Top 11 # Xem Nhiều Nhất Công Suất Là Gì Ý Nghĩa Của Công Suất Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Công Suất Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Công Suất

Công suất – Đây là một từ nghe thì rất quen thuộc đúng không nào.

Ví dụ : Công suất của máy phát điện này lớn có thể phát điện liên tục được 24 tiếng. Đa phần những dụng cụ gia đình đều có công suất khác nhau như : tủ lạnh, máy lạnh, máy nước nóng-lạnh, đèn, tivi và máy tính,…

1.1 – Công suất tiếng Anh là gì

Công suất tiếng Anh là Wattage, là từ được sử dụng khá phổ biến trong các công ty nước ngoài chuyên ngành về điện.

2 – Công suất điện là gì

Công suất là thông số biểu thị cho chúng ta biết được lượng tiêu thụ điện năng mà bạn đã sử dụng. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì công suất chính là tính số điện bạn rồi từ đó tính tiền mà bạn sẽ phải trả cho thiết bị gia dụng đó trong tháng.

2.1 – Hệ số công suất là gì

Hệ số công suất theo chuyên ngành điện người ta còn gọi là hệ thống công suất Cosφ đọc là Cos phi. Theo bộ môn vật lý giải đáp về định nghĩa hệ số công suất điện thì đây là tỷ lệ công suất hiệu dụng được hấp thụ bởi tải với công suất biểu kiến chảy trong mạch và một đại lượng không thứ nguyên trong khoảng đóng từ -1 đến 1. Nói một cách khác thì hệ số công suất là tiêu chí dùng để đánh giá một đơn vị dùng điện xem có tiết kiệm và hợp lý hay không.

2.2 – Công suất phản kháng là gì

Công suất phản kháng còn gọi là công suất vô công tiếng Anh là Reactive Power. Dịch ra tiếng Việt thì chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là một phần công suất được tạo ra bởi từ trường trong tuabin máy phát điện. Có thể nói Công suất phản kháng rất quan trọng đối với các tải cảm, nó góp phần tạo nên từ trường trong quá trình khởi động.

2.3 – Công suất tiêu thụ là gì

Như ở trên chúng tôi có giải thích về công suất là gì, thì công suất tiêu thụ người ta cũng gọi là công suất điện. Vậy công suất tiêu thụ chính là tốc độ mà một thiết bị sử dụng năng lượng.

2.4 – Công thức tính công suất

Chúng ta có công thức tính công suất như sau :

Trong đó:

P là công suất (Jun/giây (J/s) hoặc Watt (W)). Đơn vị của công suất là Watt (W)

A là công thực hiện (N.m hoặc J).

t là thời gian thực hiện công (s).

2.5 – Hỏi 1kw bằng bao nhiêu w

Chúng ta có đáp án như sau : 1KW = 1000 W ; 1MW = 1 000 000 W.

3.1 – Công suất loa là gì

Công suất loa có thể hiểu đó chính là chỉ số quan trọng của loa cho biết độ lớn âm lượng và được đo bằng watt (W)

3.2 – Công suất biểu kiến là gì

Công suất biểu kiến còn gọi là công suất toàn phần, là tên gọi chỉ sự cung ứng điện năng từ nguồn. Là tổng phần thực công suất tác dụng và phần ảo công suất phản kháng trong điện xoay chiều.

3.3 – Công suất danh định là gì

Công suất danh định hay còn gọi là công suất thực,công suất định mức cũng là tên gọi chung của công suất danh định. Đây là tên gọi được ghi trên các sản phẩm bộ lưu điện. Qua đó cho phép người dùng biết được giá trị lớn nhất mà UPS có thể đáp ứng được khi cấp điện cho mạch ngoài.

3.4 – Công suất lạnh là gì

Công suất lạnh có thể hiểu đó chính là công suất hay khả năng làm lạnh của máy lạnh trong nhà bạn. Công suất lạnh có đơn vị là Btu/h,đây là mức độ tiêu hao điện của máy lạnh.

3.5 – Cục đẩy công suất là gì

Cục đẩy công suất có thể hiểu đơn giản thì đây là một thiết bị dùng trong hệ thống âm thanh. Cục đẩy công suất có chức năng khuếch đại tín hiệu âm thanh để đẩy ra loa đến tai người nghe.

