Cập nhật nội dung chi tiết về Tiếp Thị Liên Kết Là Gì? Tổng Quan Về Tiếp Thị Liên Kết mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tiếp thị liên kết với tên gọi Affiliate Marketing là khái niệm được nhắc đến nhiều trong xu hướng kinh doanh trực tuyến ngày nay. Tiếp thị liên kết được nhiều đơn vị công ty, doanh nghiệp sử dụng như một hình thức tăng doanh thu và lợi nhuận mới mẻ, hiệu quả.
Bài viết này của WEBICO sẽ giới thiệu với bạn “Tổng quan về Tiếp thị liên kết” và các yếu tố khác xung quanh khái niệm này.
Tỉ lệ chuyển đổi là gì? Làm thế nào để gia tăng tỉ lệ chuyển đổi trong Marketing?
Tiếp thị liên kết là gì?
Tiếp thị liên kết (affiliate marketing) là một cách để các doanh nghiệp, công ty tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của mình dựa trên nền tảng Internet. Trong đó, một website sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều website khác và được hưởng hoa hồng từ phương thức quảng bá này thông qua lượng truy cập, doanh số bán hàng hoặc mức độ thành công của đơn hàng…
Các yếu tố cần thiết trong mô hình tiếp thị liên kết
Để có thể thực hiện được loại hình Marketing này, cần phải có 4 đối tượng / yếu tố chính:
Nhà cung cấp sản phẩm (Advertiser): Đơn vị, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cần bán, với mong muốn tối ưu và gia tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến. Họ có quyền đưa ra mức hoa hồng cụ thể đối với các sản phẩm được bán.
Đối tác / Cộng tác viên (Publisher): Các đơn vị, cá nhân sở hữu website riêng, blog hay các trang mạng xã hội có lượt truy cập cao, có thể mang về lợi nhuận cho người sở hữu khi tham gia phân phối các link liên kết, sản phẩm, dịch vụ từ nhà cung cấp.
Tùy vào mục tiêu và và hoàn cảnh cá nhân mà bạn có thể lựa chọn trở thành một trong bốn đối tượng chủ đạo của Affiliate Marketing.
Các hình thức thanh toán mà tiếp thị liên kết chấp nhận
Tổng quan về Affiliate Marketing tại Việt Nam và thế giới
Có thể nói, hình thức Marketing Affiliate đã có mặt trên thế giới được một thời gian kha lâu trước khi du nhập vào Việt Nam. Trong những năm gần đây, khái niệm này được nhắc đến nhiều nhờ vào sự phát triển của việc mua bán, giao dịch trao đổi hàng hóa trực tuyến, và Affiliate Marketing trở lại ở nhiều nước đang phát triển như một xu hướng quảng bá sản phẩm, dịch vụ đầy tiềm năng và có thể mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hiếm thấy cho doanh nghiệp, kể cả những cá nhân không có trong tay đồng vốn nào.
Như vậy, tiếp thị liên kết có phải là nền tảng tối ưu để thực hiện các hoạt động kinh doanh? Và nếu có, thì chúng ta nên sử dụng Affiliate Marketing như thế nào để bán hàng và kiếm tiền hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết “Cách kiếm tiền online với affiliate hiệu quả, kiếm tiền nhanh” sắp tới của WEBICO!
Đừng quên theo dõi WEBICO BLOG hoặc Fanpage của chúng tôi để luôn cập nhật những bài viết mới nhất! — ? WEBICO – GIẢI PHÁP THIẾT KẾ WEB HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP ?
? Địa chỉ: Mekong Tower, 235-241 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM ? Hotline: 1800 6016 ▪️ Email: email@webico.vn ▪️ Website: chúng tôi ▪️Facebook: https://www.facebook.com/webico.vn/
Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn, bộ phận tư vấn của WEBICO sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!
post
Tiếp Thị Trực Tiếp Là Gì? Có Những Công Cụ Tiếp Thị Trực Tiếp Nào?
Các công cụ tiếp thị trực tiếp là gì?
Marketing qua catalog
Để thực hiện tiếp thị trực tiếp qua catalog, doanh nghiệp gửi catalog tới khách hàng tiềm năng qua đường bưu điện. Dựa trên các catalog này, khách hàng sẽ đặt hàng cũng qua đường bưu điện.
