Top 7 # Xem Nhiều Nhất Bệnh Lý Lupus Ban Đỏ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Lupus Ban Đỏ Là Bệnh Gì?

Danh từ lupus ban đỏ (lupus erythematosus) được sử dụng từ lâu để mô tả một số bệnh ở mặt như đỏ da, loét, teo da… Trong những năm gần đây, dựa trên các nghiên cứu về căn sinh bệnh học, thương tổn cơ bản, tiến triển lâm sàng… người ta chia lupus ban đỏ thành 2 thể chính là: lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống. Đối với những người mắc bệnh này, hiện nay y học đã có những tiến bộ mới trong điều trị và phụ nữ khi mắc bệnh vẫn có thể sinh con nếu được theo dõi chặt chẽ suốt thai kỳ.

Thương tổn da điển hình và hay gặp là các dát đỏ có vảy dính khu trú ở những vùng hở như mặt, cổ, bàn tay… Các thương tổn này rất nhạy cảm với ánh nắng, nếu tiến triển lâu dài gây teo ở giữa (trông giống như cái đĩa nên gọi là “dạng đĩa”). Một số thương tổn có thể quá sản phì đại.

Để điều trị bệnh: bằng các thuốc bôi tại chỗ có corticoid như eumovate, diprosalic hoặc dermovate. Toàn thân dùng: các thuốc chống sốt rét có tác dụng rất tốt, song phải điều trị lâu dài nên cần phải theo dõi thị lực ít nhất 3 tháng/lần.

Lupus ban đỏ hệ thống và phụ nữ có thai

Lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện ở nhiều vị trí.

Trong giai đoạn tiến triển, bệnh nhân luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, sốt vừa phải.

Điều trị và theo dõi khi bị lupus ban đỏ hệ thống

Phụ nữ bị lupus ban đỏ hệ thống cũng có thể có thai và sinh con. Tuy nhiên, vì đây là bệnh hệ thống, tiến triển lâu dài và có thể nguy hiểm cho tính mạng nên cần phải được cân nhắc, tư vấn rất cẩn thận trước khi quyết định có mang. Lý tưởng nhất là 6 tháng trước khi mang thai cần điều trị bệnh ổn định, không còn các triệu chứng ở các cơ quan nội tạng nữa. Trong thời kỳ mang thai, bệnh có thể tiến triển nặng lên, vì vậy bệnh nhân phải được theo dõi, điều trị nội trú trong các bệnh viện chuyên khoa để tránh các biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.

Thương tổn da và niêm mạc: thường biểu hiện đầu tiên với các ban đỏ hình cánh bướm ở hai bên má. Các ban này rất nhạy cảm với ánh nắng. Sau một thời gian tiến triển, các thương tổn lan ra tay, chân, thân mình. Ngoài ra, các bọng nước, dát xuất huyết cũng có thể xuất hiện. Niêm mạc miệng, hầu, họng loét nhưng không đau. Tóc vàng, dễ gẫy và rụng nhiều. Tuy nhiên, tóc có thể mọc lại khi khỏi bệnh. Thương tổn nội tạng: rối loạn chức năng gan, thận, tiêu hoá. Có thể có viêm cơ tim, màng tim gây suy tim. Viêm phổi, màng phổi cũng hay gặp và có thể suy hô hấp.

Viêm khớp là một biểu hiện rất hay gặp, làm cho bệnh nhân khó vận động và đi lại. Ngoài ra, có thiếu máu, có thể giảm cả 3 dạng: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Một số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn phương hướng, tri giác, trí nhớ. Đôi khi có đau đầu dữ dội. Các triệu chứng tâm thần kinh có thể nặng thêm trong trường hợp dùng corticoid liều cao kéo dài.

Cần có một phác đồ điều trị đúng đắn tuỳ theo từng giai đoạn bệnh, đặc biệt phải duy trì chế độ thuốc và chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý kể cả khi bệnh đã ổn định. Điều trị tại chỗ: Bôi các thuốc mỡ có corticoid như eumovate, beprosalic, dermovate… Những bệnh nhân có hội chứng Raynaud cần có chế độ điều trị đặc biệt. Điều trị toàn thân: Corticoid vẫn là thuốc hàng đầu để điều trị lupus ban đỏ hệ thống. Liều lượng phải tuỳ theo từng giai đoạn bệnh, nhưng thông thường liều tấn công là 2-3mg/kg/ngày.

