Đề Xuất 6/2023 # Thư Viện Trường Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp # Top 9 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 6/2023 # Thư Viện Trường Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thư Viện Trường Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sách, Chuyên khảo, Tuyển tập

620.112 B8681L

Bài tập sức bền vật liệu /

Mô tả

Marc

Đầu mục(1)

Tài liệu số(0)

DDC 620.112 Tác giả CN Bùi, Trọng Lựu Nhan đề Bài tập sức bền vật liệu / Bùi Trọng Lựu, Nguyễn Văn Vượng Lần xuất bản Tái bản lần thứ chín Thông tin xuất bản H. : Giáo dục, 2007 Mô tả vật lý 443 tr. ; 27 cm Tóm tắt Tóm tắt lý thuyết kèm theo các ví dụ, bài giải mẫu và bài tập về sức bền vật liệu: Kéo – nén đúng tâm, tính các mối ghép, trạng thái ứng suất biến dạng – định luật Húc tổng quát, các thuyết bền… Từ khóa tự do Sức bền vật liệu Từ khóa tự do Bài tập Khoa Cơ khí Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí Tác giả(bs) CN Nguyễn, Văn Vượng Địa chỉ Dòng Mã vạch Nơi lưu S.gọi Cục bộ Phân loại Bản sao Tình trạng Thành phần 1 000018602 Kho Mở – Lĩnh Nam 620.112 B8681L Sách, chuyên khảo, tuyển tập 1

Không có liên kết tài liệu số nào

Ngành Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp Học Gì? Ra Trường Làm Gì?

Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp học gì? Ra trường làm gì?

NTTU – Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là một chuyên ngành mới được đào tạo tại Việt Nam, nhưng rất phổ biến tại các nước công nghiệp hay đang trong quá trình công nghiệp hóa. Vậy ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp sẽ học những gì, sau khi ra trường có thể làm gì? Đó chính là thắc mắc của nhiều thí sinh đứng trước “ngưỡng cửa” chọn trường học, ngành học

Ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp là gì?

Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp (hay còn gọi là Kỹ thuật công nghiệp, Quản lý công nghiệp…) là ngành đào tạo ra những người chuyên điều hành các hoạt động sản xuất, dịch vụ, cung ứng, dự án cho doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ.

Đây là một chuyên ngành mới được đào tạo tại Việt Nam trong 10 năm trở lại đây, nhưng là ngành nghề rất phổ biến tại các nước công nghiệp hay đang trong quá trình công nghiệp hóa.

Tổ hợp môn xét tuyển

D07: Toán – Hóa – Anh

Thế nào là Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp?

Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là ngành đào tạo ra những người chuyên điều hành các hoạt động sản xuất, dịch vụ, cung ứng, dự án cho doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ. Do đó ngành này còn được gọi là Kỹ thuật công nghiệp, Quản lý công nghiệp

Lịch sử ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp gắn liền với CMCN tại Mỹ và Anh vào cuối thế kỷ XIX khi gắn quy mô sản xuất, phát triển doanh nghiệp cần những nhà chuyên môn có năng lực điều hành việc vận hành sản xuất sao cho hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Theo Viện Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp Mỹ ( www.iise.org), Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là ngành kỹ thuật giúp tối ưu hóa quá trình, hệ thống, tổ chức thông qua việc loại bỏ lãng phí về thời gian, tiền bạc, vật tư, nhân công, giờ chạy máy, năng lượng trong vận hành… nhằm nâng cao chất lượng và năng suất.

Học ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp sẽ học những gì?

Kiến thức ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp bao gồm hai mảng kỹ thuật và quản trị. Người học sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành hiệu quả hoạt động sản xuất, dịch vụ, dự án, chất lượng, cung ứng, tồn kho – vật tư.

Các môn học tiêu biểu của ngành là vận trù học, xác suất – thống kê, kinh tế kỹ thuật, thiết kế thực nghiệm, quản lý sản xuất, quản lý dự án, kiểm soát và quản lý chất lượng, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý vật tư, kỹ thuật mô phỏng, kỹ thuật lean và six sigma, kỹ thuật hệ thống, thiết kế mặt bằng, đo lường lao động, thiết kế công việc, kỹ thuật điều đổ.

Phương pháp đào tạo kết hợp giữa lý thuyết tại lớp và thực hành thực tiễn tại các doanh nghiệp theo hướng dạy qua dự án (project-based) và trên cơ sở giải quyết vấn đề (problem-based).

Với nhu cầu hiện nay, 100% sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp được đảm bảo có việc làm đúng ngành nghề

Học ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp ra trường làm gì?

Công việc và vị trí làm việc của kỹ sư Kỹ thuật công nghiệp rất đa dạng. Nếu các ngành kỹ thuật khác thường bị bó gọn trong một số vị trí hạn hẹp như phòng kỹ thuật, phòng thiết kế hay phòng bảo trì trong các nhà máy, kỹ sư Kỹ thuật công nghệ có thể làm việc tại nhiều phòng ban khác nhau, làm việc trong nhà máy, làm việc cả trong các đơn vị vận tải, công ty xây dựng, công ty logistics, trường học…

– Chuyên viên kế hoạch (hoạch định kế hoạch sản xuất, kế hoạch hoạt động cho đơn vị);

– Chuyên viên chất lượng (kiểm tra sản phẩm, kiểm, soát hoạt động để bảo đảm chất lượng);

– Kỹ sư năng suất (phân tích hoạt động để nâng cao năng suất dây chuyền sản xuất)

– Chuyên viên dự án (hoạch định hoạt động của dự án, theo dõi tiến độ dự án)

– Chuyên viên cung ứng vật tư (tính toán nhu cầu vật tư để thu mua);

– Chuyên viên kho vận (nhận và lưu kho sao cho an toàn, hiệu quả);

– Chuyên viên ISO (trợ giúp thiết lập và duy trì hoạt động của hệ thống chất lượng ISO 9001);

– Chuyên viên logistics (quản lý việc nhận và giao hàng để tiết kiệm chi phí vận chuyển)

Khoa Cơ khí – Điện – Điện tử – Ô tô

Năm 2021, ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành xét tuyển theo 5 phương thức gồm:

Phương thức 1: xét tuyển kết quả thi THPT năm 2021

Phương thức 2: xét tuyển kết quả học bạ đạt 1 trong các tiêu chí :

Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.

ĐTB 1 HK lớp 10 + ĐTB 1HK lớp 11 + ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học)

Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Phương thức 3: xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM.

Phương thức 4: Thi tuyển đầu vào do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức

Phương thức 5: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, cử tuyển

Trụ sở chính: 300A – Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại: Fax: 1900 2039 (ext: 305) (028) 3940 4759 Hotline: 0902 298 300 – 0906 298 300 – 0912 298 300 – 0914 298 300 Email: tuyensinh@ntt.edu.vn Facebook: Facebook.com/DaiHocNguyenTatThanh

Phần 1: Bệnh Học Ung Thư – Bệnh Viện Kinh Bắc

CƠ CHẾ SINH UNG THƯ

I. Định nghĩa ung thư

II. Nguyên nhân & cơ chế bệnh sinh ung thư

Cho đến nay có nhiều nguyên nhân gây ung thư trên người chưa được biết đến, nhưng rất nhiều các yếu tố có khả năng gây ung thư đã được xác định. Bệnh học của nhiều khối u đã được làm sáng tỏ. Ung thư là bệnh do nhiều yếu tố với nhiều hình thái khác nhau cho nên chúng không tuân theo một quy luật chung. Nguyên nhân của ung thư có thể được chia làm 2 nhóm chính là nguyên nhân ngoại sinh và nội sinh. Việc xác nhận các yếu tố gây ung thư ở người thường dựa trên kết quả các nghiên cứu về lâm sàng, nghiên cứu dịch tễ và nghiên cứu trên động vật thực nghiệm.

Nghiên cứu về lâm sàng là tập hợp các số liệu do các thầy thuốc lấm àng điều trị bệnh nhân phát hiện và tập hợp, các số liệu này được phân tích tổng hợp và sau đó đưa ra các khuyến cáo cho việc chỉ đạo dự phòng bệnh trong tương lai. Các hiểu biết về ung thư ở người đầu tiên được biết chính là dựa treenc ác nghiên cứu lâm sàng.

Nghiên cứu thực nghiệm  có thể thực hiện hoàn chỉnh trên động vật hoặc tế bào và tổ chức từ các khối u đã được chẩn đoán lâm sàng. Khối u được lấy ra có thể được nuôi cấy trong invitro và được quan sát trong các điều kiện nghiên cứu. Năm 1941 ở bệnh viện Johns Hopkins người ta phân lập và nuôi cấy dòng tế bào ung thư Hela của bệnh nhân bị ung thư được đặt là Helen Lane. Nghiên cứu trên động vật thực nghiệm góp phần làm sáng tỏ cơ chế gây ung thư ở người.

