truyền đạt sự khôn ngoan cho những đứa con trai của mình. Những nhân vật này không khác gì những người thầy bói, những nhà tiên tri và nhà thơ, đây là những người nói sự thật khi họ được truyền cảm hứng thiêng liêng nhưng không có kiến thức thực sự về những gì họ đang nói.
Aristotle cho chúng ta một đầu mối quan trọng khác trong cuốn Siêu Hình Học (Metaphysics), khi ông nói rằng sự khôn ngoan là sự hiểu biết các nguyên nhân. Không một giác quan nào được xem là sự khôn ngoan bởi vì, mặc dù chúng cung cấp những kiến thức chính xác về những điều cụ thể, nhưng chúng không phân biệt nguyên nhân sâu xa của bất cứ điều gì. Tương tự như vậy, chúng ta cho rằng các nghệ sĩ sẽ khôn ngoan hơn những người có kinh nghiệm bở vì các nghệ sĩ biết “lý do” hoặc nguyên nhân, và do đó có thể truyền đạt, trong khi những người có kinh nghiệm thì không, và không thể. Nói cách khác, sự khôn ngoan là sự hiểu biết về mối quan hệ đúng đắn giữa các sự vật, điều này đòi hỏi những cách nhìn xa hơn và đã bị loại bỏ. Trong bộ sách Tusculan Disputations, Cicero trích dẫn triết gia Anaxagoras thời tiền Socrat như một mẫu mực của sự khôn ngoan, người mà khi được thông báo về cái chết của con trai mình, đã phải thốt lên rằng, “Tôi biết tôi đã sinh ra một con người”.
Vì thế sự khôn ngoan không phải là một loại kiến thức như là một cách nhìn, hay những cách nhìn. Khi chúng ta lùi lại vài bước, cũng như khi chúng ta đứng dưới vòi sen hoặc đi nghỉ, chúng ta bắt đầu nhìn thấy một bức tranh rộng lớn hơn. Trong ngôn ngữ sử dụng hàng ngày, “khôn ngoan” có hai điều đối nghịch: “ngu xuẩn” và “dại dột”, theo thứ tự gắn liền với sự thiếu vắng và mất đi tầm nhìn. Để hình thành một tầm nhìn bao quát hơn, tất nhiên, có kiến thức, thông minh, biết suy nghĩ, cởi mở và không thành kiến sẽ rất quan trọng — đó là lý do tại sao chúng ta thường tìm kiếm lời khuyên “độc lập”. Quan trọng hơn cả là sự can đảm, bởi vì nhìn từ trên cao, mặc dù nó có thể tạo cảm giác phấn khích và sau đó là cảm giác được giải thoát, vào lúc ban đầu có vẻ trông đáng sợ — từ đó, tạo nên những tiếng cười khúc khích và ngạo nghễ.
Can đảm, theo Aristotle, là phẩm chất đầu tiên của con người bởi vì nó là một phẩm chất tạo nên các phẩm chất khác.
Theo Psychology Today
Related
Triết Học Là Yêu Mến Sự Khôn Ngoan
I. Dẫn nhập
Đã có rất nhiều định nghĩa về triết học như: “Triết học là tri thức về mọi sự thông qua những căn nguyên tối hậu của chúng, tri thức này được thủ đắc nhờ việc sử dụng lý trí”[1]. Hay theo Aristotle, “Triết học là là khoa học lý thuyết về các nguyên lý đệ nhất và các nguyên nhân đệ nhất”[2]. Mỗi định nghĩa được diễn tả cách khác nhau tuỳ thuộc vào nhãn quan của mỗi triết gia hay đối tượng mà họ đang nghiên cứu. Chúng ta khó lòng đưa ra một định nghĩa rõ ràng, súc tích, bao quát và chính xác hoàn toàn được. Nhưng định nghĩa “Triết học là yêu mến sự khôn ngoan” phần nào thể hiện được nguyên nghĩa của hạn từ “triết học” và giúp con người có cái nhìn khái quát nhất về triết học. Vậy định nghĩa này có nguồn gốc từ đâu? Khôn ngoan là gì? Và như thế nào là “yêu mến sự khôn ngoan”?
II. Nguồn gốc của thuật ngữ “triết học” đến từ đâu?
“Theo một truyền thống lên đến Eraclide Pontico, đồ đệ của Platone, và được trưng dẫn bởi Diogene Laerzio và bởi Cicerone, người đầu tiên sử dụng hạn từ “filosofia” có lẽ là Pitagoras để chỉ về những thần minh thông thái và về chính triết gia. Những người thuộc trường phái Pitagoras cũng bàn về filosofia theo nghĩa là sự khao khát biết về mọi sự, nhất là sự mở rộng tầm nhìn đến các tinh tú trong trật tự vũ trụ”[3].