Tùy theo sự cải thiện bệnh, có thể cứ 1 – 2 tuần giảm 10mg. Một số thuốc ức chế miễn dịch khác cũng được sử dụng và rất có hiệu quả như: azathioprin, cyclosporin, mycophenolate mofetil… Tuy nhiên khi sử dụng cần thận trọng với các tác dụng không mong muốn. Trong những năm gần đây, một số chất sinh học như: inlicimab, etanercept… cũng được sử dụng để điều trị lupus ban đỏ hệ thống và cho kết quả rất khả quan. Một điều quan trọng cần lưu ý là phải điều trị các biến chứng nếu có.

chúng tôi Trần Hậu Khang (Giám đốc BV Da liễu TW) Theo SKĐS

Bệnh Lupus Ban Đỏ Hệ Thống

Lupus ban đỏ hệ thống, hay còn được gọi tắt là lupus (SLE- Systemic Lupus Erythematosus), là một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dich của con người tấn công chính những cơ quan và các tế bào của cơ thể, làm chúng bị tổn thương và rối loạn chức năng. Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý của mô liên kết có tổn thương nhiều cơ quan do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, đặc trưng bởi sự có mặt của kháng thể kháng nhân và nhiều tự kháng thể khác. Các cơ quan thường bị tổn thương bao gồm khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh…

Nguyên nhân nên bệnh lupus ban đỏ

Nhóm 1: Do di truyền, những người thành viên trong gia đình bị mắc lupus ban đỏ hệ thống thì những người thế hệ sau, đặc biệt là những người thế hệ thứ nhất dễ bị mắc hơn.

Nhóm 2: Do các yếu tố mắc phải của môi trường. Những yếu tố này không chỉ làm bệnh nặng thêm mà còn có thể kích hoạt quá trình hình thành bệnh. Bao gồm: các loại thuốc (như một số thuốc chống trầm cảm và kháng sinh), trầm cảm nặng, phơi nắng, hoóc môn, và viêm nhiễm. Tia UV kích hoạt việc hình thành các vùng phát ban lupus và một số bằng chứng cho thấy tia UV cũng có thể thay đổi cấu trúc ADN, dẫn đến việc hình thành các kháng thể tự miễn. Hoóc môn sinh dục (như estrogen) có vai trò quan trọng trong sự hình thành bệnh.

Triệu chứng bệnh

Bệnh lupus có nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lupus đó là:

Đau hoặc sưng khớp

Đau cơ

Sốt không rõ nguyên nhân

Ban đỏ, thường ở trên mặt

Đau ngực khi hít thở sâu

Rụng tóc

Ngón tay hoặc ngón chân tái nhợt hoặc tím bầm

Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời

Sưng ở chân hoặc xung quanh mắt

Miệng loét

Phình tuyến

Cảm thấy rất mệt.

Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:

Thiếu máu (giảm tế bào hồng cầu)

Nhức đầu

Chóng mặt

Cảm thấy buồn

Bối rối

Co giật.

Các triệu chứng có thể xuất hiện và biến mất. Những thời điểm một người biểu hiện các triệu chứng được gọi là bùng phát, mức độ có thể từ nhẹ đến nặng. Triệu chứng mới có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Các loại lupus ban đỏ hệ thống:

Hồng ban hình cánh bướm

Ban dạng đĩa

* Thận: Những triệu chứng của thận thường gặp ở hơn 50% bệnh nhân bị lupus. Bệnh thận nặng thường cần phải sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch để điều trị. Tất cả những bệnh nhân bị lupus ban đỏ mới được phát hiện cần phải được kiểm tra nước tiểu xem có chứa hồng cầu và protein hay không vì viêm thận có thể không có triệu chứng vào những giai đoạn sớm.

