Đề Xuất 3/2023 # Thuế Nhà Thầu Là Gì? Cách Tính Thuế Nhà Thầu Đúng Quy Định # Top 5 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 3/2023 # Thuế Nhà Thầu Là Gì? Cách Tính Thuế Nhà Thầu Đúng Quy Định # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thuế Nhà Thầu Là Gì? Cách Tính Thuế Nhà Thầu Đúng Quy Định mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thuế nhà thầu là gì?

Thuế  nhà thầu ( FCT) là loại thuế được áp dụng đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài (không hoạt động theo luật Việt Nam) có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hay dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam.

Đối tượng chịu thuế nhà thầu

Tổ chức nước ngoài kinh doanh có các cơ sở thường trú hay không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú hay không cư trú tại Việt Nam (nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hay có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận hay cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức và cá nhân Việt Nam hay giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài nhằm thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu thì phải chịu thuế nhà thầu .

Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức và cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức và cá nhân nước ngoài thì chịu thuế nhà thầu.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu và quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu và bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.

 Các loại thuế phải nộp

Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài là một tổ chức kinh doanh

Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân kinh doanh

Thuế TNDN, Thuế GTGT

Thuế GTGT, Thuế TNCN

Thuế nhà thầu đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh

Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí nhằm xác định thu nhập chịu thuế

Đối tượng và điều kiện áp dụng

Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc các đối tượng cư trú tại Việt Nam;

Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu và hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu hay hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực;

Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, đồng thời thực hiện đăng ký thuế, được cơ quan thuế cấp mã số thuế thì cần thực hiện nghĩa vụ đóng thuế nhà thầu.

Thuế GTGT

Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế được áp dụng chế độ theo quy định tương tự như đối với doanh nghiệp Việt nam.

Thuế TNDN

Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng chế độ theo quy định tương tự như đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Nộp thuế GTGT, nộp thuế TNDN theo phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu

Đối tượng, điều kiện áp dụng

Nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng một trong các điều kiện đối với các trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và  nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế, lúc này bên Việt Nam sẽ nộp thuế nhà thầu thay.

Thuế GTGT

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng  x  Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

– Doanh thu tính thuế GTGT: là toàn bộ doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ, các dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài hay Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế cần phải nộp. Kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay cho Nhà thầu nước ngoài hay Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có), để xác định được chính xác thuế nhà thầu.

– Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:

STT

Ngành kinh doanh

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT

1

Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc và thiết bị

5

2

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng và lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị

3

3

Hoạt động kinh doanh khác

2

Thuế TNDN

Số thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNDN  x  Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

– Doanh thu tính thuế TNDN: là toàn bộ doanh thu không gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài và Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, khi chưa trừ các khoản thuế phải nộp trong quá trình xác định chính xác về thuế nhà thầu. Doanh thu tính thuế TNDN được tính gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay cho Nhà thầu nước ngoài hay Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).

– Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu:

STT

Ngành kinh doanh

Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

1

Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư và máy móc, thiết bị; phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu và vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam (bao gồm cả cung cấp hàng hóa theo các hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Trừ trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức và cá nhân nước ngoài, nhằm cung cấp hàng hóa theo các điều kiện giao hàng của các Điều khoản thương mại quốc tế.

1

2

Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm và thuê giàn khoan

5

Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn và casino;

10

Dịch vụ tài chính phái sinh

2

3

Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay và tàu biển

2

4

Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc và thiết bị

2

5

Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, vận chuyển (bao gồm vận chuyển đường biển và vận chuyển hàng không)

2

6

Chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi và tái bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

0,1

7

Lãi tiền vay

5

8

Thu nhập bản quyền

10

Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu

Đối tượng và điều kiện áp dụng

Nhà thầu hay nhà thầu nước ngoài tổ chức hạch toán kế toán theo đúng quy định của pháp luật về kế toán. Hướng dẫn của Bộ Tài chính thì đăng ký với các cơ quan thuế để thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và nộp thuế TNDN theo  đúng tỷ lệ % tính trên doanh thu tính thuế nhà thầu, nhằm đáp ứng các điều kiện sau:

Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hay là đối tượng cư trú tại Việt Nam;

Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu hay hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực.