 1. Nguyên nhân ngoại sinh

 a. Các chất gây ung thư công nghiệp:

Con người luôn chịu tác động ô nhiễm của môi tường bởi các hóa chất sinh ung thư công nghiệp, đặc biệt là công nhân ở các nhà máy. Nếu như các biện pháp vệ sinh lao động được chú ý, có thể hạn chế ung thư đến mức tối thiểu. Tỷ lệ ung thư phổi cao do asbestos ở các nhà máy đóng tàu, naphthylamine trong phẩm nhuộm là nguyên nhân gây ung thư mũi, công nhân sử dụng thuốc trừ sâu nhiều dễ bị ung thư da.

b. Thuốc có thể được coi như chất gây ung thư:

Có nhiều loại thuốc dùng cho điều tị có thể là tác nhân gây ung thư. Các ung thư thứ phát phát triển ở bệnh nhân được điều trị bằng các tác nhân alkyl hóa như nitrogen mustard hoặc cyclophosphomid. Nhưng nguy cơ phát triển thành ung thư của các thuốc này thường chậm, cho nên dùng chúng để điều trị cho các bệnh ung thư chính vẫn còn tốt hơn là không dùng. Như trong bệnh Hodgkin các thuốc hóa học có thể cứu được bệnh nhân cho dù ung thư thứ phát có thể xảy ra từ 1-3% bệnh nhân được điều trị.

c. Chất hóa học gây ung thư

Các chất hóa học gây ung thư có thể kể rất nhiều trong môi tường sống, con người khó có thể tránh không bị tác động của các hóa chất này. Các chất hóa học gây ung thư có thể phân loại theo nguồn gốc, thành phần hóa học gây ung thư có thể phân loại theo nguồn gốc, thành phần hóa học hoặc cách tác động của chúng. Ngoài ra chúng có thể được phân loại do con người sản xuất ra hay có nguồn gốc tự nhiện. Nhóm hay gây ung thư là polycyclic aromatic hydrocarbon.

Alfatoxin B1 là chất có khả năng gây ung thư gan cao, chúng được sinh ra từ nấm Aspergillus flavus.

Cấu trúc hydrocarbon vòng còn thấy trong steroide và các hormone sinh dục đặc biệt là ostrogen chúng có thể sinh khối u trong một số tổ chức nhạy cảm với hormone estrogen. Khi có sự chế tiết quá mức ở buồng trứng và thượng thận sẽ là nguyên nhân ung thư vú và tử cung. Các nội tiết tố này còn có thể sản xuất ở dạng thuốc và được đưa vào cơ thể, nhiều phụ nữ sau mãn kinh dùng loại thuốc này cần cân nhắc tác dụng lợi hại của nó.

Cơ chế tác ddoonngj của các chất hóa học:

+  Tác động tại chỗ như ung thư da do tác tác dụng tại chỗ kích thích ánh sáng mặt trời, các yếu tố gây ung thư phổi như khói thuốc tác động nên nieemm mạc khí phế quản.

+ Trong các cơ quan tiêu hóa, trong dạ dày ruột các yếu tố gây ung thư thường chuyển thành chất trung gian và gây tác động như nitrites và nitrates trong thức ăn chuyển thành nitrosamine nhờ tác động của vi khuẩn ruột, nitrosamin gây ung thư đại tràng.

+ Ở cơ quan bài xuất như thận, aromatic amine từ thuốc nhuộm azo được chuyển hóa trong cơ thể bài tiết qua thận và thường gây ung thư như bàng quang.

Cơ chế sinh học phân tử của các chất hóa học như sau:

Các chất hóa học được gọi là chất gây đột biến (mutagen) làm toornt hương AND bằng cách gắn vào AND và gây gãy chuỗi AND hoặc can thiệp vào sự sao chép AND, cả hai quá trình này đều gây đột biến. Thông thường chất hóa học sinh ung thư phải chuyển thành một dạng hoạt động trung gian mới gắn được vào AND và gây đột biến.

d. Tác nhân vật lý gây ung thư

Quan trọng nhất là tia xạ, tia xạ có nguồn gốc từ tia cực tím, tia XQ, chất đồng vị phóng xạ và bom nguyên tử. Tia cực tím thường gây ung thư da, hay gặp ở những người làm việc ngoài ánh sáng mặt trời nhiều như ngư dân, nông dân… Người ta thấy người da đen ít bị ung thư da và ngược lại  hay gặp ở người da trắng có thể do thiếu tác dụng bảo vệ của melanin, cơ chế của nó là gây độ biến AND.

Tia XQ được sử dụng nhiều trong y học, khi tia XQ mới được xử dụng (1895) do chưa biết tác hại của nó nên nhiều người đã bị ung thư. Các tia xạ được dùng trong điều trị ung thư có thể gây ung thư thứ phát nhưng nó chỉ xảy ra sau chiếu xạ từ 20 – 25 năm.

Các chất có hoạt tính phóng xạ trong môi trường được sử dụng nhiều trong nghiên cứu là các tia anpha, beta và gama thì tia gama có hại nhất vì tiềm năng gây ung thư cao nhất. Người ta thấy tỷ lệ ung thư phổi cao ở công nhân mỏ uranium Joachimsthal ở Balan, do công nhân hít phải bụi của quặng này. Ở các nhà máy sử dụng radiophosphoras để vẽ mặt đồng hồ dạ quang nhiều người bị ung thư xương. Tia xạ sử dụng trong các nhà máy điện nguyên tử nếu không may, có thể xảy ra thảm họa như vụ nahf máy điện nguyên tử Chernoby 1986 ở Ucraina hoặc khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử ở nhật năm 1945 ở Hirosima và Nagasaki đã gây rất nhiều tác hại đặc biệt là các bệnh ung thư máu

Cơ chế dinh học phân tử của tia xạ: các bức xạ ion hóa làm thương tổn tế bào bằng cách phá hủy các cấu trúc phân tử. Phản ứng ion hóa AND tủy vào năng lượng của tia xạ, liều lượng và loại bức xạ. Tổn thương quan trọng nhất của AND là gãy chuỗi xoắn đôi và gây ra các đột biến.

Vi sinh vật gây ung thư. Một số loại nấm như Aspecgillus flavus, các ký sinh trùng như Schistosoma haematobium có thể gây ra ung thư bàng quang, Clonorchis sinensis gây ung thư gan. Các tác nhân này thường hiếm gặp.

Virus gây ung thư

Trong tự nhiên ta thường gặp ba loại virus: virus của vi khuẩn còn gọi là trực khuẩn thể; virus của động vật; và retrovirus (virus phiên mã ngược). Virus là một thể nhỏ xâm nhiễm vào cơ thể sống. Virus có tính ký sinh nội bào bắt buộc; chúng chỉ có thể sinh sản bằng cách xâm chiếm tế bào khác vì chúng thiếu bộ máy ở mức tế bào để tự sinh sản.

2. Nguyên nhân nội sinh

a. Gen sinh ung thư:

Là một gene kiểm soát sự phát triển tế bào, khi nó bị đột biến làm một tế bào bình thường chuyển dạng thành u.

Dạng bình thường của gene sinh ung thư là tiền – gene sinh ung. Gene này là một gene có chức năng sinh lý tỏng tế bào.

Chức năng sinh lý của tiền gene sinh ung là điều hòa đường dẫn truyền tín tế bào để tế bào nhận các kích thích cho sự phân bào và chết theo lập trình. Khi nó bị đột biến thì gây ra sự tăng sinh tế bào không kiểm soát được.

Các giai đoạn của sự dẫn truyền tín hiệu tế bào: Các yếu tố tăng trưởng có trong máu hay trên bề mặt các tế bào khác đến gắn vào các thụ thể đặc hiệu. Sự gắn kết này làm thay đổi dạng thụ thể và gay tác động vào phần thụ thể nằm trong bào tương. Thay đổi này làm tín hiệu được hoạt hóa xuyên qua màng tế bào, qua bào tương, đến nhăn bởi những phân tử protein trung gian. Cuối cùng, tín hiệu đến được nhân tế bào, gắn vào AND ở điểm sao chép đặc biệt và làm tế bào thay đổi tình trạng tăng sinh của mình.

Mỗi protein là một phần của đường truyền tín hiệu tế bào, đều là sản phẩm của tiền – gene sinh ung. Nếu đột biến gene sinh ung ở một điểm nào đó, làm gia tăng chức năng của protein trong đường dẫn truyền này thì lúc ấy tiền gene sinh ung trở thành gene dinh ung.

Đột biến trong tiền gene sinh ung luôn sảy ra ở tế bào thân thể và không được di truyền, trừ một số ngoại lệ.

Hiện đã có hàng chục gene sinh ung được tìm thấy. Ccá nhà nghiên cứu đã chia gene sinh ung thành 5 loại:

+ Các yếu tố tăng trưởng: Là các yếu tố kích thích tế bào tăng trưởng. Nó có thể là một tín hiệu làm cho tế bào tổng hợp một loại thụ thể nào đó, để tăng nhạy cảm và tăng đáp ứng với những yếu tố truyền tế bào là tác động lên AND trong nhân tế bào, và việc này do các yếu tố sao chép này đảm nhiệm. Chúng sẽ đến và gắn lên AND và làm tế bào đẩy mạnh hoạt động phân bào, tổng hợp AND.

+ Thụ thể của yếu tố tăng trưởng:  Các thụ thể yếu tố tăng trưởng gồm phần ngoài màng tế bào, phần trong màng và phần trong bào tương. Phần bên ngoài tạo ra một vị trí đặc hiệu để chỉ gắn với một yếu tố tăng trưởng tương thích. Phần bên trong bào tương của thụ thể là một phân tử có chức năng và hoạt động thay đổi khi phần ngoài màng gắn với yếu tố tăng trưởng. Thông thường phân tử bên tong này là một kinaz (một loại men). Khi đột biến 1 tiền gene sinh ung, trở thành gen sinh ung, có thể làm chức năng của kinaz này tăng mạnh, gửi tín hiệu liên tục vào trong bào tương liên tục ngay cả khi không có yếu tố tăng trưởng gắn vào phần ngoài màng của thụ thể, và nguy cơ ung thư xuất hiện.

+ Các thành phần trong bào tương của đường dẫn truyển tín hiệu tế bào: là đường dẫn truyền trung gian giữa thụ thể yếu tố tăng trưởng và nhân tế bào là nơi nhận tín hiệu tăng trưởng. Các gen dẫn truyền tín hiệu cũng giống như các thụ thể yếu tố tăng trưởng nghĩa là có thể “đóng” hay “mở”. Khi có đột biến của tiền – gen sinh ung, trở thành gen sinh ung, thì các thành phần này chuyển từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động.

