Đề Xuất 4/2023 # Tìm Hiểu Về Chủ Nghĩa Thực Dụng Của Hoa Kỳ # Top 10 Like | Sieuphampanorama.com

Đề Xuất 4/2023 # Tìm Hiểu Về Chủ Nghĩa Thực Dụng Của Hoa Kỳ # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Về Chủ Nghĩa Thực Dụng Của Hoa Kỳ mới nhất trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lê Văn Bỉnh

Nhiều người trong chúng ta thường nói rằng người Mỹ –dùng chung cho cá nhân, chính trị gia, định chế, chính phủ –theo “chủ nghĩa thực dụng” (pragmatism).  Khi tỏ ý chê bai, thì phê phán này có nghĩa là người Mỹ không có một lý tưởng rõ ràng, hễ thấy điều gì có lợi cho mình thì làm, quên cả mục tiêu mà mình muốn theo đuổi từ ban đầu. Khi ngợi khen, thì phê phán này hàm ý là người Mỹ không câu nệ, không cứng nhắc tuân theo nguyên tắc, mà trái lại biết linh động theo tình thế, sẵn sàng thay đổi phương cách hành động cũng như đường lối, chính sách.  Sử dụng cụm từ “chủ nghĩa thực dụng” với những hàm ý này thiết nghĩ không chính xác, nếu không nói là lạm dụng chữ nghĩa, bởi lẽ hành động theo cung cách đổi tới đổi lui thì không thể gọi là theo một “chủ nghĩa” nào cả!  Thiết nghĩ nói rằng người Mỹ “thực tế”, “thực tiễn” (practical) thì có lẽ đúng hơn.

Không phải chỉ có không ít người Việt chúng ta không hiểu về chủ nghĩa thực dụng, mà ngay cả nhiều người Mỹ có học cũng khá mơ hồ về nó. Thật vậy, đầu năm 2012, đài phát thanh National Public Radio ở thành phố New York (WNYC) tường thuật rằng 3 chữ pragmatic/pragmatism/pragmatist được cư dân mạng tìm kiếm nhiều nhất, cũng như đã được các phương tiện truyền thông đại chúng dùng nhiều nhất vào năm 2011 sau khi Tổng Thống Obama tuyên bố rằng ông và lịch trình hành động của ông từ khi vận động tranh cử đến lúc bấy giờ vẫn nhất quán, nghĩa là “pragmatic” và “pragmatist.”  (Pragmatism and American Experience: An Introduction, TG Joan Richardson, NXB Cambridge, 2014, tr.1-2

Chủ nghĩa thực dụng thực ra đã được người Mỹ và thế giới công nhận là một trào lưu triết học, ra đời trên đất Mỹ từ hơn một trăm năm nay.  Nó càng ngày càng phổ cập trong đời sống cũng như trong các lãnh vực giáo dục, pháp luật, chính trị, ngoại giao vv. Hoa Kỳ.  Nhiều nhà triết học nổi tiếng thế giới đã nghiên cứu phong trào triết học mới này một cách nghiêm túc, coi đó là một sản phẩm trí tuệ của nước Mỹ đóng góp vào kho tàng triết học thế giới.

 Trước khi giới thiệu nội dung của chủ nghĩa thực dụng, thiết nghĩ nên đề cập sơ lược về triết học để từ đó chúng ta có thể nhận ra những khám phá của phong trào triết học mới này.

Sơ Lược Về Triết Học

Triết học như nói trên nhằm tra vấn những phạm trù mà người nghiên cứu quan tâm. Nhưng trên đời, có biết bao vấn đề đáng quan tâm! Theo truyền thống, triết học chia ra 5 ngành chính:

Siêu hình học (metaphysics) nghiên cứu về bản chất căn bản của hiện thực và hiện hữu. Chia ra hai chi nhánh: hiện thể học (ontology, nghiên cứu hiện thể — tức “Being”) và vũ trụ học (cosmology, nghiên cứu về nguồn gốc vũ trụ qua tôn giáo, truyền thuyết và khoa học);

Tri thức học (epistemology) nghiên cứu về bản chất, căn bản và sự phát triển của tri thức (knowledge), để có thể giúp con người khám phá ra sự thực, tìm kiếm mối quan hệ giữa tri thức và niềm tin;

Luận lý học (logic) nghiên cứu về những nguyên tắc và phương pháp lý luận, có thể giúp người ta phân biệt giữa chính biện và ngụy biện;

Đạo đức học (ethics) nghiên cứu về cách cư xử, bản tính và những hệ thống giá trị của con người;

Thẩm mỹ học (aesthetics) nghiên cứu về sự sáng tạo và những nguyên tắc nghệ thuật và cái đẹp; cũng như tư tưởng, cảm nhận và thái độ khi thấy, nghe, đọc về những điều đẹp đẽ.

Ngày nay người ta còn kể thêm triết học về ngôn ngữ (philosophy of language), xem nó là quan trọng với lý do là mọi tranh cải triết lý đều từ ngôn ngữ mà ra. Câu hỏi chủ yếu “Ngôn ngữ là gì?” Ngoài ra, mỗi ngành học như khoa học, tôn giáo đều có triết lý “riêng” của mình, mà chỗ dựa chính vẫn là các ngành triết học kể trên.

Có thể nói mỗi người trong chúng ta hằng ngày đều phải đương đầu với những câu hỏi hoặc lớn hoặc nhỏ mang ít nhiều tính cách triết học: Vũ trụ từ đâu sinh ra? Tôi là ai? Cuộc đời này đáng sống hay không?  Sau khi chết linh hồn đi về đâu? Tuân thượng lệnh để giết người mà tôi biết rằng làm như vậy là sai, tôi sẽ bị tội hay không? Bạn dựa vào đâu mà nói ông ta đúng hay sai? Chị dựa vào đâu mà khen bức tranh này đẹp hay xấu? Ngay cả người chủ trương rằng tìm hiểu triết học chỉ phí thì giờ, hãy cứ tự nhiên mà sống, thì người ấy cũng cho thấy cái triết lý sống của mình!

Từ đó có thể nói nghiên cứu triết học giúp làm sáng tỏ những điều người ta viết là đúng hay sai, đáng tin hay nên ngờ vực; hiểu được lý do, hoàn cảnh của một giai đoạn lịch sử nào đó để có thể phê phán cho công bằng, vv.

Xã hội con người được xây dựng trên những tư tưởng triết học. Những định chế như chính quyền, luật pháp, tôn giáo, học đường, hôn nhân, gia đình, tổ chức thương mại, vv. thường được thiết lập theo những tư tưởng triết học nhất quán.  Thiếu tính nhất quán này, hay nếu những chuyển biến thô bạo vụng về thì dễ đưa đến đổ vỡ.  Đổ vỡ bởi vì người cầm quyền tin rằng những gì mình ra lệnh là quan trọng, là đúng, là sự thực; nhưng thuộc cấp và dân chúng lại suy nghĩ hoàn toàn trái ngược.

Chủ Nghĩa Thực Dụng

Nếu Tocqueville còn sống thêm mười năm nữa, có thể ông sẽ nghĩ khác. Thật vậy, từ đầu thập niên 1860 trở đi, sinh hoạt triết học của giới trí thức trẻ Hoa Kỳ đã chớm bắt đầu.  Phong trào triết học chủ nghĩa thực dụng không ngừng phát triển cho đến nay, lan dần vào nhiều lãnh vực văn học, nghệ thuật, giáo dục, pháp lý, vv. như đã đề cập ở trên. Nó không những được sự hưởng ứng nồng nhiệt của giới trí thức Hoa Kỳ, mà còn được sự tiếp nhận ít dè dặt hơn, nếu không nói khả quan, của giới trí thức bên ngoài nguyên xứ của nó.

Chủ nghĩa thực dụng là một hệ thống hay một khuynh hướng trong triết học, trắc nghiệm giá trị của tất cả khái niệm qua các kết quả thực tiển. (Webster’s New World Dictionary of the American Language, NXB The World Publishing Company, 1968, tr. 1146).