Thuế GTGT

Căn cứ tính thuế,  phương pháp tính thuế được áp dụng chế độ theo các quy định tương tự như đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Thuế TNDN

Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế được áp dụng các chế độ theo quy định tương tự như đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Thuế nhà thầu đối với cá nhân nước ngoài kinh doanh

Chế độ thuế GTGT của cá nhân thực hiện theo quy định đối với nhà thầu nước ngoài là tổ chức kinh doanh  được nêu trên.

XEM THÊM: Tính thuế giá trị gia tăng – Mọi trường hợp đều tính được

TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Với những chia sẻ về cách tính thuế nhà thầu mà chúng tôi đưa ra ở trên. Tùy vào nhà đầu tư là tổ chức hay cá nhân thì sẽ có cách tính thuế nhà thầu riêng.

Thuế Nhà Thầu Nước Ngoài

Download File: https://goo.gl/LgNdDK Download File dự phòng: http://bit.ly/2P6VHk4

Thuế NTNN áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng hay thỏa thuận với bên Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam). Thuế NTNN không phải là một sắc thuế riêng biệt, mà bao gồm thuế GTGT và TNDN, hoặc thuế TNCN đối với các khoản thu nhập của cá nhân.

Thuế NTNN áp dụng cho một số khoản thanh toán bao gồm lãi tiền vay, tiền bản quyền, phí dịch vụ, tiền thuê, phí bảo hiểm, dịch vụ vận chuyển, chuyển nhượng chứng khoán, hàng hóa cung cấp tại Việt Nam hoặc kèm theo dịch vụ thực hiện ở Việt Nam.

Phương pháp nộp thuế NTNN

Các nhà thầu nước ngoài có thể lựa chọn một trong ba phương pháp nộp thuế sau đây: phương pháp khấu trừ, phương pháp ấn định tỷ lệ và phương pháp hỗn hợp.

Phương pháp 1- Phương pháp khấu trừ

Theo phương pháp này, các nhà thầu nước ngoài sẽ phải đăng ký kê khai và nộp thuế GTGT, nộp tờ khai thuế TNDN và GTGT tương tự như các công ty Việt Nam. NTNN có thể áp dụng phương pháp khấu trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc là đối tượng cư trú thuế tại Việt Nam;

Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu; hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên; và

Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, hoàn tất tờ khai đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

Bên Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế địa phương về việc nhà thầu nước ngoài sẽ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng.

Nếu NTNN thực hiện nhiều hợp đồng tại cùng một thời điểm, nếu có một hợp đồng đủ điều kiện theo quy định và NTNN đăng kí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì các hợp đồng khác cũng phải thực hiện nộp thuế theo phương pháp NTNN đã đăng kí.

Các NTNN sẽ nộp thuế TNDN ở mức thuế suất là 20% trên lợi nhuận.

Phương pháp 2 – Phương pháp ấn định tỷ lệ

NTNN nộp thuế theo phương pháp ấn định tỷ lệ không phải đăng ký khai/nộp thuế GTGT và không phải nộp tờ khai thuế TNDN và GTGT. Thay vào đó, thuế GTGT và TNDN sẽ do bên Việt Nam khấu trừ theo các tỷ lệ được ấn định trên tổng doanh thu tính thuế. Các tỉ lệ này thay đổi tùy thuộc vào hoạt động do NTNN thực hiện. Thuế GTGT do bên Việt Nam giữ lại thường được coi là khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tờ khai thuế GTGT của bên Việt Nam.

Việc kê khai thuế NTNN theo phương pháp ấn định tỷ lệ của Nhà thầu nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho hoạt động khai thác, thăm dò, phát triển và sản xuất dầu khí được quy định riêng.

Phương pháp 3 – Phương pháp hỗn hợp

Phương pháp hỗn hợp cho phép NTNN đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (tức là thuế GTGT đầu ra trừ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ), nhưng nộp thuế TNDN theo các tỷ lệ ấn định tính trực tiếp trên tổng doanh thu tính thuế.

NTNN muốn áp dụng phương pháp hỗn hợp phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:

Có cơ sở thường trú hoặc là đối tượng cư trú thuế tại Việt Nam;

Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên; và

Tổ chức hạch toán kế toán theo các quy định của pháp luật về kế toán và hướng dẫn của Bộ tài chính.