3.6 – Công suất đặt là gì

Công suất đặt được hiểu là tổng công suất định mức của các thiết bị tiêu thụ điện trong mạng. Đây không phải là công suất thực cần được cung cấp.

Tóm lại với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet như hiện nay. Việc các bạn tra cứu về công suất của các thiết bị trong gia đình sẽ càng dễ dàng hơn. Nhưng mình vẫn liệt kê một số ở đây để chúng ta cùng theo dõi :

Tủ lạnh : dung tích khoảng 120-150 lít thì có công suất khoảng 80W.

Tivi màn hình phẳng : khoảng 32 inch thì có công suất khoảng 40W.

Nồi cơm điện : có dung tích 1,2 lít thì có công suất khoảng 350-400W.

Máy lạnh (máy điều hòa nhiệt độ) : 9000BTU thường có công suất khoảng 800-850W. Đây cũng được biết đến là thiết bị gia dụng tốn nhiều công suất cũng như ngốn nhiều tiến nhất ở nhà nếu nó được mở suốt 24/24.

Quạt : có công suất khoảng 40-120W.

Bàn ủi (bàn là) : bàn là mà chúng ta hay sử dụng gọi là bàn là khô có công suất khoảng 950W. Còn bàn là hơi nước thì có công suất khoảng 1400W.

Lò vi sóng : dung tích 20 lít thì có công suất khoảng 800W.

Lò nướng : dung tích 20 lít thì có công suất khoảng 1600W.

Mỗi một thiết bị gia dụng đều có công suất khác nhau đúng không nào ?

3.7 – Công thức để tính công suất

Có nhiều công thức để tính công suất như tính công suất cho máy 2 pha, 3 pha, điện xoay chiều :

Công thức tính công suất điện : P=UI.

Công thức tính công suất khi biết công và thời gian hoạt động : P=At.

3.8 – Cách để tiết kiệm điện cho các thiết bị trong gia đình

Như chúng ta đã biết mỗi thiết bị đều có những công suất khác nhau. Nhưng chung quy cách tiết kiệm điện là hạn chế việc sử dụng chúng trong một thời gian dài liên tục.

Ví dụ : Bạn sử dụng máy điều hòa không khí thì nên tắt nó đi nếu bạn không sử dụng trong khoảng 1 giờ đến 1,5 giờ. Vì đây là thiết bị gia dụng có thể nói là tốn nhiều công suất nhất. Nhưng các bạn nhớ đóng cửa kín khi sử dụng máy điều hòa để nó không vận dụng hết công suất để làm mát.

Việc đóng kín cửa làm cho máy điều hòa ổn định hơn trong việc làm mát, dịu không khí hơn. Bạn nên để độ khoảng 25-27 độ thì cũng tiết kiệm được kha khá tiền rồi đấy.

Còn đối với tủ lạnh thì bạn chỉ cần hạn chế đóng mở cửa tủ nhiều lần.

Máy giặt thì các bạn nên bỏ đúng kí mà nhà sản xuất đã ghi bên ngoài máy, thì sẽ làm máy giặt hoạt động tốt nhất có thể.

Tùy vào mỗi thiết bị thì chúng ta sẽ có những cách sử dụng sao cho tiết kiệm và hợp lý với chi tiêu nhất.

3.9 – Vật lý và đời sống

Qua những ví dụ và thông tin mình và các bạn cùng tìm hiểu thì chúng ta thấy vật lý có nhiều điều hay ho trong cuộc sống này. Đó là khi bạn hiểu được tại sao có hiện tượng khúc xạ khi để muỗng vào trong chiếc ly có nước. Đó là khi bạn biết tại sao nước biển lại màu xanh. Hay là bạn biết được lý do tại sao họ lại thiết kế ra đòn bẩy : để giúp đưa vật nặng ra xa, hay mang vác thì chúng ta thấy nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. Vật lý thật vui và hữu ích biết bao.