Bán hàng theo catalog tạo được điểm nổi bật cho sản phẩm bằng cách bổ sung tư liệu hay thông tin về mình vào catalog, gửi mẫu hàng kèm theo, trang bị đường dây nóng đặc biệt để giải đáp các câu hỏi được gửi đến.
Dựa vào cơ sở dữ liệu của mình, doanh nghiệp cũng có thể gửi kèm catalog quà biếu cho những khách hàng tốt nhất. Có nhiều công ty đã thành công bằng cách bán hàng theo catalog. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có địa chỉ khách hàng chính xác và thiết kế các catalog tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.
Marketing qua thư trực tiếp
Điều đó có nghĩa là marketing bằng thư trực tiếp ngoài khả năng bán được sản phẩm còn giúp người ta thu thập được danh sách khách hàng tiềm năng.
Gửi thư trực tiếp đang ngày càng phổ biến vì nó hướng tới những khách hàng đã được lựa chọn kĩ. Thư trực tiếp có thể tiếp cận từng cái nhân, linh hoạt và cho phép tiến hành trắc nghiệm và lượng định kết quả.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, chi phí cho từng đối tượng khách hàng được tiếp cận cao hơn so với các phương tiện truyền thông đại chúng. Hình thức này phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của hệ thống bưu điện.
Marketing qua điện thoại
Marketing qua điện thoại ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, khi nhiều người tham gia cùng một lúc sẽ dẫn đến điện thoại bị nghẽn mạch kéo theo nhiều khách hàng bị bỏ lỡ hoặc không hài lòng. Các trang web của các công ty môi giới, các công ty bất động sản đã và đang thành công với hình thức này.
Tiếp thị trực tiếp trên truyền hình
Truyền hình cũng được sử dụng để bán hàng. Tuy nhiên, nó được áp dụng theo hai cách. Cách thứ nhất là phát các chương trình truyền hình giới thiệu về sản phẩm và cho khách hàng số điện thoại miễn phí để đặt hàng. Cách thứ hai, sử dụng toàn bộ chương trình hoặc kênh truyền hình cho việc bán sản phẩm và dịch vụ.
Qua các chương trình truyền hình, khách hàng ngày càng biết đến sản phẩm và hình ảnh doanh nghiệp. Số lượng khách hàng xem các chương trình truyền hình là rất lớn do vậy hiệu quả của phương pháp này khá cao.
Tuy nhiên, giờ xem các chương trình truyền hình của khách hàng là rất khác nhau. Do vậy, một thông điệp về bất kì sản phẩm nào cũng đều phải phát nhiều lần ở những thời điểm khác nhau, chi phí cần bỏ ra là khá lớn.
Tiếp thị trực tiếp trên truyền thanh, tạp chí và báo
Đài, tạp chí hay các tờ báo cũng được sử dụng để chào hàng trực tiếp cung cấp cho khách hàng một số điện thoại đặt hàng miễn phí hoặc phiêu đặt hàng đính kèm theo.
Các thông tin trên báo chí thường được đông đảo quần chúng quan tâm, điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nhiều hơn đến từng loại đối tượng khách hàng và khắc hoạ hình ảnh của doanh nghiệp.
Computer marketing
Khi công nghệ thông tin phát triển khách hàng có thể thanh toán trực tiếp qua mạng internet. Tuy nhiên, rất có thể Website của doanh nghiệp khó có thể được khách hàng mục tiêu biết đến.
Ngoài ra, nguy cơ đe doạ từ đối thủ cạnh tranh là rất lớn bởi nếu không cẩn trọng thì hình thức này có thể được xem là “vén áo cho người xem lưng” khi doanh nghiệp không có được chương trình bảo mật cẩn trọng.
