Cập nhật nội dung chi tiết về Taxi Tải Là Gì mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
TIN TỨC
→ Taxi tải là gì – Khi nào cần thuê taxi tải?
ĐỊNH NGHĨA TAXI
Trước khi tìm hiểu taxi tải là gì, Saigon Express sẽ cùng bạn làm rõ khái niệm taxi. Theo đó, taxi là một từ bắt nguồn từ tiếng Pháp gốc “taximètre”. Điều thú vị là “taximètre” lại có nguồn gốc từ tiếng Đức “taxameter”, với “taxa” có nghĩa là “thuế” trong ngôn ngữ La Tinh, và meter lấy từ tiếng Hy Lạp metron (μέτρον), mang ý nghĩa là “đo”.
Ngành taxi hiện đại bắt đầu từ năm 1891 khi đồng hồ đo được sáng chế bởi Wilhelm Bruhn. Năm 1897, công ty taxi đầu tiên ra đời tại thành phố Stuttgart, Đức. Sau đó taxi xuất hiện tại Paris (Pháp) năm 1899, London (Anh) năm 1903 và 4 năm sau đó nữa mới có mặt tại New York (Mỹ) năm 1907.
Khi mới ra đời, taxi dùng để chỉ một loại phương tiện công cộng có người lái, với chức năng chở người hoặc nhóm người từ vị trí ban đầu đến địa điểm mới mà họ muốn.
Mỗi quốc gia sẽ có hệ thống taxi với các luật lệ và phương pháp khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có cùng mục đích chở người và tính phí thông qua đồng đồ đo km.
VẬY TAXI TẢI LÀ GÌ?
Khác với taxi chở người thông thường, taxi tải chủ yếu phục vụ các nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đồ đạc của khách hàng. Khái niệm taxi tải dùng để chỉ các loại ôtô tải/xe tải lớn nhỏ, có kèm theo tài xế. Loại xe này cũng có hệ thống giá cước tương tự như taxi chở người, với giá mở cửa và giá của từng km. Theo đó, số tiền luôn được tính cụ thể và rõ ràng theo khoảng cách di chuyển.
Taxi tải hoạt động dưới sự kiểm soát của doanh nghiệp, có hệ thống nhận dạng thương hiệu, quy trình hoạt động và các tiêu chuẩn riêng. Khác với các loại xe tải thuê hoạt động nhỏ lẻ, khi thuê taxi tải, khách hàng sẽ được đảm bảo quyền lợi bằng hợp đồng hoặc các cam kết cụ thể.
Tham khảo mô hình dịch vụ taxi tải của Saigon Express tại : https://taxitaisaigon.vn/dich-vu/dich-vu-cho-thue-xe-tai-6
Taxi tải có hệ thống nhận dạng thương hiệu rõ ràng
DỊCH VỤ TAXI TẢI LÀ GÌ?
Tại Việt Nam, dịch vụ taxi tải chỉ mới rộ lên trong khoảng hơn 10 trở lại đây, được nâng cấp lên từ dịch vụ cho thuê xe tải chở hàng hóa.
Theo đó, dịch vụ taxi tải là một dịch vụ cho thuê xe chủ yếu để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa. Dịch vụ này thích hợp cho những khách hàng có nhu cầu chuyển nhà, chuyển văn phòng hoặc chuyển hàng hóa, đồ đạc với khối lượng và kích cỡ lớn. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ taxi tải sẽ đưa ra bảng giá cước cụ thể, nhờ vậy dịch vụ taxi tải có mức giá ổn định và minh bạch, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng hơn.
Thông thường, dịch vụ taxi tải sẽ có kèm theo dịch vụ đóng gói, khuân vác, chuyển dọn trọn gói khi khách hàng có yêu cầu. Tùy đơn vị sẽ có bảng giá chi tiết hoặc thông qua trao đổi, thỏa thuận với khách hàng để có mức giá trọn gói phù hợp nhất.
Xe taxi tải chuyển nhà giá bao nhiêu 1 km?
KHI NÀO CẦN THUÊ TAXI TẢI?
Với những mô tả đó, thì vai trò trong đời sống của taxi tải là gì?
Hiện nay, bản thân dịch vụ taxi tải cũng “biến tấu” thành nhiều dạng khác nhau để đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu vận chuyển của khách hàng. Cụ thể, các công ty taxi tải đang cung cấp đa dạng các dịch vụ vận chuyển bằng taxi tải, mang lại sự thuận tiện cao nhất cho người dùng:
1. Thuê taxi tải chở hàng theo chuyến
Trước đây, thỉnh thoảng khi có việc cần chở hàng, bạn thường phải tự xoay xở bằng xe máy vô cùng mệt nhọc. “Tiến bộ” hơn có thể thuê xe ba gác hoặc thuê xe tải nhỏ. Tuy nhiên trường hợp này lại có ít nhiều rủi ro vì hàng hóa dễ hư hại và giá chở là “vô chừng”.
