Top 14 # Xem Nhiều Nhất Khái Niệm Dân Chủ Chủ Nô Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Dân Chủ Là Gì ? Khái Niệm Về Dân Chủ

Dân chủ là cách nói tắt về chế độ dân chủ hoặc quyền dân chủ.

Chế độ dân chủ là chế độ chính trị, trong đó, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do nhân dân bầu ra.

Chế độ dân chủ đã được thành lập rất sớm từ thời chiếm hữu nô lệ ở nhà nước Cộng hoà Aphina. đánh giá sự phát triển tiến bộ trong lịch sử xã hồ loài người, nhằm chống lại chế độ nô lệ, chế để quân chủ, mà thực chất là một người độc đoán quyết định tất cả mọi vấn đề của đất nước. Ở Cộng hoà Aphina, vai trò chủ yếu trong quản lí nhà nước thuộc Hội nghị quốc dân được lập để giải quyết tất cả các vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước. Tất cả những người có chức trách trong nhà nước Aphina đều được dân bầu ra và được thay đổi, bãi miễn nhiệm theo nguyên tắc đa số. Tất cả nam công dân Aphina từ đủ 20 tuổi trở lên đều được quyền tham gia Hội nghị quốc dân. Phụ nữ, người nước ngoài, những nô lệ được giải phóng và nô lệ không được phép hưởng các quyền chính trị tại nhà nước Aphina. Do vậy, chế độ dân chủ cộng hoà ở Aphina là chế độ dân chủ chiếm hữu nô lệ của thiểu số.

Dân chủ tư sản ra đời cùng với thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản ở các nước châu Âu. Dân chủ tư sản đã đưa lại sự tiến bộ lớn lao so với chế độ chuyên chế phong kiến trước đó. Lênin khẳng định: “Cộng hoà tư sản, nghị viện, phổ thông đầu phiếu đó là sự tiến bộ lớn lao xét từ quan điểm phát triển xã hội trên phạm vi toàn cầu”, “Nếu không có chế độ nghị viện, không có chế độ bầu cử… Chắc sự phát triển của giai cấp công nhân không thể Có được”.

Tuy có vai trò lớn như vậy nhưng dân chủ tư sản vẫn là hình thức thống trị chính trị của giai cấp tư sản, là chế độ dân chủ hình thức, bị cắt xén, chế độ dân chủ dành cho thiểu số. Còn đa số nhân dân lao động nghèo khổ thì bị hạn chế trong thực thi các quyền dân chủ đã được tuyên bố trong các hiến pháp tư sản. Nhiều chế định của dân chủ tư sản, trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đã bị hạn chế và bị xoá bỏ. Chế độ đế quốc chủ nghĩa, chế độ độc tài phát xít chuyên chế đã tạo lập đường lối chính trị gây chiến, nô dịch các nước kém phát triển và đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới cũng như phong trào của quần chúng lao động và giai cấp công nhân trong nước. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được xác lập ở các nước đã hoàn thành cảch mạng dân tộc dân chủ và bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, xã hội thông qua hệ thống cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội và tổ chức xã hội với sự tham gia tích cực vào hoạt động chính trị hàng ngày của đông đảo quần chúng nhận dân lao động. Mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, tạo ra ngày càng nhiều hơn các điều kiện thuận lợi để thực hiện triệt để công bằng xã hội, dân chủ, văn minh, công lí cho mọi người, bình đẳng thực sự giữa nam và nữ, giữa các dân tộc, tạo cơ hội cho mọi người dân hạnh phúc thông qua việc thừa nhận và khẳng định các quyền dân chủ đó một cách chính thức trong hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật, đặt ra các bảo đảm vật chất và tinh thần để thực hiện các quyền đó và không ngừng mở rộng các quyền dân chủ; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với Nhà nước và xã hội, phát huy không ngừng quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Về Khái Niệm Dân Tộc Và Chủ Nghĩa Dân Tộc

Dân tộc là tên chỉ cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch sử, sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước. Trong xã hội nguyên thuỷ đã có thị tộc, rồi bộ lạc. Những thành viên trong thị tộc gắn bó với nhau bằng quan hệ huyết thống. Bộ lạc bao gồm những người cùng họ và những người khác họ, cùng sinh sống trên một địa bàn. Sản xuất phát triển thì bản thân con người cũng phát triển theo, cùng với những đặc trưng như­ ngôn ngữ, văn hoá vật chất (thể hiện trong phương thức sản xuất, phương thức sinh hoạt) và văn hoá tinh thần (thể hiện thành ý thức và các hình thái ý thức). Hình thức của cộng đồng người cũng có sự tiến hoá: từ phân tán đến tập trung, từ thấp đến cao, kết quả là hình thành nên những tộc người và những dân tộc khác nhau như­ chúng ta thấy hiện nay. Có thể quan niệm dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hoá hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tiêu biểu cho trình độ văn minh đã đạt được. Văn hoá của các dân tộc có những nét chung giống nhau (thí dụ như­ đều trải qua nền văn minh nông nghiệp tiến lên nền văn minh công nghiệp), nhưng cũng có những nét đặc thù gọi là tính cách dân tộc hay bản sắc dân tộc (các phong tục, tập quán sinh hoạt và ứng xử, các nếp tâm lý và tư duy, các ­ưu thế phát triển về mặt này hay mặt khác) tạo ra tính đa dạng, vô cùng phong phú của văn hoá nhân loại.