+ Các yếu tố sao chép: là các phân tử cuối cùng trong đường dẫn truyền tế bào. Kết quả của quá trình dẫn kích thích DNA sao chép, tế bào phân chia.

Tiền gen sinh ung myc là một ví dụ. Bình thường lượng protein myc cân bằng đối nghịch với các protein khác – ví dụ như p53 vốn có vai trò làm chậm lại sự phân bào. Khi myc bị độtk biến thành gen sinh ung sẽ gia tăng biểu hiện và kích thích tế bào phân chia. Đột biến này hay gặp ở các ung thư trẻ em như bướu nguyên bào thần kinh.

+ Các yếu tố điều hòa tế bào chết theo lập trình: Không phải tất cả các gen sinh ung đều có liên hệ đến đường dẫn truyền tín hiệu tế bào. Có một nhóm gen mã hóa cho các protein tác động đến chu trình tế bào và làm tế bào hoặc ngừng chu trình tế bào hoặc chết theo lập trình nếu phát hienejt hấy tế bào đó bất thường. Khi bị đột biến gene, các protein này mất chức năng, các tế bào bất thường có cơ hội để phát triển quá mức trở thành ung thư.

Vai trò của việc phát hiện ra gen sinh ung

Việc phát hiện ra đường dẫn truyền tín hiệu tế bào và gen sinh ung đã mang lại những hiểu biết mnowis về ung thư và cơ chế sinh ung. Với những hiểu biết này, cho ta có cơ sở logic cho một liệu pháo điều trị mới đó là liệu pháp nhắm trúng đích. Trong liệu pháp điều trị này, người ta đã chỉ ra được nhưng điểm đích để các loại thuốc nhắm vào đó, đó là accs yếu tố ngăn cản đường truyền tín hiệu tế bào…. Một số thuốc đã được đưa vào áp dụng lâm sàng, còn một số thuốc đang được thử nghiệm ở những giai đoạn khác nhau và mang lại nhiều hứa hẹn cho việc điều trị ung thư.

 b. Gen ức chế u

Là gen có vai trò làm chậm lại sự phân chia tế bào. Gen ức chế u hoạt động với hệ thống sửa chữa AND cần thiết cho việc duy trì vốn liếng di truyền. Khi gen ức chế u bị đột biến, các khiếm khuyết AND có thể được di truyền qua tế bào mầm. Chúng là nguyên nhân của các hội chứng di truyền dễ bị ung thư. Đa số các ung thư có sự đột biến trong gen ức chế u, tuy nhiên hầu hết ung thư không xuất phát từ các hội chứng di truyền dễ mắc phải ung thư. Các gí đinhg có một đột biến di truyền gen ức chế u RB1 thường bị u nguyên bào võng mạc, không có đột biến gen RB1 thì rất hiếm bị u này. Ở các phụ nữ có đột biến gen BRCA – 1 thường dễ bị ung thư vú đến 60 – 85%, còn phụ nữ không có đột biến nguy cơ này chỉ là 11%.

Gen ức chế u p53 là một gen protein quan trọng nằm trong điều hòa chu kỳ tế bào – gọi là gene ức chế khối u p53. Khi có tổn thương ở AND,p53 làm ngừng chu trình tế bào cho đến khi AND bị tổn thương được sửa chữa hoặc p53 có thể làm cho tế bào chết theo lập trình (apoptosis) nếu không còn khả năng sửa chữa AND. Sở dĩ p53 ngăn cản được chu trình tế bào vì nó hoạt hóa quá trình phiên mã tạo ra CKI, P21 để luân phiên ức chế sự sự hoạt hóa của CDK. Một khi CDK bị hoạt hóa nó sẽ phosphoryl hóa Rb và làm mất tác dụng của Rb. Những đột biến mất chức năng p53 làm tăng tính bất ổn định di truyền và làm giảm chết tế bào theo lập trình. Người ta phát hiện thấy trên 50% người mắc các bệnh về ung thư (như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan…) đều có nhưng điểm khác biệt trên gene mã hóa p53 so với người bình thường.

Rb là gene có chức năng ngăn cản diễn tiến chu trình tế bào bằng cách gắn kết với E2F1 và ngăn cản diễn tiến chu trình tế bào bằng cách gắn kết với E2F1 và ngăn cản sự sao chép các gen cần thiết cho tế bào vào pha S. Sở dĩ p53 ngăn cản được chu trình tế bào vì nó hoạt hóa quá trình phiên mã tạo ra CKI, P21 để luân phiên ức chế sự sự hoạt hóa của CDK. Một khi CDK bị hoạt hóa nó sẽ phosphoryl hóa Rb và làm mất tác dụng của Rb.

 c. Vấn đề di truyền trong ung thư

Giáo sư F.Jacob người đã nhận giải thưởng Nobel về sinh lý và y học đã khẳng định: Ung thư không di truyền

Hầu hết các dạng ung thư là tự phát đơn lẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ung thư là hiện tượng bênh lý của các tế bào thân thể ( cellules somatiques), các tế bào này phân chia một cách vôt ổ chức mà không ảnh hưởng gì tới tế bào mầm (tinht rùng và noãn) là các tế bào có khả năng di truyền. Mà chủ yếu là khuynh hướng có thể bị ung thư này hoặc ung thư khác được gọi là một loại ung thư có mang yếu tố di truyền.

d. Cơ chế sinh ung thư

Phân chia tế bào (tăng sinh) là quá trình sinh lý xảy ra trong những điều kiện nhất định ở hầu hết các mô trong cơ thể. Bình thường sự cân bằng giữa tốc độ của quá trình tăng sinh và quá trình chết của tế bào được điều hòa một cách chặt chẽ để đảm bảo cho tính toàn vẹn của cơ quan và tổ chức. Khi các tế bào xảy ra sự tăng sinh không kiểm soát do những đột biến trong AND, chúng có thể phá vỡ cơ chế điều khiển này và dẫn đến tạo thành các khối u lành tính hay khối u ác tính (ung thư). Diễn biến của quá trình này có thể thể hiện trong sơ đồ là các ung thư được gây ra bởi một loạt các đột biến. Mỗi đột biến sẽ thay đổi đặc tính của khối u theo cách nào đó.

Đột biến bất hoạt gen ức chế u, các tế bào tăng sinh thành u lành tính.

Khác với gene ung thư, các gen ức chế u mã hóa cho các chất truyền tin hóa học nhằm giảm hoặc ngừng quá trình phân chia của tế bào khi phát hiện thấy có sai hỏng về AND. Đó là các enzyme đặc biệt có thể phát hiện các đột biến hay tổn thương AND và đồng thời kích hoạt quá trình phiên mã của hệ thống enzyme sửa chữa AND điều này nhằm hạn chế tối đa khả năng các sai hỏng này được truyền cho thế hệ tế bào kế tiếp. Thông thường, các gene ức chế u sẽ được kích hoạt khi có tổn thương AND xảy ra, nhưng một số đột biến có thể bất hoạt protein ức chế u hoặc làm mất khả năng truyền thông tin của nó. Điều này làm gián đoạn hoặc dừng cơ chế sửa chứa AND, các tế bào sau một số đột biến bất hoạt gen sinh ung, gen ức chế u sẽ phát triển thành ung thư.

3. Tính chất hóa sinh của tế bào ung thư

Các tế bào khối u đòi hỏi ít oxy và như vậy nó có thể chuyển hóa glucose theo con đường kị khí, sản phẩm của quá trình chuyển hóa này là acide lactic, chúng sẽ tích tụ nhiều trong tế bào và đây là đặct ính chung cho tất cả các tế bào khối u. Nhà khoa học người Đức Otto Warburg là người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng này và ông đã nhận được giải Nobel cho khám phá này. Sau này hiện tượng ứ đọng acid lactic còn gặp trong các tế baofkhi bị thiếu oxy, và người ta thấy tế bào khối u  không khác nhiều so với tế bào bình thường ngoại trừ chúng sản xuất acid nhanh hơn và khả năng sống sót của chúng cao hơn trong điều kiện không thuận lợi.

Các tế bào khối u còn có thể có một số đặc tính sinh học mới và nó trở nên hoàn toàn khác với tế bào bình thường. Đặ tính này được gọi là sự mất biệt hóa hay sự thoái triển (anaplasia) trở lại tính chất phôi thai. Các tế bào này thường to hơn tế bào bình thường, nhân không đều: ví dụ như các tế bào ung thư gan chế tiết ra alpha – fetoprotein (AFP) là sản phẩm chủ yếu của tế bào gan phôi thai, chất này không tổng hợp trong tế bào bình thường. Tương tự như thế, các tế bào ung thư đường tiêu hóa chế tiết ra kháng nguyên ung thư bào thai carcinoembryonic antigen (CEA) là một loại glycoprotein, bình thường chỉ thấy chúng trong tế bào biểu mô bào thai ruột sản xuất ra.

Các chất do tế bào ung thue chết tiết ra còn gây ra hội chứng mà người ta gọi là hội chứng cận ung thư. Các hội chứng cận ung thư: là những tác động gián tiếp của các khối u ác tính với cơ thể thông qua các sản phẩm nội tiết tố, hoặc tương tự của nó.