Pitagoras là người người đã sáng tạo ra thuật ngữ này. Và ông đã không dám tự xưng là bậc khôn ngoan, nhà hiền triết. Theo ông, chỉ có một mình Thượng Đế mới đáng gọi là sophos, còn bản thân ông chỉ đáng là người bạn của khôn ngoan, người mộ mến sự khôn ngoan mà thôi. Về sau thuật ngữ này được dùng để chỉ chính sự khôn ngoan đó, mà người ta gọi là “triết học”. Theo nghĩa này, con người đi tìm sự khôn ngoan vì khôn ngoan (hay sự khôn ngoan tinh ròng), chứ không phải yêu mến sự khôn ngoan vì bất cứ lý do nào khác cả. Vậy sự khôn ngoan tinh ròng đó là gì?
Theo xu hướng tự nhiên, con người luôn có lòng khao khát tri thức, hạnh phúc đích thực. Và muốn tìm kiếm hạnh phúc, con người luôn cần phải gắn chặt đời mình với khôn ngoan. Vậy khôn ngoan là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống mỗi người?
Trong ngôn ngữ Hy lạp, chữ φιλοσοφία (philosophia, triết học) được kết hợp từ φίλος (philos, người yêu mến, bạn hữu) và σοφία (sophia, sự khôn ngoan/ hiểu biết). “Sophia có ba ý chi tiết có liên hệ với nhau: sự khéo tay; sự hiểu biết, nhận thức, tri thức; sự khôn ngoan thực tiễn.
1. Khôn ngoan tri thức
Sự khôn ngoan này cũng gọi là một sự vượt qua. “Vượt qua các hiện tượng để đi sâu vào bản tính sự vật. Vượt qua các sự kiện để truy tầm chính các căn nguyên. Vượt qua con người trình diễn để tìm hiểu con người chính tông. Vượt qua thực tại hữu hình để tìm vào thế giới vô hình. Vượt qua mọi giả dối và phức tạp để tìm cho ra sự thực sau cùng. Đi sâu vào sự hiểu biết như thế, đó là khôn ngoan”[5].
Mỗi hiện tượng trong thế giới này đều phát xuất từ nhiều nguyên nhân khác nhau và được mọi người xem xét theo nhiều chiều kích khác nhau tùy vào thái độ, sự hiểu biết của từng người. Do đó, việc đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng và cố gắng khám phá bản chất của nó là cách để nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo và sáng suốt. Và để có được sự minh triết trước các vấn đề của cuộc sống, con người cần biết lắng nghe, khiêm tốn trau dồi cho mình những kiến thức từ sách vở, các bậc tiền bối và biết học hỏi từ những người xung quanh, từ những điều bình dị, đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.
2. Khôn ngoan thực tiễn
Người khôn ngoan thực tiễn là người sống “vượt trên đời và xa đời”. Vượt trên đời nghĩa là “vượt trên định luật vật chất, trên dư luận, trên sức thúc đẩy mù quáng của đam mê”. Xa đời là “không dính líu để có thể bình tâm xét đoán, không bị ràng buộc để có thể vô tư”[6]. Tóm lại, đó là một thái độ dè dặt nhưng sáng suốt, thận trọng nhưng bình thản. Để làm được điều này, cần phải nỗ lực thực hành không ngừng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta cần “biết phán đoán một sự vật trong tình huống để rồi biết cách đối phó hoặc xử trí sao cho đạt kết quả tốt nhất. Ở mức độ này, khôn ngoan gần với lương tri (bon sens) mà mọi người bình thường đều có”[7]. Trong cuộc sống, con người có thể tìm được trăm ngàn cách để đạt được sự khôn ngoan. Và cũng có trăm ngàn thầy dạy có thể hướng dẫn con người truy tìm khôn ngoan. Nhưng “Không ai khôn ngoan thay người khác được. Muốn khôn thì chính mình phải học khôn”. Do đó, trước tiên, cần có sự nỗ lực, lòng quyết tâm can đảm và có một mục đích, phương pháp phù hợp mới có thể đạt được khôn ngoan.
Như vậy, có thể nói, khôn ngoan là sự kết hợp giữa tri thức, kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Kinh nghiệm đó được tích lũy qua quá trình thực hành. Chính vì thế, sự khôn ngoan phải đi từ khối óc (trí) đến đôi tay (hành). Và người khôn ngoan đích thực là người luôn tìm tòi, không bao giờ dừng lại, không bao giờ thỏa mãn với sự hiểu biết đã có của mình và luôn biết đón nhận chân lý một cách khiêm tốn và sáng suốt.
IV. Như thế nào là “yêu mến sự khôn ngoan”?
Người ta có thể truy tìm sự khôn ngoan mà không yêu mến nhưng không thể yêu mến sự khôn ngoan mà không truy tìm. Để yêu mến sự khôn ngoan, phải hiểu được nguồn suối phát sinh sự triết lý (sự khôn ngoan). Biết xác định cho mình nguồn suối tự nhiên ấy, con người sẽ hiểu thấu và yêu mến sự khôn ngoan.