Vật lý vẫn đang được áp dụng rộng rãi trong đời sống của chúng ta. Nên các bạn nếu như còn ngồi trên ghế nhà trường thì đừng tiếc thời gian ham chơi.. Mà hãy học thật tốt những môn tự nhiên, khoa học sẽ giúp các bạn rất nhiều sau này. Học tốt những môn tự nhiên cũng giúp cho tư duy của các bạn logic và nghĩ được nhiều thứ hay ho hơn.

Có thể nói Vật lý có ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, thực sự cần thiết đối với tất cả mọi người. Những kiến thức cơ bản của Vật lý sẽ giúp cuộc sống hàng ngày của chúng ta vừa trở nên thuận tiện. Vừa hạn chế những rủi ro không đáng có.

4 – Kết luận

Hệ Số Công Suất Là Gì? Ý Nghĩa Của Hệ Số Công Suất

Hệ số công suất là gì? Chúng có ý nghĩa gì mà các doanh nghiệp, hay nhà máy sản xuất lại đặc biệt quan tâm đến hệ số công suất trong quá trình sử dụng nguồn điện cấp từ điện lưới Quốc gia trong quá trình sản xuất của mình như vậy?

Bắt đầu thôi!

Hệ số công suất là tỷ lệ giữa công suất thực và công suất biểu kiến tính bằng volt-ampe. Là tỷ lệ giữa điện trở và trở kháng trong mạch điện xoay chiều. Hay là cosin của góc giữa dòng điện và điện áp được gọi là hệ số công suất.

Hệ số công suất tiếng Anh là gì?

Hệ số công suất trong tiếng Anh có nghĩa là Power factor, thường được viết tắt là P.f. Bạn nào hay tham khảo các tài liệu về kỹ thuật điện từ các nguồn tư liệu nước ngoài, chắc chắn sẽ gặp từ này thường xuyên trong những nội dung nói về công suất, máy phát điện, máy biến áp hay công suất phản kháng,…

Ý nghĩa của hệ số công suất

Hệ số công suất là một đại lượng vật lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong mạch điện xoay chiều. Vì hệ số công suất là đại lượng dùng để đánh giá mức độ sử dụng điện năng của một nhà máy hay công ty sản xuất là như thế nào? Hợp lý, tiết kiệm hay hoang phí, ảnh hưởng nguồn điện lưới.

Hệ số công suất của mạch điện xoay chiều

Trong mạch điện AC, hệ số công suất được định nghĩa là tỷ lệ công suất thực được tiêu thụ bởi tải với công suất biểu kiến ​​chạy trong mạch điện. Hệ số công suất Cosφ thường có giá trị nằm trong phạm vi từ 0 đến 1. Hệ số công suất <1 chỉ ra điện áp và dòng điện lệch pha nhau.

Ví dụ:

Khi tải là cuộn cảm, chỉ có công suất phản kháng không có công suất thực thì hệ số công suất là 0.

Khi tải là điện trở, chỉ có công suất thực không có công suất phản kháng thì hệ số công suất là 1.

Hệ số công suất trong một số mạch điện thuần

Chúng ta cùng xem xét hệ số công suất trong một số mạch điện thuần cơ bản như sau:

Trong mạch điện trở thuần, hệ số công suất là 1 do dòng điện và điện áp thay đổi cực theo từng bước. Năng lượng điện truyền theo một hướng duy nhất trên mạch trong mỗi chu kỳ.

Trong mạch điện dung thuần túy, hệ số công suất bằng 0 do dòng điện và điện áp lệch pha nhau một góc 90 ° , trong đó dòng điện sớm và điện áp trễ.

Trong mạch cảm ứng thuần túy, hệ số công suất bằng 0 do dòng điện và điện áp lệch pha nhau một góc 90 °, trong điện áp sớm và dòng điện trễ.

Công suất phản kháng là gì?

Công suất phản kháng có ký hiệu là: Q

Hay còn được gọi là công suất vô ích, công suất ảo hay công suất hư kháng…

Công suất phản kháng chỉ phần công suất vô công chuyển ngược về nguồn, được sinh ra trong mỗi chu kỳ bởi các tải cảm như cuộn dây hay tụ điện. Công suất phản kháng biểu thị rằng năng lượng được lưu trữ và sau đó được giải phóng dưới dạng từ trường hoặc trường tĩnh điện trong cuộn cảm và tụ điện.