Trong một nghiên cứu của mình P.Dnoix (1978) cho thấy có đến 75% bệnh nhân có hội chứng cận ung thư trong thời kỳ mang bệnh. Một số hội chứng cận ung thư thường gặp là:

+ Hội chứng carcinoid: cacinoid (Oberndorfer – 1907) loại u gặp ở ống tiêu hóa, phổi… Cấu trúc u có dạng tuyến nội tiết ( dải, hình hoa hồng, tế bào chứa hạt ưa bạc có nguồn gốc từ tế bào Kulchiski. Hội chứng gồm các biến đổi: biến đổi vận mạch định kỳ; tím tái; gián mạch; khó thở kiểu hen; rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy; tổn thương tim; xơ hóa tim; tăng serôtnin máu…

+ Các hội chứng thần kinh: hai phần ba có bệnh thần kinh thoái hóa hay gặp trong ung thư phổi tế bào nhỏ.

+ Các hội chứng cơ: viêm đa cơ, da cơ gặp trong các ung thư phổi, ung thư tiêu hóa và ung thư vú. Chứng nhược cơ hay gặp trong u ác tính và u lành tính của tuyến ức.

+ Các hội chứng ngoài da: như bệnh gai đen, người ta đã thống kê được có đến 98 bệnh nhân bị tổn thương này trên 142 trường hợp ung thư đường tiêu hóa và 22 ung thư phụ khoa, hay như chứng vẩy cá gặp ở ung thư Hodgkin.

+ Các hội chứng khớp: bệnh xương khớp Pierre Marie gặp ở 6% bệnh nhân ung thư phế quản.

+ Các hội chứng máu: chứng đa hồng cầu hay gặp ở ung thư thận, gan, tuyến giáp; rối loạn đông máu.

4. Đặc tính phát triển nuôi cấy tế bào ung thư

Các tế bào ung thư đòi hỏi không chặt chẽ về chế độ nuôi dưỡng và chúng có thể phát triển được ở môi trường nuôi cấy trong ống nghiệm. Còn các tế bào bình thường đòi hỏi môi trường trung gian phức tạp và chúng chỉ sống được trong một thời gian nhất định trong ống nghiệm, các tế bào non như nguyên bào sợi có thể sống được lâu hơn với một số lượng nhân chia tối thiểu và cuối cùng chúng cũng sẽ chết.

Ngược lại, các tế bào ung thư sống sót dễ dàng hơn do chúng đòi hỏi các yếu tố trung gian đơn giản hơn chỉ gồm các carbonyhydrate, protein, vitamin và muối khoáng cần htieets. Nhiều tế bào ác tính được gọi là bất tử, chúng có thể được giữ vô hạn định trong môi trường nuôi cấy.

Các tế bào bình thường nuôi cấy trong ống nghiệm phát triển theo một quy luật, khi đáy của bình nuôi cấy phủ hoàn toàn một lớp tế bào, các tế bào sẽ ngừng phân chia. Hiện tượng này được gọi là ức chế tiếp xúc.

Các tế bào ung thư không có hiện tượng này chúng có thể phát triển chồng đống, tập hợp lại thành các khối hay các cục tê sbaof. Các tế bào ung thư do thiếu sự gắn kết với nhau như tế bào bình thường, do trên bề mặt tế bào mất các phân tử dính vì vậy chúng có thể tự tách ra từ đáy bình nuôi cấy và nổi lên trên môi trường nuôi cấy.

Tất cả các tế bào bình thường, trừ tế bào máu đều cần môi trường nuôi cấy có độ chắc nhất định để tạo điều kiện cho tế bào phát triển gọi là môi trường đệm. Các tế bào ung thư không cần thiết phải có môi trường như vậy, chúng có thể phát triển thậm chí trong môi trường chuyển động chúng vẫn phát triển được. Các tế bào ung thư có thể phát triển được ở trong thạch mềm trong đó chúng nằm lơ lửng thành khối tế bào hình tròn, còn các tế bào bình thường, kể cả nguyên bào sợi sẽ chết nếu như thạch ngăn cản chúng phát triển lên bề mặt của đĩa nuôi cấy.

Sự phát triển của các tế bào khối u thường bắt chước tế bào khối u trong cơ thể, trong ống nghiệm các tế bào khối u phát triển tự quản và không phụ thuộc vào các yếu tố kích thích phát triển bên ngoài, nhiều tế bào ung thư tiết các yếu tố kích thích sự phát triển tác động vào ngay chính bản thân nó và gọi là kích thích tự tiết hoặc sinh ra các thụ thể yếu tố phát triển nhanh, chúng có thể đáp ứng với các kích thích tối thiểu của môi trường bên ngoài, chính vì vậy mà chúng dễ tồn tại.

Các tế bào khối u phát triển quá mức và không chịu sự chỉ huy điều hòa của cơ thể do các tế bào khối u không đáp ứng với ảnh hưởng ức chế bình thường của tế bào bên cạnh. Do các tế bào không gắn kết với nhau, do đó chúng có thể tách xa nhau vè điều này cho phép chúng di chuyển dễ dàng (trong cơ thể gây ra xâm lấn và di căn ung thư).

Sự thiếu các kích thích ức chế tiếp xúc làm cho tế bào phát triển quá mức kết quả là tạo thành khối tế bào chống đông lẫn lộn không cấu trúc. Điều này thể hiện trong cơ thể sự phát triển của tế bào u là rối loạn sự sắp xếp của cơ quan và tổ chức.

Qua một số điểm về nguyên nhaanm cơ chế bệnh sinh, đặc điểm hoa sinh và phát triển của tế bào nuôi cấy tế bào ung thư ta thấy ung thư có những đặc điểm riêng biệt của nó, đặc điểm này thể hiện rõ trong kiến trức chung của tổ chức cơ bản ung thư.

III. Kiến trúc chung của ung thư

Cũng như tổ chức u nói chung, tổ chức ung thư gồm hai thành phần: tổ chức cơ bản ung thư và tổ chức đệm ung thư.

1. Tổ chức cơ bản của ung thư

Tổ chức cơ bản ung thư là tổ chức do chính các tế bào ung rhuw hợp thành, các sắp xếp của tổ chức này rất thay đổi. Hình ảnh của chúng phụ thuộc chủ yếu vào tính chất và nguồn gốc của chính các tế bào ung thư. Do tính chất này mà ta có thể xác định được nguồn gốc sinh ra nó

a. Hình ảnh tăng sinh tích cực của tế bào:

Các biến đổi chủ yếu ở nhân tế bào, hình ảnh tăng sinh mạnh biểu hiện bởi nhân chương to, hạt nhân rõ hoặc nhiều hạt nhaanm tỷ lệ nhân trên bào tương tăng lên và có nhiều hình nhân chia. Ngoài hình ảnh phân chia gán phân còn có thể thấy hình ảnh phân tria trực phân.

b. Hình ảnh tăng sinh bất thường:

Biểu hiện bằng hình ảnh các tế bào ung thư có tính đa dạng, khác nhau rất nhiều về hình dáng, kích thước và tính chất bắt mầu của tế bào cũng như của nhân (nhân tăng sắc). Có hình ảnh này là có sự thay đổi đáng kể về số lượng nhiễm sắc thể trong những nhân tế bào khác nhau dưới lưỡng bội hoặc trên lưỡng bội). Khi nhiễm sắc thể nhân đôi mà nhân không tách đôi (lưỡng booij0, hoặc nhiễm sắc thể nhân lên (đa bội) nhiều lần so với tế bào bình thường ta sẽ có những nhân tế bào rất to, bắt mầu kiềm đậm, hình dáng méo mó nhiều và được gọi là nhân quái.

Hình ảnh nhân chia không bình thường như nhân chia đa cực, nhân chia dở dang (di chuyển muộn, không đều) thay đổi về số lượng và kích thước nhiễm sắc thể là những hình ảnh có ý nghĩa trong xác định ung thư.

Một số tế bào có hiện tượng phân chia nhân mà không chia bào tương thành các tế bào rất to có một hoặc nhiều nhân gọi là tế bào u khổng lồ, hay gặp trong các sarcom.

c. Hình ảnh của sự phát triển xâm lấn:

Hình ảnh này biểu hiện rõ rệt nhất của tính chất ác tính.

Sự xâm lấn rõ rệt biểu hiện tình trạng mất tính chất hoàn chỉnh bình thường và sự sắp xếp bình thường của tế bào, nhất là ở biểu môt tuyến, ống tuyến hình thành rõ ràng, nhân và tế bào nằm hỗn độn lung tung, các tế bào ung thư biểu mô tuyến phá hủy màng đáy và thường phát triển trong mô đệm. Chúng có thể phát triển xâm lấn trong các khe kẽ (dọc theo mặt trong các cân, theo bao dây thần kinh hay lòng các ống tuyến), câm lấn vào các mạch máu nhỏ, mao mạch bạch huyết.

d. Hình ảnh mất tính biệt hóa của tế bào:

Các tế bào ác tính thường có tình trạng là chức năng và kiến trúc biệt hóa của các tế bào mất đi, khả năng sinh sản thì tăng lên. Là hiện tượng các tế bào khối u có xu hướng thoái triển trở lại dạng phôi thai hoặc dang không biệt hóa. Biểu hiện mất các kiến trúc biệt hóa của tế bào hay mất khả năng sản xuất các chất biệt hóa như chất nhầy, chất tạo keo, chất sừng.

Các hình ảnh ác tính nói trên không opahir bao giờ cũng cuất hiện đầy đủ trong khối u, ở những khối u hình ảnh ác tính không rõ ràng và đầy đủ cần phải kết hợp xem xét thêm trong các phương pháp khác ví dụ như hóa mô miễn dịch…

 2. Tổ chức đệm ung thư:

Là tổ chức liên kết làm bộ khung chống đỡ đồng thời để nuôi tổ chức cơ bản ung thư gồm có: mô liên kết, mạch máu và mạch bạch huyết, các sợi thân fkinh, các tế bào viêm.