1. Các nguồn suối phái sinh triết lý (sự khôn ngoan)
Thông thường, con người chỉ cảm thấy kinh ngạc trước những biến cố, sự việc xảy đến lần đầu tiên hay có một sự gì đó đặc biệt, khác thường. Theo thời gian, nếu một hành động hay sự việc xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ trở nên bình thường hay nhàm chán. Hay có những điều ngay từ khi sinh ra, con người đã thấy như là một lẽ tự nhiên, theo định luật phải có như: việc có ngày đêm, việc mặt trời mọc, nắng mưa, gió bão… Thế nên, “Chúng ta đánh mất sự sửng sốt và kinh ngạc về một ngày mới. […] Chúng ta không nhận biết rằng một ngày mới là một ân huệ quý giá, một ân huệ của đời sống vốn mang lại phúc lành cho chúng ta”[8]. Sự hời hợt, thoáng qua diễn tiến lâu ngày khiến con người mất đi sự kinh ngạc trước vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên và những quy luật mầu nhiệm của Đấng Tạo Hóa. Theo Plato, “nguồn suối phát sinh triết lý là biết ngạc nhiên”. Khi nhìn cảnh tượng huy hoàng của vũ trụ, tự nhiên, con người có ước muốn thám hiểm, khám phá nó không? ‘Aristotle cũng nói: “Chính sự ngạc nhiên thúc đẩy con người triết lý. Thoạt tiên, họ bỡ ngỡ trước những sự vật kỳ lạ họ bắt gặp, dần dà tiến xa hơn, họ đặt những câu hỏi về biến tượng của mặt trăng, về sự vận chuyển của mặt trời và các tinh tú, sau cùng về sự sinh thành của vũ trụ”‘[9].
Ngạc nhiên là con đường đưa tới tri thức vì ngạc nhiên thúc đẩy con người đam mê khám phá. “Sự ngạc nhiên trước tiên mang hương vị của niềm vui tràn trề khao khát và kế tiếp mang lấy trong mình bóng tối huyền ảo của cái hư vô đang đến”[10]. Sự ngạc nhiên là động lực mạnh mẽ để con người khao khát khám phá những điều bình thường, đơn giản xảy đến xung quanh mình và đón nhận chúng như một đứa trẻ đón nhận món quà với niềm say mê bất tận.
Trong cuộc sống, có nhiều điều tưởng chừng như ta có thể thấu suốt, nắm rõ nhưng thực sự không có gì xác đáng cả. “Bởi chúng ta sinh ra như trẻ con và thường phê phán các sự vật nhờ giác quan trước khi ta sử dụng được lý trí, cho nên ta thường bị các định kiến làm ta xa cách sự thật của lý tính”[11]. Chúng ta thường bị giác quan lừa dối nhưng chúng ta lại thường tin vào giác quan mà thiếu đi sự suy xét của lý trí. Chúng ta thường tin vào những kinh nghiệm cố hữu đã được lập trình sẵn trong quá khứ hay những tri thức tưởng chừng rất chắc chắn của người xưa để lại. Càng sống lâu, chúng ta càng tin tưởng chắc chắn những kinh nghiệm đã trải qua mà quên đi việc hoài nghi. Cuộc sống luôn biến chuyển, thay đổi theo thời gian, điều có thể đúng hôm nay nhưng lại sai hoàn toàn vào ngày mai. Vì thế, hoài nghi sẽ giúp chúng ta bình tâm nhìn nhận lại vấn đề cách cẩn thận để suy xét kỹ lưỡng tất cả các khía cạnh của vấn đề.
“Muốn tìm kiếm sự khôn ngoan hay đạt tới triết lý, ta phải biết hoài nghi và phải hoài nghi đến cùng. Hoài nghi theo Descartes nghĩa là hoài nghi tất cả để phê bình lại, chớ không phải hoài nghi để phản đối và bỏ qua. Một tư tưởng được gọi là thật khi nó đã chịu đựng nổi sự thử thách của hoài nghi và toàn thắng”[12]. Tóm lại, hoài nghi có phương pháp sẽ giúp ta phát triển óc phê bình vì nếu không hoài nghi triệt để, ta không bao giờ có được triết lý thực thụ.
Cuộc sống này luôn có những giới hạn tất yếu. Chúng ta cảm thấy bất lực trước những quy luật tất định của kiếp người. Có những giới hạn chúng ta không thể vượt qua như: tôi không được tự mình chọn sinh ra trong một gia đình giàu có; tôi không tự định cho mình thời gian sống ở đời này; tôi không thể tự né tránh những bất trắc, tai nạn, rủi ro xảy đến trong đời thường… Chính những hoàn cảnh về sự giới hạn tất yếu này sẽ giúp chúng ta ý thức hơn về triết lý. Đó là những câu hỏi phát xuất từ thẳm sâu trong lòng mỗi người.