Đơn vị của công suất phản kháng là Volt-Ampere nghĩa là VAR trong đó 1 VAR = 1V*1A.

Chúng ta có công thức tính công suất phản kháng như sau:

Trong đó:

θ: góc pha

Q: công suất phản kháng (VAR, kVAR)

S: công suất biểu kiến (VA, kVA)

P: công suất thực (W, kW)

Phần lớn các thiết bị dùng điện đều tiêu thụ công suất P và công suất phản kháng Q.

Công suất thực P đặc trưng cho khả năng sinh ra công hữu ích của thiết bị (là phần công suất được biến thành cơ năng, quang năng và nhiệt năng…), đơn vị là W hoặc kW.

Công suất phản kháng Q là công suất từ hóa trong các máy phát điện xoay chiều, máy biến áp, nó không sinh ra công, đơn vị là VAr hoặc kVAr.

Những thiết bị tiêu thụ nhiều công suất phản kháng tiêu biểu như:

Động cơ không đồng bộ tiêu thụ khoảng 60 – 65% tổng công suất phản kháng của mạng điện.

Máy biến áp tiêu thụ khoảng 20-25%.

Đường dây trên không và các thiết bị điện khác tiêu thụ khoảng 10%.

Bù công suất phản kháng là gì

Không cần tiêu tốn nhiều năng lượng từ máy phát điện để tạo ra công suất phản kháng. Thực ra, việc cung cấp công suất phản kháng cho các thiết bị điện không nhất thiết phải lấy từ nguồn máy phát.

Mà người ta hay đặt các tụ điện ở phụ tải để sinh ra công suất phản kháng. Mục đích là tránh truyền tải công suất phản kháng trên đường dây. Phương pháp này được gọi là bù công suất phản kháng.

Khi lắp đặt tụ bù công suất phản kháng thì góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp trong mạch sẽ nhỏ đi, giúp cho hệ số công suất cosφ của mạch sẽ được nâng cao.

Mối liên hệ giữa P, Q và góc φ được thể hiện qua công thức:

Khi P không đổi, nhờ có bù công suất phản kháng, thì công suất phản kháng Q truyền tải trên đường dây sẽ giảm xuống, do đó góc φ cũng giảm, làm cho hệ số công suất cosφ tăng lên.

Công suất biểu kiến được ký hiệu là: S

Tổng công suất trong một mạch điện xoay chiều, cả tiêu tán và tiêu thụ được gọi là công suất biểu kiến. Hay, công suất toàn phần bao gồm công suất phản kháng và công suất thực được gọi là công suất biểu kiến. Là tích của điện áp R.M.S và dòng điện R.M.S.

Công suất biểu kiến chúng ta thường thấy nhất là trên tem thông tin của máy phát điện hoặc các bộ lưu điện UPS…

Đơn vị của công suất biểu kiến S là Volt-amp (VA). Tức là 1VA = 1V*1A.

Khi mạch là điện trở thuần, thì công suất biểu kiến bằng công suất thực.

Trong mạch điện cảm hoặc điện dung, thì công suất biểu kiến lớn hơn công suất.

Công thức của công suất biểu kiến được thể hiện như sau:

S = UI S = √ (P2 + Q2) kVA = √(kW2 + kVAR2)

Trong đó:

S: Công suất biểu kiến, công suất toàn phần (VA, kVA)

P: Công suất tiêu thụ, công suất thực (W, kW)

Q: Công suất phản kháng, công suất vô công (VAR, kVAR)

Công suất thực- Công suất tiêu thụ

Công suất thực, hay công suất tiêu thụ là năng lượng cung cấp cho thiết bị và thực hiện sinh công hữu ích, hiệu quả.

Công suất tiêu thụ được ký hiệu là: P và được đo bằng đơn vị Watts (W), trong đó 1W = 1V*1A

Công suất tiêu thụ trong mạch DC:

Trong mạch DC, không có khái niệm về góc pha giữa dòng điện và điện áp, hay nói cách khác là không có tần số (f). Chỉ có điện áp trên tải và dòng điện chạy qua nó,

tức là, P = UI.