Trong mô đệm ung thư thường có sự sinh sản hỗn loạn của mạch máu do tác động của các yếu tố sinh mạch TAF ( Tumor angiogenic factor).

Tổ chức đệm u thay đổi nhiều trong các loại u ác tính khác nhau. Trong mô đệm thường có xâm nhiễm viêm với sự có mặt của thế bào lympho, tương bào, đại thực bào, bạch cầu đa nhân, đặc biệt sau chiếu xạ có nhiều bạch cầu toan tính.

Trong tổ chức đệm có thể có phù, hoại tử, xuất huyết, thoái hóa tơ huyết, thoái hóa dạng nhầy, lắng đọng chất sắt hoặc canxi, đặc biệt nếu có chuyển sản sụn xương là dấu hiệu của tiên lượng tốt.

Trong một số trường hợp thường là một hoại tử và xuất huyết lớn kết hợp với giải phóng các chất lipid trong mô đệm có thể có phản ứng của tế bào nhiều nhân giống như tế bào Langhans và té bào dạng biểu mô làm dễ nhầm với bệnh lao.

 IV. Sự lan tỏa (tiến triển) của tổ chức ung thư

Ung thư có hai cách lan tỏa là lan tỏa tại chỗ và lan tỏa ở những vùng xa cổ nguyên phát được gọi là di căn ung thư.

 1. Lan tỏa tại chỗ:

Còn gọi là xâm lấn ung thư. Thường lan tỏa tại chỗ theo 3 cách:

– Cách xâm lấn đẩy lùi tổ chức ra xung quang gọi là “vết dầu loang”.

– Từ khối u các tế bào mọc ra nhiều nhánh như rễ cây phát triển vào tổ chức gọi là chia nhánh”.

– Các tế bào ung thư di truyền cách xa vị trí nguyên phát, phát triển thành các ổ nhỏ gọi là “ cách gieo hạt”.

Các tế bào ung thư có thể phát triển xâm lấn do chúng có khả năng di chuyển như kiểu amib, điều này đã được Virchow chứng minh từ năm 1863, người ta đã quay được sự di chuyển kiểu amib của tế bào ung thư trong môi trường nuôi cấy. Các tế bào ung thư di chuyển được là do:

+ Tính gắn của tế bào ung thư giảm do canxi màng tế bào giảm (được phát hiện từ năm 1960), các tế bào ung thư tự tách rời nhau )(tế bào ung thư biểu mô gai lực kết dính giữa các tế bào kém hơn tế bào bình thường 4 lần).

+ Các tế bào ung thư tiết ra men hyaluronidase, protease, aminopeptidase phá hủy tổ chức căn bản có chứa acid hyaluronic, tạo điều kiện cho tế bào dễ dàng di chuyển.

+ Yếu tố cơ học: tăng sức ép của tổ chức u lên tổ chức lành do thể tích khối u ngày càng tăng lên

Sự xâm lấn tại chỗ vào mô bình thường là tiêu chuẩn hình thái chủ yếu chẩn đoán mô học ung thư đặc biệt trong ung thư biểu mô phủ như da, niêm mạc. Mất hay phá hủy màng đáy là tiêu chuẩn chắc chắn để phân biệt carcinoma tại chỗ hay xâm nhập.

2. Di căn ung thư:

Di căn là sự lan tỏa các tế bào u ác tính từ vị trí nguyên phát tới một số vị trí khác trong cơ thể. Các khối u thứ phát đã gọi là di căn. Di căn là yếu tố quyết định quan trọng nhất tính chất ác tính của ung thư.

Các ổ di căn thường có kiến trúc giống với ổ nguyên phát nên ta có thể dựa vào hình ảnh mô học của chúng để tìm ra ổ nguyên phát. Trong trường hợp không thể xác định được người ta gọi là những ung thư nguyên phát không rõ nguồn gốc (carcinoma unknow primary site). Đây là những ung thư nguyên phát chưa có biểu hiện tại chỗ.

Di căn ung thư thường theo hai đường chính là đường bạch huyết, đường máu còn các đường khác: đường qua các hố thanh mạc, do cấy truyền. Dù theo con đường nào thì hậu quả của di căn là như nhau.

Di căn qua đường bạch huyết và đường máu thường khó có thể phân định được rõ ràng vì tại các hạch luôn có các mạch máu nhỏ và đường lympho cuối cùng sẽ lại đổ vào ống ngực.

Carcinoma thường di căn theo đường bạch huyết còn sarcoma thường di căn theo đường máu vì trong tổ chức ung thư này có nhiều mạch máu nhỏ và các mạch này thường thành mạch mỏng và yếu. Tuy nhiên một số sarcoma cũng có thể di căn cả đường mạch máu như sarcom cơ vân, sarcom màng hoạt dịch.

Không phải tất cả các tế bào ác tính đều có khả năng di ăn, người ta thấy một số dòng tế bào có khả năng di căn, một số dòng có khả năng xâm lấn còn một số thì nằm im tỏng tổ chức ung thư. Đây là đặc tính sinh học của tế bào u.

Di căn qua đường máu và đường bạch huyết có thể được thực hiện qua một số bước như sau.

Bước 1: Đầu tiên là các tế bào phải là tế bào có khả năng di căn.

Bước 2: Các tế bào này sẽ phát triển thành dòng tế bào ung thư (clonally) là nhóm tế bào riêng biệt. Chúng phát triển mạnh do sự phân chia liên tục.

Bước 3: Tế bào ung thư sẽ tự di chuyển đến mạch lympho hoặc mạch máu hay các khoang cơ thể.

Bước 4: Dịch bạch huyết, máu đưa tế bào từ ổ nguyên phát tới vị trí xa hơn ở đó tế  bào gắn vào và bắt đầu phát triển khối u mới. Trong hệ thống tuần hoàn tế bào ung thư phải tránh được bị loại trừ bởi các tế  bào miễn dịch như tế bào lympho T, tế bào giết tự nhiên và đại thực bào.

Bước 5: Tạo thành cục nghẽn mạch ung thư do các tế bào di căn có thể tiết ra các chất gây nghẽn mạch.

Bước 6: Xâm lấn, tế bào ung thư vượt qua vách mao mạch, phá hủy màng đáy bằng cách tiết ra men collagenase hòa tan fibronectin, lamin.

Bước 7: Sau đó các tế bào ung thư sẽ tự phân chia, tăng sản tạo thành các đám nhỏ gọi là di căn vi thể.

Để phát triển tiếp thành các ổ di căn to hơn (di căn đại thể) các ổ di căn ung thư phải trải qua hai thời kỳ:

+ Thời kỳ đầu là thời kỳ vô mạch các tế bào ung thư trao đổi chất bằng cách thẩm thấu đơn thuần.

+ Đến thời kỳ hai sẽ hình thành các mạch máu mới theo quy luật chung để tồn tại và phát triển, các tế bào u tiết ra các chất sinh mạch kích thích và tọa ra các mạch máu mới trong u (new blood vesel formation), cung cấp chất nuôi dưỡng và oxy cần thiết cho sự phát triển của u. Các nghiên cứu cho thấy quá trình di căn và sự phát triển của khối ung thư bị ức chế bởi việc tăng cường các kháng thể chống ung thư haowjc ức chế quá trình sinh mạch.

a. Di căn theo đường bạch huyết:

Các tế bào ung thư theo dòng lympho dừng lại tại các hạch đầu tiên, trong tổ chức hạch chúng thường nằm trong các xoang limpho ở vùng vỏ hạch. Tại đây lúc đầu chúng thường gây phản ứng viêm hạch mạn tính không đặc hiệu.

Trong tổ chức hạch các tế bào ung thư thay đổi ở các trạng thái sau:

– Có thể bị tiêu hủy.

– Ở lại hạch và phát triển thành ổ di căn hạch.

– Ở lại hạch và nằm im trong trạng thái im lặng.

– Vượt qua các hạch, qua mạch lympho đến các hạch ở xa hơn và đi vào dòng máu, cho nên phổi là nơi dễ bị di căn nhất. Các khối ung thư ở lồng ngực và trong bụng (ung thư phổi, dạ dày, thực quản) có thể xâm lấn vào trong ống ngực gây di căn ở hạch dưới đòn trái. Khi có hạch ở vùng này to cần phải xem xét một cách cẩn thận vì ó thể đấy là biểu hiện đàu tiên của một ung thư bên tỏng cơ thể.

b. Di căn theo đường máu.

Thường di căn theo đường tĩnh mạch hơn động mạch vì ở thành tĩnh mạch có nhiều các mạch bạch huyết di vào và chúng tọa thành đám lớn ở dưới tế bào nội mô, cho nên ngoài khả năng xâm lấn trực tiếp vào tĩnh mạch nhỏ tân tạo, tế bào ung thư còn vào tĩnh mạch gián tiếp qua đường bạch mạch trên.

Di căn theo đường máu phụ thuộc vào hệ thống chi phối của các loại tĩnh mạch của cơ quan có khối u nguyên phát:

– Kiểu phổi hay kiểu I: Ung thư tại phổi, tế bào ung thư qua tĩnh mạch phổi vào tim trái, vào đại tuần hoàn để di căn ở tất cả các phủ tạng (gan, não, xương, thận…).

– Kiểu gan hay kiểu IIP: Ung thư gan, các tế bào ung thư đi vào tĩnh mạch trên gan, tĩnh mạch chủ dưới, tim phải rồi vào phổi gây di căn.

– Kiểu tĩnh mạch chủ hay kiểu III: Ung thư ở các cơ quan không thuộc hệ thống cửa như tử cung, thận… tế bào ung thư đi vào tĩnh mạch chủ gây di căn ở phổi.