Qua mỗi giai đoạn của cuộc đời, con người sẽ có những câu trả lời khác nhau cho những câu hỏi khôn cùng về mục đích hay sự hiện hữu của mình. Đối diện với những biến cố, những khoảnh khắc khủng hoảng về đời mình, con người luôn tự vấn lương tâm mình về những gì xảy đến với họ để xác định cho mình một lý tưởng, mục đích. Chính sự lung lạc, lo âu, sợ hãi khi đối diện với những thử thách, những điều lớn lao sẽ khiến con người biết tự tìm câu trả lời cho vấn đề họ đang tìm kiếm.
Truy tìm sự khôn ngoan mà không yêu mến là đang lạc đường. Yêu mến sự khôn ngoan mà không truy tìm là yêu mến giả dối. Vì thế, yêu mến là điều kiện tiên quyết để giúp tìm kiếm được sự khôn ngoan đích thực (tinh ròng). Vậy như thế nào là yêu mến?
Trong tác phẩm siêu hình học của Aristotle, ông phát biểu rằng: “Mọi người tự bản chất đều muốn hiểu biết”. “Theo ông, ước muốn bẩm sinh này không chỉ là ước muốn hiểu biết để làm một cái gì. Ngoài những động cơ thực dụng này, ở con người ta con có một ước muốn hiểu biết những loại sự vật chỉ vì sự hiểu biết thuần túy mà thôi”[13]. Có thể nói, ước muốn hiểu biết này chính là lòng yêu mến, sự khát khao nơi thẳm sâu mỗi con người.
“Yêu mến tự nó đã là một ý hướng. Yêu mến là nghiêng chiều, là hướng về sự khôn ngoan. Ý hướng đó không phải là những chữ nằm chết trên sách vở nhưng phải sống động trong người triết. Người triết phải thực sự có ý hướng đó trong tâm hồn. Có yêu mến người ta mới hứng thú đi tìm. Có tha thiết, người ta mới dễ vượt qua được những trở ngại khó khăn trên đường dẫn tới khôn ngoan”[14]. Sự khao khát, lòng yêu mến ấy thúc đẩy con người tìm kiếm cho mình một phương pháp phù hợp. Vì như Descartes đã nói: “Phương pháp cần thiết cho việc tìm kiếm chân lý, và thà chẳng bao giờ đi tìm chân lý về cái gì cả còn hơn tìm kiếm mà không có phương pháp”[15]. “Phương pháp là điều rất quan trọng. Nếu chính xác, có thể tiết kiệm sức lực và thời giờ mà đưa đến mục đích một cách chắc chắn. Nếu sai lầm, có thể phí mất công phu mà không đưa đến mục đích”[16].
Yêu mến là động lực để con người tìm kiếm sự khôn ngoan. Yêu mến cũng là ánh sáng dẫn đưa con người bước vào con đường của sự khôn ngoan. Nhưng có nhiều lúc con người tìm kiếm sự khôn ngoan mà không ý thức vì lòng khao khát, yêu mến nảy sinh trong lòng họ một cách tự nhiên mà không hề hay biết. Trong mỗi người luôn có hai mặt đối chọi nhau: lòng khao khát, ý chí mạnh mẽ muốn vươn lên và một thể xác nặng nề kìm nén, lôi kéo con người đi xuống. Như C. S. Lewis nói rằng: “Chúng ta là những tạo vật “lưỡng cư” tinh thần. Chúng ta cư ngụ trong hai thế giới khác biệt (mặc dù chúng chồng chéo lên nhau). Chúng ta là những tạo vật có thể xác, chân của chúng ta bám chặt vào đất, nhưng chúng ta cũng là những tạo vật tinh thần những người khao khát nhảy lên Thiên đàng”[17]. Chính vì thế, con người luôn khao khát đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, tìm kiếm những giá trị đích thực hay truy tìm chân lý. Và trong đời sống thường ngày, con người vẫn sử dụng những khái niệm cơ bản như: “tự do”, “hạnh phúc” hay “sự sống”… Khi họ trao đổi, tranh luận để tìm cho mình một câu trả lời nhất định nào đó, ánh sáng của sự yêu mến đang dần soi sáng và hướng dẫn họ tìm đến con đường của sự khôn ngoan.
“Triết học do con người, của con người và về con người mà con người không ai giống ai nên sẽ có có nhiều định nghĩa triết học khác nhau”[18]. Thế nên, người ta đưa ra nhiều định nghĩa về triết học và chẳng có mấy khi có hai triết gia cùng đồng ý với nhau về một định nghĩa. Vì thế, qua suốt thời gian dài của lịch sử tư tưởng nhân loại, thuật ngữ triết học được hiểu theo nhiều phương diện và mang nhiều sắc thái, ý nghĩa khác nhau. Mỗi triết gia chỉ sống trong một giai đoạn nhất định của cuộc đời nhưng con đường triết học thì dài vô tận nên những định nghĩa về triết học của họ cũng có những giới hạn nhất định. Thế nên, qua định nghĩa: “Triết học là yêu mến sự khôn ngoan”, ý nghĩa nguyên thủy của thuật ngữ này vẫn còn giữ được sự nguyên vẹn của nó và được rất nhiều triết gia cũng như mọi người chấp nhận.