Triển vọng phát triển tiếp thị trực tiếp tại Việt Nam
Thuận lợi
Với số dân trên 80 triệu, có quan hệ thương mại với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 400 USD (năm 2000) lên 750 USD (năm 2007), Việt Nam được coi là một thị trường mới, đầy tiềm năng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (như Unilever, P&G…) là những doanh nghiệp tiên phong đưa marketing trực tiếp vào thị trường Việt Nam (với các chương trình nghiên cứu thị trường, thăm dò thị hiếu khách hàng trước khi ra quyết định đầu tư kinh doanh). Marketing trực tiếp tại Việt Nam được dự báo sẽ phát triển thuận lợi nhờ:
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao, khả năng chi trả của khách hàng tăng; số lượng phụ nữ đi làm tăng lên, thời gian dành cho mua sắm và tiêu dùng ngày càng ít đi; dân số trẻ, dễ tiếp cận với các hình thức kinh doanh mới và Internet ngày càng trở nên quen thuộc với người dân; thương mại điện tử phát triển nhanh; thời gian người dân dành để xem tivi ngày càng nhiều…
Khó khăn
Mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng việc ứng dụng tiếp thị trực tiếp tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, cần được quan tâm giải quyết:
Người dân chưa quen với các hình thức mua hàng trực tiếp
Qua các phương tiện truyền thông như Internet, truyền hình hay điện thoại, mặc dù trên thực tế, 1/2 số dân của Việt Nam dưới 30 tuổi (độ tuổi thích mua sắm qua phương tiện truyền thông). Dịch vụ bán hàng nhỏ kiểu gia đình khá phổ biến (chiếm khoảng 90%) và mô hình gia đình truyền thống với nhiều thế hệ cùng chung sống, cho phép có thành viên có thời gian rỗi để đi chợ hàng ngày… đã góp phần hạn chế sự phát triển của hình thức tiếp thị trực tiếp.
Hệ thống thông tin về khách hàng chưa phát triển.
Tâm lý ngại cung cấp thông tin cá nhân hoặc thể hiện rõ nhu cầu của mình cho các doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm thông tin vẫn còn khá phổ biến. Điều đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu thập thông tin về khách hàng nhằm tạo cơ sở dữ liệu, gây cản trở cho các hoạt động marketing trực tiếp.
Việc giao dịch bằng các công cụ của tiếp thị trực tiếp chưa dễ dàng, thuận tiện và an toàn;
Do đó, chưa đủ tính thuyết phục để điều chỉnh hành vi kinh doanh; cơ sở hạ tầng pháp lý thiếu và chưa đồng bộ; cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và viễn thông còn yếu; nguồn nhân lực chuyên về thương mại điện tử còn mỏng về số lượng và yếu về chất lượng; giá cước viễn thông còn cao; trình độ ngoại ngữ của người sử dụng dịch vụ kém…;
Các doanh nghiệp chưa có ý thức xây dựng các Website bằng tiếng Anh nên khó thu hút các khách hàng người nước ngoài. Bên cạnh đó, chưa có một kênh riêng cho bán hàng, do vậy, các hoạt động bán hàng qua tivi (hoặc radio) là không thể áp dụng. Thời gian, thủ tục gửi thư đặt hàng còn phức tạp; mức độ an toàn của hệ thống an ninh mạng và thanh toán qua ngân hàng còn chưa thực sự tốt.
Dịch vụ thiết kế website của SEMTEK
VPS có cấu hình cao có tính ổn định & bảo mật an toàn cao
Sử dụng dễ dàng dù không cần am hiểu IT
Tốc độ luôn ổn định, băng thông 32Gbit, hạ tầng đồng bộ mạnh mẽ
Hỗ Trợ kỹ thuật hệ thống liên tục 24/7
VPS SSD sử dụng công nghệ 100% SSD Intel Enterprise và hỗ trợ chống DdoS
Tốc độ vượt trội
Sử dụng 100% ổ cứng SSD Enterprise mang đến trải nghiệm khác biệt về tốc độ truy vấn xử lý dữ liệu
Bảo vệ dữ liệu
Dữ liệu sẽ được backup định kỳ hàng tuần nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu ở mức độ cao nhất
Dùng thử miễn phí
Trải nghiệm Cloud VPS SSD miễn phí trong vòng 07 ngày trước khi quyết định sử dụng dịch vụ
Đội ngũ tư vấn
Trải nghiệm sự khác biệt với dịch vụ chăm sóc khách hàng từ đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và thân thiện
Nâng cấp dễ dàng
Hệ thống cho phép nâng cấp, mở rộng tài nguyên CPU, RAM, SSD ngay lập tức trong quá trình sử dụng
Hệ điều hành
Chủ động lựa chọn nhiều hệ điều hành với các phiên bản khác nhau tuỳ theo nhu cầu sử dụng
Thời gian uptime
Xây dựng và thiết kế theo cơ chế N+1, tăng cường sự ổn định và đảm bảo thời gian uptime tới 99,5%
Công cụ quản lý
Giao diện quản lý được thiết kế với phong cách đơn giản và trực quan với người dùng Marketing trực tiếp là gì
Khi thiết kế website bán hàng tại SEMTEK, quý khách được tư vấn trọn gói tận tình từ khâu chọn domain, tư vấn thiết kế giao diện web bán hàng và các chức năng nghiệp vụ quản lý, chiến lược phát triển quảng bá website và tìm kiếm nguồn khách hàng. Bên cạnh đó bạn cũng tham gia vào quá trình giám sát tiến độ hoàn thành của việc thiết kế website bổ sung ý kiến trong từng công đoạn thiết kế để đảm bảo một sản phẩm hoàn hảo nhất.Website của bạn sẽ được thiết kế với giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng, thiết kế web chuẩn SEO mà còn có tốc độ tải trang nhanh.
