Top 8 # Xem Nhiều Nhất Định Nghĩa Văn Hóa Doanh Nghiệp Là Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Định Nghĩa Văn Hóa Doanh Nghiệp

Có nhiều định nghĩa khác nhau của văn hóa doanh nghiệp, mặc dù gần như tất cả những người được chấp nhận rộng rãi nhất là tương tự và bao gồm nhiều khía cạnh tương tự.

– Gareth Morgan đã mô tả văn hóa doanh nghiệp như: “Các thiết lập của niềm tin, giá trị, và các định mức, cùng với các biểu tượng như các sự kiện và các cá nhân, đại diện cho nhân vật duy nhất của một doanh nghiệp, và cung cấp bối cảnh cho hành động ở trong đó . ” Niềm tin và giá trị là những từ sẽ xuất hiện thường xuyên trong các định nghĩa khác. Định mức có thể được mô tả như truyền thống, cấu trúc của cơ quan, hoặc thói quen.

Một cách khác đơn giản hơn nhìn vào văn hóa doanh nghiệp là để xem nó như là phản ứng chung của một nhóm để kích thích kinh tế. Một nền văn hóa doanh nghiệp là một nhóm người đã được đào tạo, hoặc chỉ đơn giản là đã học được bởi những người xung quanh, làm thế nào để hành động trong bất kỳ tình huống nào. Bằng cách này, văn hóa doanh nghiệp có chức năng giống như bất kỳ xã hội học tập.

Các khía cạnh khác của văn hóa doanh nghiệp mà thường đúng sự thật là nó trở nên bắt rễ sâu. Đó là bản sắc của một công ty, và vì lý do đó, trong một số cách, nó sẽ trở thành một bản sắc của những người làm việc ở đó. Điều này luôn luôn là quan trọng để nhớ, như văn hóa trở thành giống như một đối số tròn. Những người dân sẽ ảnh hưởng đến văn hóa như văn hóa ảnh hưởng đến họ.

Bởi vì nền văn hóa được bắt rễ sâu trong lịch sử doanh nghiệp của sự thành công hay thất bại, và bởi vì kinh nghiệm của nó, bất kỳ doanh nghiệp mà cần phải làm việc để thay đổi nó sẽ phải đối mặt với một trận chiến khó khăn và đầu tư rất lớn trong thời gian, nguồn lực, và làm việc. Trong tình huống này, nó thường là tốt nhất để tìm thấy một số người bên ngoài chuyên nghiệp ít nhất là giúp đỡ những người không được tiếp xúc và hút vào những thói quen xấu của một nền văn hóa doanh nghiệp bất thường.

Vì vậy, trong khi có nhiều định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp, tất cả trong số họ tập trung vào những điểm giống nhau: kinh nghiệm tập thể, thói quen, niềm tin, các giá trị, mục tiêu, và hệ thống. Đây là những kinh nghiệm và học được, thông qua ngày cho nhân viên mới, và tiếp tục như là một phần của bản sắc cốt lõi của công ty.

Văn Hóa Doanh Nghiệp Là Gì ?

Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Nhưng, thế nào là văn hóa doanh nghiệp? Làm cách nào để tạo ra được một môi trường có văn hoá trong doanh nghiệp? Câu trả lời không phải chỉ dành riêng cho người đứng đầu doanh nghiệp hay cụ thể một ai đó mà là dành cho tất cả chúng ta.

Văn hoá doanh nghiệp không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên hành lang hay trong phòng họp. Đó chỉ là ý muốn, ý tưởng. Những gì chúng ta mong muốn có thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp.

1. Hiểu thế nào về VHDN?

a. Văn hóa là gì? Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hoá, có ý kiến cho rằng: “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi – cái đó là văn hoá”. Có ý kiến lại hiểu theo cách khác: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” v.v.

b. Văn hóa doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp.

Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.

