Top 8 # Xem Nhiều Nhất Khái Niệm Chủ Thể Luật Hành Chính Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Khái Niệm Luật Hành Chính

a, Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính

Là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, những quan hệ này gọi là quan hệ quản lý hành chính nhà nước hay quan hệ chấp hành điều hành, bao gồm các quan hệ sau:

Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc, như quan hệ giữa Chính phủ với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh với huyện, Bộ Tư pháp với Sở Tư pháp,… Quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn như quan hệ giữa Chính phủ với Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh với Sở Tư pháp,… Quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp dưới trực tiếp nhằm thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật như Bộ Tư pháp với Uỷ ban nhân dân tỉnh. Quan hệ giữa những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp. Khi cơ quan này có quyền hạn theo quyết định của pháp luật đối với cơ quan kia trong lĩnh vực quản lý, lĩnh vực chuyên môn nhất định nhưng không phụ thuộc về mặt tổ chức như quan hệ giữa Bộ Tài chính với Bộ Giáo dục Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và xã hội với Sở Tài chính nhằm thực hiện chính sách xã hội đối với công chức. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các đơn vị thực hiện trung ương đóng tại địa phương như quan hệ giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế với Đại học Huế. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như quan hệ giữa Uỷ ban nhân dân huyện với hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, quan hệ giữa Uỷ ban nhân dân thành phố Huế với doanh nghiệp tư nhân. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội như quan hệ giữa Chính phủ với Đoàn thanh niên. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước công dân – Người không quốc tịch – Người nước ngoài cư trú làm ăn, sinh sống ở Việt Nam như quan hệ giữa Uỷ ban nhân dân thành phố với công dân có đơn khiếu nại, giữa Uỷ ban nhân dân xã với công dân đăng ký kết hôn.* Các nhóm đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính. Thứ nhất, các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động, chấp hành, điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thứ hai, các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định tổ chức như quan hệ giữa thủ trưởng với nhân viên. Thứ ba, các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình cá nhân tổ chức được nhà nước trao quyền. Ví dụ: Tòa án nhân dân xử phạt hành chính – cá nhân, tổ chức có hành vi cản trở hoạt động xét xử, người chỉ huy máy bay, tàu biển khi đã rời sân bay, bến cảng có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

b, Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính

c, Khái niệm Luật hành chính

Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.

Khái Niệm Luật Hành Chính, Đối Tượng Điều Chỉnh Của Luật Hành Chính, Phương Pháp Điều Chỉnh Của Luật Hành Chính

Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề do pháp luật qui định.

Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Những quan hệ này gọi là quan hệ quản lý hành chính nhà nước hay quan hệ chấp hành – điều hành. Nội dung của chúng thể hiện:

– Hoạt động quản lý các công tác xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh chính trị trong cả nước, ở từng địa phương hay từng ngành.

– Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện pháp luật của cơ quan đó.

– Xử lý hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước.

– Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc và hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước …

các quan hệ quan hệ quản lý được quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh rất đa dạng, đó là các quan hệ quản lý được hình thành trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng chấp hành – điều hành trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Chúng bao gồm các quan hệ điển hình:

a, Giữa cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới theo hệ thống dọc mà đặc biệt là những cơ quan hành chíng cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới trực tiếp.

b, Giữa cơ quan cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thhẩm quyền chuyên môn cùng cấp.

c, Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên với cơ quan hành chíng nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp dưới nhằm thực hiện chức năng theo pháp luật.

d, Giữa những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.

e, Giữa cơ quan hành chíng nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc trung ương đóng tại địa phương đó.

g, Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị trực thuộc.

h, Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh

i, Giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội.

k, Giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân và người không quốc tịch, người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống ở Việt nam.

Ngoài ra còn có một số quan hệ không điển hình, giữa cơ quan hành chính nhà nước với đối tượng quản lý của nó.

Bên cạnh những quan hệ quản lý kể trên, Luật hành chính còn điều chỉnh một số quan hệ quản lý khác như: các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan, nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình; các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật qui định.

Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh, đơn phương. Phương pháp này được xây dựng trên các nguyên tắc:

– Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính, một bên được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính, còn bên kia phải phục tùng những mệnh lệnh ấy.

– Bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền quyết định công việc một cách đơn phương, xuất phát từ lợi ích chung của nhà nước, xã hội trong phạm vi quyền hạnh của mình để chấp hành pháp luật.

– Quyết định đơn phương của bên sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt bộc thi hành đối với các bên hữu quan và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.

Phân Tích Năng Lực Chủ Thể Quan Hệ Pháp Luật Hành Chính

Phân tích năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính. Cho ví dụ cụ thể?

TỪ KHÓA: Luật hành chính, Quan hệ pháp luật

1. Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là gì?

Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

2. Năng lực của thể của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính:

a- Các cơ quan hành chính nhà nước – chủ thể cơ bản của pháp luật hành chính

 Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan nhà nước đó được thành lập và chấm dứt khi cơ quan nhà nước đó bị giải tán. Năng lực này được pháp luật hành chính quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó trong quản lý hành chính nhà nước.

VD: Chương II – Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính Phủ/Luật Tổ chức Chính phủ 2015.

b- Cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức cũng phải có năng lực pháp luật, đặc biệt là năng lực hành vi đầy đủ. Khi trở thành cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, họ sử dụng quyền lực của nhà nước trong phạm vi thẩm quyền của mình tác động tới đối tượng quản lý để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ được giao. Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức được pháp luật quy định phù hợp với năng lực chủ thể của cơ quan và vị trí công tác của cán bộ công chức đó. Họ chỉ là cán bộ, công chức khi họ thực hiện công việc của mình. Còn ngoài chức vụ quyền hạn của mình thì cán bộ công chức không còn là cán bộ công chức nhà nước sử dụng quyền lực nữa mà trở thành cá nhân bình thường.

VD: Chương II – Nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức/Luật Cán bộ, công chức số 25/2019/VBHN-VPQH.

c- Năng lực chủ thể của tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, đơn vị hành chính sự nghiệp

Năng lực chủ thể của tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế , đơn vị vũ trang, đơn vị hành chính – sự nghiệp… (gọi chung là tổ chức) phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lý hành chính nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể. Như vậy sự tồn tại của các tổ chức này quyết định năng lực chủ thể của chúng. Do không có chức năng quản lý nhà nước nên các tổ chức nêu trên thường tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính với tư cách chủ thể thường. Cá biệt trong một số trường hợp được nhà nước trao quyền quản lý hành chính nhà nước đối với một số công việc cụ thể, các tổ chức này có thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể đặc biệt.

VD: Điều 2 Quyết định 868/2015/QĐ-BTP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Luật Hà Nội.

d- Năng lực chủ thể của cá nhân

Với các chủ thể đặc biệt trong quản lý hành chính nhà nước, năng lực chủ thể của những cơ quan này chỉ xem xét ở góc độ năng lực pháp luật – khả năng pháp luật cho phép họ thực hiện những gì và phải thực hiện những gì mà không xem xét đến năng lực hành vi – khả năng pháp luật thừa nhận và với khả năng đó họ có thể thực hiện quyền, nghĩa vụ và gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định với hành vi mà họ thực hiện. Tuy nhiên với cá nhân, năng lực chủ thể lại được xem xét trong tổng thể cả 2 loại năng lực là năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính. Có điểm khác biệt này là bởi năng lực hành vi của những cơ quan này đã được thừa nhận ngay khi bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn cán bộ, công chức hoặc khi thành lập cơ quan đó. Còn với cá nhân, khả năng thực hiện hành vi trên thực tế còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác.

VD1: Cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên mới có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. – Độ tuổi.

VD2: Người bị tâm thần thì không thể có năng lực hành vi để tham gia quan hệ pháp luật hành chính, – Sức khoẻ.

VD3: Điểm a khoản 1 điều 36 về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức: Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp. – Trình độ học vấn, trình độ đào tạo.

Có thể thấy, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi hành chính của cá nhân không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào khả năng thực hiện trên thực tế của cá nhân và cách thức Nhà nước thừa nhận khả năng đó.

VD: Điểm d khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008: “Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC)”. Tuy nhiên, muốn thực hiện được trên thực tế thì người đủ 24 tuổi phải thi bằng lái xe hạng FC.

Chia sẻ bài viết:

Chủ Thể Quan Hệ Pháp Luật Quốc Tế Là Gì ? Khái Niệm Về Chủ Thể Quan Hệ Pháp Luật Quốc Tế

Chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế là thực thể đang tham gia vào những quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lí quốc tế do những hành vi của chính nó gây ra.

Chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế gồm chủ thể cơ bản và các chủ thể khác của quan hệ pháp luật quốc tế.

Đa số các luật gia quốc tế đều thừa nhận quốc gia là chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật quốc tế. Một số học giả khác cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, ngoài quốc gia là chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật quốc tế, thì các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết, các tố chức quốc tế liên chính phủ đều là chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế hiện đại.

Khi nghiên cứu quốc gia với tính cách là chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật quốc tế, cần chú ý đến các tiêu chí được sử dụng rộng rãi để xác định một thực thể là một quốc gia. Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất trên bình diện quốc tế về quốc gia. Tuy vậy, cũng có những tiêu chí được thừa nhận rộng rãi để xác định quốc gia. Theo quy định tại Điều 1 của Công ước Môngtêviđêô (Montevideo) năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia, thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải có bốn điều kiện cơ bản sau: dân cư thường xuyên; lãnh thổ được xác định; Chính phủ; năng lực tham gia vào các quan hệ pháp luật với các thực thể quốc gia khác. Do vậy, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, người ta thường dựa vào các tiêu chí đó để lập luận việc công nhận hoặc không công nhận một ấ thực thể mới được thành lập là quốc gia hay không k phải là quốc gia.

