Đề Xuất 6/2023 # Tại Sao Quản Lý Chất Lượng Dự Án Lại Quan Trọng Đối Với Doanh Nghiệp? # Top 14 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 6/2023 # Tại Sao Quản Lý Chất Lượng Dự Án Lại Quan Trọng Đối Với Doanh Nghiệp? # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tại Sao Quản Lý Chất Lượng Dự Án Lại Quan Trọng Đối Với Doanh Nghiệp? mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Quản lý chất lượng dự án là khâu quan trọng trong công tác quản lý dự án. Quản lý chất lượng của dự án là tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý, là một quá trình nhằm đảm bảo cho dự án thoả mãn tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu đề ra, nhằm nâng cao chất lượng dự án góp phần giảm chi phí sản xuất; tăng suất lao động; tăng lợi thế cạnh tranh và thị phần của doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng dự án mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Quản lý chất lượng dự án tốt sẽ quyết định đến sự thành công của dự án, cụ thể:

Chúng đảm bảo có một kế hoạch đúng đắn để thực hiện các mục tiêu chiến lược.

Đảm bảo công việc đang được triển khai và thực hiện theo đúng tiến độ và mục tiêu đề ra.

Đảm bảo phát hiện và giải quyết kịp thời các rủi ro trong quá trình thực hiện dự án như: tranh luận, thiếu nguồn lực, chất lượng sản phẩm/ dịch vụ kém, vượt ngân sách đã đề ra, tiến trình dự án chậm trễ,…

Đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng mục tiêu đề ra. Tránh sự mơ hồ và không tập trung – đảm bảo quá trình dự án được thực hiện xuyên suốt.

Đảm bảo tiến độ của dự án luôn được theo dõi và báo cáo liên tục.

Khách hàng có thể theo dõi những gì bạn làm có đúng với mục tiêu ban đầu không.

Học được từ những thành công và thất bại của các dự án trong quá khứ.

Cải tiến quan hệ giữa người thực hiện dự án với khách hàng, rút ngắn thời gian triển khai, giảm chi phí, tăng chất lượng và độ tin cậy, cải tiến năng suất lao động, phối hợp nội bộ tốt hơn, nâng cao tinh thần làm việc.

Lưu ý (*): Những lợi ích có được từ việc quản lý có thể sẽ mất mát nhiều nếu như không tiến hành quản lý một cách hệ thống và khoa học. Cách tốt nhất là áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng đã được thừa nhận như: bộ tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9000… và biết các công cụ quản lý chất lượng để cải tiến chúng.

Quy trình quản lý chất lượng dự án bao gồm những gì?

1. Lập kế hoạch chất lượng dự án (Project Quality Plan)

Đây là giai đoạn xác định các yêu cầu của dự án bao gồm: Tiến độ, chất lượng, an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, các yêu cầu kiểm tra và nghiệm thu…từ đó lên định hướng để hoàn thiện các yêu cầu này. Lập kế hoạch quản lý chất lượng dự án phải phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp, hệ thống quản lý chất lượng hiện hành và khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có…

Những yếu tố đầu vào để lập kế hoạch quản lý: phạm vị dự án, chính sách chất lượng của doanh nghiệp, các tiêu chuẩn và quy định trong lĩnh vực chuyên môn có ảnh hưởng đến chất lượng dự án.

Nội dung của công tác lập kế hoạch quản lý gồm:

Thiết lập cơ cấu tổ chức của dự án

Thiết lập tiến độ tổng và tiến độ chi tiết

Xây dựng chương trình, kế hoạch, mục tiêu chất lượng dự án.

Xác định những yêu cầu quan trọng của dự án ở mỗi cột mốc về thời gian.

2. Kiểm soát thực hiện dự án (Project execution control)

Quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện dự án đến các thành viên theo kế hoạch và ngân sách dự án được phê duyệt, đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo và giải trình tất cả các vấn đề của dự án với quản lý cấp cao hơn.

3. Thực hiện đảm bảo chất lượng dự án (Perform Quality Assurance)

Đảm bảo chất lượng là quá trình kiểm tra đánh giá để đảm bảo tất cả các công việc đã và đang thực hiện của dự án luôn đúng với các quy định của pháp luật; các yêu cầu của khách hàng; quy định của hệ thống tài liệu của công ty và của dự án. Việc đánh giá này thông thường được tiến hành ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa của dự án để có những biện pháp cải tiến và điều chỉnh kịp thời. Lợi ích của quá trình này là nhằm đảm bảo tất cả các dự án đều thực hiện đúng theo quy định của công ty, để đảm bảo chất lượng các dự án được kiểm soát đồng đều nhau và giúp quản lý dự án hạn chế những sai sót gây rủi ro cho công ty và dự án.

4. Kiểm soát chất lượng dự án (Control Quality)

Đây là bước khá quan trọng trong quá trình quản lý chất lượng dự án để đảm bảo dự án được hoàn thành và bàn giao cho khách hàng đúng với các yêu cầu của dự án, việc kiểm soát chất lượng được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án dựa và tuân thủ theo kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu đã được thống nhất với khách hàng. Lợi ích của quy trình này là nhằm ngăn chặn các lỗi xảy ra trong quá tình thực hiện để đảm bảo cho sản phẩm hoàn thiện đúng yêu cầu của khách hàng để nghiệm thu và cũng là cơ sở số liệu cho việc cải tiến và đánh giá tính hiệu quả hiệu quản của hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ của công ty.

5. Kiểm soát hồ sơ nghiệm thu và bàn giao (Project document Control, final inspection and hand-over)

Đây là bước tưởng chừng như thường bị “lãng quên” nhất nhưng lại là bước vô cùng quan trọng; nó giúp kiểm soát đúng và đủ các hồ sơ cho các hoạt động kiểm tra nghiệm thu; bàn giao và thuận tiện cho việc quyết toán tiền với khách hàng nhanh chóng

Quản lý chất lượng dự án nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đầu ra. Nếu dự án không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều tranh cãi với mục tiêu không rõ ràng, thiếu nguồn lực, lập kế hoạch không thực tế, rủi ro cao, chất lượng sản phẩm kém, các dự án phải trả ngân sách và thậm chí chậm chí chậm tiến độ,…Chính vì vậy, hãy liên hệ ngay với Công ty LAVAN chúng tôi để được tư vấn, giải đáp chi tiết ngay trong hôm nay!