Thi Ielts Hay Toefl Ibt, Sự Lựa Chọn Khôn Ngoan Nằm Ở Chính Bạn!
10:32:46 06-11-2018
TOEFL
1. Bài thi TOEFL là gì?
Bài thi TOEFL (Test of English as a Foreign Language) là một bài thi trình độ tiếng Anh do ETS tiến hành, đồng tổ chức phát triển GRE (một bài thi tuyển sinh cao học) và một số bài kiểm tra khác.
2. Cấu trúc bài thi TOEFL iBT
Phần
Số câu hỏi
Thời gian
Reading
36-56
60-80 phút
Listening
34-51
60-90 phút
Speaking
6 tasks
20 phút
Writing
2 tasks
50 phút
3. Ai chấp nhận điểm thi TOEFL?
Hơn 9000 trường đại học trên khắp thế giới chấp nhận điểm TOEFL. Với các trường ở Mỹ, đa số các trường được khảo sát đều nói rằng họ thích TOEFL hơn là các bài thi đánh giá khả năng tiếng Anh khác. Bạn có thể dùng TOEFL Destination Search để tìm những trường chấp nhận điểm TOEFL.
IELTS
1. Bài thi IELTS là gì?
Bài thi IELTS (International English Language Testing System) là một bài thi đánh giá trình độ tiếng Anh khác do Hội đồng Anh và IDP: IELTS Australia và Cambridge English Language Assessment cùng sở hữu.
Có hai phiên bản của bài IELTS: IELTS Academic và IELTS General Training. IELTS Academic cho những người nộp hồ sơ lên bậc học cao hơn. IELTS General Training dành cho những người đi tới các nước nói tiếng Anh để hưởng thụ giáo dục trung học hoặc trải nghiệm việc làm. Bài viết sẽ tập trung vào IELTS Academic vì đây là phiên bản dành cho sinh viên đăng ký vào các trường đại học và sau đại học (mặc dù cả hai phiên bản đều có cùng hệ thống tính điểm và format tương tự).
2. Cấu trúc bài thi IELTS
Tổng thời gian của bài thi IELTS là 2 tiếng 45 phút. IELTS cũng có 4 phần giống TOEFL, mặc dù thứ tự các phần giữa hai bài có sự khác biệt. Trong bài thi IELTS, mỗi phần sẽ có thang điểm 0-9. Tổng điểm là điểm trung bình của cả 4 phần và cũng dao động từ 0 đến 9.
Không giống TOEFL thi cùng một lúc, phần Speaking của IELTS có thể được thi trước các phần khác một tuần nếu học sinh muốn (việc này sẽ được lựa chọn khi đăng ký thi).
Phần
Số câu hỏi
Thời gian
Listening
40
30 phút
Reading
40
60 phút
Writing
2 tasks
60 phút
Speaking
3 tasks
11-14 phút
3. Nội dung bài thi IELTS
IELTS Listening
Bạn sẽ nghe thấy bốn bài nói (hai bài lấy bối cảnh cuộc sống hàng ngày, một lấy bối cảnh giáo dục, và một bài giảng đại học). Sau mỗi lần ghi âm sẽ có 10 câu hỏi để bạn trả lời. Có nhiều loại câu hỏi bao gồm trắc nghiệm, nối, đánh sơ đồ, hoàn thành câu và câu trả lời ngắn.
IELTS Reading
Các đoạn văn được lấy từ sách, tạp chí và báo. Chúng có thể có nhiều kiểu khác nhau, chẳng hạn như tường thuật, mô tả và / hoặc tranh luận. Ít nhất sẽ có một đoạn lập luận logic.
Giống như phần Listening, các câu hỏi Reading sẽ có nhiều dạng khác nhau bao gồm trắc nghiệm, nối, đánh sơ đồ, hoàn thành câu và câu trả lời ngắn.
IELTS Writing
Có 2 bài Writing. Với Task 1, thí sinh phải mô tả một phần thông tin trực quan (chẳng hạn như biểu đồ, bảng, biểu đồ hoặc sơ đồ) theo cách riêng của họ (ít nhất 150 từ). Phần này nên làm trong 20 phút.
IELTS Speaking
IELTS Speaking, học sinh sẽ có cuộc phỏng vấn với người kiểm tra. Câu trả lời sẽ được ghi âm lại. Speaking bao gồm 3 phần.