Chủ nghĩa thực dụng là một chủ thuyết cho rằng ý nghĩ và tư tưởng chỉ có giá trị khi mang lại hệ quả, và rằng kết quả là trắc nghiệm duy nhất về giá trị hay sự thật của một niềm tin của con người. (New Illustrated Webster’s Dictionary of the English Language, NXB PMC Publishing Company, Inc., 1992, tr. 761)

Chủ nghĩa thực dụng: một triết lý, lý giải chủ yếu bởi C.S. Pierce và Williams James, lượng giá các xác quyết đơn thuần bằng những hệ quả thực tiển, và liên hệ đến những lợi ích của con người. (The Oxford Encyclopedia English Dictionary, NXB OUP, 1996, tr. 1137)

Chủ nghĩa thực dụng: 1. (Triết học): một phong trào gồm những lý thuyết đa dạng nhưng kết hợp với nhau, khởi đầu được khai triển bởi Charles S. Pierce và William James và được phân biệt qua chủ thuyết cho rằng ý nghĩa của một tư tưởng hay của một tiền đề (proposition) nằm ở những hậu quả thực tiển có thể quan sát được; 2. một phương pháp thực tiển, thực sự  để tiếp cận và đánh giá các tình huống và giải quyết các vấn đề (The American Heritage Dictionary of the English Language, NXB Houghton Mifflin Co., 2000, tr. 1378)

Chủ nghĩa thực dụng nghĩ về phương cách giải quyết các vấn đề theo phương cách thực nghiệm và cảm tính hơn là bằng những ý tưởng và lý thuyết cố định (Oxford Advanced America Dictionary, NXB OUP, 2011, tr. 1146)

Từ những định nghĩa tổng quát quát này, liệu người ta có thể đưa ra kết luận rằng theo CNTD thì một chủ thuyết (doctrine), hay một ý nghĩ, một tư tưởng được xem là sự thật và có ý nghĩa chỉ khi nào nó đưa đến một hệ quả hữu ích cho con người; còn nếu nó không đem lại kết quả như mong muốn, thì nó chỉ là những thứ vô bổ? Đây quả một câu hỏi quan trọng đáng được nghiên cứu cẩn thận trước khi có câu trả lời. Ngoài ra, CNTD còn được xem như một phương cách (method) đem lại giải pháp cho các tình huống. Tính cách thực tiển này giúp ích gì cho cuộc sống?

***

Trước khi giới thiệu CNTD và những người cha đẻ của nó, thiết nghĩ nên nói ngay rằng CNTD là “một cái tên mới cho những cách suy nghĩ cũ” (a new name for old ways of thinking) như William James đã đề nghị.  Theo CNTD, một ý tưởng phải được phê phán qua cách thức hoạt động của nó, hơn là qua dáng vẻ bề ngoài hay qua tiếng nói phát ra.  Phương pháp của CNTD được xem là gần gũi với phương pháp khoa học; hay nói rõ hơn là nó toan tính đưa các phương pháp khoa học vào triết học.  Điều này khiến nhiều người xem CNTD là một triết học kỳ quái của người Mỹ!

Theo CNTD, người ta không thể phê phán rằng một ý tưởng là đúng hay sai chỉ bằng đơn thuần nhìn nó. Nó là thực/đúng với điều kiện là nó chứng tỏ hiệu quả khi liên hệ đến quá khứ và tương lai và khi tổ chức các trải nghiệm hiện tại làm thỏa mãn chúng ta.  Một ý tưởng có thể đúng trong tình huống này, nhưng lại sai trong hoàn cảnh khác. Về sự chuyển động của mặt trời và những hành tinh lân cận chẳng hạn, tư tưởng nhà thiên văn học Ptolemy (100 -170) được xem là đúng trong một thời gian dài hơn cả nghìn năm, trước khi Copernicus (1473-1543) đưa ra quan điểm của mình.  Gần đây, dựa vào lý thuyết tương đối của Newton, các nhà thiên văn học hiện đại, quan sát thấy sự chuyển động giản dị hơn nhiều so với các tính toán của Copernicus.  Đối với những người theo CNTD, Ptolemy và Copernicus đều đúng cả, nghĩa là cả hai lý thuyết đều đúng cho tới khi chúng không còn hoạt động hiệu quả nữa.

Cũng cần nói thêm: CNTD chưa bao giờ long trọng tuyên bố rằng một ý tưởng được coi là đúng/thực đối với một người khi nó làm cho ông ta đạt được điều gì đó mà ông ta muốn.  Điều hoang tưởng kỳ vĩ này có thể làm cho ông ta quá tự tin và khiến ông ta ra tay chế ngự kẻ khác để nhằm đạt mục tiêu của mình. Chính điều hoang tưởng này đã gây ra thảm họa cho nhiều dân tộc sau những cuộc bầu cử gay go, hay sau những chiến thắng bất ngờ hay những vụ đảo chính đẩm máu: những người chiến thắng xem sự thành công ban đầu — tức được đưa lên nắm chính quyền –là đúng/ thực, và sẽ mãi là ý tưởng đúng/ thực vĩnh viễn. Đối với CNTD, không có “chân lý” nào tồn tại vĩnh viễn.

Triết học, như đã đề cập, chia ra nhiều ngành. CNTD đề cập đến hầu hết những ngành triết học đó, một phần vì những người sáng lập được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau; phần khác họ muốn đưa ra những chủ thuyết khác đối kháng với các trường phái cũ. Nói một cách tổng quát, CNTD là kết hợp của 3 lý thuyết chính sau đây. Thứ nhất, lý thuyết về tư tưởng (theory of mind), theo đó niềm tin là những giả định, và ý tưởng là những kế hoạch hành động.  Thứ hai, lý thuyết về ý nghĩa (theory of meaning), theo đó các ý tưởng được làm sáng tỏ bằng cách cho thấy mối quan hệ của chúng với hành động. Thứ ba, lý thuyết về sự thực (theory of truth), theo đó những niềm tin là thực chỉ khi chúng là những hướng dẫn đem lại kết quả trong các tiên liệu và hành động.  Yếu tố xuyên suốt trong ba chủ thuyết này là hành động, chứ không phải những suy xét có tính cách lý thuyết. (The Columbia History of Western Philosophy hiệu đính bởi Richard H. Popkin, do MJF Books xuất bản năm1999, tr. 592). Nói cách khác, CNTD cho rằng ý nghĩa và sự thực của một ý tưởng được định đoạt bởi những hệ quả của ý tưởng đó qua thực hành và cư xử (in practice and conduct).

 Ngoài ra, cũng nên lưu ý rằng cùng một phạm trù, nhưng các triết gia CNTD đôi khi đưa ra những quan điểm khác nhau. Ba người tiên phong sáng lập CNTD là: Charles Sanders Peirce, William James và John Dewey.

Charles Sanders Peirce (1839 – 1914)

Là người sáng lập CNTD tại Mỹ, nhưng về sau Peirce lại đổi tên pragmatism thành pragmaticism, một cái tên mà ông cho là “kỳ quặc nhưng sẽ không bị người khác bắt cóc”. Tuy nhiên ngày nay, pragmatism được phổ biến rộng rãi hơn để chỉ trào lưu triết học càng ngày càng được phát triển, trong khi đó pragmaticism chỉ được sử dụng hạn chế trong ngành ngôn ngữ học (thí dụ trong quyển “Pragmaticism: Theory and Application” của Ellyn Lucas Arwood).

Theo Peirce, nguyên tắc chủ đạo của CNTD là “nếu người ta có thể định nghĩa chính xác tất cả những hiện tượng thực nghiệm có thể nhận thức được mà sự xác nhận hay phủ nhận có thể ám chỉ, thì người ta sẽ có một định nghĩa đầy đủ về khái niệm” (if one can define accurately all the conceivable experimental phenomena which the affirmation or denial of the concept could imply, one will have a complete definition of the concept).

