Cập nhật nội dung chi tiết về Tài Nguyên Du Lịch Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Tài Nguyên Du Lịch mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
5
/
5
(
6
bình chọn
)
1. Khái niệm tài nguyên du lịch là gì?
Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch và là cơ sở phát triển của ngành du lịch. Theo định nghĩa trong Luật Du Lịch, chương II Tài nguyên du lịch, điều 13: “Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.”
Theo đó, tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Các dạng tài nguyên du lịch nhân văn như truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, di tích lịch sử, văn nghệ dân gian, khảo cổ học, kiến trúc học,… được sử dụng để phục vụ mục đích du lịch.
2. Phân loại tài nguyên du lịch
Người ta chia ra 3 loại tài nguyên du lịch, đó là: Tài nguyên du lịch thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch xã hội.
Tài nguyên du lịch thiên nhiên: Đó là các điều kiện và địa hình tự nhiên ban tặng cho con người như khí hậu, địa hình, phong cảnh,… v.v
Tài nguyên du lịch nhân văn: Đó là các vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể, những di sản do con người tạo ra qua nhiều thế hệ, cụ thể:
Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể: di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật,…
Tài nguyên nhân văn phi vật thể: các truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống,… v.v.
Tài nguyên du lịch xã hội: Đó là các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội do con người đương đại tổ chức tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Ví dụ như: các sự kiện thể thao thế giới, các cuộc thi hoa hậu thế giới và khu vực, các hội nghị chính trị – kinh tế (Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị APEC),…. v.v.
Về phía các nhà khoa học, tài nguyên du lịch cũng chia ra làm hai loại, đó là tài nguyên du lịch hiện thực và tài nguyên du lịch tiềm năng còn chưa khai phá.
Tìm hiểu ngay Khách du lịch là gì, các nghiên cứu thống kê về khách du lịch để có cái nhìn khách quan về mối liên hệ giữ tài nguyên du lịch và khách du lịch.
3. Đặc điểm của tài nguyên du lịch
Tải nguyên du lịch bao gồm các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tài nguyên, chúng là cơ sở cần thiết để xác định những tiềm năng của lãnh thổ và khả năng khai thác du lịch, nghỉ ngơi.
Thời gian khai thác xác định tính mùa vụ của du lịch và nhịp điệu của dòng khách. Đặc điểm của lãnh thổ là điều khó thay đổi, đó chính là yếu tố tạo nên lực hút cơ sở hạ tầng và dòng khách du lịch đến khám phá tài nguyên đó.
Để đầu tư cho các loại tài nguyên du lịch, chúng ta chỉ cần một khoản vốn nhỏ, chi phí sản xuất thấp lại xây dựng nhanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, tài nguyên du lịch còn có khả năng tái sử dụng nhiều lần nếu thực hiện các biện pháp bảo vệ và tuân theo các quy định về sử dụng tài nguyên.
Tài nguyên du lịch có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc khai thác và thu hút du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao.
4. Các quy định của nhà nước về tài nguyên du lịch
Các quy định của nhà nước về tài nguyên du lịch được ghi rõ trong Luật Du lịch 2005, đặc biệt qua điều 13 đến điều 16:
Điều 13. Các loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân.
Điều 14. Điều tra tài nguyên du lịch
Điều 15. Nguyên tắc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững.
Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước, có chính sách và biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch.
Điều 16. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý tài nguyên du lịch, phối hợp trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch.
Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện cho khách đến tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch theo quy định của pháp luật.
Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.
Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác, bảo đảm không làm giảm độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khi tìm hiểu về tài nguyên du lịch, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email: luanvanviet.group@gmail.com. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong bài viết sau!
Nguồn: Luận Văn Việt
0/5
(0 Reviews)
Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!
Tài Nguyên Du Lịch Là Gì? 5 Cách Phân Loại Tài Nguyên Du Lịch
Theo Pirojnik, 1985: “Tài nguyên du lịch là tổng thệ tự nhiên, văn hoá và lịch sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát trển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật cho phép.”
Tài nguyên du lịch là tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ của khách du lịch được ngành du lịch khai thác mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.
Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển ngành du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Theo Pirojnik, 1985: “Tài nguyên du lịch là tổng thệ tự nhiên, văn hoá và lịch sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát trển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật cho phép.”
Du lịch là một ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển du lịch của một địa phương. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch. Vì vậy, sức hấp dẫn của một địa phương phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch của địa phương đó.
2. Các cách phân loại tài nguyên du lịch
2.1 Phân loại tài nguyên du lịch theo WTO
WTO phân loại tài nguyên du lịch thành 3 nhóm như sau:
Cung cấp tiềm năng (VH kinh điển, TN kinh điển, vận động vui chơi)
Cung cấp hiện tại (giao thông, thiết bị, hình tượng tổng thể)
Tài nguyên kĩ thuật (khả năng hoạt động, cách thức và tiềm lực khu vực)
2.2 Phân loại theo tác giả Bùi Thị Hải Yến
Theo Tác giả Bùi Thị Hải Yến thì tài nguyên du lịch của nước ta được phân thành 3 nhóm chính là:
Tài nguyên du lịch nhân văn:
TNDL nhân văn vật thể (DSVH thế giới, di tích khảo cổ,di tích lịch sử, di tích kiến trúc, danh lam thắng cảnh, công trình đương đại, vật kỉ niệm và cổ vật).