* Tim mạch: Viêm màng ngoài tim (túi bao bên ngoài tim) là dạng tổn thương tim thường thấy ở những bệnh nhân lupus. Nó có thể gây đau ngực tương tự như những cơn đau tim. Ngoài ra, có thể hình thành cách mảng sùi ở các van tim gây ra những vấn đề về tim. Xơ vữa động mạch có thể dẫn đến đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân lupus do phải sử dụng corticoid trong một thời gian dài để điều trị bệnh của mình. Ở một số bệnh nhân lupus, máu động mạch cung cấp cho tay không liên tục do các động mạch bị co thắt, làm cho đầu ngón tay bị tím hay trắng bệch, hiện tượng này được gọi là hội chứng Raynaud. Nó xảy ra khi có những sự kiện tác động lên cảm xúc của bệnh nhân, xuất hiện các cơn đau hay nhiệt độ ngoài trời lạnh.

* Hệ thần kinh: Một số bệnh lý về não và thần kinh, và hội chứng tâm thần cấp tính xuất hiện ở 15% bệnh nhân bị lupus. Những rối loạn thần kinh có thể xảy ra bao gồm co giật, liệt, suy nhược cơ thể nặng, rối loạn tâm thần và đột quỵ. Viêm tủy sống ở bệnh nhân lupus rất nặng hiếm khi xảy ra nhưng có thể dẫn đến liệt. Suy nhược rất thường gặp ở những bệnh nhân lupus. Đôi khi nó trực tiếp do bệnh gây ra, nhưng cũng có thể là do những rối loạn cảm xúc khi phải đối phó với căn bệnh mạn tính này trong một thời gian dài hoặc do tác động của những thuốc được dùng để điều trị bệnh, đặc biệt là prednisone liều cao.

* Phổi: Hơn 50% bệnh nhân bị lupus bị một số dạng bệnh phổi. Viêm màng phổi là bệnh thường gặp nhất. Nó có thể gây ra tình trạng đau ngực, thở nhanh nông, có thể làm nhầm lẫn với tình trạng máu cục trong phổi hay nhiễm trùng phổi. Sự tích tụ dịch ở khoang màng phổi (khoảng trống giữa phổi và thành ngực) cũng có thể xảy ra và được gọi là tràn dịch màng phổi. Viêm phổi cũng có thể gặp ở những bệnh nhân lupus có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

* Hệ miễn dịch và máu: Khoảng 50% bệnh nhân lupus bị thiếu máu (giảm số lượng hồng cầu) và hơn phân nửa trong số đó bị giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu. Giảm tiểu cầu có thể gây chảy máu và thâm tím ở dưới da, nếu nặng hơn có thể gây xuất huyết nội. Một số bệnh nhân lupus có thể dẫn đến tình trạng hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch (gây viêm tĩnh mạch) hoặc động mạch (gây đột quỵ hay những bệnh lý khác). Tình trạng này thường gặp nhất ở những bệnh nhân có một số tự kháng thể trong máu được gọi là các kháng thể kháng phospholipid. Những bệnh nhân này cần phải dùng thuốc tan huyết (thuốc kháng đông) trong một thời gian dài. Những phụ nữ có những tự kháng thể này có nguy cơ cao bị sẩy thai tự phát (không do yếu tố nào tác động).

* Hệ tiêu hóa: Một số bệnh nhân bị những vết loét không đau ở miệng và mũi tại một số thời điểm nào đó của bệnh. Đau bụng trong lupus có thể do viêm màng bụng, nhiễm trùng ruột hoặc do giảm lượng máu đến nuôi ruột do cục máu đông hoặc viêm các mạch máu đến ruột. Nếu bệnh nhân có nhiều dịch tự do trong bụng, lớp dịch này cũng có thể gây nhiễm trùng và đau dữ dội. Viêm gan cũng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp.

* Mắt: Mắt hiếm khi bị ảnh hưởng bởi lupus, ngoại trừ võng mạc. Bệnh nhân lupus thường cần phải được khám mắt định kỳ bởi bác sĩ nhãn khoa nếu đang sử dụng thuốc sốt rét chloroquine hoặc hydroxycholoroquine.

Thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ :

1. Thuốc ức chế miễn dịch

Cyclophosphamid (endoxan) làm giảm triệu chứng protein niệu, giảm creatinin máu, cải thiện các triệu chứng về thận. Thường dùng với liều thấp (100mg/ngày) khác với khi dùng chống thải loại (trong ghép thận), lúc bệnh tương đối ổn định thì chuyển sang dùng loại nhẹ ít độc hơn (azathiopin) sẽ giảm bớt các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Cyclosporin A ức chế chọn lọc trên tế bào lympho T, cải thiện tổn thương nội tạng, đặc biệt là thận. Thường dùng liều thấp (2-4mg/ngày) khác với khi dùng chống thải loại (trong ghép thận) nên giảm bớt độc tính do thuốc gây ra với người bệnh.

Methotrexat làm giảm các tổn thương ở khớp, da, niêm mạc kể các trường hợp dùng glucocorticoid, chống sốt rét chloroquin không đáp ứng.

Mecophenolatmofetyl làm giảm hầu hết các triệu chứng nặng, đặc biệt là các tổn thương ở thận, có tác dụng ngay khi các thuốc khác không đáp ứng. Tác dụng phụ rất ít và nhẹ.

Thalidomid có hiệu quả khi bị các tổn thương da dai dẳng mà các thuốc khác không đáp ứng.

Dapson (diaminodiphenylsulfon) có hiệu quả tốt với các tổn thương da, loét miệng, giảm tiểu cầu, bạch cầu. Chỉ dùng cho người có tổn thương da và máu khi không đáp ứng với các thuốc khác. Liều thường dùng 25 -100mg.

Các thuốc ức chế miễn dịch làm cho người bệnh giảm sức đề kháng, dễ nhiễm khuẩn. Theo cơ chế, chúng ức chế sự tăng miễn dịch (có hại) nên được coi như thuốc đặc trị nhưng lại không phải là chọn lựa đầu tiên mà chỉ dùng khi các thuốc khác không hoặc đáp ứng kém (do tác dụng phụ nói trên và một số độc tính khác). Chọn lựa thuốc căn cứ vào hiệu quả cải thiện triệu chứng với từng cơ quan tổ chức, đồng thời căn cứ vào độ độc (chọn thứ có hiệu quả, ít độc), lúc dùng cần chú ý làm giảm bớt độ độc bằng cách dùng liều vừa đủ, khi bệnh ổn định, chuyển sang dùng một loại nhẹ, ít độc hơn…

2. Thuốc Glucocorticoid

Glucocorticoid còn làm giảm lympho bào, giảm bạch cầu đơn nhân, giảm sự đáp ứng của lympho bào T với interleukin-1, ức chế tăng sinh lympho bào B, làm giảm sinh ra gbulobin miễn dịch (IgG), tạo ra nhân tố hoại tử khối u cytokin, ức chế interferon và TNF, kết quả cuối cùng là giảm viêm và ức chế miễn dịch.

Tùy tình trạng bệnh mà thay đổi liều, dạng dùng hay cách phối hợp thuốc. Trường hợp nhẹ, có thể dùng một mình glucocorticoid hay phối hợp glucocorticoid với thuốc chống sốt rét chloroquin hoặc thuốc giảm đau, kháng viêm. Khi dùng phối hợp liều glucocorticoid bắt đầu với liều thấp. Mục đích làm giảm các triệu chứng nhẹ và ngăn đợt bùng phát cấp tính. Trong trường hợp bệnh vừa, dùng cách phối hợp này nhưng liều glucocorticoid cao hơn. Trường hợp nặng, phối hợp thêm thuốc ức chế miễn dịch nhưng liều glucocorticoid phải giảm.

Khi có tổn thương cơ quan nội tạng nặng, có thể dùng glucocorticoid truyền tĩnh mạch liều cao trong thời gian ngắn. Cách dùng này làm giảm lympho bào rõ rệt hơn (giảm tới 75%, kéo dài hơn tới 48 giờ); giảm sự sinh sản và ức chế sự hoạt hóa lympho bào hơn; làm giảm kéo dài glubolin miễn dịch (IgG) và các phức miễn dịch khác… nên cho hiệu quả tức thời và cao hơn khi dùng dạng uống.