Việc chọn được đơn vị thiết kế website bán hàng tốt không chỉ tạo ra một web bán hàng tiếp thị trực tiếp chuyên nghiệp, khẳng định thương hiệu cho người kinh doanh mà còn hỗ trợ tuyệt vời trong khâu quảng bá sản phẩm dịch vụ để gia tăng doanh số. Hãy để SEMTEK đồng hành cùng bạn trong việc bán hàng.
SEMTEK Co,. LTD
Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 098 300 9285
Email: quang.nguyen@semtek.com.vn
Website: https://www.semtek.com.vn/
Tiếp thị trực tuyến
Dịch vụ tiếp thị trực tuyến
Công cụ tiếp thị trực tiếp
Ví dụ về tiếp thị trực tiếp
Công Ty Liên Kết Là Gì? Tìm Hiểu Tất Tần Tật Về Công Ty Liên Kết
Hiện nay có rất nhiều mô hình công ty hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, một trong số đó là mô hình các công ty liên kết. Vậy công ty liên kết là gì và nó có gì khác với các mô hình công ty khác? Công ty liên kết là công ty được góp vốn thành lập từ các doanh nghiệp, công ty khác. Hình thức công ty này khá giống với công ty liên doanh mà bạn thường thấy trên thị trường hiện nay.
KHÁI NIỆM CÔNG TY LIÊN KẾT LÀ GÌ?
Công ty liên kết tên tiếng Anh thường gọi là Affiliate là một dạng mô hình doanh nghiệp. Hoạt động dưới hình thức góp vốn giữa các công ty và doanh nghiệp để hình thành hoạt động của doanh nghiệp này. Công ty liên kết phải thực hiện các công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán như việc kiểm soát tài khoản, các khoản nợ, doanh thu và các thu nhập khác của doanh nghiệp được hưởng trong hợp đồng của công việc liên kết này.
THẮC MẮC VỀ CÔNG TY LIÊN KẾT
Hỏi: Mức vốn tối thiểu mà một đơn vị có thể đầu tư vào công ty liên kết là bao nhiêu?
Đáp: Theo quy định hiện nay doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo đảm mức vốn điều lệ thực tế không thấp hơn mức vốn pháp định đã được quy định. Pháp luật Việt Nam quy định điều kiện về vốn pháp định (mức vốn pháp định) đối với một số ngành nghề cụ thể như: ngân hàng và tổ chức tín dụng; chứng khoán; kinh doanh bất động sản; kinh doanh bảo hiểm; kinh doanh vàng… Do đó nếu không phải hoạt động trong những nghành yêu cầu về vốn pháp định tối thiểu thì không cần phải đáp ứng về số vốn tối thiểu của doanh nghiệp.
—
Hỏi: Tôi và đối tác nước ngoài cùng liên kết để thành lập một công ty mới để làm ăn. Vậy số vốn tối đa mà đối tác của tôi có thể góp vào là bao nhiêu?
Đáp: Hiện nay chưa có văn bản nào quy định số vốn góp cụ thể bắt buộc cho từng doanh nghiệp hợp tác kinh doanh với nhau. Do đó bạn và đối tác của mình có thể họp bàn và thống nhất với nhau về mức vốn góp cho doanh nghiệp chung của 2 bên.
