Top 7 # Xem Nhiều Nhất Hệ Thức Của Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn Là Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn

Giải bài tập môn Vật Lý lớp 10 Bài 9: Lực hấp dẫn – Định luật vạn vật hấp dẫn Giải bài tập môn Vật Lý lớp 10 Bài 9: Lực hấp dẫn – Định luật vạn vật hấp dẫn – xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Vật Lý lớp 10 Bài 9: Lực hấp dẫn – Định luật vạn vật hấp dẫn để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo. Hướng dẫn giải bài tập lớp 10 Bài 9: Lực hấp dẫn – Định luật vạn vật hấp dẫn KIẾN THỨC CƠ BẢN Lực hấp dẫn Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật. Định luật vạn vật hấp dẫn Định luật: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Công thức: F hd = G Trong đó m 1, m 2 là khối lượng của hai chất điểm, r là khoảng cách giữa chúng; G = 6, 67. 10 -11 Nm 2 /kg 2 gọi là hắng số hấp dẫn. III. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.

Định luật vạn vật hấp dan domino

Định luật vạn vật hấp dan gillmor

Vật có khối lượng m nhỏ hơn nhiều so với trái đất, ta xem lực tác dụng của trái đất lên vật là F = P = mg gọi là trọng lực Bạn đang xem bài viết Giải bài tập môn Vật Lý lớp 10 Bài 9: Lực hấp dẫn – Định luật vạn vật hấp dẫn. Bài viết được tổng hợp bởi website Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về để xem. Đừng quên theo dõi Đề Thi Thử Việt Nam trên Facebook để nhanh chóng nhận được thông tin mới nhất hàng ngày.

Định luật vạn vật hấp dẫn của

Định luật vạn vật hấp dẫn

Định luật vạn vật hấp dẫn lớp 10

Phim Cổ Điển – The Classic FULL HD (2003) – Vietsub + Thuyết Minh

Định luật vạn vật hấp dẫn trong tình yêu

Cúng Rằm tháng 7 năm 2019 tốt nhất vào ngày nào?

Lực hấp dẫn định luật vạn vật hấp dẫn lớp 10

Bài 11. Lực Hấp Dẫn. Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn

11

LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN

1. Kiến thức

– Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được công thức của lực hấp dẫn.

– Nêu được định nghĩa trọng tâm của một vật.

2. Kỹ năng

– Giải thích được một cách định tính sự rơi tự do và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh bằng lực hấp dẫn.

– Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản như ở trong bài học.

Lực nào giữ cho Mặt Trăng chuyển động gần như tròn đều quanh Trái Đất? Lực nào giữ cho Trái Đất và Mặt Trăng chuyển động gần như tròn đều quanh Mặt Trời?

I – LỰC HẤP DẪN

Niu-tơn là người đầu tiên đã kết hợp được những kết quả quan sát thiên văn về chuyển động của các hành tinh với những kết quả nghiên cứu về sự rơi của các vật trên Trái Đất và do đó đã phát hiện ra rằng mọi vật trong Vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn (Hình 11.1).

Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng đã giữ cho Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.

Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh đã giữ cho các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.

Khác với lực đàn hồi và lực ma sát là lực tiếp xúc, lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật.

1. Thả một vật nhỏ (cái hộp) rơi xuống đất. Lực gì đã làm cho vật rơi?

Hình 11.1. Hệ Mặt Trời

II – ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN (ĐLVVHD)

1. Định luật

Những đặc điểm của lực hấp dẫn đã được Niu-tơn nêu lên thành định luật sau đây, gọi là định luật vạn vật hấp dẫn:

Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích của các khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng (Hình 11.2).

Hình 11.2

2. Hệ thức

(11.1)

Trong đó:

G: hằng số hấp dẫn, bằng 6,67.10-11 ().

m 1, m 2: khối lượng của hai chất điểm (kg).

r: khoảng cách giữa hai chất điểm (m).

Hệ thức (11.l) áp dụng được cho các vật thông thường trong hai trường hợp:

a) Khoảng cách giữa hai vật rất lớn so với kích thước của chúng.

b) Các vật đồng chất và có dạng hình cầu. Khi ấy r là khoảng cách giữa hai tâm và lực hấp dẫn nằm trên đường nối tâm.