Chia sẻ bài viết:

Quản Lý Chất Lượng Dự Án Phần Mềm – Apmp

Quản lý chất lượng phần mềm là vấn đề không mới nhưng theo một số đánh giá là còn yếu của các công ty phần mềm Việt Nam. Một số công ty trong nước hiện đã đạt các chuẩn quốc tế CMM/CMMI trong nâng cao năng lực và quản lý chất lượng phần mềm, song chỉ đếm được trên đầu ngón tay, và hiện cũng chỉ gói gọn trong vài công ty gia công cho thị trường nước ngoài.

Làm thế nào để một công ty này đạt được chuẩn quốc tế về chất lượng phần mềm? Mỗi công ty đều có đặc thù riêng, tuy nhiên điều chung nhất là họ đều phải phát triển và duy trì một Hệ thống quản lý chất lượng phần mềm.

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM LÀ GÌ ?

Lâu nay, nói đến chất lượng phần mềm (PM), không ít người nghĩ ngay đến vấn đề là xác định xem PM đó có phát sinh lỗi hay không, có “chạy” đúng như yêu cầu hay không và cuối cùng thường quy về vai trò của hoạt động kiểm tra phần mềm (testing) như là hoạt động chịu trách nhiệm chính.

Với quan điểm của khách hàng, điều này có thể đúng, họ không cần quan tâm nội tình của hoạt động phát triển PM, điều họ cần quan tâm là liệu sản phẩm cuối cùng giao cho họ có đúng hạn hay không và làm việc đúng như họ muốn hay không.

Hình 1: Các mối quan hệ.

Tuy nhiên theo quan điểm của người phát triển PM, thực tế cho thấy hoạt động kiểm tra PM là quan trọng, nhưng không đủ để đảm bảo sản phẩm sẽ được hoàn thành đúng hạn và đúng yêu cầu. Kiểm tra sau cùng để phát hiện lỗi là điều tất nhiên phải làm, nhưng trong rất nhiều trường hợp, điều đó thường quá trễ và sẽ phải mất rất nhiều thời gian để sửa chữa.

Hiện có nhiều mô hình cung cấp các tiêu chuẩn cũng như hướng dẫn để triển khai HTQLCLPM. Hai trong số những mô hình được áp dụng rộng rãi hiện nay là ISO 9001-2000 và CMM/CMMi. Trong khi ISO 9001-2000 là tiêu chuẩn quản lý chất lượng dành cho tất cả các ngành nghề với những điều khoản ngắn gọn và mang tính tổng quát, thì CMM/CMMi là một bộ tập hợp khá đồ sộ các kinh nghiệm thực hành (gần 450 trang với CMM, và gần 700 trang với CMMi) có thể làm người đọc chưa có kinh nghiệm khó biết được các hoạt động và yếu tố đặc trưng cơ bản của HTQLCLPM là gì.

Qua một số tài liệu tham khảo, cũng như bằng kinh nghiệm bản thân khi nghiên cứu và ứng dụng ISO 9001-2000 và CMM/CMMi, chúng tôi sẽ trình bày các khái niệm, hoạt động cũng như yếu tố cơ bản cấu thành HTQLCLPM.

CĂN BẢN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM

Một HTQLCLPM thường có 2 mục tiêu (hình 1):

• Mục tiêu thứ nhất: xây dựng chất lượng cho PM ngay từ giai đoạn bắt đầu. Điều này đồng nghĩa với việc bảo đảm các yêu cầu cho PM từ mọi nguồn khác nhau phải được định nghĩa, diễn đạt và hiểu một cách đúng đắn, giữa người đưa ra yêu cầu và người thực hiện yêu cầu.

• Mục tiêu thứ hai: bảo đảm chất lượng của PM xuyên suốt quá trình phát triển.

Một HTQLCLPM hoàn chỉnh bao gồm rất nhiều hoạt động và bộ phận cấu thành, chúng khác nhau tùy theo từng tổ chức khi triển khai. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, chúng tôi chỉ giới thiệu 10 hoạt động và yếu tố cơ bản nhất thường gặp:

1. Các tiêu chuẩn (Standards)

2. Lập kế hoạch (Planning)

3. Xem xét, xem lại (Reviewing)

4. Kiểm tra (Testing)

5. Phân tích lỗi (Defect analysis)

6. Quản lý cấu hình (Configuration Management)

7. Bảo mật (Security)

8. Đào tạo, huấn luyện (Education/Training)

9. Quản lý người cung cấp, thầu phụ (Vendor Management)

10. Quản lý rủi ro (Risk Management)

(Để đơn giản, từ đây, “10 hoạt động và yếu tố” được gọi tắt là “10 yếu tố”)

Có mối liên hệ giữa 10 yếu tố cơ bản trên và các giai đoạn hay pha phát triển PM. Hình 2 cho thấy sơ đồ liên hệ trong mô hình phát trình waterfall (xem bài “Tổng quan các mô hình phát triển phần mềm”, ID: A0508_106 và A0510_122). Ký hiệu “x” giao nhau giữa một yếu tố và một pha biểu thị yếu tố được thực hiện tại pha đó. Phần sau đây sẽ làm rõ ý nghĩa của 10 yếu tố cơ bản.

1. Các tiêu chuẩn

Sản xuất PM ngày nay không còn đơn thuần mang tính sáng tạo ngẫu hứng như trước đây, mà đang trở thành một lĩnh vực được kiểm soát chặt chẽ, theo những tiêu chuẩn nhất định. Các tiêu chuẩn có thể là các kinh nghiệm hoặc các phương pháp hiệu quả nhất, được đề xuất từ các hiệp hội nghề nghiệp như IEEE (The Institute of Electrical and Electronics Engineers, Inc – Học viện các kỹ sư điện và điện tử), từ các tổ chức quốc tế như ISO (International Organization for Standardization), hoặc các quy tắc chuẩn hóa để giao tiếp giữa sản phẩm với nhau… hoặc đơn giản do chính tổ chức phát triển PM đề ra để áp dụng cho chính họ.

Các tiêu chuẩn có thể bao gồm tất cả các khía cạnh của một chu kỳ phát triển PM, trải dài suốt mọi pha phát triển. Bất kể tiêu chuẩn xuất phát từ đâu, từ nội bộ công ty, hoặc từ ngoài, nó đều phải có một số đặc điểm sau:

• Tính cần thiết

• Tính khả thi

• Tính đo lường được

Các tiêu chuẩn nên được chọn và thể hiện sao cho khi sử dụng, các khía cạnh kỹ thuật cần thiết sẽ được nhấn mạnh, tránh trường hợp hiểu sai hoặc sa vào những tiểu tiết phụ trợ. Một ví dụ thường thấy là tiêu chuẩn định dạng cho tài liệu, mục đích của tiêu chuẩn là để bảo đảm khía cạnh chất lượng về kỹ thuật của tài liệu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp tiêu chuẩn đã bị hiểu sai và sa đà vào việc kiểm tra các chi tiết về mặt hình thức. Lưu ý là để bảo đảm các tiêu chuẩn được nghiêm túc thực hiện, chúng phải mang tính bắt buộc và được quy định ở chính sách cấp công ty.