Xác định thuế nhà thầu phải nộp

(1) Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có). Trường hợp theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế GTGT phải nộp thì doanh thu tính thuế GTGT phải được quy đổi thành doanh thu có thuế GTGT và được xác định theo công thức sau:

(2) Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có). Trường hợp, theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN phải nộp thì doanh thu tính thuế TNDN được xác định theo công thức sau:

1 – Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

Một số công văn cần chú ý Tiền lãi vay và các khoản chi phí phải trả cho bên nước ngoài (Công văn số 724/TCT-CS ngày 02/3/2018 của Tổng cục thuế)

Theo hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các khoản lãi tiền vay trả cho Ngân hàng nước ngoài thuộc diện được miễn thuế theo hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì sẽ được miễn thuế nhà thầu ( Thuế NTNN ) phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, các khoản chi phí khác phải trả cho Ngân hàng nước ngoài như khoản phí thu xếp vốn, phí cam kết là các khoản tách biệt, không bao gồm trong lãi vay thì Công ty ở Việt Nam có trách nhiệm kê khai, nộp thuế nhà thầu thay cho Ngân hàng nước ngoài. Công ty ở Việt Nam được khấu trừ thuế GTGT nộp thay nhà thầu nước ngoài và được hạch toán khoản thuế TNDN nhà thầu nộp thay vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu khoản chi phí khác phải trả cho Ngân hàng nước ngoài không bao gồm thuế nhà thầu.

Thuế nhà thầu khi mua máy móc có kèm dịch vụ (Công văn số 13409/CT-TTHT ngày 02/4/2018 của Cục thuế Hà Nội)

Trường hợp Công ty ký hợp đồng với Nhà thầu nước ngoài ( Thuế NTNN ), hợp đồng tách riêng giá trị máy móc thiết bị, dịch vụ vận chuyển, lắp đặt, bảo hành … thì Công ty nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài theo phương pháp trực tiếp như sau:

– Về thuế GTGT: Tỷ lệ thuế GTGT tính trên doanh thu tính thuế cụ thể như sau:

Đối với máy móc, thiết bị: Công ty thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT tại cơ quan hải quan khi thực hiện thủ tục nhập khẩu.

Đối với dịch vụ: Thiết kế xây lắp, xây dựng, lắp đặt (không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị), thử nghiệm và vận hành thử, đào tạo, bảo hành, quản lý gói thầu và dịch vụ khác: áp dụng tỷ lệ là 5%

Đối với dịch vụ vận chuyển; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị: áp dụng tỷ lệ là 3%.

– Về thuế TNDN: Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế cụ thể như sau:

Đối với máy móc, thiết bị: áp dụng tỷ lệ là 1%

Đối với dịch vụ: Thiết kế xây lắp, thử nghiệm và vân hành thử, đào tạo, bảo hành, quản lý gói thầu và dịch vụ khác: áp dụng tỷ lệ là 5%

Đối với dịch vụ vận chuyển, xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị: áp dụng tỷ lệ là 2%.

Thuế nhà thầu trong trường hợp sử dụng nhà thầu phụ (Công văn số 2044/TCT-CS ngày 28/05/2018 của Tổng cục thuế)

Công ty là Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện công việc được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Nhà thầu chính có giao bớt một phần giá trị công việc cho nhà thầu phụ Việt Nam mà các nhà thầu phụ Việt Nam này không nằm trong danh sách nhà thầu và các hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu ký giữa Nhà thầu chính với bên Việt Nam thì doanh thu tính thuế TNDN của Công ty không được tính trừ phần giá trị công việc, giá trị thuê máy móc, thiết bị, thuê nhân công… do nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.

Tỷ giá tính thuế nhà thầu nước ngoài – Thuế NTNN (Công văn số 2586/TCT-CS ngày 28/6/2018 của Tổng cục thuế và Công văn số 48097/CT-TTHT ngày 10/07/2018 của Cục thuế Hà Nội)

Từ ngày 01/01/2015, trường hợp Nhà thầu nước ngoài có tài khoản mở tại Ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của NHTM nơi Nhà thầu nước ngoài mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán.