TNDL nhân văn phi vật thể (DSVH phi vật thể, lễ hội, nghề và làng nghề, ẩm thực, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, sự kiện thể thao văn hóa).
Tài nguyên kinh tế – kĩ thuật và bổ trợ: (đường lối chính sách phát triển du lịch, tổ
chức quản lý, quy hoạch du lịch, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, xúc tiến quảng bá, kết cầu hạ tầng).
2.3 Phân loại theo Ngô Tất Hổ
Cũng giống với tác giả Bùi Thị Hải Yên, Tác giả Ngô Tất Hổ phân tích tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm:
Thiên nhiên (cảnh quan địa văn, cảnh quan thủy văn, khí hậu và sinh vật, cảnh quan tự nhiên khác)
Nhân văn (di tích lịch sử, điểm nhân văn hiện đại, điểm hấo dẫn nhân văn trừu tượng, hấp dẫn nhân văn khác).
Dịch vụ (dịch vụ du lịch, các dịch vụ khác)
Dựa vào các cách phân loại trên, tài nguyên du lịch được chia làm 2 nhóm chính là:
2.4 Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm địa hình, khí hậu, nguồn nước, thực vật và động vật.
2.5 Tài nguyên du lịch nhân văn là gì?
Tài nguyên du lịch nhân văn là:
Các di tích lịch sử-văn hoá, kiến trúc; các lễ hội;
Các đối tượng gắn liền với yếu tố dân tộc học;
Các làng nghề thủ công truyền thống;
Các đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác.
3. Đặc điểm của tài nguyên du lịch
Khối lượng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tài nguyên là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của hệ thống lãnh thổ, nghỉ ngơi, du lịch.
Thời gian khai thác xác định tính mùa vụ của du lịch và nhịp điệu của dòng khách. Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên tạo nên lực hút cơ sở hạ tầng và dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên đó.
Vốn đầu tư tương đối thấp, chi phí sản xuất không cao, xây dựng tương đối nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cũng như khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên.
Tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các quy định về sử dụng một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết.
Tìm hiểu: Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao.
Nguồn: Tư vấn làm luận văn Tri thức Cộng Đồng
Top từ khóa tìm kiếm: khái niệm tài nguyên du lịch, các loại tài nguyên du lịch, điểm tài nguyên du lịch là gì
Điểm Du Lịch Là Gì? Đặc Điểm Và Phân Loại
Điểm du lịch
Khái niệm
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: ” Điểm du lịch được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”.
Như vậy, khái niệm Điểm du lịch mới chỉ nói đến một phạm vi hẹp của nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn phục vụ cho khách du lịch mà chưa chỉ rõ được qui mô, mức độ, việc lưu lại của khách du lịch, điều kiện tiếp cận, sản phẩm du lịch, ranh giới hành chính để quản lí, cũng như sự nhận diện về hình ảnh của điểm đến du lịch.
Đặc điểm và phân loại
Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có qui mô nhỏ, trên bản đồ các vùng du lịch người ta có thể hiểu điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Sự chênh lệch về diện tích của các điểm du lịch là tương đối lớn.
Điểm du lịch là nơi tập trung tài nguyên du lịch hay cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, hoặc kết hợp cả hai ở qui mô nhỏ. Vì thế điểm du lịch có thể được phân thành hai loại: Điểm tài nguyên và điểm chức năng.
Thời gian lưu trú của khách từ 1 đến 2 ngày (trừ các điểm du lịch chức năng, thí dụ như điểm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh).
Theo Khoản 6, Điều 1 – Luật Du lịch Indonesia đã xác định điểm du lịch như sau:
“Trước hết đó là một vị trí có tài nguyên du lịch và có sức hấp dẫn, sức hút đối với con người. Tất cả những điều này đều được Chính phủ xác định và quản lí. Việc xây dựng các điểm này phục vụ cho du lịch phải được đảm bảo bốn yêu cầu:
Thứ nhất, có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội tại địa phương; Thứ hai, đảm bảo giữ gìn được những gái trị văn hóa, tín ngường và phong tục tập quán đang tồn tại ở địa phương; Thứ ba, bảo vệ được môi trường sinh thái; Thứ tư, đảm bảo sự phát triển du lịch lâu dài.
Khách Du Lịch (Tourists) Là Gì? Phân Loại Khách Du Lịch
Khái niệm
Khách du lịch trong tiếng Anh được gọi là Tourists.
Theo một số nhà nghiên cứu, khái niệm khách du lịch lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỉ XVIII tại Pháp và được hiểu là: ” Khách du lịch là những người thực hiện một cuộc hành trình lớn”.
Vào đầu thế kỉ XX, nhà kinh tế học người Áo, Josef Stander định nghĩa: ” Khách du lịch là những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế”.
Tại điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam (2005) qui định: ” Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Phân loại khách du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới khách du lịch gồm có khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.
– Khách du lịch quốc tế là một người ra khỏi quốc gia đang sinh sống trong thời gian ít nhất 24h và không quá 12 tháng liên tục với mục đích không phải là làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
– Khách du lịch nội địa là một người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó với thời gian ít nhất 24h và không quá 12 tháng liên tục với mục đích không phải là làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
Ở nước ta khách du lịch gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa:
– Khách du lịch quốc tế gồm hai nhóm khách: khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound) và khách du lịch ra nước ngoài (khách outbound).
+ Khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
+ Khách du lịch ra nước ngoài (khách outbound): là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
– Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tài Nguyên Du Lịch Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Tài Nguyên Du Lịch trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!