Bài tập ví dụ 1. Mặt Trăng và Trái Đất có khối lượng lần lượt là 7,4.1022 kg và 6.1024 kg, ở cách nhau 38400 km. Tính lực hấp dẫn? Giải:

r = 38400km = 38400000m = 384.10 5 m

Bài tập ví dụ 2. Cho biết khối lượng Trái đất là M = 6.1024 kg, khối lượng của một hòn đá là m = 2,3 kg, gia tốc rơi tự do là g = 9,81 m/s2. Hỏi hòn đá hút Trái đất với một lực bằng bao nhiêu? Giải:

Với vật có trọng lượng m= 2,3 kg thì Trái Đất tác dụng lên vật một trọng lực là :

P = m.g = 2,3.9,81 = 22,6 N.

Bài tập ví dụ 3. Theo định luật III Newton, hòn đá sẽ tác dụng lên Trái Đất một lực F = P = 22,6 N. Tìm khối lượng MT của mặt Trời từ các dự liệu của Trái Đất. Cho biết: Khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời R = 1,5.1011 (m); hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 (N.m2/kg2). Giải:

Chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời là:

T = 365 ´ 24 ´ 3600 = 3,15.10 7 s

Từ công thức :

Þ M T =

= =2.10 30 kg.

2 . Theo Newton thì trọng lực mà TĐ tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa TĐ và vật đó. Nếu vật ở độ cao h so với mặt đất thì công thức tính lực hấp dẫn giữa TĐ và vật được viết như thế nào? Suy ra gia tốc rơi tự do g = ? Nếu h << R thì g = ? Có nhận xét gì về gia tốc rơi tự do của các vật ở gần mặt đất?

III – TRỌNG LỰC LÀ TRƯỜNG HỢP RIÊNG CỦA LỰC HẤP DẪN

Theo Niu-tơn thì trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.

(1)

Trong đó, m là khối lượng của vật, h là độ cao của vật so với mặt đất, M và R là khối lượng và bán kính của Trái Đất. Mặt khác ta lại có:

P = mg (2)

– Từ (1) và (2) Þ

(11.2)

là gia tốc rơi tự do của vật ở độ cao h so với mặt đất.

Nếu h << R (vật ở gần mặt đất) thì:

(11.3)

Các công thức (11.2) và (11.3) cho thấy, gia tốc rơi tự do phụ thuộc độ cao nếu độ cao h khá lớn và là như nhau đối với các vật ở gần mặt đất (h << R). Các hệ quả này hoàn toàn phù hợp với thực nghiệm và là một bằng chứng về sự đúng đắn của định luật vạn vật hấp dẫn.

LỰC HẤP DẪN: Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn.

Định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp đẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Trong đó:

G: hằng số hấp dẫn, bằng 6,67.10-11( )

Câu 1. Phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn?

Câu 2. Nêu định nghĩa trọng tâm của vật?

11.1. Một vật khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10 N. Khi chuyển động tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu niu-tơn?

A. 1 N. C. 5 N.

B. 2,5 N. D. 10 N.

11.2. Hai xe tải giống nhau, mỗi xe có khối lượng 2,0.10 4 kg, ở cách xa nhau 40 m. Hỏi lực hấp dẫn giữa chúng bằng bao nhiêu phần trọng lượng P của mỗi xe? Lấy g= 9,8 m/s 2.

A. 34.10-10 P. C. 85.10-8 P.

B. 34.10-8 P. D. 85.10-12 P.

11.3. Một con tàu vũ trụ bay về hướng Mặt Trăng. Hỏi con tàu đó ở cách tâm Trái Đất bằng bao nhiêu lần bán kính Trái Đất thì lực hút của Trái Đất và của Mặt Trăng lên con tàu sẽ cân bằng nhau? Cho biết khoảng cách từ tâm Trái Đất đến tâm Mặt Trăng bằng 60 lần bán kính Trái Đất; khối lượng của Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng của Trái Đất 81 lần.