Trong đó:

P: Công suất tiêu thụ (W)

U: Điện áp trên mạch (V)

I: Dòng điện chạy qua mạch (A)

Công suất tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều:

Công suất tiêu thụ trong đoạn mạch xoay chiều được định nghĩa là đại lượng vật lý đặc trưng cho tốc độ sinh công của đoạn mạch đó.

Công thức tính công suất tiêu thụ:

Trong đó:

P: Công suất tiêu thụ của đoạn mạch (W, kW)

S: Công suất biểu kiến (VA, kVA)

Q: Công suất phản kháng (VAR, kVAR)

Cách tính hệ số công suất

Để tính hệ số công suất chuẩn xác nhất, bạn cần một máy phân tích chất lượng điện năng hoặc máy phân tích công suất đo cả công suất tiêu thụ (kW) và công suất biểu kiến ​​(kVA) và để tính tỷ lệ của kW/ kVA.

Công thức hệ số công suất có thể được biểu thị:

PF = P/S

Hoặc:

PF = W/VA

Trong đó watts đo công suất hữu ích trong khi VA đo công suất cung cấp. Về cơ bản là tỷ lệ của năng lượng hữu ích cho nguồn cung cấp.

Tầm quan trọng của hệ số công suất

Hệ số công suất là một đại lượng quan trọng cần xem xét trong mạch điện xoay chiều. Vì với bất kỳ hệ số công suất nào nhỏ hơn 1, có nghĩa là hệ thống dây điện của mạch phải mang nhiều dòng điện hơn mức cần thiết. Với công suất phản kháng bằng 0 trong mạch. Để cung cấp cùng một công suất cho tải điện trở.

Như hình ảnh trên chứng minh, hệ số công suất so sánh công suất thực được tiêu thụ với công suất biểu kiến ​​hoặc nhu cầu của tải. Năng lượng để thực hiện công được gọi là công suất tiêu thụ.

Bạn có thể tránh các hình phạt hệ số công suất bằng hiệu chỉnh hệ số công suất.

Hệ số công suất kém đồng nghĩa với việc bạn sử dụng năng lượng kém hiệu quả. Điều này quan trọng với các công ty vì nó có thể dẫn đến:

Hư hại nhiệt cho cách điện và các thành phần mạch khác

Giảm lượng năng lượng hữu ích có sẵn

Yêu cầu tăng kích thước dây dẫn và thiết bị

Bị nhà cung cấp điện lực phạt

Cuối cùng, hệ số công suất làm tăng chi phí chung của hệ thống phân phối điện vì hệ số công suất thấp hơn đòi hỏi dòng điện cao hơn để cung cấp cho tải.

Cách tính tụ bù hệ số công suất đơn giản nhất

Ví dụ 1

Động cơ cảm ứng 3 pha, công suất thực 5kW có hệ số công suất là 0.75. Cần chọn tụ bù như thế nào để cải thiện hệ số công suất lên 0.90?

Cách 1: (Dựa vào bảng tra hệ số công suất)

Công suất tiêu thụ động cơ = 5kW

Từ Bảng, ta tra được hệ số từ 0.75 đến 0.90 là 0.40

Yêu cầu tụ điện kVAR để cải thiện hệ số công suất từ 0.75 đến 0.90

Tụ điện kVAR = kW x Bảng Hệ số 0.75 và 0.90

= 5kW x 0.40 = 2 kVAR

Và giá trị các tụ điện được lắp trong mỗi pha:

2/3 = 0,667 kVAR

Ta có P = 5 kW

Hệ số công suất ban đầu = Cosθ 1 = 0,75

Hệ số công suất cần nâng = Cosθ 2 = 0,90

θ 1 = Cos-1 = (0,75) = 41°.41; Tanθ 1 = Tan (41°.41) = 0.8819

θ 2 = Cos-1 = (0,90) = 25°.84; Tanθ 2 = Tan (25°.50) = 0.4819

Yêu cầu tụ điện kVAR để cải thiện hệ số công suất từ 0,75 đến 0,90

Tụ điện yêu cầu kVAR = P(Tan θ 1 – Tan θ 2)

= 5(0.8819 – 0.4819) = 2 kVAR

Và giá trị các tụ điện được lắp trong mỗi pha:

2/3 = 0,667 kVAR

Một số nguyên nhân gây ra hệ số công suất thấp

Nguyên nhân chính của hệ số công suất thấp là tải cảm.