Ông đặc biệt quan tâm đến sự khác biệt giữa niềm tin và sự hoài nghi. Đối với ông “sự hoài nghi trên lý thuyết” (paper doubt) của Descartes không ích lợi gì; trái lại sự hoài nghi thực sự (real doubt) được củng cố sau nhiều trải nghiệm sẽ làm cho chúng ta hoãn lại những niềm tin, tức những gì mà thoạt đầu chúng ta tin là đúng/thực. Theo Peirce, những tiền đề trong triết học (proposition) –tương đương với những định đề (theorem) trong toán học– xuất phát từ một vài nghĩ suy sắp đặt thông minh (intellectual disposition) chưa đáng được gọi là niềm tin (belief); mà niềm tin là do một sự biểu thị về thói quen ứng phó trong hành động (a behavioral habit manifest in action).  Do đó, khi “sự hoài nghi thực sự” được đặt ra, thì thái độ thường có của con người sẽ bị đổ vỡ. Mặt khác, sự hoài nghi của Descartes có thể không làm cho chúng ta thay đổi cách thức hành động. Theo Peirce, tri thức, mà ông định nghĩa như là giải pháp cho những thói quen bị đổ vỡ vì sự xét lại niềm tin, mới chính là một “tiến trình phản ứng tự nhiên” (homeostatic process, như trong trường hợp cơ thể chúng ta rùng mình khi gặp lạnh, hắt hơi khi bị chói nắng). Đối với Peirce, tri thức là phương tiện dùng để ổn định cách ứng phó theo thói quen đối với sự hoài nghi. (Philosophy: 100 Essential Thinkers, Philip Stokes, NXB Arturus, 2016, tr. 126).

Trong bài nói chuyện đầu tiên với tựa đề “How to Make Our Ideas Clear”, Peirce viết: “Cốt lõi của niềm tin là sự hình thành thói quen, và những niềm tin khác nhau được phân biệt bằng các phương cách hành động mà những niềm tin đó gợi ra.  Nếu các niềm tin không khác biệt nhau trong phạm vi này; nếu chúng không hạ giảm bớt sự hoài nghi đó bằng cách sản sinh cùng qui luật hành động, thì những sự khác biệt đơn thuần về phương diện ý thức của chúng có thể khiến chúng thành những niềm tin khác nhau.” (Pragmatism: A Reader do Louis Menand hiệu đính, do A Vintage Orginal xuất bản năm 1997, tr.33)

Về đạo đức học, một phạm trù mà ông tham gia bàn luận tương đối trễ, Peirce chỉ trích là trong triết học cổ truyền, “khuynh hướng của các triết gia là luôn luôn xác quyết rất tuyệt đối”; và tuy không tranh luận rằng James và Dewey là những người theo thuyết tương đối (relativists), nhưng ông e sợ rằng triết lý của hai người này cực kỳ linh động và công trình nghiên cứu của họ có thể dẫn dắt người ta đi theo một đường hướng khác. Cùng chính vì lý do này, mà ông thay đổi chủ thuyết của mình, từ “pragmatism” thành “pragmaticism”. Theo Peirce, đạo đức học có nhiệm vụ hình thành mục tiêu cuối cùng cho cách ứng xử của con người (the summum bonum), một cứu cánh mà theo ông, có tính cách năng động, chứ không có tính cách tĩnh. Ngoài ra, Peirce còn lý luận rằng đạo đức học không phải là sự nghiên cứu những gì có tính cách lý tưởng, mà là “sự nghiên cứu những cứu cánh của hành động mà chúng ta chuẩn bị kỹ lưỡng để theo.” Trong ý hướng ấy, Peirce thích nghi đạo đức học của ông với lý tưởng thẩm mỹ về những điều hữu lý (aesthetic ideal of reasonableness). Ông tranh cải rằng cách cư xử của con người nên nhắm mục tiêu đóng góp vào sự phát triển những điều hữu lý cụ thể này, chẳng hạn trong tư duy chính trị tại Hoa Kỳ, chúng ta có thể chỉ danh phong trào dân quyền (civil rights) là giá trị cụ thể rút ra từ lý tưởng chung đã được ấn định trong Hiến Pháp (Peirce: Ethics and the Conduct of Life, viết bởi Douglas R. Anderson, trong quyển Classical American Pragmatism: Its Contemporary do S.B. Rosenthal, C.R. Hausman và D.R. Anderson hiệu đính, tr. 137-145).

Theo Louis Menand trong quyển “The Metaphysical Club: A Story of Ideas in Ameica”, tr. 161, thì khi còn là sinh viên, Peirce thích dùng tam đoạn luận (syllogism) để để chia xẻ quan điểm với cha mình trong vấn đề này:

          Tất cả con người đều bình đẳng về các quyền chính trị;

          Người da đen là con người;

          (Vì vậy) Người da đen bình đẳng về các quyền chính trị như người da trắng.

 Quan điểm dân quyền này được coi là rất quan trọng, đến nỗi nhiều người cho rằng nếu CNTD ra đời sớm và được phổ biến rộng rãi, thì cuộc nội chiến Nam Bắc tương tàn với 600.000 nhân mạng, và những kết quả tiêu cực vẫn còn tồn tại đến ngày nay, có thể đã không xảy ra trên đất nước Hoa Kỳ. Quan điểm này cũng không hẳn đúng. Bởi lẽ CNTD đã ra đời trên 100 năm nay rồi, mà nạn kỳ thị chủng tộc đâu có biến mất, cứ tái đi tái lại trên đất nước này; cũng như gần đây xảy ra những tranh chấp gay gắt thậm chí chết người về việc gỡ bỏ các tượng đài kỷ niệm do cánh Miền Nam dựng lên sau cuộc Nội Chiến Nam Bắc. Hình như con người khắp mọi nơi trên thế giới đã “quen” yêu chủ nghĩa nhất nguyên của mình rồi! Bỏ nó đi, thì cảm thấy mất đi bản sắc!

William James (1842-1910)

Trong quyển The Principles, James cho rằng kinh nghiệm — chứ không phải lý thuyết, những điều trừu tượng và triết học truyền thống — mới là chìa khóa giúp chúng ta hiểu biết một cách thực tiển về mình cũng như về thế giới.   Ông không đồng ý với chủ nghĩa nhị nguyên truyền thống về vật chất và tinh thần, nhưng đồng thời cũng không cho rằng tinh thần bị giảm xuống chỉ còn là vật chất. Theo ông, trí não phải được xem như là công cụ thực hiện các mục tiêu; siêu hình học hay thần học mới chứng tỏ sự hiện hữu của linh hồn. Ông phân biệt “tôi” (I) và “cái tôi” (Me). “Tôi” thì lúc nào cũng ý thức (concious); còn “cái tôi” là cái được ý thức về.  Ông phân biệt cái tôi vật chất, cái tôi xã hội và cái tôi tinh thần; chúng là đối thủ, cạnh tranh nhau, và hầu hết chúng ta bị thúc đẩy như là một khán giả lý tưởng trong việc phán xét các tương tác của chúng.

James giúp người đọc nhận ra cái cụ thể, tính hữu dụng cũng như tính tiên liệu của CNTD.  Thật vậy, trong khi trường phái học giả thần học thời trung cổ (scholasticism) tra vấn: “Cái này thật ra là gì?” để rồi rơi vào vòng lý sự, lẩn quẩn đi tìm lại tiền đề (quiddities); hay chủ nghĩa Darwin mạnh dạn hỏi: “Nguồn gốc của cái này là chi đây?” để rồi phải tiếp tục tìm kiếm câu trả lời trong khối tinh vân hổn độn (nebulas), thì CNTN đi thẳng vào “đời thường” rất thực tế: “Cái này đem lại những hậu quả gì?” Câu hỏi này nghe ra rất trần tục, nghe không có gì triết học, nhưng khiến người ta suy nghĩ để hành động và nghĩ đến tương lai.

Ngày nay sống trong xã hội đa nguyên, nhiều người trong chúng ta không thấy chủ nghĩa đa nguyên là điều mới lạ.  Nhưng không phải chủ nghĩa đa nguyên thời nào cũng thấy được và ở đâu cũng có được.  Vào thế kỷ 16-17, chủ nghĩa nhất nguyên đã đưa châu Âu văn minh đến những cuộc chiến tranh tôn giáo đẩm máu.  Sau những chém giết đó, chủ nghĩa tự do (liberalism) mới nảy sinh, và người ta mới thấy một sự dung hòa, dung hợp, độ lượng là cần thiết để có hòa bình lâu dài. CNTD kêu gọi mọi người đón tiếp chủ nghĩa đa nguyên nồng nhiệt và tích cực. Theo James, nhiều người trong chúng ta quá thờ ơ hay quá dễ dàng không nhận ra được là có nhiều người có cuộc sống không giống cuộc sống của mình.  Khi làm như thế, thì chúng ta không nhận ra được những khác biệt chính đáng.