2. Hệ giá trị cốt lõi trong VHDN – Khẩu hiệu (slogan) – Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi – Triết lý kinh doanh – …

3. Các quy ước văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp: – Văn hóa trong giao tiếp chào hỏi (cách chào hỏi, cách thức bắt tay v.v.) – Văn hóa trong giới thiệu và tự giới thiệu – Văn hóa trong sử dụng danh thiếp (sử dụng, trao đổi danh thiếp v.v.) – Văn hóa nói chuyện – Văn hóa ứng xử với khách hàng, đối tác (trong nước, ngoài nước v.v.) – Văn hóa ứng xử với đồng nghiệp (giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên v.v.) – Văn hóa trong giao tiếp qua điện thoại – Văn hóa trong làm việc (vệ sinh nơi làm việc, tác phong v.v.) – Văn hóa xử lý, giải quyết công việc (ứng xử khi xử lý công việc, thời hạn xử lý công việc v.v.) – Văn hóa hội họp (nghi thức hội họp, chỗ ngồi trong hội họp v.v.) – Văn hóa tổ chức hoạt động ngoài công việc (bố trí chỗ ngồi khi dự tiệc, văn hóa dự tiệc, cách thức ngồi trong xe ô tô v.v.) – Quy tắc đạo đức nghề nghiệp (chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quan hệ nội bộ, quan hệ bên ngoài v.v.) – ….

sưu tầm: https://www.kynang.edu.vn

Văn Hóa Kinh Doanh, Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Văn Hóa Doanh Nhân

Văn hóa có bản sắc riêng lại có sự giao thoa, tiếp biến; nó kết tinh từ trong hoạt động của con người theo dòng chảy của lịch sử, đồng thời bổ sung những giá trị mới từ cuộc sống hiện tại.

1. Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa.

Năm 1967, Abraham Molo, nhà nghiên cứu người Pháp đã thống kê được 250 định nghĩa. Giáo Sư Phan Ngọc cho biết: Một nhà Dân tộc học Mỹ đã dẫn ra ngót 400 định nghĩa về Văn hóa.

Có người đã phải thốt lên: “Văn hóa chính là cái tên mà chúng ta đặt cho điều bí ẩn không cùng với những ai ngày nay đang tìm cách suy nghĩ về nó”.

Sở dĩ như vậy là vì văn hóa là một phạm trù rất rộng, cả vật chất lẫn tinh thần, cả tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, truyền thống và lối sống. Văn hóa có bản sắc riêng lại có sự giao thoa, tiếp biến; nó kết tinh từ trong hoạt động của con người theo dòng chảy của lịch sử, đồng thời bổ sung những giá trị mới từ cuộc sống hiện tại.

Hệ thống cầu vượt giao thông đô thị xây mới trung tâm TP. Hà Nội. Ảnh: tạp chí kiến trúc Việt Nam.

Có thể trích ra đây hai định nghĩa, mà theo tôi, phản ánh tương đối đầy đủ khái niệm Văn hóa:

– Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng”. (Định nghĩa của UNESCO đưa ra năm 1982 tại Mexico).

– Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống của mỗi cá nhân và cộng đồng đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, cấu thành nên một hệ các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình (Cựu Tổng giám đốc UNESCO Frederico Mayor).

Đặc trưng của Văn hóa là sự đa dạng, giá trị của Văn hóa là sự khác biệt. Trong văn hóa, chỉ có hợp tác và giao lưu; phát huy và quảng bá bản sắc văn hóa độc đáo của đất nước mình, dân tộc mình, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Vì vậy, theo suy nghĩ của tôi, khái niệm “hội nhập” về văn hóa là không chuẩn xác.

Văn hóa tuy không phải là tất cả nhưng lại có mặt trong tất cả, nó thấm đậm trong quá trình phát triển, trong mọi hoạt động, mọi hành vi, ứng xử của con người.