Một dạng phổ biến bắt buộc phải có của tiêu chuẩn là hệ thống các “quy trình”, kèm theo các bộ phận phụ thuộc như “thủ tục” “hướng dẫn” “mẫu biểu” “tiêu chuẩn” v.v. Tùy theo lĩnh vực hỗ trợ mà chúng có các tên tương ứng, chẳng hạn: quy trình sản xuất PM, quy trình kiểm soát chất lượng, quy trình kiểm tra…

2. Lập kế hoạch

Lập kế hoạch là yêu cầu kinh điển cũng như thao tác cơ bản của hầu hết các HTQLCLPM. Kết quả của hoạt động này thường là một (hoặc nhiều) tài liệu gọi là bản kế hoạch.

Theo quan điểm quản lý hiện đại, các công việc gắn liền với những mục tiêu, ngắn hạn hoặc dài hạn, đều có thể xem như là một dự án hoặc chuỗi các dự án. Kế hoạch cho dự án thường bao gồm những điểm chính sau:

• Ước lượng phạm vi và kích thước dự án, khối lượng công việc phải làm

• Xác định nhân lực, vật lực và chi phí

• Chỉ định phương pháp, cách tiếp cận để thực thi dự án

• Lập kế hoạch làm việc chi tiết

• Kế hoạch phối hợp và hỗ trợ hoàn thành dự án

• Các kế hoạch khác

Tùy theo nhu cầu cho từng dự án, có thể có nhiều kế hoạch khác, cả về quản lý hoặc kỹ thuật, một số kế hoạch thường gặp chẳng hạn: Kế hoạch kiểm tra, kế hoạch tích hợp sản phẩm, kế hoạch huấn luyện…

• Tài liệu hóa và cập nhật (khi cần) các bản kế hoạch cho dự án

Lưu ý là các tài liệu kế hoạch của dự án không phải bất di bất dịch, nó phải được cập nhật thậm chí thay đổi xuyên suốt dự án khi yêu cầu của dự án thay đổi.

3. Xem xét, xem lại

Mục đích là để cung cấp thông tin trực quan về tình trạng của các hoạt động xảy ra trong suốt quá trình sản xuất và cài đặt PM.

Xem xét trên sản phẩm – thường được gọi là xem xét kỹ thuật – bao gồm hai loại: chính thức hoặc không chính thức. Xem xét không chính thức thường được thực hiện trong quá trình phát triển sản phẩm, còn xem xét chính thức thường được thực hiện tại thời điểm kết thúc các chặng phát triển.

Điểm khác nhau chính về mặt kỹ thuật giữa xem xét chính thức và không chính thức là ở mức độ nghiêm ngặt của quy trình và các bước thực hiện. Chẳng hạn, xem xét chính thức buộc phải lên kế hoạch, ghi nhận tất cả các lỗi phát hiện và giám sát đến khi tất cả lỗi đã được sửa chữa, xem xét không chính thức thì không bắt buộc.

Trong thực tế, có khá nhiều định nghĩa và nhiều loại xem xét khác nhau. Về tổng quan, IEEE định nghĩa có ba loại:

• Review: Cuộc họp chính thức nhằm trình bày một vấn đề, một tài liệu, một sản phẩm… cho những người quan tâm, người sử dụng, khách hàng… nhằm thu thập ý kiến phản hồi hoặc đạt được sự thỏa thuận phê chuẩn trên vấn đề, tài liệu hoặc sản phẩm được trình bày.

• Walkthrough: Kỹ thuật đánh giá không chính thức, qua đó tác giả của một tài liệu, sản phẩm… giải thích tài liệu, sản phẩm đó cho một nhóm đồng nghiệp. Các đồng nghiệp này sẽ đặt câu hỏi hoặc cho ý kiến bổ sung về một số lĩnh vực để bảo đảm chất lượng kỹ thuật của tài liệu hoặc sản phẩm.

4. Kiểm tra lỗi

Kiểm tra lỗi (testing) là một hoạt động sống còn trong sản xuất PM. Kiểm tra lỗi nhằm mục đích chứng minh rằng các yêu cầu đối với PM là được thỏa mãn. Các hoạt động kiểm tra bao gồm các bước: lập kế hoạch, thiết kế test, thi hành test, và báo cáo kết quả kiểm tra. Chi tiết về kiểm tra PM chúng tôi đã trình bày trong TGVT A số tháng 12/2005 (ID: A0512_110).

Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến bước lập kế hoạch kiểm tra bắt đầu từ giai đoạn nhận và phát triển yêu cầu. Tương tứng với mỗi yêu cầu là một phương pháp kiểm tra thích hợp. Một yêu cầu không thể coi là hoàn chỉnh nếu như nó không thể kiểm tra được. Kế hoạch kiểm tra được thiết lập ngay từ chặng phát triển yêu cầu. Do yêu cầu thường thay đổi xuyên suốt dự án, kế hoạch kiểm tra do đó cũng phải thay đổi theo.

5. Phân tích lỗi

Trong thực tế, lỗi là phần “luôn hiện diện” trong mọi PM từ giai đoạn phát triển sơ khởi đến khi nó không còn được sử dụng.

Các tổ chức PM thường dùng thuật ngữ “chất lượng” để chỉ zero, hay một lượng nhỏ các lỗi trên sản phẩm PM, một số khác lại gắn liền khái niệm “chất lượng” với sự hài lòng của khách hàng. Trên quan điểm khách hàng, bất kể lúc nào, hễ PM “chạy” không tốt, không đáp ứng sự mong đợi đều được xem là có lỗi, bất kể do code sai, hoặc do hiểu nhầm yêu cầu, thậm chí là một chức năng “nên có” nhưng hiện thời chưa sẵn sàng.

Phân tích lỗi được thực hiện trên tất cả lỗi được tìm thấy, nhằm mục đích tìm hiểu nguyên nhân và xu hướng gây ra lỗi, định hướng cho việc sửa chữa các lỗi hiện hành cũng như phòng ngừa, triệt tiêu khả năng xảy ra lỗi trong tương lai. Phân tích lỗi là con đường chính yếu phục vụ cho việc giảm sự xuất hiện lỗi.