Phần 1: Người phỏng vấn sẽ hỏi học sinh các câu hỏi quen thuộc về công việc, gia đình, học tập và sở thích của họ.
4. Ai chấp nhận điểm IELTS
Giống như TOEFL, điểm IELTS sđược chấp nhận bởi hơn 9.000 trường trên toàn thế giới. IELTS không được tổ chức thường xuyên như TOEFL cho các sinh viên muốn học cao học ở Mỹ và phổ biến hơn ở nước ngoài, chẳng hạn như ở Anh và Úc, nhưng nhiều trường ở Mỹ vẫn chấp nhận điểm TOEFL. Bạn có thể kiểm tra các trường chấp nhận điểm IELTS.
TOEFL
IELTS
Tổng thời gian
3 tiếng 30 phút
2 tiếng 45 phút
Thang điểm
0-120
0-9
Các phần (xếp theo thứ tự)
Reading
Listening
Speaking
Writing
Listening
Reading
Writing
*Speaking
Số trường chấp nhận điểm
Hơn 9,000
Hơn 9,000
* Speaking của IELTS có thể được thi trước các phần khác.
Nên chọn thi TOEFL vs IELTS?
Giờ bạn đã có cái nhìn tổng quan về hai bài thi. Vậy bạn nên chọn bài nào? Đây là những câu hỏi bạn nên tự thắc mắc với bản thân.
1. Trường bạn thích bài thi nào hơn?
Đây là yếu tố quan trọng nhất, vì nếu trường bạn thích không chấp nhận điểm bài thi của bạn, tất cả các yếu tố khác đều không còn giá trị. Cả TOEFL và IELTS được chấp nhận rộng rãi tại các trường đại học và cao học trên toàn thế giới.
TOEFL thường được chấp nhận bởi các trường Mỹ, trong khi IELTS thường được chấp nhận ở nước ngoài, nhưng cũng nhiều trường chấp nhận điểm cả hai bài thi. Tuy nhiên, một số trường có thể chỉ thích một bài kiểm tra, vì vậy bạn cũng nên kiểm tra trước.
Về tổng quan, đa số các trường Mỹ được khảo sát nói rằng họ thích điểm TOEFL hơn.
Nhìn chung, các trường bạn đang xem sẽ có khả năng chấp nhận điểm số từ cả hai bài kiểm tra, nhưng điều quan trọng là phải xác minh điều này trước khi chọn để thi, tránh bất kỳ điều bất ngờ khó chịu nào trong tương lai. Cả TOEFL và IELTS đều giúp thí sinh tra cứu được những trường chấp nhận điểm số của họ.
2. Điểm mạnh của bạn hướng về bài thi nào nhiều hơn?
Sự khác biệt #1: Trắc nghiệm vs. Câu trả lời ngắn
Điểm khác biệt chính giữa hai bài thi là, đối với phần Reading và Listening, bạn sẽ phải viết câu trả lời của riêng mình cho nhiều câu hỏi IELTS, trong khi TOEFL sẽ đưa sẵn cho bạn câu trả lời. Toàn bộ câu hỏi TOEFL không phải là trắc nghiệm, nhưng đa phần là thế, và nếu không phải, bạn sẽ phải tự viết câu trả lời. Với IELTS, bạn sẽ phải tự trả lời rất nhiều câu hỏi.
Ví dụ, cả hai bài đều yêu cầu bạn viết đúng trình tự sự việc của một sự kiện hay quá trình. Trong TOEFL, các bước đã được đưa ra sẵn và bạn chỉ cần sắp xếp. Trong IELTS, bạn sẽ phải tự viết các bước và sắp xếp.
Nếu thích trắc nghiệm và các câu hỏi chỉ cần chọn một trong các đáp án cho trước, có thể bạn sẽ hợp với TOEFL.
Sự khác biệt #2: Làm trên máy tính vs. Làm trên giấy
Vấn đề về TOEFL và IELTS cũng nằm ở việc kiểm tra trên máy tính và giấy.
Hầu hết mọi người thi TOEFL sẽ làm trên máy tính. Bạn được phép ghi chú trên giấy, nhưng tất cả các câu trả lời chính thức sẽ được gửi trên máy tính. IELTS, mặt khác, sẽ thi trên máy tính hoặc bằng bút chì và giấy tại các địa điểm thi.
Nếu bạn gõ nhanh hơn viết, có chữ viết tay xấu và / hoặc thích máy tính hơn kiểm tra giấy, bạn có thể thích TOEFL. Nếu bạn thích viết câu trả lời, cảm thấy khó chịu hơn với các bài kiểm tra dựa trên máy tính và / hoặc không quen thuộc với việc gõ phím, bạn có thể thấy IELTS sẽ dễ hơn.