—
Hỏi: Nếu đối tác nước ngoài muốn mua toàn bộ vốn góp của doanh nghiệp trong nước thì có được phép hay không?
Đáp: Việc một đối tác mua lại toàn bộ số vốn góp của một doanh nghiệp sẽ làm thay đổi số vốn góp của doanh nghiệp đó. Chính vì thế cần xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền để xem xét theo nghành nghề và lĩnh vực hoạt động của công ty đó mà đưa ra quyết định có được phép mua toàn bộ số vốn góp đó hay không.
—
Hỏi: Trong một công ty liên kết thì tiêu chí nào để định giá tài sản của công ty đó.
Đáp: Cách định giá tài sản của công ty được tính dựa trên các tiêu chí : phần vốn góp thực tế của mỗi bên, tài sản cố định của công ty, vốn lưu động của công ty, tình hình kinh doanh trong thực tế của công ty, các khoản nợ của công ty…
—
Hỏi: Tôi muốn thành lập một công ty liên kết với đối tác nước ngoài, vậy doanh nghiệp mới của tôi phải chịu khác khoản thuế nào?
Đáp: Ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường thì doanh nghiệp phải chịu những khoản thuế sau: thuế môn bài, thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân(nếu có)., thuế tiêu thụ đặc biệt(nếu có)., thuế suất nhập khẩu(nếu có)., thuế thuê nhà(nếu có).
—
Hỏi: Các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn với Việt Nam thì bao giờ được phép chuyển tiền lãi về nước?
Đáp: Các doanh nghiệp làm ăn hợp tác với công ty Việt Nam được phép chuyển hàng năm và chuyển một lần toàn bộ lợi nhuận được chia sau khi hoàn thành việc tất toán tài chính của doanh nghiệp liên kết đó.
QUY ĐỊNH
Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai và có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
1. Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải thực hiện kê khai các giao dịch liên kết; loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.
2. Cơ quan thuế thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để không công nhận các giao dịch liên kết làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định tại Nghị định này.
3. Nguyên tắc giao dịch độc lập được áp dụng theo nguyên tắc giao dịch giữa các bên độc lập, không có quan hệ liên kết tại các Hiệp định thuế có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết
1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
2. Các bên liên kết tại khoản 1 Điều này được quy định cụ thể như sau:
a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, ông nội, bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;
h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
i) Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.
Công ty liên kết là mô hình hoạt động khá hiệu quả và được ưa chuộng rất nhiều trên thị trường kinh doanh hiện nay đặc biệt là khi tiến hành hợp tác với các đơn vị kinh doanh nước ngoài. Không chỉ đem lại hiệu quả về vốn và chi phí giữa 2 bên kinh doanh mà còn giúp tận dụng được nguồn lực của cả 2 bên đem lại sự phát triển đôi bên cùng có lợi trong công việc làm ăn kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Liên Kết Cộng Hóa Trị Là Gì?
Một trong những liên kết hóa học cơ bản nhất là liên kết cộng hóa trị, liên kết còn lại là liên kết ion. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu những kiến thức cơ bản về liên kết phân tử này.
Liên kết cộng hóa trị là gì?
Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai nguyên tử hoặc ion trong đó các cặp electron được chia sẻ với nhau. Liên kết cộng hóa trị cũng có thể được gọi là liên kết phân tử. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa hai nguyên tử phi kim có giá trị độ âm điện tương tự hoặc tương đối gần nhau.
Loại liên kết này cũng có thể được tìm thấy nhiều trong hóa học, chẳng hạn như các gốc và đại phân tử. Thuật ngữ “liên kết cộng hóa trị” lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1939, mặc dù Irving Langmuir đã đưa ra thuật ngữ “cộng hóa trị” vào năm 1919 để mô tả số lượng cặp electron được chia sẻ bởi các nguyên tử lân cận.
Khi so sánh với liên kết ion, các hợp chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và sôi thấp hơn và ít hòa tan trong nước. Các hợp chất cộng hóa trị có thể ở trạng thái khí, lỏng hoặc rắn và không dẫn điện hoặc nhiệt tốt. Một cặp electron được chia sẻ giữa hai nguyên tử được gọi là cặp liên kết. Một cặp electron không được chia sẻ giữa hai nguyên tử được gọi là cặp đơn độc.