Như trong mạch điện cảm thuần túy, dòng điện chậm 90 ° so với điện áp, góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp gây ra hệ số công suất bằng 0.

Khi hệ số công suất thấp, sinh ra rất nhiều nhược điểm và chúng ta phải cải thiện hệ số công suất.

Động cơ cảm ứng một pha và ba pha, động cơ hoạt động ở hệ số công suất kém, tức là:

Tải đầy, Cosθ = 0,8 -0,9

Tải nhỏ, Cosθ = 0,2 -0,3

Không tải, Cosθ = 0.

Tải trọng thay đổi trong hệ thống điện (Như chúng ta biết rằng tải trên hệ thống điện là khác nhau. Trong thời gian tải thấp, điện áp cung cấp được tăng lên làm tăng dòng từ hóa gây ra hệ số công suất giảm)

Lò sưởi công nghiệp

Đèn phóng điện (Chiếu sáng cường độ cao) Đèn hồ quang (vận hành hệ số công suất rất thấp)

Máy biến thế

Dòng điện hài

Lợi ích của việc hiệu chỉnh nâng cao hệ số công suất

Điều chỉnh hệ số công suất làm tăng hiệu quả của hệ thống và thiết bị

Giảm điện áp thấp

Giảm kích thước của một dây dẫn và cáp làm giảm chi phí đầu tư

Tăng sức mạnh sẵn có

Giảm mất dòng

Phù hợp hiệu suất máy điện (Máy biến áp, Máy phát điện, …)

Không bị công ty cung cấp điện phạt

Tiết kiệm trong hóa đơn tiền điện

Sử dụng tốt hơn hệ thống điện, đường dây và máy phát điện…

Tiết kiệm năng lượng cũng như chi phí đầu tư các thiết bị điện được giảm

Qua nội dung bài viết này, mình đã cung cấp chi tiết các thông tin, kiến thức cơ bản nhất về hệ số công suất. Cũng như giúp các bạn trả lời được những câu hỏi như:

Hệ số công suất là gì

Hệ số công suất của mạch điện AC

Ý nghĩa của hệ số công suất

Tầm quan trọng của hệ số công suất

Cũng như cách sử dụng tụ bù để bù hệ số công suất như thế nào

Trong quá trình hoàn thành nội dung, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Mình rất mong sẽ nhận được những đóng góp khen chê từ các bạn đọc, giúp bài viết ngày một hoàn thiện hơn. Cảm ơn!

Công Suất Là Gì? Công Suất Thiết Bị Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?

Công suất là gì? Công suất thiết bị có ý nghĩa như thế nào?

Hiện nay, công suất tiêu thụ điện năng vẫn luôn là bài toán đau đầu đối với các hộ gia đình khi có ý định thuê máy phát điện. Bởi không biết nên thuê loại máy có công suất bao nhiêu cho phù hợp với công suất của các thiết bị điện đó. Do đó, việc tính được công suất tiêu thụ điện trong nhà dựa trên các thông số kỹ thuật được ghi trên máy sẽ giúp người dùng lựa chọn được loại máy phát điện có công suất phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng điện của gia đình mình.

Với công suất ghi trên thiết bị điện việc tính toán lượng điện tiêu thụ trong gia đình cũng trở nên dễ dàng hơn. Qua đó có thể nắm được công suất sử dụng điện của từng thiết bị khác nhau, giúp cân đối tài chính và có kế hoạch thu chi hợp lý nhằm tiết kiệm ngân sách.

Chúng ta có thể sử dụng công thức tính lượng điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện để tính ra lượng điện năng tiêu thụ trong 1 tháng của tủ lạnh. Cụ thể: Đơn vị điện năng tiêu thụ là KW/h hoặc W/h. Chẳng hạn 1kWh =1.000Wh tương đương với 1 số điện. Với một tủ lạnh công suất 75W, tức là mỗi giờ tủ lạnh sẽ tiêu tốn 0,075KW điện, trong 1 ngày sẽ tiêu hao 0,075 x 24 = 1,8 kWh điện và trong một tháng sẽ tiêu hết 1,8 x 30 = 54 số điện.