Chủ quyền quốc gia là thuộc tính cơ bản của quốc gia, là phạm trù pháp lí – kinh tế có liên hệ mật thiết với vấn đề độc lập về kinh tế. Việc củng cố hạ tầng cơ sở kinh tế của quốc gia sẽ đưa đến kết quả củng cố chủ quyền quốc gia đó. Trái lại, sự bành trướng của tư bản nước ngoài trong một nước nào đó, trong một mức độ nhất định sẽ tạo ra những cản trở đối với việc thực hiện chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ, riêng biệt của quốc gia đó. Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay, sự bành trướng của các tập đoàn tư bản vào nền kinh tế của nhiều quốc gia mới giành được độc lập không thể thủ tiêu được quy chế chủ quyền quốc gia của các nước nói trên. Trong thời đại hiện nay, chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền lực chính trị tối cao. Quyền lực chính trị tối cao này thể hiện qua các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia, quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống vật chất và tỉnh thần của quốc gia mà các quốc gia khác không có quyền can thiệp. Trong quan hệ quốc tế, quốc gia hoàn toàn độc lập, không bị lệ thuộc vào các quốc gia khác trong giải quyết vấn đề đối ngoại của mình. Việc tham gia của quốc gia vào các tổ chức quốc tế, vào các hoạt động quốc tế liên quốc gia và các hình thức hợp tác quốc tế khác là biểu hiện rõ nét kết quả thực hiện chủ quyền đối ngoại của quốc gia.

Các quốc gia có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản nêu trên trong sinh hoạt quốc tế một cách độc lập, theo ý chí của quốc gia mình, hoặc một cách cộng đồng trong quan hệ hợp tác với các quốc gia khác.

Bên cạnh quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế hiện đại. Khi thưc hiện chức năng chính trị, dân tộc đang đấu tranh vì một nền độc lập và tự do chân chính thường lập ra các cơ quan nhất định để lãnh đạo cuộc đấu tranh đó và để cụ thể hoá quyền năng chủ thể luật quốc tế của mình. Trong trường hợp nói trên, dân tộc này là chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế đang ở trong giai đoạn quá độ thành lập một quốc gia độc lập có chủ quyền.

Xuất phát từ chủ quyền dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết, các dân tộc đang đấu tranh nhằm thành lập một quốc gia độc lập có những quyền quốc tế cơ bản sau đây: 1) Quyền được thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình trong bất cứ hình thức nào, dưới bất cứ dạng nào, kể cả việc áp dụng những biện pháp để chống lại nước đang cai trị mình; 2) Quyền được pháp luật quốc tế bảo vệ và các quốc gia, các dân tộc và nhân dân trên thế giới, các tổ chức quốc tế… giúp đỡ; 3) Quyền được thiết lập những quan hệ chính thức với các chủ thể của luật quốc tế hiện đại; 4) Quyền được tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và hội nghị quốc tế liên chính phủ; 5) Quyền được tham gia vào việc xây dựng những quy phạm của luật quốc tế và quyền được thi hành độc lập những quy phạm luật quốc tế hiện nay.

Bên cạnh các quyền quốc tế cơ bản đó, các dân tộc đang đấu tranh cũng có những nghĩa vụ quốc tế nhất định trong sinh hoạt quốc tế (tương tự như nghĩa vụ quốc tế của quốc gia). Các tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia) cũng là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp uất quốc tế theo thoả thuận của các quốc gia, chính phủ thành viên.

Khi gân tích các văn bản thành lập Liên hợp quốc, cac tố chức chuyên môn của Liên hợp quốc va cơ quan năng lượng nguyên tử bên cạnh Liên hợp quốc (IAEA), có thể nêu ra các quyền cơ bản sau đây của chúng trong sinh hoạt quốc tế: quyền được kí kết các điều ước quốc tế; quyền nhận cơ quan đại diện và quan sát viên thường trực của các quốc gia chưa là thành viên tại tổ chức trên; quyền hưởng những miễn trừ và ưu đãi ngoại giao; quyền được trao đổi đại diện tại các tổ chức của nhau; quyền các cơ quan chính của các tổ chức quốc tế đó trong một số trường hợp cụ thể có các thẩm quyền quốc tế; quyền được yêu cầu kết luận tư vấn của Toà án quốc tế của Liên hợp quốc; quyền được giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên và các tổ chức quốc tế đó.

Ngoài các quyền cơ bản nói trên, các tố chức này còn có các nghĩa vụ quốc tế nhất định. Các tổ chức này cũng có những quyền và nghĩa vụ theo các điều ước kí kết với các quốc gia, các tổ chức quốc tế khác…