John Dewey (1859 – 1952)

Chịu ảnh hưởng khá mạnh của thuyết tiến hóa do Charles Darwin chủ xướng, Dewey nghĩ rằng tư tưởng và trí tuệ là những công cụ được phát triển trong quá trình tiến hóa cho phép con người chỉnh đốn lại môi trường sống của mình. Theo Dewey, những niềm tin (Peirce gọi đó là những thói quen) đủ mạnh mẽ và ổn định để chúng ta tin cậy, nhưng chúng ta luôn phải mở rộng đầu óc sẵn sàng xét lại, đặc biệt là vì chúng phải tự thích nghi với những đổi thay của môi trường. Ông viết: “những ý niệm, những lý thuyết, những hệ thống tư tưởng … là những công cụ (tools). Giống như trong trường hợp tất cả các công cụ, giá trị của chúng không nhờ vào chính chúng, nhưng nhờ ở khả năng làm việc của chúng mà người ta nhìn thấy được qua các hiệu quả khi sử dụng chúng” (Dewey, The Middle Work: 12, 163). Ông cho rằng đối với chủ nghĩa thực dụng, mà sau đó ông đặt lại tên là chủ nghĩa công cụ (instrumentalism), tất cả các ý tưởng đều là công cụ.  Do đó, những ý tưởng thật sự là những ý tưởng đem lại hiệu quả tốt nhất nhằm đạt những mục tiêu của con người (real ideas are those work best for attaining human goals).

Ông viết: “Triết học tự hồi phục khi nó không còn là công cụ dùng để đối phó với những vấn đề của các triết gia, và trở thành một phương pháp (method, in đậm do người viết), được trao dồi bởi các triết gia để đối phó với những vấn đề của nhân loại.”  Ông thúc bách triết học nên trở thành công cụ dùng để đối phó với những vấn đề đặc biệt của nhân loại, hơn là với những vấn đề xa vời của các triết gia.  Ông chủ trương dùng phương pháp khoa học để chỉnh đốn lại giáo dục, luân lý, chính trị và xã hội. Dewey cho rằng Peirce là một nhà lý luận (logician); còn James là nhà nhân bản (humanist).  Về phần mình, Dewey nhấn mạnh tính cách xã hội của tri thức (the social character of knowledge).  Nhưng Peirce lại thấy rằng khảo hướng theo tự nhiên học của Dewey đối với luận lý học là quá tâm lý.

Cũng như James, Dewey nghĩ rằng con người làm ra sự thực. Sự thực không phải là thứ được làm sẵn chế sẵn. Ông viết: “Người theo CNTD nói rằng vì mỗi tiền đề là một giả định về một tra vấn còn đang tiến hành (nói gọn, một đề xuất), nên sự thực của nó là một vấn đề nghề nghiệp, một vấn đề lịch sử: nghĩa là nó trở nên thực, hoặc được làm cho thực (hoặc sai).”  (The pragmatist says that since every proposition is a hypothesis referring to an inquiry still to be undertaken (a proposal for short) its truth is a matter of its career, of its history: that it becomes or is made true (or false).

Trong khi Peirce cho rằng sự thực ở tình trạng tĩnh, nghĩa là một niềm tin hoặc vượt qua hoặc không vượt qua nổi những khắc nghiệt của tra vấn, thì Dewey –cũng như James—cho rằng sự thực và tri thức không phải là những hiện tượng tĩnh, nghĩa là không ở trong trường hợp mà những niềm tin của chúng ta hoặc phản ảnh thực tế (và do đó là đúng) hoặc không phản ảnh thực tế (và do đó là sai).

Về phương diện dân chủ, nếu học giả Pháp Tocqueville nhiệt tình ca ngợi sinh hoạt dân chủ tại Hoa Kỳ và than phiền Hoa Kỳ thiếu một nền triết học nói chung cho mình, thì Dewey mới là người chết sống với dân chủ và triết lý hóa dân chủ.  Ngoài việc cổ vũ dân chủ trên lý thuyết, Dewey còn giúp thành lập hai hiệp hội: The American Civil Liberties và The National Assosiation for the Advancement of Colored People; và năm 1937, lúc đó đã 78 tuổi, Dewey còn dẫn đầu một ủy ban sang Mexico điều tra về cái chết của Leon Trotsky được cho là bị người của Joseph Stalin ám sát. Những hoạt động tích cực này đã khiến ông được tặng cho danh hiệu “triết gia của dân chủ” của Hoa Kỳ.

Triết lý dân chủ của Dewey được xem là gạch nối giữa chủ nghĩa cá nhân (individualism) của Locke –đã được các chính trị gia Mỹ đưa vào Hiến Pháp cùng những văn bản quan trọng chính trị khác—và chủ nghĩa thực nghiệm (empiricism).  Về phương diện tái thiết chính trị xã hội, ông đưa ra một quan điểm rất thực nghiệm.  Theo ông, chúng ta sẽ chưa thoát khỏi thời kỳ siêu hình học về triết lý chính trị, nếu chúng ta vẫn tiếp tục ném vào đầu nhau những khái niệm trừu tượng mà khi dứt cuộc chiến, thì đâu vẫn vào đấy, không đạt được điều gì dứt khoát cả. Trái lại, chúng ta cần phải đối phó với mỗi vấn đề chính trị xã hội bằng một giả thuyết đặc biệt, chứ không phải bằng một lý thuyết phổ quát; tất cả các lý thuyết đều rộng trãi, còn đời sống tiến bộ tốt đẹp phải trông cậy vào những thử nghiệm nhận ra cái đúng cái sai. (Goethe có cùng quan điểm về vấn đề này khi viết “Tất cả lý thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi.”).

Dewey viết: “Trong các khái niệm tiền-thực nghiệm, tôi chẳng thấy trường hợp nào mà kết quả cuối cùng lại là một cái gì đó giống như chiến thắng cho khái niệm này hay cho khái niệm kia. Tất cả chúng đều biến mất đi vì chúng càng trở nên không còn liên hệ gì đối với tình thế mới được khám phá; và với mối bất liên hệ được bắt gặp này, chúng trở thành vô nghĩa và không đáng được quan tâm.” (New Republic, Feb 3, 1917, trích lại từ The Story of Philosophy do Will Durant viết, Pocket Books xb năm 2006, tr. 689)

Về sự đánh giá con người, ông đưa ra tiêu chuẩn khá đặc biệt: “Người xấu là người bắt đầu xuống dốc, trở thành ít tốt hơn, dẫu trước đó, anh ta tốt thế nào đi nữa. Người tốt là người đang tiến tới tốt hơn, dẫu trước đó, anh ta chẳng đáng giá gì về tinh thần.” (Reconstruction in Philosophy, trích lại trong sách trên, tr. 685). Quan điểm này của ông rất nhân bản, không khác gì quan điểm trong Phật giáo và Thiên Chúa giáo, nhưng liệu có ai áp dụng vào lãnh vực chính trị, cũng như tại tòa án chăng? Ông còn thêm rằng, tốt không có nghĩa là chỉ biết vâng lời và không hãm hại ai; tốt mà không có khả năng, thì là què quặt khập khiễng.  Theo ông, tất cả những đức tính trên đời không cứu nỗi chúng ta nếu chúng ta thiếu thông minh. Chúng ta phải tin vào tư duỵ, chứ đừng tin vào trực giác, bởi lẽ trực giác làm sao giúp nỗi chúng ta điều chỉnh với ngoại cảnh càng ngày càng đổi thay quanh ta.