Nhưng giờ đây, công việc chở hàng nặng nhọc đã có dịch vụ taxi tải thay bạn thực hiện nhanh chóng, an toàn. Chỉ cần liên hệ yêu cầu, taxi tải sẽ lập tức có mặt để chở hàng của bạn đến vị trí mong muốn. Giá thuê sẽ được tính rõ ràng dựa vào số km di chuyển theo bảng giá cước cố định có sẵn nên bạn hoàn toàn có thể an tâm.
2. Thuê taxi tải chở hàng hóa dài hạn hoặc theo tháng
Dịch vụ này phù hợp cho doanh nghiệp, cửa hàng thường xuyên phải giao nhận hàng với khối lượng lớn. Thay vì phải tốn một khoản tiền khổng lồ mua xe, thuê tài xế và bảo dưỡng xe phức tạp, khách hàng chỉ cần kí hợp đồng thuê xe dài hạn theo tháng, quý hoặc năm. Hàng hóa của bạn sẽ luôn được đảm bảo an toàn và giao đúng thời hạn với giá cả hợp lý.
Đa số các đơn vị taxi tải đều có mức chiết khấu riêng dành cho các khách hàng thuê xe dài hạn. Vì thế bạn sẽ nhận được giá ưu đãi, giúp tiết kiệm chi phí để đầu tư cho các hoạt động kinh doanh khác.
3. Thuê taxi tải chở hàng nội thành hoặc liên tỉnh
Kinh tế phát triển, nhu cầu thông thương hàng hóa giữa các địa phương cũng trở nên cao hơn với đa dạng mặt hàng. Khoảng cách di chuyển có khi lên đến vài chục, thậm chí hàng trăm km. Trong khi đó, việc chuyển hàng bằng máy bay là quá tốn kém, di chuyển bằng xe máy, xe lửa lại mang quá nhiều rủi ro, dễ hư hại và thất thoát hàng hóa.
Vì thế bên cạnh việc nhận chở hàng nội thành, đa số các công ty vận chuyển lớn hiện nay đều có cung dịch vụ chở hàng liên tỉnh. Với mức giá hợp lý, bạn sẽ luôn kiểm soát được hàng hóa của mình và hưởng các chế độ bảo hiểm từ đơn vị cung cấp dịch vụ taxi tải.
4. Chuyển nhà, chuyển văn phòng, kho xưởng
Dịch vụ taxi tải thường đi kèm với dịch vụ bốc vác trọn gói
Dịch vụ taxi tải sẽ vận chuyển đồ đạc, tài sản của bạn từ địa điểm cũ đến vị trí mới theo yêu cầu và tính phí thông qua khoảng cách di chuyển. Thông thường, các công ty này sẽ có kèm dịch vụ chuyển nhà trọn gói, chuyển văn phòng trọn gói và di dời kho xưởng. Tức là mọi khâu tháo dở, đóng gói, vận chuyển, lắp ráp đồ đạc, máy móc đều được nhân viên của công ty thực hiện từ đầu đến cuối. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
Hiện nay, thị trường taxi tải hoạt động vô cùng sôi động, trở thành “trợ thủ đắc lực” giúp người dân giải quyết các vấn đề vận chuyển xa gần, lớn nhỏ đa dạng. Tuy nhiên cũng nảy sinh nhiều tiêu cực khi đang có không ít các đơn vị hoạt động chui hoặc giả danh các công ty vận chuyển uy tín, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.
Vì thế khi lựa chọn taxi tải vận chuyển hàng hóa, tài sản, bạn cần thật sáng suốt và tìm hiểu kỹ càng để tìm được đơn vị tốt nhất cho mình.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, Taxi Tải Saigon Express hiện là một trong những công ty cung cấp dịch vụ taxi tải nhận được sự tín nhiệm cao của hàng ngàn khách hàng. Chúng tôi sở hữu hệ thống taxi tải số lượng lớn, chất lượng cao phục vụ 24/7 cùng đội ngũ tài xế, nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện, luôn cẩn thận. Hơn hết, Taxi Tải Saigon Express xây dựng mức giá cước taxi tải hợp lý nhất cho mọi khách hàng.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn đã hiểu rõ khái niệm taxi tải là gì. Thông qua đó, Taxi Tải Saigon Express cũng hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn chúng tôi khi có nhu cầu thuê xe tải chất lượng, giá rẻ. Tổng đài 0939.176.176 – (028) 3838 2238 luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng bất cứ khi nào.
Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Taxi
Dịch vụ taxi đangg dần trở thành một lĩnh vực phổ biến hiện nay không chỉ ở các thành phố lớn mà đã mở rộng ra nhiều địa phương trên toàn nước. Tuy nhiên đây lại là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ này phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật. Vậy điều kiện, thủ tục xin cấp phép kinh doanh vận tải taxi như thế nào? Công ty luật Việt An sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên.
Căn cứ pháp lý
Luật giao thông đường bộ năm 2008;
Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ taxi
Doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ taxi phải đáp ứng các điều kiện chung về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Ngoài ra còn phải đáp ứng điều kiện riêng đối với kinh doanh dịch vụ taxi. Cụ thể như sau:
Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:
a) Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
b) Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh).
Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Về tổ chức, quản lý:
Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;
Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định;
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:
Ngoài điều kiện chung về vận tải bằng xe ô tô, Doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ taxi cần phải đáp ững các điều kiện sau:
Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe).
Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 08 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác.
Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì.
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải đăng ký và thực hiện sơn biểu trưng (logo) không trùng với biểu trưng đã đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải taxi trước đó và số điện thoại giao dịch cho các xe thuộc đơn vị.
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có trung tâm điều hành, duy trì hoạt động của trung tâm điều hành với lái xe, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe thuộc đơn vị.
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có số xe tối thiểu là 10 xe; riêng đối với đô thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe.
Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ taxi
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi trước khi hoạt động phải được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vận tải bằng xe taxi.
Bước 1: Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn và nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao;
Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các loại giấy tờ trong hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Bước 3: Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ
Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì tiến hành đi kiểm tra thực tế.
Trường hợp xét thấy hồ sơ không đạt yêu cầu thì lập phiếu hướng dẫn yêu cầu bổ sung.
Bước 4: Trả kết quả
Sau 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp.
Xe Tải Van Là Gì
Định nghĩa xe tải van là gì
Về cơ bản, đây là một loại xe tải nhỏ. Tùy theo mục đích của người sử dụng, mà khoang sau của xe có thể dùng để chở người hoặc chở hàng. Vì vậy, bạn có thể sử dụng đặc điểm này để phân biệt xe tải van với những dòng xe thông thường khác. Thêm vào đó, xe tải van còn được đăng ký với biển số D riêng biệt.
Chiếc xe này thuộc dòng xe tầm trung, lớn hơn các dòng xe đa dụng như Minivan hoặc MVP, nhưng nhỏ hơn xe buýt và xe khác. Xe tải van thường được dùng trong các lĩnh vực như bưu chính viễn thông, khách sạn, bệnh viện, hay kinh doanh vận tải,…
Những nét đặc trưng cơ bản của dòng xe tải van
Về cơ bản, xe tải van được dùng để chở hàng và chở người, hay chở hành khách. Chiếc xe này sở hữu những đặc trưng vô cùng nổi bật, giúp bạn có thể dễ dàng phân biệt nó với những loại xe khác.
Kích thước của xe tải van
Kích thước của xe tải van không quá to như những dòng xe tải khác. Tuy nhiên, nếu so sánh với những dòng xe như Minivan hay MVP, thì chiếc xe này sở hữu kích thước vượt trội hơn nhiều.
Một số điểm đặc trưng của xe tải van
Xe tải van được thiết kế theo dạng khối kín, nhờ vậy mà chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được nó với những dòng xe khác bằng mắt thường. Thêm vào đó, chiếc xe này còn có thêm hai cánh cửa, là cửa trượt ngang và cửa mở ở phía sau. Ngoài ra, khoang sau của xe tải van khá rộng, có thể chứa được từ 10 đến 16 người.
Phân loại xe tải van
Thông thường, người ta hay phân loại xe tải van theo công dụng và theo kích cỡ.
Phân loại xe tải van theo công dụng
Nhằm đáp ứng nhu cầu và mục đích sử dụng của từng đối tượng, mà dòng xe này được chia làm 2 nhóm riêng biệt:
Xe tải van chở người: Đây là dòng xe khá phổ biến trên thị trường. Khoang xe của nó có thể chở được từ 10 đến 16 người. Với loại xe này, chúng thường được sử dụng như một chiếc xe du lịch loại nhỏ, hoặc là xe chở khách liên tỉnh.
Xe tải van vận chuyển hàng hóa: Đây là dòng xe được thiết kế với mục đích chính là để chở hàng hóa. Các khách sạn, đài truyền hình, công ty bưu chính, viễn thông, cửa hàng điện máy,… thường dùng chúng để vận chuyển đồ.