Di sản văn hóa có di sản vật thể và di sản phi vật thể. Di sản, nhất là di sản phi vật thể có cái cái tốt, tích cực, cũng có cái không tốt, tiêu cực. Người có tư duy lành mạnh, hành động đúng đắn là biết phát huy và tạo ra những di sản tốt đẹp, khắc phục và loại bỏ những di sản xấu.

2. Văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nói chung và kinh tế nói riêng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Văn hóa soi đường cho Quốc dân đi”. Cương lĩnh chính trị được Đại Hội Đảng lần thứ XI thông qua khẳng định: “Văn hóa là “nền tảng tinh thần vững chắc, là sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”

“Văn hóa còn thì dân tộc còn”. Và, dân tộc nào bị thống trị về văn hóa ngoại bang thì dân tộc đó không thể có độc lập thật sự. (Nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ hàng nghìn năm; các dân tộc ở phía Nam sông Dương Tử đều bị “Hán hóa” nhưng dân tộc ta không bị “Hán hóa” là do sức sống mãnh liệt của văn hóa người Việt).

“Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới, những công trình vượt trội lên bản thân ” (Tuyên bố của UNESCO về những chính sách văn hóa)

Trong mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa không phải là cái thứ hai, “không phải là cái ăn theo, không phải là sự phản ánh thụ động sự phát triển của kinh tế”. Văn hóa là một nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế.

Trong thời đại của một nền văn minh mới, động lực của tăng trưởng kinh tế không chỉ ở vốn, càng không phải ở tài nguyên mà chủ yếu ở trí tuệ, tiềm năng sáng tạo, ở bản lĩnh, khả năng giao tiếp, kết nối và tương tác với người khác của mỗi cá nhân tức là ở nguồn lực con người, là ở trong văn hóa. Và, chúng ta khẳng định: văn hóa là động lực của phát triển.

3. Kinh doanh, không chỉ là hoạt động kinh tế mà bản chất là hoạt động văn hóa. Hoạt động đó đáp ứng nhu cầu của con người: Cả người sản xuất và người tiêu dùng, cả người mua lẫn người bán; nó mang đến cho con người sự thỏa mãn, sự tiện nghi. Đối với người sản xuất là sự sáng tạo, đối với người mua là đáp ứng nhu cầu để phục vụ cho cuộc sống và rốt cuộc cũng là để sáng tạo. Sự đáp ứng gắn chặt với cách đáp ứng. Nhiều khi cách đáp ứng còn quan trọng hơn sự đáp ứng “Của cho không bằng cách cho”. Và, do đó trong bản chất nó là hoạt động văn hóa.

Văn hóa doanh nghiệp có những chuẩn mực chung nhưng lại mang bản sắc riêng, nó tạo sự khác biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, văn hóa doanh nghiệp là một trong nhiều yếu tố làm nên thương hiệu của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nhân là các giá trị văn hóa mà người chủ doanh nghiệp hướng đến trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Văn hóa doanh nhân đóng vai trò chủ đạo hình thành văn hóa doanh nghiệp.

Cách đây một thế kỷ, chí sỹ Lương Văn Can (1854-1927) đã nói về những điểm yếu của doanh nhân Việt Nam:

Người mình không có thương phẩm, không có thương hội.

Không có tín thực, chỉ xem ngạn ngữ ta rằng “thực thà cũng thể lái buôn” thời đủ biết đức tính của lái buôn vậy.

Không kiên tâm, không có nghị lực, không biết trọng nghề,

Kém đường giao thiệp.

Không biết tiết kiệm. Làm ít, tiêu nhiều; chỉ choáng bề ngoài mà xấu bề trong, tốt bộ vỏ mà không có ruột.

Khinh hóa, sính hàng ngoại.

Nhận xét của cụ Lương Văn Can về nghề buôn của nước ta cho đến nay đều xác đáng. (Lấy theo báo An Ninh Thủ Đô tháng 2/2008).

Tất nhiên, không phải mọi doanh nhân nước ta đều có tất cả những yếu kém ấy. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tiến bộ và trưởng thành lên nhiều nhưng những điều cụ Lương nói vẫn còn ở không ít các doanh nghiệp, doanh nhân nước ta. Đây là một di sản không tốt cần loại bỏ.