Ông tin tưởng rằng giáo dục của con người cứ tiếp tục nhờ sự tham gia của từng cá nhân vào sự ý thức tranh đua trong xã hội.  Tiến trình này bắt đầu một cách vô thức từ khi sinh ra, và tiếp tục hình thành năng lực của cá nhân đó, thấm vào ý thức, hình thành thói quen, tôi luyện tư tưởng, và gợi lên trong anh ta những cảm nghĩ và xúc động… Ông cũng tin tưởng rằng giáo dục thực sự chỉ đến nhờ sự kích thích năng lực trẻ do những của tình huống xã hội trong đó đứa trẻ tìm thấy chính mình. Theo ông, tiến trình giáo dục có 2 lãnh vực: tâm lý và xã hội, không lãnh vực nào là phụ hay bị bỏ rơi mà không đưa đến tệ hại, cũng không phải là sự dung hòa cả hai. Dewey cho rằng giáo dực trẻ con phải bắt đầu từ hiểu biết tâm lý về khả năng, hứng thú và thói quen của đứa trẻ. Những thứ này phải tiếp tục được giảng giải theo hình huống phát triển mới của xã hội. Nói cách khác, cái học chỉ dừng lại khi người ta chết.

Với quan niệm giáo dục là một tiến trình sống (a process of living) chứ không phải là một sự chuẩn bị cho cuộc sống trong tương lai, Dewey chủ trương học đường phải tượng trưng cho cuộc sống –một cuộc sống thực sự và sinh động cho đứa trẻ như thể cuộc sống mà nó có tại nhà, tại khu láng giềng hay tại sân chơi. Như một định chế, học đường nên giản lược hóa đời sống xã hội hiện hữu; nên thhu nhỏ nó xuống còn là hình thức phôi thai, vì cuộc sống hiện hữu quá phức tạp đối với em. Ông cho rằng như cuộc sống giản lược hóa, học đường sẽ lớn dần thành cuộc sống gia đình, nó đảm trách và tiếp tục các hoạt động khiến em quen với đời sống gia đình. Nói khác đi, công việc của học đường là phát triển và làm sâu xa thêm cái ý thức của đứa trẻ về mái ấm gia đình. Ông cho rằng nền giáo dục hiện thời thất bại vì nó lãng quên cái nguyên tắc căn bản của học đường là một hình thức của đời sống cộng đồng.

Về những môn học dạy ở học đường, Dewey tin rằng cách duy nhất khiến cho đứa trẻ ý thức được cái di sản xã hội của nó là làm cho nó có khả năng thực hiện được những hoạt động căn bản tạo ra cái văn minh như ngày nay. Ông chủ trương đưa khoa học vào học đường, nhưng không cần những thông tin chi tiết rườm rà, mà là chỉ cho đứa trẻ thấy những yếu tố đã sẵn trong kinh nghiệm trước đây, và cung cấp cho đứa trẻ các công cụ nhờ đó mà kinh nghiệm có thể điều chỉnh lại dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Nếu giáo dục là cuộc đời, thì trọn cuộc đời, ngay từ lúc ban đầu, đã bao gồm các lãnh vực khoa học, nghệ thuật, văn hóa và thông đạt. Tiến bộ không nằm trong việc tiếp tục nghiên cứu, mà nằm trong việc phát triển những thái độ mới và những quan tâm mới đối với kinh nghiệm. Dewey tin rằng đặt ra bất kỳ cứu cánh nào bên ngoài gaío dục, như đưa ra mục tiêu và tiêu chuẩn, là tước đoạt đi nhiều cái ý nghĩa của quá trình giáo dục, và có khuynh hướng làm cho chúng ta trông cậy vào những kích thích tố sai lầm và từ ngoài để đối phó với đứa trẻ. (Dewey on Education: Selections, do Matin S. Dworkin xb năm 1959, tr.19 – 27)

 ***

Thế hệ thứ hai của CNTD với Richard Rorty, Hilary Putman, Richard Posner, Susan Haack, vv. ở Hoa Kỳ; Jurgen Habernas, Richrad Bernstein vv. ở châu Âu; Cheryl Misak ở Canada vv. đã giúp hồi sinh CNTD và đưa tinh túy của nó vào các lãnh vực ngoại giao, luật pháp và văn hóa.  Đây là một điều đáng cho chúng ta tìm hiểu thêm trong tương lai.

Lê Văn Bỉnh

Virginia, tháng 11 năm 2017

Tài Liệu Đề Nghị Đọc Thêm Để Tìm Hiểu CNTD

100 Years of Pragmatism: William James‘s Revolutionary Philosophy, do John J. Stuhr hiệu đính, Indiana University Press xb 2010

The American Pragmatists, do Cheryl Misak viết, Oxford University Press xb 2013

Pragmatism: An Introduction, do Michael Bacon viết, Polity Press xb 2012

The Promise of Pragmatism: Modernism and the Crisis of Knowledge and Authority, do John Patrick Diggins viết, The Chicago University Press xb 1994

Pragmatism in Law & Society, do Michael Brint & William Weaver hiệu đính, Westview Press xb 1991.

Hits: 986

Về Chủ Nghĩa Hiện Thực Và Chủ Nghĩa Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Trung Quốc

Từ cuộc phê phán tư tưởng văn nghệ Hồ Phong năm 1954 và phê phán thuyết “tả chân thực” năm 1957 trở đi, tính chân thực trở thành vấn đề kiêng kỵ của giới phê bình. Mặc dù các nhà phê bình lý giải tính chân thực không giống nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau, nhưng khôi phục lại tính chân thực của văn học được coi là có ý nghĩa quan trọng đầu tiên của việc khôi phục lại tinh thần hiện thực chủ nghĩa và được mọi người đồng thuận. Nhà lý luận Khiết Mẫn nói: “Nếu văn học xa rời tính chân thực của hiện thực thì sẽ mất đi chủ nghĩa hiện thực, mất đi sức mạnh sinh mệnh của nghệ thuật, xa rời tính chân thực, thì tác dụng nhận thức của văn học và chức năng phản ánh hiện thực của nó… cũng không thể nói đến được” 1. Ba Kim cho rằng, trong một thời gian dài, văn học Trung Quốc chỉ thích nói những lời trống rỗng, lời nói dối và xu nịnh, kết quả là “nói hết những lời nói hay, nằm mơ hết mộng đẹp, khi mở mắt ra, vẫn chỉ là giấc mộng lớn. Văn học không dám nói sự thật thì làm sao có được chủ nghĩa hiện thực” 2. Coi tính chân thực là hạt nhân, là thước đo quan trọng đầu tiên của nền phê bình hiện thực chủ nghĩa, đó là hòn đá tảng của các nhà phê bình thời kỳ mới đặt lại nền móng cho chủ nghĩa hiện thực. Đúng như có nhà phê bình đã nói: “Sau 20 năm lý luận về tính chân thực của văn học gặp trắc trở, giờ đây cuối cùng đã được đa số thừa nhận. Điều đó không thể không nói là sự tiến bộ lớn của giới lý luận văn nghệ Trung Quốc” 3.

Bàn lại vấn đề “tả bản chất”. Người nghi ngờ khá sớm là nhà lý luận Vương Xuân Nghiêm. Trong khi “phản tỉnh” về lý luận miêu tả nhân vật anh hùng, ông chỉ ra: “Thuyết “tả bản chất” làm tổn hại trực tiếp đến sáng tác, vì nó bắt nhà văn phải tuân theo khái niệm và định nghĩa về “bản chất xã hội” để lý giải danh hiệu “nhân vật anh hùng” một cách trống rỗng và trừu tượng, đó là sự phá hoại thô bạo nhất đối với đặc trưng nghệ thuật”. Thực chất của “tả bản chất” là “dưới danh nghĩa “tả bản chất”, tô hồng cuộc sống, che giấu mâu thuẫn, dùng hư trương thanh thế để thay thế tình cảm chân thực” 4. Các nhà nghiên cứu phê bình cho rằng thuyết “tả bản chất” trước kia dẫn đến tình trạng sáng tác và phê bình xa rời chủ nghĩa hiện thực, một trong những nguyên nhân là giải thích “tả chân thực” một cách tiên nghiệm chủ quan và duy ý chí, coi bản chất là quan niệm hoặc khái niệm tồn tại trước tiên, yêu cầu nhà văn dựa vào mớ quan niệm đó mà sáng tác, nên đã dẫn đến khuynh hướng công thức hóa và khái niệm hóa. Nguyên nhân thứ hai là ở chỗ giải thích “tả bản chất” một cách xã hội học dung tục, giải thích “bản chất” thành “chủ lưu” hoặc “mặt chủ yếu của mâu thuẫn”. Trong lĩnh vực phê bình cũng theo đó mà chia cuộc sống xã hội do nhà văn miêu tả thành cái gọi là “hiện tượng chủ lưu bản chất”, “hiện tượng phi bản chất”, “hiện tượng xa rời bản chất”… Sự phân loại xã hội học dung tục ấy làm cho phê bình bị đơn giản hóa, những câu nói như “bản chất xã hội lẽ nào lại như thế”, “miêu tả đen tối không thể phản ánh được bản chất của chủ nghĩa xã hội”… đều từ đó mà ra. Nguyên nhân thứ ba, là ở chỗ thoát ly thực tiễn sáng tác văn học và hiện tượng cuộc sống cụ thể, yêu cầu văn học phản ánh cái gọi là “bản chất” một cách trừu tượng. Kỳ thực “khái niệm “bản chất” trần trụi, về cơ bản không phải là cái thuộc về phạm trù mỹ học, nó không phải là đối tượng của văn học nghệ thuật, do đó cũng không có quyền đi vào lĩnh vực miêu tả văn học” 5. Những quan điểm đổi mới này chứng tỏ sự quan tâm của các nhà phê bình Trung Quốc đối với sáng tác hiện thực chủ nghĩa đã từ khái niệm “bản chất” trừu tượng, phổ biến chuyển dịch sang hiện thực cuộc sống cụ thể, sinh động, cảm tính.