11.4. Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao 3200 m và ở độ cao 3200 km so với mặt đất. Cho biết bán kính Trái Đất là 6400 km và gia tốc rơi tự do ở mặt đất là 9,80 m/s 2.

11.5. Tính trọng lượng của một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 75 kg khi người đó ở

a) trên Trái Đất (g = 9,8 m/s 2).

b) trên Mặt Trăng (g = 1,7 m/s 2).

c) trên Kim tinh (g = 8,7 m/s 2).

d) trong khoảng không vũ trụ rất xa các thiên thể.

Chỉ khi đạt được tốc độ bay 7,9 km/s thì vệ tinh nhân tạo hay tàu vũ trụ mới không rơi trở lại mặt đất. Các con tàu lên mặt trăng cần có tốc độ 11,2 km/s, còn muốn bay tới các hành tinh khác tốc độ phải lớn hơn nữa. Làm thế nào để đạt tốc độ đó? Chỉ có tên lửa đẩy mới đảm đương nổi việc n ày.

Muốn làm cho một vật thể chuyển động với tốc độ 7,9 km/s để thoát khỏi sức hút của trái đất, đòi hỏi phải dùng một năng lượng lớn. Một vật nặng 1 g muốn thoát khỏi trái đất sẽ cần một năng lượng tương đương điện năng cần thiết để thắp sáng 1.500 bóng đèn điện 40 W trong 1 giờ.

Mặt khác, tên lửa bay được là nhờ vào việc chất khí phụt ra phía sau tạo nên một phản lực. Khí phụt ra càng nhanh, tên lửa bay càng chóng. Muốn đạt được tốc độ bay rất lớn, ngoài đòi hỏi phải có tốc độ phụt khí rất cao ra, còn phải mang theo rất nhiều nhiên liệu. Nếu tốc độ phụt khí là 4.000 m/s, để đạt được tốc độ thoát ly là 11,2 km/s thì tên lửa phải chứa một số nhiên liệu nặng gấp mấy lần trọng lượng bản thân.

Các nhà khoa học đã cố gắng giải quyết vấn đề này một cách thoả đáng. Làm sao để trong quá trình bay, cùng với sự tiêu hao nhiên liệu sẽ vứt bỏ được những bộ phận không cần thiết nữa, giảm nhẹ trọng lượng đang tiếp tục quá trình bay, nâng cao tốc độ bay. Đó chính là phương án sử dụng tên lửa nhiều tầng. Hiện nay phóng vệ tinh nhân tạo hoặc tàu vũ trụ vào không gian đều sử dụng loại tên lửa này.

Lợi về tốc độ, thiệt về nhiên liệu

Tên lửa nhiều tầng có ít nhất hai tên lửa trở lên, lắp liên tiếp nhau. Khi nhiên liệu ở tên lửa dưới cùng hết, nó tự động tách ra và tên lửa thứ hai lập tức được phát động. Khi tên lửa thứ hai dùng hết nhiên liệu, nó cũng tự động tách ra và tên lửa thứ ba tiếp đó được phát động… cứ như vậy sẽ làm cho vệ tinh hoặc tàu vũ trụ đặt ở tầng trên cùng đạt được tốc độ từ 7,9 km/s trở lên để bay quanh trái đất hoặc thoát khỏi trái đất.

Dùng tên lửa nhiều tầng tuy có thể giải quyết vấn đề bay trong vũ trụ nhưng tiêu hao nhiêu liệu rất lớn. Giả sử chúng ta dùng tên lửa 4 tầng để đưa tàu vào không gian, tốc độ phụt khí của mỗi tầng này là 2,5 km/s, tỷ lệ giữa trọng lượng nhiên liệu và vỏ là 4/1, như vậy muốn cho một con tàu nặng 30 kg ở tầng cuối đạt được tốc độ 12 km/s thì trọng lượng toàn bộ tên lửa và nhiên liệu khi bắt đầu phóng phải tới trên 1.000 tấn.

Ngày nay, các tàu không gian còn có thể được nâng lên bởi các tên lửa đẩy gắn ở bên sườn. Chẳng hạn thế hệ tàu Ariane 5.