Phân tích lỗi không chỉ nhằm mục đích cải thiện tình trạng lỗi của phần mềm đang xây dựng, xa hơn nó cho ta thấy được những điểm yếu cần cải tiến của quy trình phát triển PM. Thông tin về lỗi của các dự án trong quá khứ sẽ cho ta thấy được nên cải tiến, thay đổi quy trình phát triển PM như thế nào để các dự án trong tương lai tránh đi vào “vết xe đổ” của các dự án trước.

Số liệu phục vụ cho việc phân tích lỗi có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi tổ chức tuỳ theo nhu cầu và đặc điểm riêng, tự định nghĩa và thu thập các số liệu nầy.

Lỗi trong quá trình phân tích và sửa chữa có thể được phân loại để có hành động phù hợp, tuỳ theo các đặc tính khác nhau mà chúng thể hiện. Các đặc tính trong Bảng: “Các thuộc tính của lỗi.” thường được sử dụng trong nhiều hệ thống phân tích lỗi.

6. Quản lý cấu hình

Mục đích của quản lý cấu hình (QLCH) là để thiết lập và bảo đảm tính toàn vẹn của các sản phẩm trung gian cũng như các sản phẩm sau cùng của một dự án PM, xuyên suốt chu kỳ sống của dự án đó.

QLCH bao gồm nhiều hoạt động, tuy nhiên về cơ bản chúng bao gồm bốn hoạt động chính: nhận dạng (identification), kiểm soát (control), kiểm kê báo cáo (accounting) và kiểm tra đánh giá (audit). Tùy theo độ lớn và độ phức tạp của dự án, phạm vi và mức độ áp dụng của các hoạt động QLCH sẽ khác nhau. Với những hệ thống lớn và phức tạp, mỗi hoạt động QLCH phải do những người được giao trách nhiệm (role) cụ thể phụ trách. Tùy yêu cầu, một số hoạt động QLCH được làm không chính thức (informal) hoặc chính thức (formal), nhằm quản lý tốt quá trình phát triển của phần mềm, đặc biệt là quản lý sự thay đổi trong dự án. Tham khảo bài “Quản Lý Cấu Hình…” (ID: A0506_122) để biết thêm chi tiết.

7. Bảo mật

Bảo mật luôn là vấn đề gây nhức nhối vì thường không được nhận thấy cho đến khi hệ thống bị chọc thủng. Bảo mật có ba khía cạnh chính, bảo mật nội dung dữ liệu, bảo mật dữ liệu đang được truyền (trên đường truyền) và bảo mật về mặt vật lý của vật chứa dữ liệu. Các hoạt động bảo mật được áp dụng cho cả nội dung dữ liệu lẫn bản thân vật lý của vật chứa dữ liệu.

Các yếu tố hay nguyên nhân tác động đến dữ liệu hoặc trung tâm dữ liệu của hệ thống PM rất đa dạng. Đó có thể là tự nhiên hoặc cố ý, chẳng hạn thiên tai, cháy, virus, hacker, phá hoại của chính nhân viên công ty, ăn cắp dữ liệu, thậm chí ngày nay còn do các hoạt động khủng bố gây ra. Trong một số tổ chức, việc bảo mật dữ liệu lưu trữ và dữ liệu chuyển dịch được xem là vấn đề sống còn.

Một lý do gây hỏng dữ liệu rất thường gặp là dữ liệu bị thay đổi một cách vô tình không kiểm soát được. Một khi dữ liệu đã không đúng, điều tất yếu là hệ thống phần mềm sử dụng dữ liệu đó sẽ cho ra những kết quả sai. Đối với người dùng, đó là một hệ thống không tốt, thậm chí là không dùng được.

Một hệ thống PM “tốt” phải chú ý tới tất cả những yếu tố có thể ảnh hưởng đến dữ liệu hoặc hoạt động của hệ thống. Một hệ thống “tốt” còn phải tính đến khả năng phục hồi dữ liệu, phục hồi hoạt động của hệ thống khi xảy ra sự cố.

8. Đào tạo/huấn luyện

Nói đơn giản, huấn luyện nhằm trang bị cho những người phát triển cũng như sử dụng PM có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc của họ.

Một khía cạnh khác thường được cho là ít quan trọng nhưng thực ra lại mang tính quyết định, đó là khả năng hiểu để sử dụng PM của người sử dụng. Người sử dụng thường chỉ có ý tưởng về yêu cầu đối với PM và không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng cách làm PM “chạy” sai hoặc không hết chức năng. Do vậy huấn luyện cho người sử dụng cũng là một khâu hết sức cơ bản. Nhưng thực tế những người phát triển PM lại không có thời gian và kỹ năng thực hiện tốt việc huấn luyện, việc nầy thường phải do một bộ phận chuyên trách trong công ty thực hiện.

9. Quản lý người cung cấp

Trong các tổ chức PM, mua hay thuê sản phẩm hoặc dịch vụ từ một người cung cấp thứ ba là rất phổ biến. Việc “mua” có thể bao gồm những mặt hàng đơn giản như máy tính, máy in, cho đến những dịch vụ thuê gia công PM. Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ “mua” này nếu quản lý không tốt sẽ ảnh hưởng quan trọng đến sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức cung cấp cho khách hàng của mình.

Đối tượng sản phẩm hoặc dịch vụ cần mua hay thuê rất đa dạng, tùy mỗi loại và độ phức tạp, các tổ chức sẽ có những biện pháp và mức độ quản lý chất lượng tương ứng.

Hình 3: Mô hình tổ chức truyền thống.

10. Quản lý rủi ro

Rủi ro (risk) là một yếu tố tồn tại trong mọi dự án. Quan niệm về quản trị dự án cho rằng “người quản trị dự án giỏi là người không ngạc nhiên về các sự kiện xảy ra trong dự án”, điều nầy có nghĩa là mọi rủi ro tiềm ẩn phải được “nhìn thấy” trước, đi đôi với kế hoạch giải quyết.

Rủi ro là một sự kiện chưa nhưng có khả năng xảy ra, và khi nó xảy ra thường sẽ đặt một dự án vào tình huống xấu, hoặc thậm chí là một “tai nạn” cản trở khả năng hoàn thành các mục tiêu của một dự án. Có nhiều loại cũng như cách xếp các loại rủi ro khác nhau, tuy nhiên nhìn chung có các loại sau:

• Về kỹ thuật: Chủ yếu xoay quanh việc có hiểu đúng và đủ các yêu cầu đặt ra cho dự án hay không, cũng như có giải pháp đúng để giải quyết chúng hay không. Việc hiểu sai yêu cầu cũng như đưa ra giải pháp sai là nguyên nhân hàng đầu làm dự án thất bại.