Trên tổng thể, khắc phục những yếu kém mà cụ Lương Văn Can chỉ ra là tạo nên một hệ giá trị cho văn hóa doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thời đại thay đổi, quan niệm về hệ giá trị cũng có những phát triển mới, có những đặc trưng mới mặc dầu không có mâu thuẫn với những điều nhà chí sỹ Lương Văn Can đã đề cập.

Để làm việc này, trước hết, phải xác lập những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc xây dựng văn hóa kinh doanh. Đó là:

(1) Hai bên cùng thắng: Lấy sự hài lòng của khách làm cơ sở bảo đảm lợi ích của mình.

(2) Cạnh tranh lành mạnh và tăng cường hợp tác

(3) Phát triển bền vững

(4) Thượng tôn pháp luật, bảo đảm kỷ luật kỷ cương đi đôi với phát huy dân chủ và khả năng sáng tạo của mỗi thành viên; đặt yêu cầu cao cho mỗi thành viên, động viên họ đối đầu với thách thức. Có dám đối đầu với thách thức mới biết mình là thế nào và có thể làm được những gì?

(5) Đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Phải coi trách nhiệm xã hội là một nội dung của văn hóa doanh nghiệp, một yếu tố tạo ra thương hiệu.

Từ các nguyên tắc chỉ đạo này, phải phấn đấu theo các nội dung sau:

(i) Kinh doanh trung thực, giữ vững chữ tín, tạo niềm tin cho đối tác (đây là nội dung cực kỳ quan trọng).

(ii) Có tư duy chiến lược và tầm nhìn dài hạn để định hướng phát triển lâu dài, có khả năng phản ứng trước khi thị trường biến động- điều rất cần trong bối cảnh thế giới vận động rất nhanh và thay đổi không ngừng, cũng là để đào tạo người nối nghiệp theo định hướng đã lựa chọn. Đối với những công ty gia đình thì nên phát triển theo cách “cha truyền con nối”.

(iii) Không coi kinh doanh chỉ là một nghề để kiếm sống mà là một hoạt động sáng tạo, một phương án tự hoàn thiện mình với chữ Người (viết hoa) nên phải kiên trì, không “nhảy cóc”; dám chấp nhận sai lầm và biết giới hạn những sai lầm; chấp nhận lỗ trong một thương vụ cụ thể để giữ chữ tín với đối tác.

(iv) Coi tiết kiệm không chỉ là cách thức giảm chi phí, tăng lợi nhuận mà là một phong cách và văn hóa sống, giúp khách hàng được hưởng lợi tốt hơn. Qua đó mà mở rộng thị trường, phát triển khách hàng.

(v) Nâng cao ý thức về lòng tự hào đối với sản của doanh nghiệp mình, làm với tất cả tâm huyết, yêu nghề để có sản phẩm tốt nhất, hoàn thiện nhất có thể; bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý và dịch vụ hậu mãi vượt trội.

(vi) Coi trọng vai trò của hiệp hội, hợp tác chặt chẽ và đóng góp tích cực vào hoạt động của hiệp hội.

(vii) Tăng cường hợp tác và liên kết, tích cực tương tác với các đối tác trong và ngoài nước, hình thành mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Cần hiểu rằng, hợp tác và liên kết là yêu cầu tự thân của cuộc sống, của phát triển, là nhân sinh quan, là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu của con người hiện đai trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Tăng cường làm việc nhóm nhỏ.

(viii) Chú ý tổ chức các hoạt động ngoại khóa. (văn nghệ, thể dục thể thao, dã ngoại,..). Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp (nội dung này cũng là giải pháp gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp).