– Kiểu tĩnh mạch cửa hay kiểu IV: Ung thưu ống tiêu hóa theo đường tĩnh mạch cửa di căn gan (kiểu II) sau đó lại từ gan di căn đến phổi (kiểu II) sau đó lại vào đại tuần hoàn và gây di căn (kiểu IV).

c. Di căn qua các hố thanh mạc.

Di căn qua hố thanh mạc (khoang màng phổi, khoang màng bụng) là cách các tế bào có thể di chuyển nhờ các dịch trong các khoang này vận chuyển chúng đi. Cách lan tỏa này giải thích được hiện tượng các tế bào ung thư hay di truyển từ dạ dày vào buồng trứng (gọi là u Krukenberge do Krukenberge mô tả năm 1896) vào thanh mạc, trực tràng. Tuy vậy các di căn này không loại trừ vẫn có thể là di căn theo đường lympho.

Ở hộp sọ nơi không có các mạch bạch huyết thì di căn qua đường hố tự nhiên là điều chắc chắn, các tế bào u thần kinh đệm ác tính vào trong não thất và khoang dưới nhện đến dịch não tủy và gây nhiều ổ di căn.

 d. Di căn do cấy truyền.

Là hiện tượng xảy ra khi các dụng cụ hay găng tay phẫu thuật dính và mang tế bào ung thư đến nơi khác, di căn theo đường này rất hiếm gặp. Brandes và cộng sự đã thấy một trường hợp mổ ung thư vú rồi lấy một mảnh da đùi để tạo hình vết mổ sau đó vài tháng một khối ung thư vú xuất hiện trên seo ở vùng lấy da đùi.

V. Đánh giá sự ác tính của ung thư

Có 3 cách đánh giá thường được áp dụng là đánh giá theo các giai đoạn lâm sàng; đánh giá theo hệ thống T.N.M và đánh giá theo độ mô học.

1. Đánh giá theo các giai đoạn lâm sàng

Giai đoạn của khối u được đánh giá bằng độ lan rộng của khối u trên cơ sở các dữ liệu về khám xét lâm sàng, nhiều nghiên cứu XQ, sinh thiết hoặc phẫu thuật thăm dò. Xác định giai đoạn dựa vào kích thước của khối u nguyên phát, có hay không có của các hạch di căn và di căn xa. Giai đoạn được thể hiện từ độ I tới độ IV.

2. Đánh giá theo hệ thống T.N.M.

Ngày nay người ta sử dụng rộng rãi hệ thống phân chia giai đoạn TNM trong đó T (tumor) là kích thước khối u; N (nodule) hạch lympho tổn thương ( lympho nodule involvement); M dio căn xa (distant metastases).

Khối u: T (Tumor):

T0 Khối u không thấy trên lâm sàng

Tis Ung thư tại chỗ

T1 Ung thư nhỏ, giới hạn, không hoặc ít xâm lấn

T2 U to hơn, xâm lấn phủ tạng tối thiểu.

T3 U to, xâm lấn phủ tạng và các mô lân cận.

T4 U to hơn phủ tạng, xâm lấn phủ tạng lân cận.

Hạch: N (nodule) hạch lympho tổn thương (lympho nodule involvement).

N0 Không sờ thấy hạch

N1 Hạch cùng bên di động

N1a. Hạch không bị xâm nhập.

N1b. Hạch bị xâm nhập

N2 Hạch hai bên hoặc đối xứng di động

N2a. Các hạch không bị xâm nhập

N2b. Các hạch bị xâm nhập

N3 Hạch bị cố định

Di căn xa: M di căn xa (distant metastases)

M0 Không có triệu chứng lâm sàng của di căn xa

M1 Có triệu chứng lâm sàng của di căn xa

Hệ thống T.N.M giúp cho bác sỹ điều trị thấy được tiên lượng và cách điều trị, đánh giá kết quả ví dụ như:

+ Giai đoạn I : T1; N0; M0 ( mổ tốt, sống 70 – 90%).

+ Giai đoạn II : T2;N1;M0 (mổ sống 50%).

+ Giai đoạn III: T3;N2;M0 (sống 20%).

+ Giai đoạn IV: T4; N3;M1 (không mổ sống 5%)

3. Đánh giá theo mô học

Đánh giá theo độ mô học căn cứ vào hình ảnh vi thể (hình ảnh tế bào và cấu trúc tổ chức) của khối u.

Trước khi đánh giá độ mô học ta cần phải có khái niệm về độ biệt hóa.

Biệt hóa (differentiation) là sự xuất hiện những thay đổi về cấu trúc hình thái và thành phần hóa học của những tế bào ban đầu giống nhau thành những tế bào hay mô khác nhau để thực hiện những chức năng nhất định.

– Về mặt sinh học sự biệt hóa tế bào được thể hiện bởi việc tổng hợp các protein đặc hiệu.

– Về mặt hình thái, hình dáng tế bào rõ ràng đặc biệt một số tế bào có các cấu trúc riêng biệt như tơ cơ, tơ thần kinh.

– Về mặt chức năng, sự biệt hóa tế bào tạo nên các mô chuyên biệt đảm bảo cho chức năng riêng biệt của nó trong cơ thể.

Không biệt hóa (undifferentiation): là tình trạng chưa trưởng thành của mô và tế bào.

Người ta có thể có nhiều cách phân độ, nhưng hai cách hay được dùng là.

a. Phân độ biệt hóa theo 3 độ: đây là cách phân độ hiện nay đang dược dùng nhiều theo cách phân độ này ta có:

– Độ I: Biệt hóa cao (well differentiated)

– Độ II: Biệt hóa vừa (moderatly differentiated).

– Độ III: Biệt hóa kém hoặc không biệt hóa (undifferentiated).

Ta có thể lấy ví dụ về phân độ biệt hóa của ung thư tế bào biểu mô ở giai đoạn phổi.

Đặc điểm Biệt hóa cao Biệt hóa vừa Biệt hóa kém

Ranh giới Rõ hoặc không rõ Rõ hoặc không rõ Không rõ và có xâm lấn nhiều

Kích thước ổ tế bào trong u Hay thay đổi Hay thay đổi Thay đổi, thường nhỏ thậm chí có thể một vài tế bào hoặc các tế bào tách rời nhau.

Sự sừng hóa của các tế bào và cầu nối Thường rõ Luôn có, nhưng không rõ

Ít hoặc không có

Cầu sừng Thường có Ít Hiếm hoặc không có

Nhân chia Ít Có nhiều Thường có và không điển hình

Xâm lấn mạch lympho Hiếm Có thể thấy Thường gặp

b. Phân độ biệt hóa theo 4 độ, đây là cách phân loại của Broders dễ nhớ để dánh giá khả năng phát triển của ung thư theo 4 độ:

– Độ I: Trên 75% tế bào biệt hóa.

– Độ II: Từ 75-50% tế bào biệt hóa.

– Độ III: Từ 50-25% Tế bào biệt hóa.

– Độ IV: Từ 25 – 0% Tế bào biệt hóa,.

Ung thư không điển hình: Ung thư có độ mô học cao, tế bào nhiều và kém biệt hóa, các tế bào biến đổi rất nhiều, về kiến trúc tổ chức không có cách sắp xếp gì thật rõ ràng làm cho không xác định được tổ chức nguồn gốc của nó nữa nên gọi là ung thư không điển hình hay ung thư kém biệt hóa.

Ung thư điển hình: là ung thư có độ mô học thấp, ung thư biệt hóa cao, các tế bào ung thư xác định được nguồn gốc của nó căn cứ hình dáng tê bào và cách sắp xếp của chúng đặc biệt là các chất chế tiết của chúng.

Phân độ mô học ung thư có giá trị trong đánh giá tiên lượng, cho việc sử dụng thuốc hóa học hay xạ trị trong điều trị bệnh nhân.

VI. Chẩn đoán ung thư

 1. Chẩn đoán lấm sàng

Thông thường ung thư có thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi một tế bào bị đột biến thành tế bào ung thư đến khi các triệu chứng của bệnh được bộc lộ khá dài, khoảng 10 năm hoặc hơn nữa tùy thể loại ung thư. Cho nên cách phòng và điều trị ung thư hiệu quả nhất được khuyến cáo là nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Khi thấy các triệu chứng sau cần lưu ý.

+ Triệu chứng tại chỗ: Có các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu (hemorrhage), đau hoặc loét lâu khỏi (ulcer).

+ Tự nhiên thấy hạch bạch huyết to lên, ho, ho ra máu, gan to, đau xương, gãy xương đột ngột..

+ Triệu chứng toàn thân: Sụt cân, chán ăn và suy mòn, tiết nhiều mồ hôi (đổ mồ hôi trộm), thiếu máu và các hội chứng cận u đặc hiệu.

2. Chẩn đoán tế bào

Làm phiến đồ và chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, đây là phương pháp hiện đang được áp dụng phổ biến vì đơn gairn dễ làm.

3. Chẩn đoán mô bệnh học

Tổ chức ung thư có hình ảnh đặc điểm nổi bật có thể thây các tế bào phân chia, thay đổi hình dạng và kích thước nhân và hình dạng kích thước của tế bào, mất cấu trúc mô bình thường và ranh giới của khối u không rõ. Để chẩn đoán mô học chính xác còn cần có sự cộng tác của thày thuốc lâm sàng với những nhận xét lâm sàng và diễn biến của khối u khi phẫu thuật

Tất cả ung thư đều có thể được chữa trị nếu như khối u được cắt bỏ hoàn toàn và đôi khi điều này có thể thực hiện bởi sinh thiết, Khi toàn bộ khối mô tổn thương bất thường được loại bỏ, bờ của bệnh phẩm phải được khám xét cẩn thận để xác định chắc mô ác tính đã thực sự được loại bỏ. Nếu ung thư lan tràn đến vị trí khác của cơ thể (di căn), phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn là không thể.