Làm rõ “tính khuynh hướng” là gì? Trong lý luận về chủ nghĩa hiện thực trước đây, do phóng đại một cách phiến diện tác dụng quyết định của thế giới quan đối với phương pháp sáng tác, do cường điệu một cách phiến diện tác dụng chỉ đạo của khuynh hướng chính trị đối với tính chân thực của văn học, từ đó xuất hiện xu hướng dùng tính khuynh hướng để bài xích tính chân thực. Do đó, nhìn lại nguyên tắc tính chân thực của chủ nghĩa hiện thực thì cũng cần phải nhìn lại quan hệ giữa tính khuynh hướng và tính chân thực. Cái mà các nhà phê bình Trung Quốc nhấn mạnh là “sự thống nhất giữa tính chân thực nghệ thuật và tính khuynh hướng xã hội chủ nghĩa” 6, nhưng khi trình bày “sự nhất trí”, “sự thống nhất” họ lại nghiêng về việc đảo lại mối quan hệ quyết định và bị quyết định giữa tính khuynh hướng và tính chân thực, coi miêu tả chân thực cuộc sống là cơ sở của sự thống nhất giữa hai cái đó. Nhà lý luận Tưởng Khổng Dương nói: “Tính khuynh hướng mà chủ nghĩa Marx nói, là tính khuynh hướng duy vật chủ nghĩa, nó nảy sinh ra từ sự phản ánh chân thực cuộc sống hiện thực khách quan”, do đó lý giải phiến diện tính khuynh hướng thành tính chính trị và coi tính xác thực của khuynh hướng chính trị là cơ sở chân thực thì hoàn toàn là cách nói “tựa như đúng mà hóa sai” 7. Những ý kiến này giúp ta nhận thức chính xác quan hệ giữa tính khuynh hướng và tính chân thực.

Người ta có thể hỏi, nếu cho rằng trong tính chân thực và tính lịch sử cụ thể của việc miêu tả nghệ thuật không có “tinh thần xã hội chủ nghĩa”, không có tác dụng giáo dục nhân dân, nên nó cần phải “kết hợp” với những cái bên ngoài, vậy “tinh thần xã hội chủ nghĩa” là gì? Nó không tồn tại ở trong tính chân thực của cuộc sống và chân thực của nghệ thuật mà chỉ là một khái niệm trừu tượng ở trong đầu óc nhà văn được đưa vào tác phẩm hay sao. Như vậy, cái được tuyệt đối coi trọng không phải là chân thực khách quan mà là “tinh thần xã hội chủ nghĩa” và nguyện vọng trừu tượng ở trong đầu óc nhà văn mà thôi. Kết quả là có thể làm cho tác phẩm văn học thoát ly chân thực khách quan, thậm chí trở thành cái loa phát ra những khái niệm chính trị.

Cái gọi là “tinh thần xã hội chủ nghĩa” tức một loại khái niệm của chủ quan nhà văn, nó là một phần của thế giới quan nhà văn. Sự tác động của thế giới quan nhà văn đối với sáng tác phải chăng là “nằm ngoài tính chân thực của miêu tả nghệ thuật”? Thế giới quan nói ở đây là thế giới quan mác xít, nó có tác động hữu cơ, tự nhiên, sinh động ở trong quá trình sáng tác nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa, ở trong quá trình nhận thức cuộc sống, hình thành hình tượng, do đó tác động này biểu hiện trong tính chân thực của nghệ thuật chứ không cần “kết hợp” với cái gì khác ngoài tính chân thực của việc miêu tả nghệ thuật” 11. Tóm lại, ý kiến của Tần Triệu Dương cũng như của Hồ Phong trước đây đều cho rằng định nghĩa về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa còn nhiều lỗ hổng. Phương pháp sáng tác này có nhiều lý thuyết trói buộc việc “miêu tả chân thật”. Trước ngày đất nước Trung Quốc đổi mới, trong những tác phẩm viết theo phương pháp “hiện thực xã hội chủ nghĩa” tồn tại khá phổ biến căn bệnh công thức, sơ lược, giả tạo. Ngược lại, những tác phẩm nào viết theo phương pháp hiện thực chủ nghĩa không thôi, thì tỏ ra trung thành với hiện thực và phản ánh được chân thực cuộc sống. Nhà nghiên cứu Lý Vận Đoàn viết: “Chân lý vốn bình dị. “Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” chồng chất những khái niệm triết học xơ cứng, trống rỗng, cuối cùng cự tuyệt một chân lý bình dị: phản ánh cuộc sống chân thực một cách vô điều kiện” 12.

Phương pháp “hiện thực xã hội chủ nghĩa” được vận dụng một cách dung tục ở Trung Quốc, gây nhiều khó khăn cho các nhà văn. Ví dụ, một mặt nói phải “thâm nhập cuộc sống”, “trung thành với cuộc sống” “phản ảnh chân thực cuộc sống”, nhưng có một số nhà văn tuân theo lời khuyên đó thì bị chỉ trích là không điển hình, là không lành mạnh. Nhà văn Khang Trạc trong bài Lại bàn về chủ nghĩa hiện thực cách mạng13 kể về nỗi khổ của mình trước “cách mạng văn hóa”: Năm 1957 bị phê phán vì viết quá thật về “những mặt đen tối”; năm 1958 mù quáng đi tuyên truyền “đại nhảy vọt”, đợi đến sau hội nghị Đại Liên 1962, phát hiện ra con đường sáng tác của mình đi chệch hướng liền viết một số truyện ngắn nói lên mâu thuẫn trong xã hội. Sau đó ít lâu, bị quy là phần tử “phái hữu”. Nỗi khổ của Khang Trạc là kết quả của lý luận hỗn loạn một thời ở Trung Quốc.