Do thuốc gây ức chế miễn dịch nên làm cho người bệnh giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm khuẩn, biến chứng nhiễm khuẩn nặng có thể tử vong. Có thể gây động kinh, cơn trầm cảm, loạn thần kinh cấp, đau khớp cơ, viêm tụy, loét và xuất huyết đường tiêu hóa… Chỉ dùng phương pháp này khi bệnh gây các tổn thương nội tạng nặng (phổi, thận, tim mạch, máu..). Ví dụ như tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim…

3. Thuốc chống sốt rét chloroquin:

Có tác dụng làm giảm tổn thương khớp, da (sau 3 tuần hay vài tháng). Thường phối hợp với corticoid, hay kháng viêm không steroid, có khi kết hợp thêm thuốc ức chế miễn dịch. Người bệnh thường phải dùng thuốc kéo dài nên chọn dạng hydrochloroquin ít độc hơn.

Thuốc kháng viêm không steroid: Có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm, đau. Thường kết hợp với corticoid hoặc có khi kết hợp thêm thuốc chế miễn dịch. Khi kết hợp hiệu quả kháng viêm, giảm đau đạt được tốt hơn.

Hiện trên thị trường có nhiều thuốc trong đó có các thuốc mới làm cho kết quả điều trị Lupus ban đỏ hệ thống tiến bộ nhiều so với trước. Nhưng do thuốc có tính độc, khó dùng trên cơ địa khá phức tạp nên phải thận trọng. Dù là loại thuốc phải kê đơn hay không kê đơn (OTC), dạng uống hay dạng tiêm, nhất thiết phải có sư chỉ định của thầy thuốc.

Theo tài liệu Hội Thấp Khớp Học Việt Nam

Điều Trị Bệnh Lupus Ban Đỏ Hệ Thống

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn nên rất khó chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây bệnh. Vì thế việc điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống cũng gặp nhiều khó khăn. Người bệnh cần tìm tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng phương pháp.

Theo các chuyên gia y tế, lupus ban đỏ hệ thống thường gặp ở phụ nữ từ 20 -40 tuổi. Đây là một bệnh mạn tính, đan xen giữa từng đợt bùng phát và thời gian lui bệnh. Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm phổi, viêm khớp…

Thông thường, khi mắc lupus ban đỏ hệ thống, người bệnh có triệu chứng không đặc hiệu như sút cân, mệt mỏi, rụng tóc, viêm loét miệng, đau các khớp nhỏ, đau mỏi cơ. Trong thời gian mãn kinh hoặc mang thai, bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể phát triển nặng hơn. Chính vì thế khi có vấn đề về sức khỏe, hoặc thấy xuất hiện ban đỏ hình cánh bướm ở trên mặt, người bệnh cần hết sức lưu ý. Nên tìm tới các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên môn để điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống kịp thời. Việc chữa trị đúng phương pháp sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Để điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống cần phải căn cứ vào các triệu chứng và mức độ nặng, nhẹ của bệnh trên da. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào điều trị lupus ban đỏ hệ thống.

Thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống chủ yếu gồm:

– Thuốc kháng viêm không steroid

Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp người bệnh lupus ban đỏ hệ thống có biểu hiện đau khớp, sốt và không bị tổn thương các cơ quan nội tạng. Thuốc không steroid có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm, đau khi bị lupus ban đỏ hệ thống.

– Thuốc chloroquin chống sốt rét

Thuốc này có tác dụng làm giảm tổn thương khớp, da, thường phối hợp với corticoid, hay kháng viêm không steroid, có khi kết hợp thêm thuốc ức chế miễn dịch.

– Thuốc ức chế miễn dịch

Đây là thuốc chỉ được dùng trong các trường hợp bệnh lupus ban đỏ hệ thống nặng, gây tổn thương ở các cơ quan nội tạng như viêm cầu thận, viêm phổi…

Theo các chuyên gia y tế, người bệnh cần hết sức thận trọng trong việc dùng thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Dù là thuốc dạng uống hay dạng tiêm, người bệnh cũng cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý mua thuốc về điều trị bệnh tại nhà, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và khiến bệnh tiến triển phức tạp hơn.