Sự khác biệt #3: Texts Used for the Reading Section
Phần Reading của cả TOEFL và IELTS có nhiều đoạn, mỗi phần theo sau là một loạt các câu hỏi. Tuy nhiên, hai bài kiểm tra sử dụng các loại văn bản khác nhau. IELTS sử dụng các văn bản học thuật cũng như các đoạn từ báo và tạp chí. TOEFL chỉ sử dụng các tài liệu học thuật, có nghĩa là các đoạn đọc của nó thường có vốn từ vựng và các khái niệm khó hiểu hơn. Nếu không tự tin với kỹ năng đọc tiếng Anh của mình, bạn có thể thấy phần IELTS Reading dễ hơn.
Sự khác biệt #4: Speaking trên máy tính vs. Nói trực tiếp
Trong TOEFL, phần Speaking, giống như tất cả các phần khác của bài kiểm tra, được thực hiện trên máy tính. Bạn sẽ nghe thấy các câu hỏi được thu âm lại và nói vào micro để trả lời. Với IELTS, bạn sẽ có một cuộc trò chuyện với một người thật.
Đây là một trong những khác biệt lớn nhất giữa IELTS và TOEFL, và đây là một điểm quan trọng cần xem xét. Một số người sẽ thấy nói chuyện với người thật áp lực và thích TOEFL hơn, trong khi những người khác thấy dễ dàng và tự nhiên hơn, thay vì nói vào khoảng trống trong vài phút.
Ngoài ra, Speaking của TOEFL luôn là phần thứ ba của kỳ thi, trong khi, với IELTS, bạn có thể làm phần này trước một tuần hoặc sau các phần còn lại của bài kiểm tra.
Sự khác biệt #5: Độ dài bài luận được khuyến khích
Cả hai bài thi đều yêu cầu bạn viết hai bài tiểu luận cho phần Writing. Tuy nhiên, IELTS cho bạn 60 phút để viết 400 từ, trong khi TOEFL chỉ chỉ cho bạn 50 phút nhưng khuyến khích viết khoảng 500 từ. Đối với cả hai bài kiểm tra, bạn vẫn có thể gửi bài tiểu luận của mình ngay cả khi chúng không đáp ứng được số lượng từ ấy, nhưng có thể bạn sẽ mất điểm. Nếu có vấn đề với việc viết bằng tiếng Anh, có lẽ phần Writing của IELTS sẽ dễ hơn với bạn.
3. Bài thi nào dễ tiếp cập hơn?
Nếu địa điểm thi gần hơn và / hoặc ngày thi thuận tiện hơn, đây cũng là điều có thể giúp bạn đưa ra quyết định. Hãy kiểm tra ngày thi và địa điểm thi TOEFL hoặc IELTS để quyết định.
4. Chi phí bài thi nào tiết kiệm hơn?
Cuối cùng, chi phí của mỗi bài kiểm tra cũng là yếu tố cần xem xét. Cả hai bài thi đều có phí khoảng $200-$250, nhưng chi phí cũng dao động tùy vào nước bạn thi. Bạn nên so sánh chi phí cho quốc gia cư trú của mình để xem liệu IELTS hoặc TOEFL có rẻ hơn đáng kể hay không. Bạn có thể kiểm tra trang web của tổ chức để biết chi phí TOEFL và IELTS là bao nhiêu.
Tổng kết: IELTS vs. TOEFL
TOEFL và IELTS là hai bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh phổ biến nhất. Cả hai bài đều kiểm tra cả bốn kỹ năng: Reading, Listening, Speaking, và Writing, nhưng các bài kiểm tra khác nhau về format và cách kiểm tra.
Hãy tự hỏi mình bốn câu hỏi sau đây để tìm ra bài kiểm tra tốt nhất cho mình:
Trường bạn thích chấp nhận bài thi nào?
Điểm mạnh của bạn hướng về bài thi nào nhiều hơn?
Bài thi nào dễ tiếp cập hơn?
Bài thi nào rẻ hơn?
Biên dịch: ALicy
Luật Đất Đai: ‘Sự Khôn Lỏi Của Nhà Nước’
Sáng 29/11, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật đất đai sửa đổi với tỷ lệ phiếu tán thành là 448 trong số 473 đại biểu tham gia, đạt gần 89,9%.
Điều 4 của luật mới quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của luật này,” báo trong nước đưa tin.
Luật mới cũng quy định định kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và không quy định tầm nhìn 20 năm.
Về vấn đề thu hồi đất, luật mới tiếp tục quy định nhà nước được phép thu hồi đất để “phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” trong các trường hợp:
Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư
Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư
Thực hiện các dự án do hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận
BBC đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS và là một trong 72 nhân sỹ trí thức ký tên trong bản kiến nghị thay đổi hiến pháp được biết đến với tên gọi Kiến nghị 72, về sự kiện này.
BBC: Ông nhận xét gì về những khác biệt cơ bản giữa Luật đất đai sửa đổi mới được thông qua, so với luật cũ?
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng nó không có tiến bộ gì so với cái cũ cả.