(ix) Xác định đúng nhưng ngắn gọn “Slogan”, của doanh nghiệp để mỗi người hướng theo mục tiêu này mà phấn đấu. Lưu ý “Slogan” không phải là vĩnh viễn, cũng phải thay đổi phù hợp với mục tiêu mới khi tình hình đòi hỏi. Có một thực tiễn là, với một “Slogan” sử dụng quá lâu, không được bổ sung và phát triển những ý tưởng mới khi tình hình thay đổi, nhiều thành viên trong doanh nghiệp không còn nhớ đến nó nữa.

(x) Xây dựng thương hiệu bằng cách tạo ra bản sắc riêng, sự độc đáo trong sản phẩm và dịch vụ của mình, cùng với việc mở rộng mạng lưới cung ứng và tiêu thụ.

Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần nhớ:

– Thói quen hình thành tính cách, tính cách làm nên số phận. Thói quen có thói quen tốt và thói quen xấu. Tạo ra thói quen tốt không dễ, loại bỏ một thói quen xấu còn khó hơn. Vì vậy, phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương, khen thưởng kịp thời, xử phạt nghiêm minh. Kỷ luật sẽ áp chế thói quen xấu, giúp cho cái tốt chiến thắng.

– Doanh nhân (chủ hoặc người đứng đầu doanh nghiệp) có ảnh hưởng quyết định đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, Doanh nhân phải có ý thức xây dựng, đề cao văn hóa kinh doanh, văn hóa của doanh nghiệp mình

– Về bản chất, lãnh đạo và quản lý là hai hoạt động khác nhau. Ở ta thường đồng nhất hai hoạt động này. Cần cố gắng tách bạch đến mức có thể, nhất là trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Trong hoạt động này, người lãnh đạo đưa ra ý tưởng, truyền cảm hứng đến mọi người và cuốn hút họ đi theo và thực hiện ý tưởng và các nội dung đã xác định. Người quản lý tổ chức thực hiện ý tưởng đó: Lập quy trình thực hiện có hiệu quả, giám sát việc thực thi, đề ra các giải pháp phát huy kết quả, khắc phục những sai phạm, yếu kém, …

Trương Đình Tuyển/Sài Gòn giải phóng số Xuân

Văn Hóa Doanh Nghiệp, Doanh Nhân

Văn hóa vốn là một khái niệm đa nghĩa và có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Năm 1952, hai nhà nhân loại học người Mỹ là A.Kroeber và C.Kluckhohn đã thống kê được 152 nghìn định nghĩa và chia ra làm 6 nhóm chính. Tại Hội nghị Triết học thế giới năm 1980, người ta đã thống kê được 250 nghìn định nghĩa và được nhà văn hóa học người Nga – A.X.Ca-rơ-min phân thành 14 nhóm…. Nhưng chung lại, người ta xác định văn hóa là một thuộc tính chỉ có ở loài người, là cái phân biệt con người và động vật. Trong phạm vi loài người, văn hóa còn là dấu hiệu phân biệt giữa cộng đồng xã hội này với cộng đồng xã hội khác. Đó chính là hệ giá trị và chuẩn mực xã hội và những truyền thống khác nhau mà các cộng đồng người đã tạo nên trong quá trình hoạt động thực tiễn như quan niệm của tiến sĩ Federico Mayor – nguyên tổng thư kí UNESCO: “văn hóa là một tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ và trong hiên tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định tính riêng của mỗi dân tộc”.

Văn hóa cá nhân là toàn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm… tích lũy vào một con người, biểu hiện ở định hướng giá trị và phương thức hành xử của người ấy trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội và với bản thân nó. Văn hóa cá nhân phát triển đến đỉnh cao thì trở thành danh nhân.

Khi xã hội phát triển làm xuất hiện các giới nghiệp định hình như trí thức, viên chức, tăng lữ, doanh nhân, công nhân… thì mỗi giới đều có một mẫu nhân cách và tương ứng với nó sẽ có các dạng văn hóa cá nhân như văn hóa trí thức, văn hóa viên chức, văn hóa tăng lữ, văn hóa doanh nhân, văn hóa công nhân….