Đối với các thiết bị khác chúng ta có thể tính được lượng điện năng mà nó tiệu thụ cũng được tính tương tự như vậy. Khi đã tổng hợp được tất cả công suất của thiết bị điện, bạn hãy cộng lại để xem tổng công suất tiêu thụ của các loại thiết bị điện đang sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của nhà mình là bao nhiêu. Từ đó, có thể tính toán cụ thể số điện tiêu thụ trong ngày hoặc trong tháng của gia đình mình.

Hệ Số Công Suất Là Gì Và Ý Nghĩa Của Nó?

Hệ số công suất là gì và ý nghĩa của nó? Tại sao ta lại nên nâng cao hệ số công suất cos phi

Hệ số công suất là gì và ý nghĩa của nó?

Công suất tác dụng

công suất phản kháng.

Công suất tác dụng đặc trưng cho khả năng sinh ra công hữu ích của thiết bị. Đơn vị W hoặc kW.

Ví dụ như công suất cơ (sức kéo) của động cơ. Công suất phản kháng không sinh ra công hữu ích. Nhưng nó lại cần thiết cho quá trình biến đổi năng lượng. Đơn vị VAR hoặc kVAR.

Có thể hiểu nôm na đó là thành phần từ hóa. Tạo từ trường trong quá trình biến đổi năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác. Hoặc từ năng lượng điện sang chính năng lượng điện.

Hệ số công suất là gì và ý nghĩa của nó?

Ý nghĩa của hệ số công suất

Xét trên phương diện nguồn cung cấp (máy phát điện hoặc máy biến áp).

Rõ ràng cùng một dung lượng máy biến áp hoặc công suất của máy phát điện (tính bằng KVA). Hệ số công suất càng cao thì thành phần công suất tác dụng càng cao. Máy sẽ sinh ra được nhiều công hữu ích.

Sẽ có người nói “Nếu vậy tại sao ta ta không duy trì cos phi ~ 1 để máy phát hoặc máy biến áp hoạt động hiệu quả”. Sự thật là hệ số công suất bao nhiêu phụ thuộc vào tải (thiết bị sử dụng điện). Nhu cầu của tải về công suất tác dụng và công suất phản kháng cần phản đáp ứng đủ thì tải mới hoạt động tốt. Giải pháp trung hòa hơn là nguồn sẽ chỉ cung cấp cho tải 1 phần công suất phản kháng. Phần thiếu còn lại, khách hàng tự trang bị thêm bằng cách gắn thêm tụ bù.

Hệ số công suất là gì và ý nghĩa của nó?

Xét ở phương diện đường dây truyền tải

ta lại quan tâm đến dòng điện truyền trên đường dây. Dòng điện này sẽ làm nóng dây và tạo ra một lượng sụt áp trên đường dây truyền tải.

Nếu xét trong hệ thống 1 pha

Công suất biểu kiến được tính bằng công thức : S=U*I

Nếu xét trong hệ thống 3 pha

Công suất biểu kiến được tính bằng công thức : S=căn(3)U*I , U là điện áp dây, I là dòng điện dây.

Cả trong lưới 1 pha và 3 pha đều cho thấy dòng điện tỉ lệ với công suất biểu kiến S. Vấn đề là công suất biểu kiến là do 2 thành phần công suất tác dụng và công suất phản kháng gộp lại tạo nên. Từ đó ta có 2 nhận xét:Một là : nếu như cùng 1 tải, nếu ta trang bị tụ bù để phát công suất phản kháng ngay tại tải. Đường dây chỉ chuyển tải dòng điện của công suất tác dụng. Thì chắc chắn đường dây sẽ mát hơn.Hai là : Nếu ta chấp nhận đường dây phát nhiệt ở mức hiện tại. Và nếu ta trang bị tụ bù phát công suất phản kháng ở tại tải. Ta có thể bắt đường dây tải nhiều hơn hiện nay một ít.

Hệ số công suất là gì và ý nghĩa của nó?