– Huấn luyện cho người sử dụng không đầy đủ

– Sử dụng sai chức năng của sản phẩm, kể cả cố ý hoặc vô tình

– Bảo trì sản phẩm không đầy đủ

• Về môi trường: Bao gồm cả môi trường phát triển, kiểm tra lẫn sử dụng sản phẩm. Những rủi ro từ bên ngoài, sự không tương thích, virus v.v.

• Về kiểm tra: Không đủ thời gian hoặc kiểm tra không đúng, không quét hết yêu cầu.

Quy trình cơ bản quản lý rủi ro gồm 4 bước:

• Nhận biết các rủi ro

• Khảo sát mức tác động nếu chúng xảy ra

• Xác định các giải pháp đối phó

• Giám sát các rủi ro và thực thi các giải pháp đối phó

Có rất nhiều giải pháp khác nhau để đối phó hay giảm thiểu tác động của rủi ro. Trong thực tế, các giải pháp thường gồm các loại:

• Loại bỏ: Khi chi phí loại bỏ rủi ro thấp, hoặc rủi ro nếu xảy ra sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.

• Phòng tránh

• Giảm thiểu thiệt hại: Khi không thể phòng tránh hay loại bỏ rủi ro, ta có thể thực thi các biện pháp để giảm thiểu khả năng xảy ra hoặc giảm thiểu chi phí khắc phục rủi ro nếu nó xảy ra.

• Chấp nhận: Đành chấp nhận “sống chung với rủi ro” trong trường hợp chi phí loại bỏ, phòng tránh, làm nhẹ rủi ro là quá lớn, hoặc mức độ tác hại của rủi ro nếu xảy ra là không đáng kể, hoặc khả năng xảy ra của nó là cực thấp.

Trong thực tế, quản lý rủi ro là một quá trình phức tạp, tuy nhiên đó không phải là mục tiêu của bài viết này.

MỘT SỐ YẾU TỐ QUAN TRỌNG KHÁC

Bên cạnh 10 yếu tố chính như đã trình bày trên, còn có một số yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến chất lượng PM.

1. Bảo trì phần mềm

Bảo trì PM nhìn chung có thể xem như là phần mở rộng hoặc lặp lại của một chu trình phát triển PM.

Bảo trì PM bao gồm hai hoạt động chính: sửa chữa các lỗi đã không được phát hiện trong giai đoạn phát triển và kiểm tra; nâng cấp PM theo yêu cầu phát sinh hoặc yêu cầu đã được hiểu không đúng trong gia đoạn phát triển.

Mỗi hoạt động bảo trì đều được thực hiện tương tự như một hoạt động trong giai đoạn phát triển, yêu cầu để dẫn đến hành động bảo trì chính là yêu cầu thay đổi.

Một điều cơ bản nhưng lại hay mắc phải trong giai đoạn này là việc phớt lờ hay áp dụng lỏng lẻo các quy tắc QLCH và điều tất yếu là nguy cơ sai sót sẽ rất lớn, nhất là trong các trường hợp thay đổi xảy ra nhiều hay liên tục.

2. Tài liệu

Nhiều tổ chức PM do chưa hiểu đúng thường hay e ngại áp dụng ISO hay CMM/CMMI sẽ dẫn đến việc phát sinh quá nhiều tài liệu. Điều thiết yếu là phải hiểu rõ ý nghĩa và mục đích của tài liệu.

3. Tổ chức bộ máy

Dù bao nhiêu phương pháp quản lý chất lượng được thiết lập đi nữa, vấn đề nhân sự và tổ chức bộ máy làm việc hợp lý trong nhiều trường hợp lại là yếu tố quyết định tính hiệu quả của hệ thống.

Thực tế có rất nhiều mô hình tổ chức, hình 3 và 4 cho thấy 2 trong số các mô hình thông dụng, mỗi mô hình đều có ưu nhược điểm riêng, tùy đặc thù từng tổ chức, có thể sử dụng mô hình thích hợp.

Mô hình tổ chức như hình 3 cho ta có cảm giác tiết kiệm chi phí, trưởng dự án sẽ chịu trách nhiệm tất cả, không có chi phí riêng biệt cho nhân viên chỉ lo vấn đề chất lượng. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, việc trưởng dự án xoay vần để lo hết mảng này đến mảng khác lại phát sinh chi phí đôi lúc còn cao hơn. Mặt khác, thường thì trưởng dự án dành phần lớn thời gian cho mảng phát triển sản phẩm, các mảng khác bị lơ là kể cả việc kiểm soát chất lượng.

Ở mô hình tổ chức như hình 4, bộ phận phụ trách chất lượng là độc lập và có kênh báo cáo hoàn toàn độc lập với dự án, khi cần thiết, báo cáo có thể lên thẳng đến cấp quản lý cao nhất. Thành công của mô hình nầy phụ thuộc nhiều vào mối liên kết hợp tác hỗ trợ giữa bộ phận chất lượng và bộ phận phát triển sản phẩm. Những công ty có độ trưởng thành cao, mối quan hệ giữa 2 bộ phận nầy rất khăng khít.

Mặc dù có rất nhiều mô hình, tuy nhiên chúng vẫn tuân thủ một nguyên tắc chung: Nếu nhân viên hoặc nhóm phụ trách chất lượng ở vị trí thấp hơn nhóm đang bị giám sát (sản xuất/phát triển), hệ thống chất lượng đó sẽ không mạnh và có vấn đề.

Tuy nhiên, một mô hình tổ chức tốt cùng các quy tắc chất lượng cũng chưa đủ, điều quan trọng là, trong một hệ thống quản lý chất lượng mạnh, mỗi thành viên trong hệ thống phải thực hiện thật tốt vai trò của mình.

Hình 4: Mô hình tổ chức cải tiến

4. Thiết kế và vận hành hệ thống quản lý chất lượng

Thiết kế và vận hành một hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) trước hết phải gắn liền với việc định nghĩa rõ rệt chức năng và quyền hạn của tất cả những người tham gia, các hoạt động và trách nhiệm cụ thể cho từng vị trí một. Kế tiếp là lập kế hoạch, thiết kế và áp dụng các quy tắc và quy trình của HTQLCL.

4 nguyên tắc và yếu tố chính để bảo đảm sự thành công của một HTQLCL:

1. Văn hóa chất lượng “Hãy làm mọi thứ đúng ngay từ đầu”

2. Định nghĩa rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của những người tham gia

3. Mô tả rõ ràng các bộ phận của HTQLCL

4. Các tiêu chuẩn và quy trình cho HTQLCL

Những người trực tiếp sử dụng các quy trình của HTQLCL phải tham gia càng sớm càng tốt và tham gia xuyên suốt. Việc tham gia của họ là yếu tố quan trọng để quy trình làm ra có khả năng được chấp nhận và giá trị sử dụng cao, giảm thiểu những yếu tố không thực tế và không khả thi của quy trình.