Trong những trường hợp cần thiết, đặc biệt trong ung thư vú.

Người ta cần làm “sinh thiết tức thì” bằng phương pháp cắt lạnh để chẩn đoán nhanh trong vòng thời gian ngắn nhất.

4. Chẩn đoán hóa mô miễn dịch

Trong các năm gần đây hóa mô – miễn dịch được sử dụng như phương pháp nhuộm đặc biệt để giúp chẩn đoán phân biệt bệnh vè xác định tác nhân gây nhiễm khuẩn, phương pháp này cho phép xác định nguồn gốc các khối u kém biệt hóa vì có nhiều khối u có biểu hiện hình thái giống nhau nhưng nguồn gốc lại khác nhau, như ung thư tế bào sáng có thể từ biểu mô, trung mô hoặc mô lympho. Phương pháp hóa mô miễn dịch dùng để xác định các kháng nguyên đặc hiệu hiện diwwnj trên tế bào ung thư, xác định carcinoma vi xâm lấn, di căn thầm nặng (occult) ở hạch, chẩn đoán phân biệt u lành và ác tính, đự đoán đáp ứng điều trị….

5. Chẩn đoán lý học:

Bằng các phương pháp XQ chụp vú, chụp nhiệt, cộng hưởng từ, chụp từ trường hạt nhân tia X quét, siêu âm, nội soi đã phát hiện các khối u dưới 1 cm.

6. Tầm soát ung thư.

Tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện sớm bệnh. Chẩn đoán sớm giúp kéo dài đời sống. Một số biện pháp tầm soát đã được triển khai. Tầm soát ung thư vú có thể được thực hiện bởi tự khám vú. Tầm soát bằng chụp tuyến vú phát hiện được khối u sớm hơn cả tự thăm khám, ở nhiều nước đã sử dụng nó để tầm soát một cách hệ thống tất cả các phụ nữ trung niên.

Ung thư đại trực tràng có thể được phát hiện nhờ vào xét nghiệm máu tiềm ẩn trong phân và soi đại tràng, chúng giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong nhờ phát hiện và loại bỏ các polyp tiền ác tính.

Một cách tương tự, xét nghiệm tế bào học cổ tử cung (sử dụng Pap smear) giúp xác định và cắt bỏ các tổn thương tiền ung thư. Đã dẫn đến giảm rõ rệt tỷ lệ ung thư cổ tử cung và tỷ lệ tử vong.

Nam giới được khuyên tự khám tinh hoàn bắt đầu từ tuổi 15 để phát hiện ung thư tinh hoàn. Ung thư tiền liệt tuyến có thể được tầm soát nhờ vào khám trực tràng bằng ngón tay cùng với thử máu tìm kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến (PSA).

” Các bạn hãy đón tiếp phần 2 về dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư vào ngày 5/6/2020″

BỆNH VIỆN KINH BẮC

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Kinh Tế Học Doanh Nghiệp

Tên sách: Kinh tế học doanh nghiệp

Tác giả: Olivier Bouba-Olga

Dịch giả: Nguyễn Đôn Phước

Khổ sách: 13×19 cm

Số trang: 212 trang

Loại bìa: Mềm, tay gập

Tủ sách: Tri thức phổ thông

Giới thiệu sách

Những năm gần đây kinh tế học được làm phong phú thêm bằng những cách tiếp cận mới (lí thuyết người ủy quyền-người đại diện, lí thuyết chi phí giao dịch, lí thuyết năng lực, lí thuyết tiến hóa), có những chiếu rọi có ích về các phương thức tổ chức doanh nghiệp. Mục đích chung của sách này là trình bày các các tiếp cận trên, đặc biệt nhấn mạnh đến việc ứng dụng chúng vào những trường hợp doanh nghiệp cụ thể. Chẳng hạn, sách sẽ phân tích những vấn đề như :

– Làm thế nào giải thích xì-căng-đan Enron và toàn bộ những hệ lụy sau đó?

– Tại sao một doanh nghiệp như IBM, thủ lĩnh không thể chối cãi của ngành tin học trong những năm bảy mươi của thế kỉ trước, không tiếp tục giữ được vị thế này trong ngành vi tính?

– Vì sao hãng Renault chế tạo xe ôtô nhưng không chế tạo vỏ xe? 

– Ngược lại, vì sao, Bic chế tạo bút bi, dao cạo râu và ván lướt sóng?

Được đánh giá cao vì tính sư phạm, quyển sách mỏng này trộn lẫn lí thuyết và phân tích tình huống, và như vậy phát triển một bộ công cụ tối ưu cho sinh viên các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, thương mại. Nhưng sách cũng còn là công cụ quý báu cho những nhà chuyên nghiệp quan tâm đến việc tư duy về doanh nghiệp, cập nhật diễn tiến của những lí thuyết về hãng, để tìm hiểu tinh tế hơn những được mất của cuộc tranh luận đương đại về sự điều hành doanh nghiệp.

Trích sách:

DẪN NHẬP

Làm thế nào giải thích xì-căng-đan Enron và toàn bộ những hệ lụy sau đó? Tại sao một doanh nghiệp IBM, thủ lĩnh không thể chối cãi của ngành tin học trong những năm bảy mươi của thế kỉ trước, không tiếp tục giữ được vị thế này trong ngành vi tính? Vì sao hãng Renault chế tạo xe ôtô nhưng không chế tạo vỏ xe? Ngược lại, vì sao Bic lại chế tạo bút bi, dao cạo râu và ván lướt sóng? Vì sao tập đoàn LVMH (Louis Vuitton Moet Hennessy – ND) ngày nay có đến hơn một nghìn năm trăm cửa hàng trên thế giới quyết định kiểm soát chặt chẽ hơn việc phân phối sản phẩm của mình?.

Vui hơn, nhưng không kém phần cơ bản (chúng tôi sẽ cố gắng thuyết phục bạn): đâu là mối quan hệ giữa việc hốt phân chó ở Paris và phương thức hoạt động của các thị trường tài chính? Giữa vụ đắm tàu Titanic, hỏa hoạn của một rạp chiếu bóng, và việc quản lí đánh bắt cá của Liên minh chấu Âu? Giữa những thợ rèn thế hệ ông chúng ta và một cuộc mổ với công nghệ mũi nhọn? Giữa một đứa bé tập đi xe đạp và tiến hóa của nền công nghiệp thuốc tây? Giữa việc triển khai những quân đoàn La Mã và tàu con thoi Mĩ?

[…] 

Thế nào là một doanh nghiệp?

Doanh nghiệp là một tổ chức biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm và dịch vụ. Trong xã hội (Tây phương – ND), doanh nghiệp là nơi chính diễn ra việc sản xuất và phân phối thu nhập.

Chắc chắn rằng doanh nghiệp là một trong những bộ phận thiết yếu, thậm chí là thiết yếu nhất của hệ thống kinh tế. Thật vậy, mục tiêu kinh tế chính của các nước là đảm bảo cho toàn thể dân chúng một mức sống cao và tăng dần. Thế mà, trong các nền kinh tế mở, mục tiêu này trước tiên phụ thuộc vào năng suất quốc gia, được định nghĩa như tỉ số của những của cải được tạo ra trên các nguồn lực được sử dụng để làm nên của cải này: tỉ số này càng cao thì thu nhập được phân phối, và do đó mức sống của dân chúng, càng quan trọng. Như vậy, tăng trưởng của mức sống của các cá thể phụ thuộc vào năng lực tạo thêm của cải của các doanh nghiệp[1].

Nhưng doanh nghiệp là một tổ chức phức tạp: là nơi chính tạo ra của cải và phân phối thu nhập, doanh nghiệp cũng mang dấu ấn của những quan hệ thứ bậc và của những cuộc xung đột trong việc phân chia giá trị tạo ra và về những điều kiện lao động. Và chính tính phức tạp này là nền tảng của cả một số những vấn đề kinh tế phụ thuộc lẫn nhau. Làm thế nào đảm bảo việc biến đổi có hiệu quả những nguồn lực thành sản phẩm? Làm thế nào tổ chức quan hệ giữa những thành viên của tổ chức? Phải tổ chức như thế nào việc phân chia giá trị gia tăng giữa những loại người làm công ăn lương khác nhau và giữa các loại này với những người góp vốn?.

Hơn nữa, chồng lên trên tính phức tạp này trong nội bộ mỗi doanh nghiệp là tính đa dạng của các doanh nghiệp: đa dạng về kích cỡ, với sự cùng tồn tại của những doanh nghiệp rất nhỏ (dưới 10 người làm công ăn lương), vừa và nhỏ (mà nhân sự gồm từ 10 đến 249 người làm công ăn lương) và doanh nghiệp lớn (từ 250 người làm công ăn lương trở lên). Đa dạng về hình thức pháp lí với những doanh nghiệp cá thể, những công ti cá nhân, nhữnng công ti góp vốn (công ti nặc danh và công ti trách nhiệm hữu hạn), doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã; đa dạng về nguồn gốc của vốn, với sự cùng tồn tại của những doanh nghiệp độc lập, công ti con của các tập đoàn, trong đó một số là tập đoàn Pháp và một số là tập đoàn nước ngoài …

Vấn đề của chúng tôi không phải là đối mặt trực tiếp với tính phức tạp này. Do đối tượng muốn nắm đến là rộng rãi và khuôn khổ hạn hẹp của quyển sách, chúng tôi đã ưu tiên cho một cách trình bày kết hợp với mỗi một lí thuyết một vấn đề kinh tế mà lí thuyết ấy có nhiệm vụ giải thích (hoạt động của những doanh nghiệp tư bản hiện đại, các chiến lược hợp nhất theo chiều cao, các quan hệ liên doanh nghiệp, các chiến lược đổi mới).