Gần đây giới lý luận phê bình Trung Quốc truy tìm xem “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” đã xuất hiện ở Liên Xô như thế nào. Dựa vào tư liệu trong tạp chí Những vấn đề văn học số 2 năm 1989 của Liên Xô cho biết: Cuối tháng 4 (hoặc đầu tháng 5) năm 1932, Stalin từng gặp đồng chí phụ trách tổ chức của Hội nhà văn lúc bấy giờ để bàn về phương pháp sáng tác của văn học Liên Xô. Đồng chí ở ban tổ chức Hội nhà văn đề nghị gọi phương pháp sáng tác mới của Liên Xô là “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản” hoặc gọi là “chủ nghĩa hiện thực của chủ nghĩa cộng sản”. Stalin nói: “Đồng chí đã tìm được cách giải quyết vấn đề khá chính xác, nhưng biểu đạt còn chưa chuẩn xác. Nếu chúng ta gọi phương pháp sáng tác văn học nghệ thuật của Liên Xô là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thì theo đồng chí thấy thế nào?” Đồng chí phụ trách ban tổ chức của Hội nhà văn Liên Xô hoàn toàn tán thành ý kiến của Stalin và đến ngày 20/5/1932, trong cuộc họp của tiểu ban văn học ở Moskva công khai tuyên bố ” Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp cơ bản của văn học Liên Xô “. Ngày 26/10 cùng năm, trong cuộc tọa đàm của các nhà văn Liên Xô, Stalin một lần nữa khẳng định rõ ràng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Từ đó phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa có chỗ đứng vững chắc không hề bị lung lay. Qua đó, ta rõ người đầu tiên nêu ra “phương pháp cơ bản” cho văn học Liên Xô không phải ai khác mà chính là Stalin. Có nhà lý luận Trung Quốc nêu ra rằng: Là một phương pháp sáng tác, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa cần phải có đặc trưng mỹ học. Mặc dù từ năm 1932 đến nay giới lý luận văn học Liên Xô đã viết nhiều về vấn đề này nhưng trước sau vẫn chưa có ai nói được rõ ràng. Người có tư cách nói rõ thực chất của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa không ai hơn ngoài Zhidanov. Ở Hội nghị đại biểu các nhà văn Liên Xô lần thứ nhất năm 1934, ông nói: “Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi nhà văn “lấy cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội làm cơ sở cho sự lựa chọn sáng tác của mình”, “tăng cường vũ khí tư tưởng” của mình để viết ra những “tác phẩm mang tính thời đại”. Có nhà nghiên cứu cho rằng, bài nói chuyện của Zhidanov chỉ là cụ thể hóa ý kiến của Stalin mà thôi chứ chưa đề cập đến đặc trưng mỹ học của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Từ nội dung của bài nói chuyện của Zhidanov và mấy bài nói chuyện của Stalin mà xét, thì chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thực ra chỉ là yêu cầu chính trị, quy phạm chính trị đối với sáng tác của văn nghệ sĩ mà thôi chứ không phải là phương pháp sáng tác gì.

Các nhà lý luận Trung Quốc còn đề cập đến M. Gorki – trong một thời gian dài được mệnh danh là người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Gần đây có ý kiến nghi ngờ về điều đó. Lý do chủ yếu là: Trong cuộc tọa đàm của các nhà văn Liên Xô tối ngày 26/10/1932, mặc dù Gorki chủ trì cuộc họp đó, nhưng cả buổi tối hôm ấy ông không hề nhắc đến khái niệm “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Đến ngày khai mạc đại hội các nhà văn Liên Xô lần thứ nhất năm 1934, khi đã chính thức thừa nhận phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa rồi, Gorki mặc dù vẫn là người chủ trì hội nghị, nhưng trong diễn văn khai mạc, bản báo cáo dài và diễn văn bế mạc cùng bài nói chuyện ở cuộc họp toàn thể Ban chấp hành của Hội nhà văn, ông chỉ một hai lần nhắc đến chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa mà hoàn toàn không giải thích đặc điểm của khái niệm, định nghĩa, phương pháp này là gì. Chuyện đó không phải là không có lý do. Điều đáng chú ý hơn nữa là, sau đại hội đại biểu nhà văn được nửa năm, M. Gorki trong lá thư gửi thư ký Ban chấp hành Hội Nhà văn Ia. Serpakov, viết: “Tôi hoài nghi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa – với tư cách là một phương pháp – trước khi hiển thị tính minh xác của nó một cách hoàn toàn tất yếu, chúng ta đã bàn đến sự “thắng lợi” của nó và là sự thắng lợi “huy hoàng”. Qua đó ta thấy được thái độ của Gorki đối với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là như thế nào. Sau khi Gorki mất, tiểu thuyết Người mẹ (1906-1907) được giới phê bình nghiên cứu coi là “tác phẩm đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Nhưng nếu đọc một lượng lớn tác phẩm được viết trong 30 năm sau khi hoàn thành Người mẹ của nhà văn, ta thấy không có một tác phẩm nào của ông phù hợp với định nghĩa của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa cả. Lẽ nào có thể nói rằng, Gorki thông qua Người mẹ để xác lập chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, rồi sau đó ông lại bỏ phương pháp sáng tác này? Trước sự thực lịch sử văn học đó, luận điểm cho Gorki là “người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chữ nghĩa” khó mà đứng vững được: Một số nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng sự xuất hiện khái niệm chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là có mối liên hệ chặt chẽ với sự sùng bái cá nhân và chính sách văn nghệ “tả” của Liên Xô thời bấy giờ.

Ở Trung Quốc, trong Bài nói chuyện tại toạ đàm văn nghệ Diên An năm 1942, Mao Trạch Đông là người đầu tiên nêu ra “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” và nó được độc tôn ở trong Đại hội văn nghệ toàn Trung Quốc lần thứ nhất, năm 1949. Trong thời kỳ “Nhảy vọt”, ông lại nêu ra phương pháp “hai kết hợp”, tức kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực cách mạng và chủ nghĩa lãng mạn. Thực chất của phương pháp “hai kết hợp” này cũng chủ yếu là tinh thần của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa của Liên Xô trước đây mà thôi.

Khi Trung Quốc bước sang thời kỳ đổi mới, do nội hàm của phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa còn chưa rõ ràng, do không phù hợp với tình hình sáng tác phong phú, do xưa kia lý giải phương pháp này thiên về cường điệu miêu tả mặt tươi sáng, thiên về ca ngợi là chính mà né tránh mặt đen tối, không cho phép phê phán, nên giờ đây giới lý luận phê bình Trung Quốc không còn nhắc đến phương pháp này nữa. Trong các giáo trình về lý luận văn nghệ của Trung Quốc gần đây khái niệm về “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” đã biến mất. (Xin xem cuốn Giáo trình lý luận văn học in năm 1992, năm 2002 tái bản lần thứ 10, do Đồng Khánh Bính chủ biên, NXB Giáo dục cao đẳng ấn hành và cuốn Khái luận văn học in năm 2002, do Dương Xuân Thời, Du Triệu Bình và Hoàng Minh Phấn viết, NXB Văn học nhân dân ấn hành).

Tạp chí Văn học nước ngoài, số 2/2005

Chú thích:

2 Ba Kim: Tập tìm tòi. Nxb. Văn học nhân dân, Bắc Kinh, 1981, tr. 2.

9 ” Văn học Thượng Hải “, số 1 và số 8 năm 1 981.

10 Trình Đại Hy: Không thể khinh suất phê phán Anghen – cảm tưởng sau khi đọc một bài báo. “Văn học Thượng Hải” số 4/1981.

12 Lý Vận Đoàn: Năm mươi năm tiểu thuyết đương đại Trung Quốc. Nxb. Đại học Ký Nam, Quảng Châu, 2000, tr. 310.

14 Xem những bài: Hồ Kiều Mộc – Những vấn đề trên mặt trận tư tưởng hiện nay của “Hồng kỳ” số ra ngày 23/12/1981; Trịnh Bá Nông: Phong phong vũ vũ, thị thị phi phi của tạp chí ” Lý luận và phê bình văn nghệ “, số 4/2001.

Ẩm Thực Là Gì? Tìm Hiểu Về Ẩm Thực Là Gì?

Bài viết này VietAds cùng bạn tìm hiểu về ẩm thực là gì? Ý nghĩa của Ẩm thực là gì? Hình thành nền ẩm thực của mỗi quốc gia. Ẩm thực ngày nay trong thế giới hiện đại.

1 – Ẩm Thực là gì?

“Ẩm thực” là một từ Hán Việt có nghĩa là ” ăn uống”. Ẩm thực là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể.

Ẩm thực thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành. Một món ăn chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thông qua thương mại, buôn bán trao đổi.

Nhắc đến ẩm thực là nhắc đến một thề giời với vị giác, nhiều sự sáng tạo, hòa trộn và độc đáo, ầm thực mang đến cho con người nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau không chỉ có cảm giác no bụng.

Hình 1: Ẩm thực là gì?

2 – Ý nghĩa của Ẩm thực là gì?