Tính chất của liên kết cộng hóa trị
Liên kết cộng hóa trị không dẫn đến sự hình thành các electron mới. Mối liên kết chỉ trao đổi electron với nhau.
Chúng là những liên kết hóa học rất mạnh tồn tại giữa các nguyên tử.
Một liên kết cộng hóa trị thường chứa năng lượng khoảng 80 kilocalories / mol (kcal / mol).
Liên kết cộng hóa trị hiếm khi bị phá vỡ một cách tự nhiên sau khi nó được hình thành.
Hầu hết các hợp chất có liên kết cộng hóa trị có điểm nóng chảy và điểm sôi tương đối thấp.
Các hợp chất có liên kết cộng hóa trị thường có entanpi hóa hơi và nhiệt hạch thấp hơn.
Các hợp chất được tạo thành bằng liên kết cộng hóa trị không dẫn điện do thiếu các điện tử tự do.
Các hợp chất cộng hóa trị không tan trong nước.
Quy tắc bát tử là gì?
Quy tắc bát tử là tất cả các nguyên tử trong một phân tử có electron hóa trị 8 hoặc bằng cách chia sẻ, mất hoặc sau khi được electron để được giá trị 8. Đối với liên kết phân tử, các nguyên tử có xu hướng chia sẻ các electron của chúng với nhau để thỏa mãn quy tắc Octet. Nó đòi hỏi 8 electron vì đó là lượng electron cần thiết để lấp đầy một cấu hình electron lớp s hoặc p.
Các loại liên kết cộng hóa trị
Có 5 loại liên kết cộng hóa trị và mình sẽ giới thiệu lần lượt từng loại kèm theo đó là ví dụ minh họa.
Liên kết đơn phân tử
Một liên kết đơn là khi 2 phân tử đều chia sẽ 1 cặp electron duy nhất. Mặc dù dạng liên kết này yếu hơn và có mật độ nhỏ hơn liên kết đôi và liên kết ba, nhưng nó ổn định nhất vì nó có mức độ phản ứng thấp hơn đồng nghĩa với việc ít bị ảnh hưởng hơn khi mất electron trước các nguyên tử muốn đánh cắp electron.
Ví dụ: Liên kết phân tử giữa nguyên tử H2 và Cl2 sẽ tạo thành aixt HCl.
Liên kết đôi phân tử
Liên kết đôi là khi hai nguyên tử chia sẻ hai cặp electron với nhau. Nó được mô tả bởi hai đường ngang giữa hai nguyên tử trong một phân tử. Loại liên kết này mạnh hơn nhiều so với liên kết đơn, nhưng kém ổn định hơn.
Ví dụ 2: Khí CO2
Carbon dioxide có tổng cộng 1 nguyên tử Carbon và 2 nguyên tử Oxy. Mỗi nguyên tử Oxy có 6 electron hóa trị trong khi nguyên tử Carbon chỉ có 4 electron hóa trị. Để đáp ứng Quy tắc Octet, Carbon cần thêm 4 electron hóa trị. Vì mỗi nguyên tử Oxy có 3 cặp electron đơn độc, mỗi cặp có thể chia sẻ 1 cặp electron với Carbon.
Liên kết 3 phân tử
Liên kết ba là khi ba cặp electron được chia sẻ giữa hai nguyên tử trong một phân tử. Nó là loại kém ổn định nhất trong các loại liên kết cộng hóa trị.
Ví dụ: C2H2
Acetylene có tổng cộng 2 nguyên tử Carbon và 2 nguyên tử hidro. Mỗi nguyên tử hidro có 1 electron hóa trị trong khi mỗi nguyên tử Carbon có 4 electron hóa trị. Mỗi Carbon cần thêm 4 electron và mỗi hidro cần thêm 1 electron. Hidro chia sẻ electron duy nhất của nó với Carbon để có được vỏ hóa trị đầy đủ. Bây giờ Carbon có 5 electron.