Chọn cách diễn giải như thế các lí thuyết sẽ được đề cập, chúng tôi tránh được, một mặt, một cách trình bày tổng quát ít nhiều khô khan và, mặt khác, cho phép đi xa hơn trong việc phân tích mỗi vấn đề được nghiên cứu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mỗi một lí thuyết được trình bày chỉ giải thích có vấn đề đi kèm; chúng tôi sẽ quan tâm nêu lên những lĩnh vực ứng khác của lí thuyết ấy. Điều này cũng không có nghĩa là không có những sự đối lập mạnh mẽ giữa những lí thuyết khác nhau: nếu trong một mức độ nào đó, có thể xem chúng là bổ sung cho nhau thì mỗi lí thuyết tập trung vào những vấn đề đặc thù, các lí thuyết đôi lúc đối kháng nhau, theo nghĩa là chúng đề xuất những giải thích khác nhau cho cùng một hiện tượng được quan sát.

Bố cục của sách

Phần đầu của sách trình bày những cách tiếp cận tân thể chế.

Trong chương một, chúng tôi đề cập vấn đề hoạt động của doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa hiện đại, và việc lí thuyết người ủy quyền-người đại diện xử lí vấn đề này, Núp đằng sau vấn đề này, đặc biệt có những cuộc xung đột có tính thời sự nóng hổi giữa các cổ đông và các nhà quản lí (xì-căng-đan Enron, sáp nhập HP-Compaq, vấn đề thưởng cho các nhà quản lí của một số doanh nghiệp bằng stock-option, tức bằng chứng khoán của công ti   …).

Chương hai tập trung vào hợp nhất theo chiều dọc được lí thuyết chi phí giao dịch xử lí. Thật ra, bàn về vấn đề này là tìm hiểu vì sao, trong các nền kinh tế thị trường, tồn tại các doanh nghiệp[2]. Hợp nhất theo chiều dọc kéo theo một mức độ tập trung nhất định những hoạt động trong nội bộ các hãng và như thế đặt ra vấn đề sức mạnh thị trường mà điều này mang lại cho doanh nghiệp. Lí thuyết chi phí giao dịch chỉ ra là, trong một số trường hợp, sự tập trung này là biện minh được về mặt kinh tế, điều này đôi lúc tương đối hóa những chính xách chống trust của các Nhà nước.

Kết luận của phần đầu quyển sách đề nghị một phân tích phê phán hai lí thuyết trên, bằng cách dựa vào những phát triển gần đây của xã hội học kinh tế. Chính xác hơn, vấn đề là bàn luận giả thiết cơ bản, chung cho cả lí thuyết người ủy quyền-người đại diện lẫn lí thuyết chi phí giao dịch, về tính cơ hội bằng cách đối chiếu nó với khái niệm tín nhiệm.

Trong chương ba, Phần thứ nhì của sách trình bày những cách tiếp cận được chúng tôi gọi là tiếp cận “nhận thức”.

Trong chương ba, chúng tôi quan tâm đến sự phát triển logic của những quan hệ liên doanh nghiệp (đối tác, thầu, liên minh công nghệ …) dẫn tới sự hình thành những mạng doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau, và đến việc phân tích các quan hệ này bằng những lí thuyết năng Các lí thuyết này cũng cho phép hiểu được tính chặt chẽ đôi lúc khó thấy của những chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của một số doanh nghiệp (như đã nói, Bic chế tạo bút nguyên tử và dao cạo râu; tập đoàn Leroux, chế tạo rau diếp xoăn còn sản xuất kem đánh răng …).

Chương bốn tập trung vào vấn đề đổi mới công nghệ, nguồn gốc thiết yếu của tăng trưởng kinh tế trong các nước phát triển. Phân tích tiến hóa phát triển một số công cụ có tính quan niệm cho phép giải mã quá trình đổi mới phức tạp, giúp hiểu diễn tiến của doanh nghiệp (đặc biệt là sự bất lực của một số lãnh đạo trong việc đi có hiệu quả vào những qũy đạo công nghệ mới), cũng như sự tồn tại của những chu kì công nghiệp các ngành (chẳng hạn, trong công nghiệp dược, sự đột phá của các công nghệ sinh học).

Cũng giống như phần đầu, kết luận của phần thứ nhì được dành cho việc đối chiếu hai ý niệm then chốt, trong trường hợp này là thông tin và kiến thức. Đặc biệt, phân tích tiến hành cho phép tương đối hóa sự đam mê của các doanh nghiệp đối với thời trang knowledge management.

Cuối cùng, kết luận chung đề xuất một tổng hợp các lí thuyết đã trình bày. Đây cũng là dịp để phát triển một ví dụ xuyên suốt, đòi hỏi huy động các lí thuyết thuộc mỗi một hai cách tiếp cận lớn. Chính xác hơn vấn đề là quan tâm đến những khuôn mặt mới nổi lên của doanh nghiệp toàn cầu, hóa thân mới nhất của quá trình toàn cầu hóa.

Nhưng trước đó, chúng tôi đã quyết định dành một chương mào đầu để trình bày những giới hạn của quan niệm tân cổ điển về doanh nghiệp. Là cánh cửa bắt buộc phải qua đối với sinh viên kinh tế, lí thuyết tân cổ điển đôi lúc làm sinh viên lúng túng (để dung một uyển ngữ dịu dàng), vì thế theo chúng tôi sẽ là quan trọng chỉ ra những đóng góp và giới hạn của quan niệm này để biện minh, theo một cách khác, cho sự phát triển của những lí thuyết mới đây vốn là nội dung trung tâm của sách này.

Dẫn nhập

Chương mở đầu: Những giới hạn của cách tiếp cận tân cổ điển

I. Mô hình tân cổ điển

II. Điều “như thể” của Friedman

III. ”Con rối trừu tượng” của Machlup

Phần một

CÁC CÁCH TIẾP CẬN TÂN THỂ CHẾ

Chương I: Lí thuyết người ủy quyền-người đại diện và hãng tư bản chủ nghĩa xã hội

I. Những tác giả tiên phong: phân tích quản trị doanh nghiệp

II. Lí thuyết người ủy quyền-người đại diện

A. Các vấn đề về người ủy quyền-người đại diện

B. Giải pháp cho những vấn đề người ủy quyền-người đại diện

III. Ứng dụng

A. Đấu tranh vì thông tin. Trường hợp Enron

B. Diễn tiến quan hệ giữa các cổ đông các nhà quản lí và tăng trưởng kinh tế

C. Mở rộng ra việc phân tích quan hệ người sử dụng lao động-người làm công ăn lương

ChươnG II: Lí thuyết chi phí giao dịch và sự hợp nhất theo chiều dọc

I. Người mở đường: Ronald Coase

II. Lí thuyết chi phí giao dịch

A. Các giả thiết hành vi và thuộc tính của những giao dịch

B. Những nhân tố quyết định việc lựa chọn thị trường-hãng

C. Thị trường, hãng và cấu trúc lai ghép

III. Ứng dụng: hợp nhất sự phân phối của LVMH

A. Những lợi thế về mặt chi phí điều hành

B. Những lợi thế về mặt chi phí sản xuất

Kết luận Phần một

Hành vi cơ hội và sư tín nhiệm

I. Cách tiếp cận bằng thị trường

II. Cách tiếp cận tân thể chế

III. Cách tiếp cận xã hội-kinh tế

Phần hai

CÁC CÁCH TIẾP CẬN NHẬN THỨC

Chương III: Lí thuyết năng lực và các quan hệ doanh nghiệp

I. Một người mở đường: Edith Penrose

II. Tổ chức công nghiệp theo G. Richardson

A. Hoạt động và năng lực

B. Thị trường, hãng và hợp tác

III. Ứng dụng

A. Đa dạng hóa chặt chẽ

B. Giao thầu bên ngoài

Chương IV:

Lí thuyết tiến hóa và đổi mới

I. Những người mở đường: hãng tiên tiến của R. Nelson và S. Winter

A. Quỹ đạo công nghệ của doanh nghiệp

B. Các chế độ và mẫu hình công nghệ

II. Những phát triển mới của phân tích tiến hóa: hướng đến một lí thuyết tổng hợp về hãng lớn

A. Đào sâu lí thuyết tiến hóa về hãng

B. Một hệ thống các loại hình doanh nghiệp lớn

III. Ứng dụng: tiến hóa của công nghiệp dược

A. Tổ chức công nghiệp của ngành dược

B. Diễn tiến của quá trình đổi mới

Kết luận phần hai

Thông tin và tri thức

II. “Knowledge Management”

III. Thông tin, tri thức và chế độ làm chủ

Kết luận chung

I. Tổng hợp các lí thuyết đã trình bày

II. Những cấu hình đan chéo nhau của hãng toàn cầu

A. Hãng giao dịch

B. Hãng nhận thức

C. Sự đan xen và những hệ quả

Thư mục tham khảo

Lưu ý

[1] Không tính đến những vấn đề phân phối thu nhập: trong một nước nhất định, mức sống trung bình có thể tăng, nhưng có lợi cho một số thành phần dân chúng và thiệt thòi hơn cho một số thành phần khác. Một giới hạn quan trọng khác là ngày càng có nhiều người lưu ý đến tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế, điều này dẫn ta đến khái niệm phát triển bền vững. Do đó tăng trưởng kinh tế là mục tiêu đầu tiên, với điều kiện là phải lưu ý đến việc phân phối của cải (mục tiêu công bằng) và tôn trọng môi trường (mục tiêu bền vững) …  

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thư Viện Trường Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!