Một yếu tố không thể thiếu nữa là sự kiểm soát và hỗ trợ đầy đủ, kịp thời của quản lý cấp cao đối với tiến độ phát triển và áp dụng HTQLCL. Sự giám sát, đôn đốc và giải quyết khó khăn của quản lý cấp cao giúp giải quyết các ách tắc, nâng cao trách nhiệm của thuộc cấp, và thúc đẩy tiến độ thấm nhuần văn hóa chất lượng trong toàn bộ tổ chức.

KẾT LUẬN

Một HTQLCLPM không chỉ có quy trình, kiểm tra hoặc ra lệnh, nó là sự kết hợp gắn bó của nhiều yếu tố. Mục tiêu sau cùng của HTQLCLPM là, dựa vào kết quả của các yếu tố cấu thành, cung cấp thông tin làm đầu vào cho những quyết định đúng đắn về quản lý, mang lợi ích về khi áp dụng các quy trình phát triển PM.

Source: PC World VN

Sách Trắng (Whitepaper) Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Sách Trắng Đối Với Mỗi Dự Án

1. Khái niệm

Sách trắng trong tiếng Anh là White Paper hoặc Whitepaper.

Sách trắng là một tài liệu cung cấp thông tin thường được phát hành bởi một công ty hoặc tổ chức phi lợi nhuận để quảng bá hoặc làm nổi bật các tính năng của một giải pháp, sản phẩm hoặc dịch vụ.

Sách trắng thường là một tài liệu bán hàng và marketing được sử dụng để lôi kéo hoặc thuyết phục khách hàng tiềm năng tìm hiểu thêm hoặc mua sản phẩm, dịch vụ, công nghệ hoặc phương pháp giải quyết vấn đề.

Sách trắng được thiết kế để được sử dụng như một công cụ marketing trước khi bán hàng; không phải là hướng dẫn sử dụng hoặc tài liệu kĩ thuật để hỗ trợ cho người dùng sau khi mua hàng.

Sách trắng cũng được chính phủ sử dụng như một phương pháp trình bày các chính sách và pháp luật; đo lường và đánh giá phản ứng của công chúng. Sách trắng cũng có thể là tài liệu kĩ thuật mô tả chi tiết một phát minh mới hoặc một sản phẩm được chào bán.

Mục đích của sách trắng là để quảng bá một sản phẩm, dịch vụ, công nghệ hoặc phương pháp nhất định và gây ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Nhiều sách trắng được thiết kế cho mục đích marketing B2B, ví dụ như giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn hoặc giữa nhà bán buôn và nhà bán lẻ.

Sách trắng được sử dụng để thông báo và thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đang được chào bán là vượt trội trong việc giải quyết một vấn đề trong kinh doanh hoặc một trở ngại nào đó.

Nhìn chung, sách trắng thường có độ dài dài ít nhất 2.500 từ và được viết theo phong cách học thuật hơn các tài liệu marketing khác như brochure.

Việc sử dụng thuật ngữ “Sách trắng” sớm nhất được biết đến là với Chính phủ Anh và Sách trắng Churchill năm 1922. Hồi đó, nó được coi là phiên bản ít mở rộng hơn của sách màu xanh lam, cả hai thuật ngữ đều bắt nguồn từ màu của bìa của tài liệu.

Kể từ đó, sách trắng đã phát triển để trở thành người bạn tốt nhất của chủ doanh nghiệp. Không có phần tài liệu nào khác giải thích tốt hơn cho các nhà đầu tư của bạn:

Những vấn đề mà bạn đang tìm cách giải quyết là gì?

Doanh nghiệp của bạn sẽ giải quyết những vấn đề đó như thế nào?

Doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển như thế nào trong tương lai?

1.1. Ví dụ về sách trắng

Tất cả các tài liệu này đều có sẵn trên trang web của Microsoft cho mọi người dùng và tập trung vào các khía cạnh của bộ sản phẩm dịch vụ đám mây Microsoft Azure.

Thông qua việc đọc những sách giấy trắng này, khách hàng tiềm năng có thể hiểu rõ hơn lí do sử dụng Azure trong bối cảnh hệ sinh thái điện toán đám mây rất rộng.

Trong cơn sốt tiền điện tử vào giữa những năm 2010, các công ty tiền điện tử và các đợt phát hành tiền ảo ra công chúng lần đầu (ICO) thường phát hành sách trắng để lôi kéo người dùng và “nhà đầu tư” vào các dự án của họ.

2. Tầm quan trọng của sách trắng

Theo một số cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2009 bởi blog Savvy B2B Marketing “phần mềm dùng thử và sách trắng được sử dụng nhiều nhất, cùng với đó là một trong những hình thức nội dung hiệu quả nhất để nghiên cứu các vấn đề và giải pháp CNTT”.

Họ cũng đã hỏi các nhà đầu tư tiềm năng khác nhau và phát hiện ra rằng:

77% đã đọc ít nhất một whitepaper trong 6 tháng qua so với 68% trong cuộc khảo sát năm 2008 của họ.

84% trong số họ đánh giá sách trắng là vừa phải đến cực kỳ ảnh hưởng khi đưa ra quyết định mua hàng công nghệ ”

49% số người được hỏi khẳng định đã sử dụng sách trắng để đánh giá một giao dịch mua công nghệ, khiến nó trở thành loại nội dung được sử dụng thường xuyên nhất

Sách trắng ra đời trước các nghiên cứu điển hình / câu chuyện thành công, tài liệu giới thiệu sản phẩm / bảng dữ liệu, hướng dẫn công nghệ chi tiết và tệp video / đa phương tiện là hình thức tiếp thị nội dung có ảnh hưởng nhất

Sách trắng là hình thức nội dung tốt nhất trong giai đoạn trước khi bán khi các nhà đầu tư mục tiêu của bạn không biết về vấn đề bạn đang giải quyết

Cứ 7 trong số 10 người được hỏi cho biết việc tiếp tục nhận nội dung từ nhà cung cấp sau khi bán hàng đã hoàn tất là rất quan trọng hoặc rất quan trọng. Sách trắng rõ ràng là loại nội dung được ưa thích nhất sau khi mua, tiếp theo là các nghiên cứu điển hình và hướng dẫn công nghệ.