Phân loại xe tải van theo kích cỡ
Xe tải van cỡ lớn thường có hai chỗ ngồi ở đằng trước, và có khoang phía sau rộng, để chở đồ, và thiết bị. Các mẫu xe tiêu biển của loại này là Dongben DbX30, Mercedes-Benz Sprinter,…
Xe tải van cỡ nhỏ thường có hai ghế ngồi ở phía trước, và có khoang phía sau dùng để chở đồ, hoặc chở người. Các mẫu xe tiêu biển của loại này là Toyota Innova, Toyota Sienna, hay Kia Sedona,…
Xe tải van cỡ siêu nhỏ thường được dùng để chở hàng cho các hoạt động kinh doanh. Nếu nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn nó với các loại xe 4 chỗ thông thường khác. Các mẫu xe tiêu biển của loại này là Chervolet Spark, hay Kia Morning Van.
Những lý do khiến bạn nên sở hữu một chiếc xe tải van
Xe tải van có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho người sử dụng, bởi vì chúng rất thuận tiện cho trẻ em ra vào. Ngoài ra, chiếc xe này còn được thiết kế với cửa trượt ngang, nên bạn có thể dễ dàng vận chuyển đồ đạc, và hàng hóa vào bên trong xe.
Nhờ có khoang sau lớn, mà bạn có thể chứa rất nhiều đồ đạc. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các ghế ngồi rất thoải mái cho gia đình. Mặc dù nhìn từ bên ngoài, chiếc xe này trông có vẻ khá cứng nhắc, nhưng thực chất chúng rất linh hoạt. Tùy theo ý muốn, bạn có thể dễ dàng đặt thêm 2 hoặc 3 ghế phụ ở phía sau.
Eta Trong Vận Tải Là Gì?
Vận tải trong tiếng anh có khá nhiều thuật ngữ và khá từ chuyên ngành khác nhau. Do đó, thậm chí ngay cả những người trong ngành cũng không thể hiểu hết được. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu ETA trong vận tải là gì? Đây chính là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc và phổ biến hiện nay.
ETA trong vận tải là gì?
Ngày nay, sự phát triển của kinh tế đã thúc đẩy các quốc gia ngày càng mở rộng và giao lưu buôn bán với nhau, điều này đã thúc đẩy các loại hình vận tải ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, đặc biệt là vận tải biển. Vận tả biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Vận tải biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên. Nếu doanh nghiệp muốn vận chuyển hàng hóa bạn có thể thuê tàu biển của các doanh nghiệp vận tải khác.
Thuê tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước. Cấu tạo của tầu chợ phức tạp hơn các loại tầu khác. Các loại tàu chợ này thường chở hàng bách hóa có khối lượng nhỏ.
Thuê tàu chuyến là chủ tàu (Ship-owner) cho người thuê tầu (Charterer) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác. Trong phương thức thuê tàu chuyến, mối quan hệ giữa người thuê tầu (chủ hàng) với người cho thuê tầu (chủ tầu) được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tầu chuyến (Voyage charter party) viết tắt là C/P. Hợp đồng thuê tầu do hai bên thoả thuận ký kết.
ETA chính là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Estimated Time of Arrival nghĩa là ước tính thời gian tàu đến.
Ðiều khoản về thời gian tàu đến cảng xếp hàng
Là thời gian tàu phải đến cảng xếp hàng nhận hàng để chuyên chở theo quy định. Như vậy ở điều khoản này chủ tàu phải có trách nhiệm điều tàu đến cảng xếp hàng đúng thời gian quy định trong tư thế sẵn sàng nhận hàng để xếp. Có nhiều cách quy định thời gian tàu đến cảng xếp hàng như: quy định cụ thể, quy định khoảng hoặc quy định sau. Trường hợp tàu đến trước thời gian quy định, người thuê tàu không nhất thiết phải giao hàng, nhưng nếu giao hàng thời gian sẽ tính vào thời gian làm hàng, ngược lại tàu đến mà chưa có hàng để giao thì số ngày tàu phải chờ đợi sẽ tính vào thời gian làm hàng. Khi ký hợp đồng, tàu được thuê đang ở gần cảng xếp hàng, hai bên có thể thoả thuận theo các điều khoản sau:
Prompt: Nghĩa là tàu sẽ đến cảng xếp hàng vài ba ngày sau khi ký hợp đồng.
Promptismo: Nghĩa là tàu sẽ xếp hàng ngay trong ngày ký hợp đồng. Spot promt: Nghĩa là tàu sẽ xếp hàng ngay một vài giờ sau khi ký hợp đồng. Chủ tàu phải thông báo cho người thuê tàu biết dự kiến thời gian tàu đến cảng xếp hàng (extimated time of arrival- ETA)
Hi vọng qua bài viết này bạn đã tự trả lời cho mình câu hỏi ETA trong vận tải là gì? để có những kiến thức bổ ích trong vận tải đường biển.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Taxi Tải Là Gì trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!