(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)

Thí nghiệm Cavendisch – Phép cân T rái đất

Các nhà vật lý chơi trốn tìm

Khi tất cả các nhà Vật lý đã lên Thiên đàng, họ rủ nhau chơi trò “trốn tìm”. Không may vì “oẳn tù tì” thua nên Einstein phải làm người đi tìm. Ông này bịt mắt và bắt đầu đếm từ 1 đến 100. Trong khi tất cả mọi người đều đi trốn thì chỉ có mình Newton ở lại. Newton vẽ 1 hình vuông mỗi chiều 1m ngay cạnh Einstein và đứng ở trong đó. Einstein đếm đến 100 xong thì mở mắt ra và nhìn thấy Newton ngay trước mặt. Einstein lập tức reo lên: “Newton! Newton! đã tìm được Newton!”. Newton phản đối, ông ta tuyên bố rằng mình không phải Newton. Tất cả các nhà vật lý khác đều ra khỏi chỗ nấp và yêu cầu Newton chứng minh rằng ông không phải Newton. Làm sao đây ???!!! Một lúc sau, Newton nói: “Tôi đang đứng trong 1 hình vuông diện tích 1m vuông. Điều đó có nghĩa tôi là một Newton trên 1 m vuông. Vì thế tôi là… Pascal.”

Bài 11. Lực Hấp Dẫn. Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn Luc Hap Dan Docx

– Nêu được khái niệm về lực hấp dẫn và các đặc điểm của lực hấp dẫn

– Phát biểu được định luật hấp dẫn và viết được hệ thức liên hệ của lực hấp dẫn (giới hạn áp dụng của công thức đó)

– G iải thích được một cách định tính sự rơi tự do và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh bằng lực hấp dẫn.

– Phân biệt lực hấp dẫn với các loại lực khác như: lực điện, lực từ, lực ma sát,…

– Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản

– Tích cực chú ý nghe giảng.

– Phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài.

– Có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

4. Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển năng lực ở học sinh:

– Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.

III, Tiến trình dạy- học.

1.1. Kiểm tra bài cũ:

Mục tiêu: Kiểm tra và đánh giá mức độ hiểu bài cũ, thái độ và tinh thần ôn bài trước khi đến lớp

– Làm chính xác thêm kiến thức đồng thời có liên hệ chặt chẽ phục vụ hữu ích cho bài học mới.

– Sáng tỏ tình trạng kiến thức, kỹ năng,

– Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

– Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện ( hoặc mất đi) đồng thời.

– Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.

– Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau

Học sinh nhận xét:

1.2. Khởi động:

GVNX:

Hoạt động 3: Nghiên cứu về sự rơi tự do trên cơ s ở định luật vạn vật hấp dẫn ( 10 phút).

Giáo viên:

– Cung cấp kiến thức cho học sinh về trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.

Học sinh:

– Tiếp nhận kiến thức.

– Thực hiện yêu cầu của giáo viên để xây dựng được công thức tính gia tốc rơi tự do.

Học sinh nhận xét:

GVNX:

r là khoảng cách giữa chúng (m)

G là hằng số hấp dẫn

G = 6,67.10 -11 (N.m 2 /kg 2 )

– Được áp dụng cho các vật thông thường trong hai trường hợp:

+ Khoảng cách giữa hai vật rất lớn so với khích thược của chúng

+ Các vật đồng chất và có dạng hình cầu , khi ấy r là khoảng cách giữa hai tâm và lực hấp dẫn nằm trên đường nối hai tâm và đặt vào hai tâm đó.

III. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn .

– Trọng lực mà trái đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa trái đất và vật đó.

– Trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực.

– Độ lớn của trọng lực ( trọng lượng) theo hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn bằng:

Trong đó:

m là khối lượng của vật.

M và R là khối lượng và bán kính của trái đất.

Mặt khác: P = mg

Suy ra: Gia tốc rơi tự do

Nếu vật ở gần mặt đất:

Vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể .

4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng: ( 2 phút)

V ận dụng những kiến thức, kĩ năng, đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Hoạt động này khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức.