Còn văn hóa cộng đồng là văn hóa của nhóm xã hội, nhưng không phải là sự kết hợp sô học của những văn hóa cá nhân mà là toàn bộ hệ giá trị và phương thức hành xử được các thành viên trong cộng đồng chia sẽ và tự giác thực hiện, trở thành truyền thống của họ. Xã hội Việt Nam truyền thống đã sản sinh ra các dạng cộng đồng như gia đình, làng xã, tộc người, dân tộc, tôn giáo…, tương ứng có các dạng văn hóa cộng đồng như văn hóa gia đình, văn hóa làng xã, văn hóa dân tộc, văn hóa phật giáo, thiên chúa giáo… Xã hội hiện đại làm xuất hiện thêm nhiều dạng cộng đồng mới như văn hóa doanh nghiệp, văn hóa trang trại…

Doanh nhân năm 1975 từ này cũng đã khá phổ biến và được giải thích là thì khái niệm này mới được dùng và ngày trở nên phổ biến. Theo cách hiểu chung nhất, (Homme d`affaires; Bisinisement) là một từ xuất hiện đã lâu gắn với các nền kinh tế thị trường; ngay ở miền Nam tr ước người kinh doanh . Từ khi Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước và xác định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN doanh nhân là người có xu hướng và khát vọng làm giàu bằng việc tổ chức các hoạt động kinh doanh nhằm không ngừng tạo ra giá trị thặng dư tối đa, làm gia tăng tài sản cho mình, góp phần tăng trưởng tài sản cho xã hội. Còn theo quan niệm của Trung tâm văn hóa Việt Nam thì doanh nhân không phải là người kinh doanh thông thường, đó là ông chủ của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nhân là văn hóa chủ doanh nghiệp . Như vậy, trong nền văn hóa kinh doanh hiện đại, ta dễ nhận ra hai hình thái khác nhau: hình thái văn hóa cá nhân – văn hóa doanh nhân; hình thái văn hóa cộng đồng – văn hóa doanh nghiệp. Tức là khi nào ông chủ doanh nghiệp vận dụng một cách sáng tạo văn hóa trong hoạt động kinh doanh, lúc đó ông đang xây dựng văn hóa doanh nghiệp ; và khi nào ông chủ doanh nghiệp để lại dấu ấn sáng tạo trong văn hóa doanh nghiệp của mình, lúc đó ông ta mới có cái gọi là văn hóa doanh nhân . Từ sự giải thích này, ta có thể thống nhất một cách hiểu: văn hóa doanh nhân là sự kết hợp giữa văn hóa kinh doanh và đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp , cũng tức là sự kết hợp giữa văn hóa nghề nghiệp với văn hóa nhân cách của doanh nhân.

c độ của văn hóa học, chúng ta thấy rằng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thuộc dạng văn hóa cộng đồng, ngày nay người ta thường gọi là Vậy văn hóa kinh doanh là gì? Từ g ó triển. Những cách thức và nguyên tắc đó là yếu tố khởi nguyên, được các thành viên trong tổ chức tự nguyện chấp nhận, lấy đó làm phương hướng hành động, phân tích và đưa ra những quyết định thích hợp”. Văn hóa tổ chức. E.N.Schein, nhà nghiên cứu người Mỹ đã nêu một định nghĩa: “ văn hóa tổ chức là toàn bộ cách thức và nguyên tắc xử lý các vấn đề thống nhất bên trong và thích ứng với bên ngoài để tồn tại và phá

Như vậy, nếu vận dung vào doanh nghiệp, cơ cấu văn hóa tổ chức sẽ gồm một số yếu tố chủ yếu như:

Yếu tố giá trị : xuất phát từ nhu cầu của các thành viên, người lãnh đạo cần lựa chọn một định hướng giá trị phù hợp. Có tổ chức lấy sáng tạo làm giá trị hàng đầu, tổ chức khác lại đề cao giá trị là việc hoàn thành nhiệm vụ, ho ặ c thu nhập cao…

Yếu tố chuẩn mực : là các quy định có chức năng hướng dẫn cách hành x ử để mọi người phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu mà tổ chức đặt ra.

hiện của tổ chức : mỗi tổ chức thường khẳng định mình qua việc sử dụng hệ thống các biểu tượng như lôgo, thương hiệu, khẩu hiệu, trang phục, lễ hội, các nghi thức giao tiếp, sinh hoạt tập thể và các hình thức sinh hoạt khác.