Người bệnh cần nghỉ ngơi trong khi điều trị lupus ban đỏ hệ thống. Cần chú ý đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng chống lại mầm bệnh. Nên theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà, cần đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để nắm được tiến triển tình trạng bệnh, đồng thời điều chỉnh đơn thuốc điều trị lupus ban đỏ hệ thống phù hợp.

Để tìm hiểu thêm thông tin về điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống, mời bạn liên hệ theo số hotline: 0904 97 0909 để được hỗ trợ tốt nhất.

12 Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Lupus Ban Đỏ

Lupus ban đỏ hệ thống hay gọi tắt là lupus xảy ra khi hệ miễn dịch gặp sự cố. Căn bệnh ảnh hưởng đến da, khớp, tim, phổi, thận; khiến toàn bộ cơ thể bị tàn phá. Một số trường hợp nặng cần phải ghép tạng như nữ ca sĩ Selena Gomez.

Dù nguy hiểm đến vậy, lupus rất khó chẩn đoán bởi biểu hiện của các bệnh nhân rất khác nhau. Bên cạnh đó, triệu chứng lupus thường bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác.

Phát ban trên mặt

Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của lupus là vết phát ban hình giống con bướm ở khu vực mũi và gò má. Khoảng 30% bệnh nhân lupus ghi nhận hiện tượng này.

Sốt kéo dài

Sốt xuất hiện khi cơ thể viêm nhiễm và trên thực tế, không ít người mắc lupus lên cơn sốt. Nếu bị sốt kéo dài hoặc tái phát liên tục, bạn hãy lập tức đi khám.

Da phát ban sau khi ra ngoài

Bệnh nhân lupus nhạy cảm với tia UV nên sau thời gian ở ngoài trời, họ dễ bị phát ban hoặc thậm chí loét da ở những vùng ít được che chắn như mặt, cổ, cánh tay.

Đau khớp

Lupus hay bị nhầm lẫn với viêm khớp vì cả hai căn bệnh đều khiến khớp trở nên cứng và đau, đặc biệt ở bàn tay, cổ tay, mắt cá chân. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay nếu thấy khó cử động sau khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu.

Sưng

Sưng hạch bạch huyết hoặc vùng da quanh mắt có thể là dấu hiệu của lupus. Một số bệnh nhân còn bị sưng bắp chân.

Rụng tóc

Lupus gây rụng tóc, để lại những mảnh hói nhỏ trên đầu và đôi khi đi kèm phát ban.

Ngón tay, ngón chân bị tê và đổi màu

Một phần ba người mắc bệnh lupus xuất hiện hội chứng Raynaud khiến mạch máu cung cấp máu đến da nhỏ lại. Tuần hoàn bị cản trở, ngón tay, ngón chân sẽ bị tê và chuyển màu sang trắng hoặc tím.

Kiệt sức

Kiệt sức là lời phàn nàn hay gặp ở bệnh nhân lupus. Cảm giác này khác với sự mệt mỏi sau khi tập gym, chơi thể thao mà giống như “bị đập vào tường” đến mức không thể hoạt động.

Đau ngực

Đau ngực khi ho hoặc thở sâu cảnh báo tình trạng viêm màng phổi dễ bắt gặp khi mắc lupus. Bên cạnh đó, căn bệnh còn có thể gây viêm màng tim, làm bạn đau ngực khi nằm nhưng đỡ hơn nếu ngồi dậy và ngả về phía trước.

Loét miệng

Các vết loét ở miệng và mũi bệnh nhân lupus kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.

Chấm đỏ trên da

Lupus có thể tấn công tiểu cầu, loại tế bào giúp con người cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đông lại. Khi lượng tiểu cầu xuống thấp, da sẽ nổi nhiều chấm đỏ do mạch máu bị rò rỉ. Một số trường hợp còn chảy máu mũi hoặc nướu (khi đánh răng).

Đau đầu

50% người bị lupus gặp vấn đề về trí nhớ, tập trung, nhận thức do căn bệnh tác động đến não cùng hệ thần kinh. Đi kèm với đó là nguy cơ đau nửa đầu tăng gấp đôi và hiện tượng tê, ngứa ran các dây thần kinh vận động, cảm giác.

Đặc biệt, lupus có thể khiến người mới 30-40 tuổi đột quỵ.

Minh Nguyên