Phiếu học tập

Câu 1: Chọn phát biểu sai về lực hấp dẫn :

A. Lực hấp dẫn là lực suất hiện giữa mọi vật.

B. Trên trái đất lực hấp dẫn được thể hiện là trọng lực.

C. Lực hấp dẫn là lức tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai chất điểm.

D. Lực hấp dẫn là lực tác dụng được trong chân không.

Câu 2: Điều nào sau đây sai khi nói về trọng lực:

A. Trọng lực tác dụng lên các vật có khối lượng bằng nhau là bằng nhau.

B. Trọng lực được xác định bởi biểu thức P = mg.

C. Trọng lực là lực hút của trái đất lên vật ở gần trái đất.

D. Trọng lực tác dụng lên một vật thay đổi theo vị trí của vật trên mặt đất.

Câu 3: Cần phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai vật bao nhiêu để lực hút tăng 6 lần:

A. Giảm 6 lần. C. Giảm lần.

B. Tăng 6 lần. D. Tăng lần.

Câu 4 : Cho biết khoảng cách giữa tâm Mặt Trăng và tâm Trái Đất là 38.10 7 m; khối lượng Mặt Trăng và Trái Đất tương ứng là 7,37.10 22 kg và 6.10 24 kg; hằng số hấp dẫn G = 6,67 .10 -8 N. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng có độ lớn là :

A. 0,204.10 21 N. C. 22.10 25 N.

B. 2,04.10 21 N. D. 2.10 27 N.

A. Hai lực này cùng phương ngược chiều và cùng độ lớn.

B. Hai lực này cùng phương cùng chiều.

C. Hai lực này cùng chiều cùng độ lớn.

D. Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau.

Phân Tích Định Luật “Vạn Vật Hấp Dẫn” Của Newton Dưới Góc Độ “Tư Duy Thành Công”.

Phân tích định luật “Vạn vật hấp dẫn” của Newton dưới góc độ “Tư duy thành công”.

Mở đầu bài viết, Rich xin được phép trích biểu thức toán học định luật vạn vật hấp dẫn của Newton như sau:

Trong đó:

F là lực hấp dẫn giữa 2 điểm

G là hằng số hấp dẫn

m1, m2: lần lượt là khối lượng 2 điểm

r: là khoảng cách giữa 2 điểm

Đứng dưới góc độ của một người có tư duy thành công, King Rich xin phân tích định luật trên cho các bạn như sau:

1) Dấu nhân trong công thức vạn vật hấp dẫn

Không biết các bạn như thế nào, nhưng ngay từ những ngày đầu tiên tiếp xúc với công thức của Newton, King Rich đã đặt ra ngay một câu hỏi khá ngớ ngẩn: “tại sao trong công thức của Newton lại toàn dấu nhân, chia mà không hề thấy dấu cộng hay trừ”. Câu hỏi đến tai thầy giáo và Rich nhận lại được một câu trả lời khá thản nhiên của thầy: “Em đi mà hỏi ông Newton ý”. Lúc đó, Rich chỉ ân hận một điều là không được sinh ra cùng thời với Newton để đưa câu hỏi này cho Newton giải đáp. Đến tận sau này, Rich mới hiểu ra ý nghĩacủa công thức dưới dạng phân tích theo quy luật. Rich xin lấy một ví dụ đơn giản để tất cả các bạn cùng dễ hiểu. Cho hai cốc nước trắng có mực nước ngang nhau. Cốc 1 đổ đầy đá, sỏi, cát vào. Cốc 2 đổ đầy đường vào cốc. Kết quả chắc chắn là ai cũng biết. Cốc số 1 nước sẽ bị tràn ra ngoài, nước vẩn đục và không sử dụng được. Cốc thứ 2 sau một thời gian đường sẽ ” hòa tan” vào nước. Nếu ai đang bị đói tụt đường huyết thì sử dụng cốc nước thứ 2 quả thật là hiệu quả. Qua bài thí nghiệm thực tế trên, ta phân tích sâu hơn ta nhận thấy: thực tế trong công việc, cuộc sống hàng ngày đôi lúc ta vẫn là những hòn đá, sỏi, những hạt cát không chịu hòa mình vào cốc nước. Chúng ta muốn có những người bạn tốt, nhưng hàng ngày chúng ta vẫn cư thô tục, cục cằn với những người xung quanh chúng ta. Chúng ta không hề biết tôn trọng cảm xúc, suy nghĩ của người khác. Chúng ta dễ dàng đổ lỗi trách cứ xung quanh khi chúng ta thất bại, nhưng chỉ cần người khác thất bại, chúng ta lại “cười” hả hê, chúng ta tìm mọi cách, mọi bằng chứng để chứng minh: “họ có tội”. Chúng ta muốn bán hàng, nhưng chúng ta không chịu học hỏi hiểu tâm lý của khách hàng, cứ tìm mọi cách để “ép” khách mua hàng. Chúng ta đi mua hàng, luôn có suy nghĩ “ta là thượng đế” để lấn áp ….Và còn nhiều ví dụ khác nữa. Ở đây dấu nhân trong công thức biểu thị cho sự ” liên kết, hòa tan” vào cuộc sống, vào với những người xung quanh. Nếu ai ” hiểu” hết được ý nghĩa của dấu nhân trên, ta sẽ làm tăng sức mạnh, tăng năng lượng trong ta và chắc chắn người đó sẽ trở thành một ” nam châm ” hút mọi vật xung quanh.