Bởi vì mỗi nguyên tử Carbon có 5 electron – 1 liên kết đơn và 3 electron chưa ghép cặp – hai Carbons có thể chia sẻ các electron chưa ghép cặp của chúng, tạo thành liên kết ba.
Liên kết hóa trị có cực
Một liên kết cộng hóa trị có cực được tạo ra khi các electron dùng chung giữa các nguyên tử không được chia sẻ như nhau. Điều này xảy ra khi một nguyên tử có độ âm điện cao hơn nguyên tử mà nó đang chia sẻ.
Nguyên tử có độ âm điện cao hơn sẽ có lực hút mạnh hơn đối với các điện tử. Do đó, các electron được chia sẻ sẽ ở gần nguyên tử hơn với độ âm điện cao hơn, khiến nó được chia sẻ không đồng đều.
Một liên kết cộng phân tử có cực sẽ dẫn đến phân tử nghiên về phía chứa nguyên tử có độ âm điện thấp hơn và phía hơi âm chứa nguyên tử có độ âm điện cao hơn vì các electron dùng chung sẽ bị dịch chuyển về phía nguyên tử độ âm điện càng cao.
Kết quả của liên kết cộng hóa trị có cực, hợp chất cộng hóa trị hình thành sẽ có một thế tĩnh điện.
Một ví dụ về các phân tử hình thành liên kết yếu với nhau là kết quả của thế tĩnh điện không cân bằng là liên kết hidro, trong đó một nguyên tử hydro sẽ tương tác với một nguyên tử hidro, flo hoặc nguyên tử oxy từ một phân tử hoặc nhóm hóa học khác.
Liên kết hóa trị không cực
Một liên kết hóa trị không cực được tạo ra khi các nguyên tử chia sẻ các electron bằng nhau. Điều này thường xảy ra khi hai nguyên tử có lực tương tự hoặc cùng điện tử. Các giá trị của lực điện tử của chúng càng gần, sức hút càng mạnh.
Điều này xảy ra trong các phân tử khí, còn được gọi là các yếu tố diatomic. Liên kết phân tử không cực có khái niệm tương tự như liên kết phân tử có cực. Nguyên tử có độ âm điện cao hơn sẽ hút electron khỏi hạt yếu hơn.
Điểm khác nhau giữa liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
Liên kết cộng hóa trị và liên kết ion đều là liên kết nguyên tử. Các liên kết này khác nhau về tính chất và cấu trúc. Liên kết cộng hóa trị bao gồm các cặp electron do hai nguyên tử liên kết chúng theo một hướng cố định. Trong khi một liên kết giữa hai ion được gọi là liên kết ion.
Liên kết cộng hóa trịLiên kết ionĐược hình thành giữa hai phi kim loại có độ âm điện giống nhau.Được hình thành giữa 1 nguyên tố kim loại và 1 nguyên tố phi kimCó hình dạng xác định.Không có hình dạng cố định.Điểm nóng chảy và điểm sôi thấpĐiểm nóng chảy và điểm sôi caoĐộ phân cực thấp và dễ cháy.Độ phân cực cao và khó cháy.Trạng thái lỏng hoặc khí ở nhiệt độ phòngTrạng thái rắn ở nhiệt độ phòngVí dụ: Mêtan, axit clohydricVí dụ: Natri clorua, Axit sunfuric
Bài tập ví dụ liên kết cộng hóa trị
Bài tập 1: Hợp chất nào sau đây chứa cả liên kết cộng hóa trị có cực và không phân cực?
a. NH4Br
b. H2O2
c. CH4
d. HF
Đáp án: Câu b
H2O2 có độ âm điện giữa O và nguyên tử H là 1,4, liên kết O – H có cực.
Hiệu số độ âm điện giữa liên kết O và O bằng 0 nên liên kết O – O là không phân cực.
Bài tập 2: Hợp chất nào sau đây vừa chứa liên kết cộng hoá trị vừa chứa liên kết ion?
a. NaOH
b. NaBr
c. NaNC
d. NaCN
Đáp án: câu c
Liên kết cộng hóa trị giữa nguyên tử N và C và liên kết ion giữa ion Na + và – NC.
Với những kiến thức trên, mong rằng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các loại liên kết cộng hóa trị.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tiếp Thị Liên Kết Là Gì? Tổng Quan Về Tiếp Thị Liên Kết trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!