Nó có thể có một số câu từ làm cho việc thu hồi đất chặt chẽ hơn trước một chút và giảm bớt được sự tùy tiện của chính quyền địa phương khi họ thu hồi đất và đền bù thu hồi đất.
Đấy là ở tầm câu chữ chung của Luật đất đai sửa đổi lần này.
Còn cái vấn đề mà người ta bàn luận rất nhiều trong thời gian vừa qua thì thực sự được ngã ngũ từ hôm qua, khi Quốc hội thông qua hiến pháp với nội dung đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Hiến pháp thông qua ngày hôm qua còn hợp hiến hóa cho việc thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế xã hội.
Những dự án cho xã hội kinh tế như thế trong luật đất đai trước kia là quy định vi hiến so với hiến pháp năm 1992.
Dù biết đó là quy định vi hiến, hôm qua, 29/11, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua một hiến pháp giúp hợp hiến hóa cho điều này.
‘Nhà nước khôn lỏi’
BBC: Ông nghĩ thế nào về quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý trong bối cảnh ngày nay?
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ đây là một sự sao chép hết sức mù quáng những sai trái của hiến Pháp Liên Xô những năm 80.
Khái niệm ‘sở hữu toàn dân’ là một khái niệm không đầy đủ.
Khái niệm ‘toàn dân’ là khái niệm dùng để đánh tráo một khái niệm chính xác hơn, lẽ ra phải gọi là ‘sở hữu công’, hoặc ‘sở hữu nhà nước’, có một chủ thể, một pháp nhân cụ thể, đó là chính phủ hay một UBND tỉnh nào đấy vì cơ quan đó có tư cách pháp nhân, là chủ sở hữu của một lô đất nào đó cụ thể. Có như thế mới gọi là chủ sở hữu.
Còn ‘toàn dân’ không thể là một khái niệm kinh tế cụ thể để thực thể đó có thể sở hữu gì cả.
Quan trọng nhất là chủ sở hữu phải tham gia vào quan hệ dân sự – mua bán chuyển nhượng quyền ở hữu của mình, và trong một số trường hợp là phải ra tòa nếu hai bên không thống nhất.
Một cá nhân, một doanh nghiệp, một tổ chức có tư cách pháp nhân, chính phủ, UBND tỉnh có thể bị kiện ra tòa. Thế nhưng toàn dân thì không ai vớ được cái ông toàn dân để đưa ra tòa.
Một đối tương mông lung như vậy, không phải là một đối tượng cụ thể nào cả mà bảo rằng nó là chủ sở hữu. Rồi nhà nước lại là đại diện để sử dụng quyền chủ sở hữu mà quản lý đất.
Thực sự là nhà nước rất khôn, trốn tránh trách nhiệm chủ sở hữu để không ai kiện được nhà nước về đất đai với tư cách là chủ sở hữu. Nhà nước lại đùn cho một ông vô hình dung gọi là ‘ông toàn dân’.
Đó là một sự vô trách nhiệm của nhà nước, khôn lỏi của nhà nước, chỉ hưởng, chỉ có quyền mà không chịu trách nhiệm. Đó là một khái niệm mà không một từ xấu xa nào mô tả được.
Rất đáng tiếc đó là một khái niệm vay mượn của một chế độ mà sau khi vay mượn thì chỉ chưa đầy 10 năm sau, chế độ đó đã bị xóa sổ.
Thế mà sang thế kỷ 21, những người tự nhận là trí tuệ, đại diện của Việt Nam lại không chịu lắng nghe, để rồi nhắm mắt thông qua hiến pháp với luật quy định sở hữu toàn dân thì tôi không thể hiểu được.
‘Bỏ phiếu với tư cách Đảng viên’
BBC: Nếu ông là đại biểu quốc hội có mặt trong phiên biểu quyết về Hiến pháp sửa đổi và Luật đất đai sửa đổi, ông sẽ lựa chọn như thế nào? Tán thành, không tán thành, hay không biểu quyết?
TS Nguyễn Quang A: Chắc chắn là không tán thành chứ làm gì có chuyện không biểu quyết.
Tất nhiên là những người không biểu quyết thì cũng tỏ thái độ của người ta. Nhưng tôi nghĩ thái độ đấy vẫn còn là thái độ lừng khừng.
Theo những gì tôi nghe được từ một số người khi họ nói ở bên ngoài thì tôi biết được số không tán thành không phải là ít.
Nhưng vì người ta phải chịu kỷ luật rất khắt khe của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ là Đảng viên và khi Lãnh đạo Đảng đã bảo rằng Đảng đã quyết định, phải chấp hành thì họ cứ như cái máy mà ấn nút thôi.
Khi họ bỏ phiếu thì họ không phải bỏ với tư cách cá nhân, mà là với tư cách là một phần của Đảng.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131129_nguyenquanga_land_law.shtml
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Khôn Ngoan Là Gì trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!