Trường hợp Nhà thầu nước ngoài không mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam nhưng nhận được doanh thu bằng ngoại tệ (đô la Mỹ) do Bên Việt Nam thanh toán cho nhà thầu nước ngoài thông qua tài khoản mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam của Bên Việt Nam thì áp dụng tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại nơi Bên Việt Nam mở tài khoản để quy đổi doanh thu tính thuế của Nhà thầu nước ngoài từ đô la Mỹ sang đồng Việt Nam theo quy định. Đối với doanh thu quy đổi từ các ngoại tệ khác ra đồng Việt Nam thì sử dụng tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với một số ngoại tệ khác để xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 3 Quyết định 2730/QĐ-NHNN.

Dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam sang nước ngoài (Công văn số 2157/TCT-CS ngày 04/6/2018 của Tổng cục thuế)

Trường hợp một Công ty tại Việt Nam ký hợp đồng hợp tác vận chuyển bưu chính với Công ty khác ở nước ngoài để vận chuyển, giao nhận bưu phẩm (gồm giấy phép hải quan, báo chí, tạp chí, sách, các tài liệu, hồ sơ in ấn, mẫu và sản phẩm thương mại) theo hai chiều từ Việt Nam đi nước ngoài và ngược lại thì thuế nhà thầu ( Thuế NTNN ) được áp dụng đối với dịch vụ chuyển phát theo chiều Việt Nam đi nước ngoài theo quy định nêu trên. Trường hợp chia cước thanh toán dịch vụ bưu chính quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài theo quy định của Luật Bưu chính, các điều ước quốc tế về Bưu chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam thì thuộc đối tượng không áp dụng Thông tư số 103/2014/TT-BTC.

Cấp mã số thuế để kê khai nộp thuế nhà thầu theo phương pháp hỗn hợp (Công văn số 3065/TCT-KK ngày 09/8/2018 của Tổng cục thuế)

Trường hợp thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam muốn tham gia hoạt động kinh doanh dưới hình thức nhà thầu nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam và ký kết thông qua các hợp đồng thương mại với khách hàng Việt Nam thì phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31/5/2007 của Chính phủ quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền cấp, thương nhân nước ngoài thực hiện đăng ký thuế theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC.

Việc thực hiện kê khai, nộp thuế nhà thầu ( Thuế NTNN ) theo phương pháp hỗn hợp của thương nhân nước ngoài sau khi đăng ký thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 4431/TCT-KK ngày 23/9/2016 của Tổng cục Thuế về việc kê khai thuế nhà thầu.

Quy Định Về Hợp Đồng Thầu Phụ Và Nhà Thầu Phụ Trong Đấu Thầu

Quy định về hợp đồng thầu phụ, sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của nhà thầu phụ trong đấu thầu theo quy định mới nhất năm 2021? Quy định về việc sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu? Hợp đồng thầu phụ thì có những yêu cầu gì?

Ngày nay, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, người ta thường hay nhắc đến thuật ngữ “đấu thầu”, “hoạt động đấu thầu”. Nếu hiểu một cách khái quát như một hoạt động mua bán hàng hóa nhưng dưới hình thức đặc biệt khi người mua (còn gọi bên mời thầu) có quyền yêu cầu nhiều bên tham gia và trên cơ sở đó lựa chọn người bán (còn gọi là bên nhà thầu) tốt nhất cho nhu cầu của mình dưới một quy trình và hình thức nhất định, dân chủ, công khai và cạnh tranh công bằng.

Trong quan hệ đấu thầu, bên cạnh bên mời thầu, nhà thầu chính thì trong một số trường hợp, còn có sự tham gia của nhà thầu phụ trong đấu thầu. Vậy việc sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu được quy định như thế nào? Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định về hợp đồng thầu phụ và việc sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu được quy định cụ thể tại Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT.

Trên thực tế hiện nay, trong quan hệ đấu thầu, người ta thường nhắc đến “nhà thầu phụ” và “nhà thầu chính”. Nếu “nhà thầu chính” là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu trực tiếp tham việc đấu thầu, được đứng tên dự thầu (đứng tên trên hồ sơ dự thầu) và là người trực tiếp ký kết hợp đồng với chủ đầu tư (bên mời thầu) khi được lựa chọn trúng thầu sau khi thực hiện quá trình đấu thầu (theo khoản 35 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013) thì khái niệm “nhà thầu phụ” lại được hiểu theo nghĩa khác.

Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 36 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013, “nhà thầu phụ” là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu không trực tiếp tham gia đấu thầu, tham gia dự thầu nhưng lại tham gia thực hiện gói thầu trên cơ sở nội dung thỏa thuận trong hợp đồng được ký giữa họ với nhà thầu chính.

Trong quy định về nhà thầu phụ, còn có quy định về “nhà thầu phụ đặc biệt”. Đây là khái niệm dùng để chỉ nhà thầu phụ được nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất với nội dung sẽ thực hiện những công việc mang tính đặc biệt, quan trọng trong gói thầu.

Quy định về việc sử dụng “nhà thầu phụ” trong hoạt động đấu thầu: Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 12 Chương VI, Phần thứ nhất của Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT thì nội dung về nhà thầu phụ được quy định như sau:

– Nhà thầu phụ được ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc được nêu trong hồ sơ dự thầu được xác định là những nhà thầu nằm trong danh sách nhà thầu phụ nêu tại phần điều kiện cụ thể của hợp đồng nằm trong hồ sơ dự thầu.

– Việc có sử dụng nhà thầu phụ hay không sẽ không làm thay đổi, cũng như không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của nhà thầu.

– Chỉ khi được chủ đầu tư chấp thuận, nếu không, nhà thầu không được phép thay thế, hay bổ sung nhà thầu phụ nằm ngoài danh sách các nhà thầu phụ được nêu tại Điều kiện cụ thể của Hợp đồng.

– Giá trị công việc mà các nhà thầu phụ phải thực hiện theo nội dung hồ sơ dự thầu thì không được vượt quá tỷ lệ % (phần trăm) theo giá hợp đồng được nêu tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng.

– Ngoài các công việc đã được kê khai về việc sử dụng nhà thầu phụ được thể hiện trong hồ sơ dự thầu thì nhà thầu không được yêu cầu hay sử dụng nhà thầu phụ cho các công việc khác.

– Những yêu cầu khác đối với nhà thầu phụ phải được quy định cụ thể tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng trong Hồ sơ dự thầu.

Hiện nay, mặc dù trong Luật Đấu thầu năm 2013 không đề cập đến khái niệm hợp đồng thầu phụ, tuy nhiên tại quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP lại có quy định về một trong những loại hợp đồng hợp đồng xây dựng được phân loại dựa theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng là hợp đồng thầu phụ. Cụ thể, theo đó, hợp đồng thầu phụ được xác định là khái niệm dùng để chỉ hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ. Trong khi đó, hợp đồng thầu chính lại là khái niệm dùng để chỉ loại hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính/tổng thầu.

Hợp đồng thầu phụ là loại hợp đồng được ký kết giữa nhà thầu chính/tổng thầu với nhà thầu phụ, để nhằm mục đích thỏa thuận về việc thực hiện gói thầu mà nhà thầu đã có được sau quá trình đấu thầu.

Hợp đồng thầu phụ là cơ sở để xác định phạm vi công việc, phần công việc, tỷ lệ phần trăm công việc mà nhà thầu phụ được thực hiện khi tham gia thực hiện gói thầu này, và là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của nhà thầu/tổng thầu và nhà thầu phụ trong việc thực hiện gói thầu.

Ngoài ra, do hợp đồng thầu phụ là căn cứ ghi nhận sự thỏa thuận cũng như căn cứ xác lập quan hệ giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ nên mọi nội dung trong các hợp đồng thầu phụ đều phải đáp ứng yêu cầu là thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư.

Đồng thời, tùy vào từng lĩnh vực công việc thực hiện trong gói thầu mà hợp đồng thầu phụ cũng có những yêu cầu khác. Có thể ví dụ như đối với hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng thì căn cứ theo quy định tại Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, hợp đồng thầu phụ cần đáp ứng một số quy định sau:

– Hợp đồng thầu phụ phải được ký kết với nhà thầu phụ có năng lực hành nghề, năng lực hoạt động phù hợp với yêu cầu khi thực hiện gói thầu.

– Nếu nhà thầu chính là nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ việt Nam chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài nếu sau khi đã xác định được các nhà thầu phụ trong nước Việt Nam đã không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.

– Trong hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính hoặc Tổng thầu không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.

– Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

– Nhà thầu phụ có tất cả quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu…

Như vậy, nhà thầu phụ đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ đấu thầu. Mặc dù không trực tiếp tham gia dự thầu nhưng nhà thầu phụ là điều kiện giúp cho nhà thầu chính thực hiện hiệu quả gói thầu đối với những phần công việc mà nhà thầu chính không có năng lực thực hiện.

Luật sư cho tôi hỏi hợp đồng thầu phụ là gì, khi nào có hợp đồng thầu phụ và trong hợp đồng thầu phụ thì có những yêu cầu quy định như thế nào, tôi xin cảm ơn!

Nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

Theo quy định tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP một hợp đồng thầu chính có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ. Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:

+ Chỉ được ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầu phụ.

+ Nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò là nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài khi các nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Đối với các vật tư, thiết bị tạm nhập tái xuất phải được quy định cụ thể trong hợp đồng theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng các vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.

+ Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, sai sót của mình và các công việc do các nhà thầu phụ thực hiện.

+ Tổng thầu, nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.

Đối với nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định (nếu có) là nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định là nhà thầu phụ được chủ đầu tư chỉ định cho nhà thầu chính hoặc tổng thầu thuê làm nhà thầu phụ để thực hiện một số phần việc chuyên ngành có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc khi thầu chính, tổng thầu không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi chủ đầu tư đã yêu cầu.

+ Đối với các hợp đồng xây dựng áp dụng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định, thì các bên hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các tình huống chủ đầu tư được chỉ định nhà thầu phụ.

+ Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có quyền từ chối nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định nếu công việc nhà thầu chính hoặc tổng thầu, thầu phụ đang thực hiện vẫn tuân thủ đúng các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có đầy đủ cơ sở cho rằng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định không đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng.

Chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. Quy định về đánh giá danh sách nhà thầu phụ

Công ty em làm việc cho hiện đang cần chỉ định thầu một gói có tên là Đánh giá danh sách nhà thầu phụ cho gói EPC (trước đó). Em xin hỏi gói này có thuộc dịch vụ tư vấn định nghĩa trong Luật đấu thầu không và dự thảo hợp đồng cần quy định các điều khoản nào? Mong được luật sư tư vấn và giúp đỡ.?

Theo quy định tại khoản 8, Điều 4 Luật đấu thầu 2013 quy định về dịch vụ tư vấn như sau:

” Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.”

Như vậy, theo quy định trên thì gói thầu đánh giá danh sách nhà thầu phụ gói EPC là nằm trong hoạt động dịch vụ tư vấn đấu thầu. Về dự thảo hợp đồng thì Điều 89 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về nguyên tắc chung của hợp đồng như sau:

“1. Hợp đồng được ký kết giữa các bên là hợp đồng dân sự; được thỏa thuận bằng văn bản để xác lập trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện toàn bộ phạm vi công việc thuộc hợp đồng. Hợp đồng đã được các bên ký kết, có hiệu lực và phù hợp với quy định của pháp luật là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

2. Nội dung của hợp đồng phải được lập theo mẫu quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đồng thời phù hợp với kết quả thương thảo hợp đồng, kết quả lựa chọn nhà thầu trên cơ sở yêu cầu của gói thầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

Và nội dung của hợp đồng được quy định tại khoản 2, Điều 398 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”

Khái Niệm Và Yêu Cầu Trong Lựa Chọn Nhà Thầu Và Đấu Thầu

Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xâv dựng khác.Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, lổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt dộng xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có thể giao một phần công việc của hợp đồng cho thầu phụ. Thầu phụ phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng tương ứng và được chủ đầu tư công trình chấp nhận. Thầu phụ không được giao toàn bộ hoặc phần việc chính theo hợp đồng cho nhà thầu khác.Việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo các yêu cầu sau:– Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cõng trình.– Chọn được nhà thầu có dủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý.– Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch.Tuỳ theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết dinh đầu tư hoặc chủ đầu tu xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau đây:1. đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.2. Chỉ định thầu.3. Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.Nhu vậy, đấu thầu chỉ là một trong các phương thức lựa chọn nhà thầu. Phương thức lựa chọn nhà thầu này, trong hoạt động xây dựng có hai hình thức thực hiện là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Theo Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29-11-2005 thì: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cẩu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn Nhà nước theo quy định, trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.Yêu cầu dối với đấu thầu trong hoạt động xây dựng:– Đấu thầu trong hoạt động xây dựng để lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhằm đảm bảo tính cạnh tranh.– Đấu thầu chỉ được thực hiện khi đã xác định được nguồn vốn để thực hiện công việc.– Không được kéo dài thời gian thực hiện đấu thầu để đảm bảo tiến độ, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.– Bên trúng thầu phải có phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý.– Nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam được hưởng chế độ ưu dãi theo quy định của Chính phủ.– Không được sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dự thầu; dàn xếp, mua, bán thầu; dùng ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quả đấu thầu hoặc bỏ thầu dưới giá thành xây dựng công trình.