Những thực phẩm mang màu sắc tôn giáo cũng có những ảnh hưởng rất lớn tới ẩm thực. Mở rộng ra thì ẩm thực có nghĩa là một nền văn hóa ăn uống của một dân tộc, đã trở thành một tập tục, thói quen. Ẩm thực không chỉ nói về “văn hóa vật chất” mà còn nói về cả mặt “văn hóa tinh thần”

Ngay từ khi những dấu chân đầu tiên của con người in dấu trên Trái Đất, ngay từ thời kì bình minh của nhân loại, việc ăn uống đã được coi như là một nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống của sinh vật sống nói chung và con người nói riêng. Tuy nhiên, ở thời kì cổ đại đó, thức ăn vẫn còn khan hiếm buộc con người không có quyền lựa chọn thức ăn.

Sau này, trải qua hàng triệu năm tiến hóa, thế giới ngày một văn minh hơn, do đó, những tri thức cơ bản đầu tiên về lĩnh vực ăn uống được hình thành, tạo nên khái niệm đầu tiên về văn hóa ăn uống: ẩm thực.

Hình 2: Ý nghĩa của Ẩm thực là gì?

3 – Hình thành nền ẩm thực của mỗi quốc gia

Lịch sử của mỗi quốc gia có gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia đó. Hầu như những món ăn nổi tiếng ngày nay đều được hình thành cách đây khá lâu. Trải qua những cuộc chiến tranh ngoai xâm, nền ẩm thực cũng du nhập một số những nét đặc trưng của ẩm thực ngoại lai, pha trộn, biến tấu sao cho phù hợp với khẩu vị của cư dân của quốc gia đó.

Một điều không thể thiếu là tình cảm và nguyện vọng của người làm ra nó được gửi vào mỗi món ăn. Điều đó tạo nên giá trị và bản sắc riêng, đặc sắc, thuần túy và thấm đẫm tinh hoa cũng như nền văn hóa mang đến cho mỗi đất nước một dấu son nổi bật cho nền ẩm thực nước nhà.

Vị trí địa lý đóng vai trò xác định đến nguyên liệu của món ăn. Giả sử như những đất nước có những dòng sông dồi dào chất phù sa màu mỡ với nền văn minh lúa nước thì nền ẩm thực không thể vắng bóng những món ăn làm từ gạo hay các loại nông sản như ngô, khoai. Những đất nước có vùng biển thì đặc sản lại là các loại hải sản tươi ngon vừa được đánh bắt từ biển hay những dòng sông.

Đôi khi đất nước gập gềnh đồi núi với khí hậu ôn hòa thì lại là địa điểm lý tưởng để chăn nuôi gia súc, trồng các loại rau xanh hay cây ăn quả. Do đó, những đất nước như vậy thì nền ẩm thực mang âm hưởng đầy tươi mát, đậm chất tự nhiên và tươi ngon.

Khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn. Như đất nước Thái Lan có nền ẩm thực phong phú mang hương vị chua cay đặc trưng do có khí hậu nóng ẩm với hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

Vào mùa khô, mọi hương vị như đậm đà hơn, vị ngọt của xoài mùa này được nhiều người so sánh là “ngọt như mía lùi”, nhưng nếu thưởng thức xoài Thái vào mùa mưa thì ắt hẳn bạn sẽ phải xuýt xoa vì vị chua của nó. Hay hương vị cay nồng từ món cà ri được hình thành do những cơn gió mùa hè và mùa đông thổi từ hoang mạc Thar và dãy núi Himalaya, những cơn mưa rào.

Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia. Yếu tố ngoại lai có thể là: do những cuộc chiến tranh trong lich sử, do sự gần gũi về mặt địa lý cho phép người dân hai nước được thường xuyên gặp gỡ và thẩm thấu những nét đặc trưng của nền ẩm thực nước đó, do sự du nhập của những món ăn mới được truyền vào thông qua thế hệ trẻ.

Tuy nhiên, cho dù có du nhập những yếu tố ngoại lai như thế nào đi chăng nữa thì mỗi quốc gia đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà.

Hình 3:Tạo nên những nét chấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia

4 – Ẩm thực ngày nay trong thế giới hiện đại

Ẩm thực là chiếc gương soi chân thực cho nền văn hóa của mỗi quốc gia. Ẩm thực cũng là một cách để mỗi đất nước quảng bá nền văn hóa của họ. Mỗi nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được một nền văn hóa phát triển rực rỡ, có sát cánh với nền ẩm thực đa dạng, phong phú, muôn hình, muôn vẻ của thế giới đang phát triển từng ngày. Bên cạnh những món ăn hiện đại là cả một kho tàng phong phú về những món ăn cổ truyền hấp dẫn muôn vàn thế hệ. Ẩm thực.

5 – Kết luận

“Ẩm thực” là một từ Hán Việt có nghĩa là ” ăn uống”. Ẩm thực là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể. Ẩm thực thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành. Một món ăn chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thông qua thương mại, buôn bán trao đổi.

Ý Nghĩa Hoa Xương Rồng Mà Ít Người Thực Sự Hiểu

Xương rồng là loại cây mang trên mình đầy những chiếc gai khiến cho mọi người phải e dè nhưng những bông hoa xương rồng thì đẹp tuyệt vời với nhiều màu sắc và dáng vẻ khác nhau. Và các bạn biết không loại hoa này còn có những ý ngh a đặc biệt mà chắc chắn khi nghe rồi sẽ khiến chúng ta càng thêm yêu chúng.

Hoa xương rồng là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, bền bỉ, bất chấp những khắc nghiệt của thiên nhiên chúng vẫn sinh sôi, nảy nở, đơm hoa kết trái. Dù thời tiết khô hạn đến đâu, dù xung quanh không còn sự sống của sinh vật thì loài xương rồng vẫn hiên ngang, kiên cường để gieo lên những mầm sống dù là nhỏ nhoi nhất. Hình ảnh loài xương rồng chính là ẩn dụ nói về những con người mạnh mẽ với ý chí phấn đấu luôn vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn nhất để tìm ra hướng đi cho mình.

Trong tình yêu loài hoa xương rồng này tượng trưng cho tình yêu chung thủy, âm thầm, lặng lẽ bất chấp mọi khó khăn vượt qua thử thách để đâm chồi nảy hoa đi đến hạnh phúc viên mãn. Cây xương rồng bên ngoài nhìn thấy gai góc, khô khan nhưng ẩn chứa bên trong lại rất mềm yếu cũng giống như một số người có vẻ nhìn đáng sợ nhưng sâu trong tâm hồn họ là người giàu tình cảm và lòng nhân ái.

2. Nguồn gốc hoa xương rồng

Cây hoa xương rồng có nguồn gốc từ châu Mỹ tập trung nhiều nhất ở vùng sa mạc chúng là loài cây mọng nước hai lá mầm và có hoa. Xương rồng có nhiều dạng khác nhau phát triển mọc thành bụi phủ sát mặt đất hình cầu hoặc mọc thẳng đứng nhiều nhánh to hình trụ. Xương rồng phải trồng lâu năm mới cho hoa và hoa mọc lên trực tiếp từ thân, đối xứng 2 bên có màu sắc sặc sỡ như màu tím, hồng, cam, đỏ,….

Cây hoa xương rồng có nguồn gốc từ sa mạc nên chúng thích môi trường khô hạn nhiều hơn nên không nên tưới quá nhiều cho cây. Mỗi lần tưới cho cây nên chọn loại nước có độ PH trung bình như nước mưa hay nước máy. Việc tưới nước nhiều hay ít phụ thuộc vào thời tiết và vị trí bạn trồng xương rồng.

Hoa Xương rồng rất ưa ánh sáng nên cần tạo điều kiện cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cây phát triển cân đối. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng là từ 15 đến 28 độ C. Để cây xương rồng khỏe mạnh cho hoa đẹp thì việc bón phân cung cấp chất dinh dưỡng cho cây là cần thiết.

Bài viết nên đọc: Hoa xoan – Loài hoa đặc trưng của vùng quê Việt Nam

4. Mua cây xương rồng ở đâu?

Hiện nay trào lưu dùng các cây xương rồng nhỏ như xương rồng tai thỏ, xương rồng bát tiên, xương rồng thanh sơn, xương rồng lông thiên nga…để trang trí hoặc đặt tài bàn làm việc đang rất được ưa chuộng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Về Chủ Nghĩa Thực Dụng Của Hoa Kỳ trên website Sieuphampanorama.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!