Nếu những thống kê và con số này vẫn chưa thuyết phục bạn, thì hãy để chúng tôi đưa bạn quay ngược thời gian về năm 2008, khi một lập trình viên ẩn danh tên là Satoshi Nakamoto phát hành whitepaper của họ có tiêu đề “ Bitcoin: Hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng ”. 

Đó whitepaper không chỉ giới thiệu chúng ta đến Bitcoin , nó mở đường cho các cryptocurrencies khác và toàn bộ ngành công nghiệp ICO. Sách trắng đó đã làm cho mọi người biết đến công nghệ blockchain .

Sách trắng duy nhất đó đã định nghĩa cả một kỷ nguyên và đưa chúng ta đến một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la. Một whitepaper được viết tốt và được suy nghĩ kỹ lưỡng có thể cách mạng hóa toàn bộ ngành công nghiệp.

3. Sách trắng đối với tiền điện tử

Đối với Crypto, Whitepaper là một bản thảo mô tả chi tiết về dự án ICO (Initial Coin Offering – phát hành token lần đầu) mà một công ty hay một nhóm nhà phát triển sẽ thực hiện, giúp nhà đầu tư hiểu hơn và có một cái nhìn tổng quan về dự án, từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư vào dự án này hay không?

Nếu một dự án ICO được giới thiệu mà không có Whitepaper thì bạn cần đặt ra nghi vấn “có nên tham gia dự án này không?“, với cá nhân tôi thì tôi sẽ không tham gia vào một dự án thiếu tính minh bạch như vậy.

4. Một bản sách trắng – whitepaper cần có những gì?

Tôi đã bắt gặp khá nhiều dự án ICO có những bản sách trắng “ngẵn cũn”, “không rõ ràng” và “thiếu chuyên nghiệp”, vậy tức là không phải dự án nào có Whitepaper cũng đáng để đầu tư. Ở đây, tôi cần nói rõ ràng, Whitepaper chỉ là một yếu tố trong rất nhiều yếu tố để đánh giá về một dự án ICO tiềm năng đáng để tham gia đầu tư mà thôi.

Để viết được một bản Whitepaper cho một dự án ICO không hề đơn giản, nó đòi hỏi người viết phải là một chuyên gia trong lĩnh vực marketing, kinh tế Token, Blockchain và về chính lĩnh vực thực tế mà dự án đó hướng đến. Một Whitepaper hoàn chỉnh và đầy đủ nên có các thông sau:

Vấn đề trong thị trường hiện tại

Giải pháp và sản phẩm đưa ra

Tình hình cạnh tranh và kích thước thị trường

Cách thức hoạt động của Token và các trường hợp sử dụng

Mốc thời gian phát triển và khởi chạy (RoadMap)

Chiến lược ICO

Số lượng token phát hành

Phân bổ token như thế nào

Giá Token

Giới hạn thị trường (Hardcap và Softcap)

Các giai đoạn mở bán ICO

Hình thức thanh toán

Kế hoạch phát hành Token

Ưu đãi về quyền sở hữu token

Đội ngũ phát triển, cố vấn và các đối tác

Các vấn đề pháp lý của Token

Chiến lược quảng bá dự án

4. Nên tìm kiếm điều gì trong một whitepaper?

4.1. Công nghệ

Nếu vấn đề mà họ đang cố gắng giải quyết không cần giải quyết, thì có khả năng lớn dự án sẽ thất bại hoặc đã được thiết lập chỉ để kiếm tiền. Nó không nên là một giải pháp “phi tập trung hóa” cho một vấn đề đã được giải quyết một cách ‘tập trung”, mà không cần blockchain hoặc tiền điện tử.

Cảnh báo về scam: Hãy để ý những từ thông dụng phổ biến chỉ được sử dụng để gây nhầm lẫn cho bạn, mà không thực sự giải thích bản chất của dự án.

4.2. Đội ngũ

Những người đứng sau dự án là điều rất quan trọng trong việc khiến cho nó thành công. Kiểm tra đội ngũ và cố vấn của họ một cách kỹ lưỡng. Kinh nghiệm trước đây của họ là gì? Giáo dục của họ? Họ có tham gia vào các dự án khác không? Hãy đặt câu hỏi nếu bạn nghi ngờ.

Cảnh báo về scam: Quét mạng internet và Linkedin cho các thành viên trong đội ngũ và xác minh rằng họ thực sự đủ tiêu chuẩn. Đừng quên google hình ảnh của họ, nếu có, để xem họ có hợp pháp không và không được sao chép từ một dự án/trang web khác.

4.3. Lộ trình

Phát triển kỹ thuật luôn mất nhiều thời gian hơn so với hứa hẹn, nhưng một lộ trình cụ thể sẽ cho bạn ý tưởng về việc họ có đang thực tế về mục tiêu của mình hay không.

Nếu mainnet được thiết lập để phân phối trong một năm nữa, đó có thể là một khoản đầu tư rủi ro hơn khi xem xét môi trường tiền điện tử thay đổi nhanh chóng và các dự án (tương tự) khác xuất hiện.

Cảnh báo về scam: Nếu lộ trình tuyên bố rằng một mainnet sẽ được phân phối trong vòng một vài tháng, thì điều đó sẽ rất tuyệt, nhưng cũng có thể cho thấy họ chỉ đang cố gắng kiếm tiền nhanh chóng (trừ khi họ bắt đầu con đường phát triển trước cả STO) .

4.4. Phân bổ token

Điều cần tìm là số lượng token họ sẽ đưa ra. Liệu các token sẽ bị khóa (vesting) cho các thành viên trong đội ngũ? Họ sẽ đốt các token chưa bán? Họ có thể mang thêm token bất cứ khi nào họ quyết định làm như vậy không?

Hay họ đang phát hành dần các token mới tại thời điểm đã đặt? Có tỷ lệ lạm phát không? Cơ chế đồng thuận là gì? Đó là tất cả các yếu tố cần xem xét khi bạn đầu tư.

Thông thường việc phân bổ token tốt nhất cho các nhà đầu tư là các dự án có nguồn cung cấp token thấp, vì vậy bạn sẽ nhận được ‘miếng bánh’ lớn hơn khi bạn đầu tư. Nhưng điều này phụ thuộc mạnh mẽ vào các yếu tố khác.

Cảnh báo về scam: Đây là một yếu tố khó, nhưng nó có thể cho bạn ý tưởng về việc họ có thực tế về dự án hay không, hoặc họ chỉ đang muốn kiếm nhiều tiền. Nếu tổng nguồn cung cấp và giá cả của họ dẫn đến giá trị vốn hóa thực sự cao, bạn nên nghi ngờ về ý định của họ.