Xây dựng bầu không khí tinh thần trong tổ chức : sức mạnh của tổ chức biểu thị ở sự đồng thuận tinh thần, vì vậy người lãnh đạo cần quan tâm xây dựng những tình cảm cao đẹp trong tổ chức của mình.

+ Có tinh thần làm chủ, tôn trọng người khác nếu thấy hợp lý, không võ đoán, kiêu ngạo..

+ Quyết đoán nhưng không độc đoán, mỗi khi đưa ra quyết sách cần dựa vào những dữ kiện thật, đồng thời có khả năng nhìn xa, trông rộng;

+ Dám chịu trách nhiệm với cấp trên, cấp dưới, với khách hàng và xã hội…

V ăn hóa doanh nhân của doanh nghiệp thuộc loại hình văn hóa công đồng, văn hóa doanh nhân còn được tạo thành bởi nhân cách doanh nhân – văn hóa cá nhân mà cốt lõi của nó là định hướng giá trị .

Định hướng gi á trị của doanh nhân trước hết và chủ đạo là làm giàu, hay nói như người Trung Quốc là “tri phú” – biết làm giàu. Định hướng này có thể phân thành 3 yếu tố: c h làm giàu mới là vấn đề của văn hóa. Cách làm giàu vừa là khoa học lại vừa là nghệ thuật và khi làm giàu được xem là hoạt động sáng tạo thì văn hóa doanh nhân đồng nghĩa với văn hóa làm giàu hay đạo làm giàu của doanh nhân. chúng tôi Hoàng Vinh đã có một định nghĩa khá toàn diện: ” Có tri thức làm giàu, Có khát vọng làm giàu, Biết cách ứng xử trong làm giàu. Doanh nhân là đội quân chủ lực, những người tiên phong trong công cuộc làm cho dân giàu, nước mạnh. Làm giàu và biết cách làm giàu là hai vấn đề khác nhau; Làm giàu là nhu cầu tự nhiên của mỗi người, còn biết cá Văn hóa doanh nhân thuộc dạng văn hóa cá nhân, hình thành trong môi trường của một doanh nghiệp thành đạt. Đó là toàn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm, biểu thị thành những giá trị và khuôn mẫu hành xử tích lũy vào một cá nhân tạo nên văn hóa doanh nhân – một con người có trí thức làm giàu, có khả năng làm giàu, có khát vọng làm giàu, dám chịu rủi ro để làm giàu bằng cách tổ chức các hoạt động kinh doanh, liên tục tạo ra giá trị thặng dư tối đa, không ngừng làm gia tăng tài sản cho cá nhân cũng như cho doanh nghiệp”.