Tác dụng và mục đích của đấu thầu1. Mục đích của đấu thầuĐấu thầu trong hoạt động xây dựng là quá trình cạnh tranh giữa các nhà thầu nhằm xác định được người nhận thầu thi công công trình đảm bảo các yêu cầu kinh tế – kỹ thuật đặt ra đối với việc xây dựng công trình.Tổ chức đấu thầu trong xây dựng về thực chất là tổ chức quá trình mua bán, trong đó có thể hiểu:– Người mua là chủ đầu tư;– Người bán là nhà thầu;– Sản phẩm mua bán là công trình xây dụng;– Yêu cầu đặt ra đối với quá trình mua bán: phải có sự cạnh tranh lành mạnh giữa những người bán sao cho người mua tìm được người bán sẵn sàng cung ứng sản phẩm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu với giá cả hợp lý nhất.Có thể nhìn nhận đấu thầu từ các phương diện sau:Trên phương diện của Chủ đầu tư: Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu (khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị…) đáp ứng được yêu cầu kinh tế – kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình.Trên phương diện nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu giành cơ hội nhận được thầu khảo sát, thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lấp công trình.Trên phương diện quản lý Nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.Đứng trên mọi góc độ của quá trình đấu thầu ta có thể thấy công tác đấu thầu được thực hiện nhằm mục đích đám bảo sự cạnh tranh công khai, lành mạnh và bình đẳng giữa các nhà thầu nhằm tạo cơ hội nhận hợp đồng trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư trong hồ sơ mời thầu.Như vậy có thể nói rằng mục đích của công tác đấu thầu chính là chất lượng, giá thành, tiến độ xây lắp, an ninh, an toàn… của công trình tương lai. Trong mọi nỗ lực của mình nhà thầu luôn phải chứng tỏ cho Chủ đẩu tư vể khả năng thực hiện hợp đồng của mình là hiệu quả hơn, thực thi hơn các nhà thầu khác. Thông qua công tác đấu thầu Chủ đầu tư sẽ tìm được nhà thầu đáp ứng dược các yêu cầu của gói thầu và có giá thành hợp lý nhất.

2. Tác dụng của đấu thầuCông tác đấu thầu mang lại lợi ích cho tất cả các chủ thè tham gia:Đối với Chủ đầu tư: Lựa chọn được nhà thầu có nãng lực đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, tài chính, tiến độ,… đảm bảo chất lượng công trình, thời gian, tiết kiệm vốn đầu tư với giá cả hợp lý nhất, chống lại tình trạng độc quyền về giá.Đối với nhà thầu: Đảm bảo tính công bằng giữa các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử giữa các nhà thầu. Kích thích các nhà thầu cạnh tranh nhau để giành được hợp đồng. Muốn như vậy các nhà thầu phải không ngừng nâng cao trình độ, công nghệ,… đưa ra các giải pháp thi công tốt nhất để thắng thầu, luôn có trách nhiệm cao đối với công việc, chất lượng sản phẩm, thời gian thi công… để nâng cao uy tín đối với khách hàng.Đối với Nhà nước: Tạo cơ sở để đánh giá tiềm năng của các đơn vị kinh tế từ đó có các chính sách xã hội thích hợp. Ngãn chặn biểu hiện tiêu cực diễn ra, tránh được sự thiên vị đặc quyền đặc lợi, móc ngoặc riêng với nhau làm thất thoát vốn đầu tư của nhà nước như phương thức giao thầu trước đây. Thông qua đấu thầu tạo tiền đề quản lý tài chính của các dự án cũng như các doanh nghiệp xây dựng có hiệu quả.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thuế Nhà Thầu Là Gì? Cách Tính Thuế Nhà Thầu Đúng Quy Định trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!