4.5. Tuân thủ SEC

SEC sẽ phát hành hướng dẫn về phân tích token chứng khoán. Điều này cho phép token chứng khoán được cấu trúc theo quy định về chứng khoán, do đó, quyền lợi của người nắm giữ token có thể tương tự như những người mua cổ phiếu trong một công ty giao dịch công khai.

Bạn có thể kiểm tra với đội ngũ để xem liệu có phải đã nộp hồ sơ SEC hay không, và đọc các quy tắc của SEC để xác nhận rằng STO đang đi đúng hướng.

4.6. Phần còn lại

Nhiều thứ khác trong một whitepaper có thể là một sự phá vỡ thỏa thuận cho các nhà đầu tư thông minh. Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của người nắm giữ token là gì?

Vai trò của token trong dự án là gì? Bạn có thể sử dụng token cho một sản phẩm nhất định không, hay chúng giống như cổ phần trong một công ty? Có nhiều nhà đầu tư bán hàng tư nhân lớn có ảnh hưởng đến các đội ngũ không, hay các token được phân phối cho nhiều nhà đầu tư nhỏ hơn? Chiến lược marketing của họ là gì?

Cảnh báo về scam: Có rất nhiều thứ có thể là tín hiệu “báo động”. Phải đảm bảo xác minh bất kỳ thông tin nào trên trang web và phương tiện truyền thông xã hội của họ.

Nó trông thật hay họ chỉ đang sử dụng những từ ngữ trống rỗng, lời chứng thực giả tạo và bot phương tiện truyền thông xã hội? Có tuyên bố đáng ngờ nào hay không?

Ví dụ: IOTA (hoàn toàn không phải là scam) đã tuyên bố một quan hệ đối tác với Microsoft, thực sự chỉ là một nhánh nhỏ – Office 365. Hãy nhận biết các khiếu nại rằng sản phẩm của họ có thể được sử dụng trong bất kỳ cửa hàng hoặc với mọi ngân hàng.

Cảnh giác với các kế hoạch ponzi như Bitconnect, với lợi tức đầu tư được hứa hẹn cho việc nắm giữ mã thông báo của họ. Đôi khi họ bành trướng cùng “những con cá voi” đã đầu tư từ trước.

Luôn luôn kiểm tra địa chỉ đóng góp và cố gắng truy lại những con cá voi lớn đó, để chắc chắn rằng nó không phải là đội ngũ tự đóng góp cho chính họ, giả vờ rằng họ đã “bắt được” các nhà đầu tư.

5. Kết luận

Cuối cùng, bạn phải cảm thấy một chút phấn khích sau khi đọc whitepaper. Bạn phải có niềm tin vào ‘lý do và cách thức’ của dự án và đội ngũ đằng sau đó.

Bạn muốn đặt tiền của mình trong tay một dự án đáng tin cậy với một con đường rõ ràng phía trước. Rất nhiều dự án hóa ra là scam ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Nhưng sau khi xem xét kỹ hơn những lời hứa mà họ đã đưa ra trong các tài liệu của mình, họ sẽ xây dựng dự án của mình như thế nào và họ dự định làm cho nó thành công, nên các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn để phát hiện ra “những dấu hiệu lừa đảo”.

Tất nhiên, có nhiều yếu tố khác có thể dẫn đến kết luận rằng một dự án không phải là một khoản đầu tư vững chắc, nhưng nghiên cứu whitepaper là một trong những cách dễ tiếp cận nhất để bạn có thể tự mình xác minh.

VnRebates tổng hợp

Theo Investopedia, blockgeeks

Giải Pháp Cho Dự Án Erp Là Gì Trong Quản Lý Doanh Nghiệp

ERP là phần mềm quản lý Doanh nghiệp tổng thể. Nhờ được tích hợp rất nhiều module tính năng, ERP là giải pháp quản trị hầu hết các lĩnh vực. Nhưng làm thế nào để thiết lập dự án ERP, và giải pháp ERP nào cho Doanh nghiệp hiện đại?

Trong bài viết ERP là gì, người dùng đã có cái nhìn cơ bản nhất. Và hệ thống ERP trong Doanh nghiệp.

Bài viết này, sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về dự án ERP; mô hình ERP và giải pháp ERP cho Doanh nghiệp.

Dự án ERP là dự án triển khai hệ thống phần mềm hoạch định tài nguyên (ERP) cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng triển khai thành công dự án ERP . Nguyên nhân CrmViet sẽ giải thích ở phần sau.

2. Giải pháp ERP và mô hình ERP

Giải pháp ERP là biện pháp giúp Doanh nghiệp giải quyết từng bước hoặc toàn bộ vấn đề Doanh nghiệp của mình:

CRM – Quản lý mối quan hệ khách hàng

HRM – Quản lý nhân sự, chấm công, bảo hiểm, KPI..

FAM – Quản lý tài chính, kế toán.

GDM – Quản lý hàng tồn kho

2.2. Giải pháp ERP cho Doanh nghiệp

Bất kể Doanh nghiệp nào cũng gặp những vấn đề kể trên. Với những đơn vị vừa, lớn, vấn đề càng lớn và khó giải quyết.

Lúc này giải pháp ERP cho Doanh nghiệp là lựa chọn hàng đầu.

Nhưng không phải giải pháp ERP nào cũng phù hợp với mọi Doanh nghiệp. Mỗi đơn vị khác nhau có nhu cầu khác nhau. Chính vì vậy, lựa chọn giải pháp ERP phù hợp là vấn đề khó. Bởi vì, nó quyết định mức độ thành công hoặc thất bại khi triển khai ERP sau này.

Vậy làm thế nào để lựa chọn dự án ERP cho Doanh nghiệp ?

2.3. Mô hình ERP trong doanh nghiệp

Như hình trên, mô hình dự án ERP bao gồm:

Đối với các dự án ERP hiện đại, ngoài mô hình trên còn có thêm các giải pháp kết nối liên kết với các thiết bị mã vạch. Kết nối với các máy tính cầm tay PDA phục vụ đội ngũ bán hàng di động, kết nối với điện thoại di động phục vụ cho truy nhập từ xa và không dây…

3. Triển khai dự án ERP ở Việt Nam

Việc ứng dụng dự án ERP mang đến những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Giải pháp ERP không chỉ giúp dễ dàng hơn trong quản lý hoạt động mà còn nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp đó.

Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam, mô hình ERP mới chỉ thích hợp với các Doanh nghiệp lớn. Trong khi tỷ lệ Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 90% số lượng. Vậy giải pháp nào là phù hợp ?

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ phần mềm ERP tại:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tại Sao Quản Lý Chất Lượng Dự Án Lại Quan Trọng Đối Với Doanh Nghiệp? trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!