Nước ta thời xưa theo truyền thống Nho giáo trọng nghiệp nước ta không phát triển được: n hành cuốn sách ” nông ức thương nhằm cột chặt người dân vào ruộng đất, làng xã…. Sĩ – nông – công – thương , tầng lớp buôn bán (doanh nhân) được xếp vào hạng cuối. Vì vậy, đội ngũ những người biết làm giàu ở nước ta rất hiếm và xuất hiện khá muộn, chủ yếu là vào đầu thế kỷ XX khi phong trào Duy tân được đề xướng: “Chú trọng mở mang kinh tế”, “Không để dân giàu thì không có con đường nào đạt đến mục đích tự trị được”…C ử nhân Lương Văn Can (1854-1927) đã từng viết sách ” Thương học phương châm” trong đó đã nêu ra 10 nguyên nhân khiến thương T rần Văn Chiêu cũng đã soạn th ảo và người mình không có thương phẩm; Không có thương hội; không có tín thực; không có kiên tâm; Không có nghị lực; Không biết trọng nghề; Không có thương học; Kém đường giao tiếp; Không biết tiết kiệm; Khinh nội hóa. Nhóm ấ Nghệ An, những năm đầu thế kỷ 20 cũng đã xuất hiện một số đại nho l àm nghề buôn để lấy tiền hoạt động cách mạng như cụ Nghè Ngô Đức Kế mở Triêu dương thương quán ở phố Cầu Rầm (Vinh), Thủ khoa Lê V ă n Huân mở của hàng buôn bán ở chợ Trổ (Đức Thọ)… Thương cổ luận “…Ở Hà Tĩnh,

Từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới, cùng với những kết quả quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội, Đảng ta cũng không ngừng lớn mạnh thêm về tư duy kinh tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định mục tiêu nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống cho nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến k h ích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng… riêng đối với từng lớp doanh nhân, Đảng đã khẳng định quan điểm: Tạo điều kiện phát huy tiềm năng và vai trò tích cực trong phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nhân để mỡ rộng đầu tư trong nước và ở nước ngoài; giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao chất lượng sản phẩm; tạo dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam.*

Ở tỉnh ta, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đ ảng bộ tỉnh lần thứ XVI, BCHTU đã ban hành nghị quyết chuyên đề ( số 02-NQ/TU ngày 24/8/2006) về việc tăng cường lãnh đạo phát triển doanh nghiệp đến năm 2010 và những năm tiếp theo; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện và ra quyết định số 2208/QĐ- UBND ngày 18/9/2006 thành lập Ban chỉ đạo vì sự phát triển doan

Từ đó đến nay, tháng hành động vì sự phát triển doang nghiệp đã thực sự trở thành ngày hội của các doanh nhân với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực; và đây là dịp các tầng lớp xã hội thể hiện sự tôn vinh, góp phần tạo nên bầu không khí tinh thần mới cho đội ngũ doanh nhân cũng như cho cộng đồng xã hội hướng về doanh nhân – đội quân chủ lực làm giàu cho quê hương, đất nước và cho chính bản thân mình.

K ỷ niệm 5 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004- 13/10/2009), UBND tỉnh đã làm việc với ban chỉ đạo vì sự phát triển doanh nghiệp và Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp tỉnh và ra Thông báo kết luận số 221/ TB – UBND, ngày 14/9/2009 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó tập trung chỉ đạo nội dung “Đưa tri thức văn hóa vào doanh nghiệp”. Thực hiện thông báo trên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Tuần văn hóa, thể thao, du lịch hưởng ứng ngày Doanh nhân Việt Nam với các chương trình như; khai trương phòng đọc sách Doanh nhân, Giải bóng chuyền Doanh nhân, Giải quần vợt “Tạp chí Văn hóa” mở rộng, Tiếng hát Doanh nhân Hà Tĩnh lần thứ 2, Doanh nhân về với doanh nhân, và tọa đàm “Văn hóa với Doanh nghiệp”.

Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, đối với Việt Nam cũng như các quốc gia cùng bối cảnh khác, doanh nghiệp chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đ ấ t nước. Như đã nói ở trên, văn hóa là yếu tố hàng đầu để đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Với tình hình phát triển doanh nghiệp của chúng ta hiện nay, việc xây dựng văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp đang là một yếu tố cấp bách và các doanh nghiệp phải coi là vấn đề thiết thân, sống còn của mình. H i v ọ ng rằng, qua các cuộc sinh hoạt văn hóa như thế này, các nhà quản lý, các nhà khoa học, các doanh nhân sẽ cùng nhau tìm ra được các giải pháp hữu hiệu nhất cho sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp./.