3) Khối lượng 2 chất điểm 4) Khoảng cách giữa 2 điểm

Trong tư duy logic của toán học, hằng số là những con số thể hiện được ” sự bất biến” không thay đổi của công thức toán học. Nếu nói rộng ra, ” hằng số hấp dẫn thể hiện sự bất biến” của quy luật cuộc sống. Sinh lão bệnh tử là một ví dụ điển hình. Hàng ngày, bạn có cảm thấy có những điều rất chi là lạ, khó hiểu vẫn xảy ra xung quanh chúng ta. Đôi lúc bạn cảm thấy một người chưa từng gặp mặt nhưng rất thân quen, có lúc bạn cảm thấy một điều gì đó trong tương lai, bạn cảm thấy một người bạn trong quá khứ rất chi thân thuộc. Những điều cảm nhận trên nó đều nằm trọn trong 2 chữ ” Quy luật“. Người càng học nhiều, càng hiểu nhiều về quy luật thì càng dễ dàng vận dụng linh hoạt thay đổi điều kiện để tăng khả năng hút, hấp dẫn những người xung quanh vào họ. (Trong một bài viết khác, tôi sẽ phân tích rõ cho bạn về việc vận dụng ra sao quy luật để có thể ” cải mệnh hoàn sinh “.)

(Nguồn: King Rich)

Điều này rất hiển nhiên và rất dễ hiểu. Bạn cứ thử làm một thí nghiệm đơn giản đặt hai thanh nam châm gần và xa nhau và cảm nhận lực hút giữa hai thanh nam châm đó. Thực tế đã chứng minh, khi con người ta gần gũi nhau, khả năng hấp dẫn hút nhau dễ dàng hơn khi ở cách xa nhau. Có thể lấy ví dụ trong tình yêu, hay những câu ca dao dân gian của các cụ ta năm xưa: “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, “nước xa không cứu được lửa gần”,….Ở đây, tôi xin đưa ra một lời khuyên nhỏ cho các bạn: ” tăng kết nối, tăng liên kết, tăng chia sẻ “. Hãy biến quả cầu Trái Đất thành mặt phẳng. Và một trong những công cụ rất mạnh giúp ích bạn trong vấn đề trên đó chính là Internet. Internet giúp bạn bỏ qua khoảng cách, giúp bạn có thể cảm nhận, nghe nhìn thấy những điều, việc mà bạn không cần đến tận nơi để cảm nhận. Khi khoảng cách tiến gần đến con số “0” là bạn đã thực hiện một công cuộc cải cách vĩ đại.s

Các bạn nào có thắc mắc, có góp ý hay câu hỏi có thể liên hệ qua địa chỉ mail: kingrichbigedu@gmail.com Cám ơn các bạn đã quan tâm. Xin chào và hẹn gặp lại.