Về mặt xã hội, khái niệm dân tộc không phải bao giờ cũng trùng hợp với khái niệm quốc gia theo nghĩa là một cộng đồng chính trị – xã hội được quản lý bằng bộ máy nhà nước. Có quốc gia chỉ gồm một dân tộc (hiếm có, như­ trường hợp Triều Tiên trước khi bị chia cắt), song phần lớn là những quốc gia nhiều dân tộc (nhiều dân tộc nhỏ quy tụ xung quanh một dân tộc chủ yếu, thường là đông hơn và phát triển hơn trong lịch sử). Cũng có tình hình là những người cùng một dân tộc nhưng sống phân tán ở những quốc gia khác nhau. Trong lịch sử, các dân tộc hình thành và phát triển rất không đồng đều cả về thời gian, quy mô, sức sống lẫn trình độ phát triển. Đã có tình hình nhiều dân tộc tự phát liên kết với nhau, hoà nhập vào nhau hoặc đồng hoá, thôn tính lẫn nhau. Xu thế lịch sử của dân tộc là cần có nhà nước để bảo vệ lãnh thổ của mình. Ý thức về chủ quyền lãnh thổ phát triển thành ý thức quốc gia dân tộc hay chủ nghĩa yêu nước. Bản thân nhà nước, đến l­ượt nó, lại có tác động trở lại củng cố sự đoàn kết dân tộc, sự thống nhất nhiều dân tộc trong biên giới của mình. Bộ máy nhà nước trung ­ương tập quyền của nhà Tần ở Trung Quốc chẳng hạn, khi ban hành những pháp luật thống nhất trong cả nước, bắt mọi người cùng viết một kiểu chữ, cùng đi một cỡ xe (th­ư đồng văn, xa đồng quỹ) đã đẩy nhanh sự cố kết của dân tộc Hán ngay từ trước Công nguyên.

Trước đây, các học giả phương Tây ch­ưa nghiên cứu nhiều về vấn đề dân tộc nói riêng. Các sách báo mácxít cũng dựa chủ yếu vào tình hình của châu Âu mà cho rằng, dân tộc chỉ trở thành dân tộc khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản, khi xuất hiện thị trường dân tộc(1). Thực ra, trên thế giới, tính cố kết dân tộc có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân kinh tế, chính trị khác, như­ nhu cầu có những công trình trị thuỷ lớn ở các vùng trồng lúa nước, nhu cầu chống lại sự xâm lược, đô hộ và đồng hoá của ngoại tộc. Việt Nam đã từng bị ngoại tộc đô hộ hơn một nghìn năm mà không bị đồng hoá, sở dĩ như vậy là vì con người (Việt Nam) đã có ý thức về bản sắc của dân tộc mình và nổi dậy chống lại sự đồng hoá ấy. Ý thức về quốc gia – dân tộc đã thể hiện rõ trong hành động lịch sử của Lý Bí khi ông tự x­ưng là Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân thế kỷ thứ VI, hoặc trong câu thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư­” thế kỷ thứ XI, trong áng văn bất hủ “Bình Ngô đại cáo” thế kỷ thứ XV. Vậy mà cho đến thế kỷ thứ XX, Việt Nam vẫn ch­ưa đạt đến trình độ một nước tư bản chủ nghĩa. Rõ ràng là, người Việt Nam đã hình thành nên dân tộc của mình ngay từ thời cổ đại, có thể là ngay từ khi bị ngoại tộc đô hộ mà không sao đồng hoá nổi, chứ không phải đợi đến khi lập ra nhà nước phong kiến độc lập bền vững vào thế kỷ thứ X.

Có dân tộc hình thành rồi, sau đó mới có ý thức dân tộc. Con người được sinh ra trong cộng đồng, từ cộng đồng. Chỉ có thông qua cộng đồng, ở đây là cộng đồng dân tộc, cá nhân con người mới được xã hội hoá, mới trở thành người. Đứa trẻ sơ sinh chỉ mới là “con người dự bị”; nó phải tập ăn, tập nói như người, cảm xúc, ứng xử và suy nghĩ như người. Nắm được ngôn ngữ dân tộc – vừa là phương tiện giao tiếp, vừa là phương tiện nhận thức – đứa trẻ càng nhanh chóng đi vào những khuôn nếp của xã hội, những tục lệ, tín ngưỡng, đạo lý, pháp luật sẵn có của một trình độ văn hoá nhất định. Đến tuổi thành niên, nó mới được xã hội công nhận là một thành viên đủ t­ư cách. Một cách rất tự nhiên, mỗi cá nhân con người đều cảm thấy rất rõ, trong cả thể xác và tâm hồn mình, là người của một dân tộc nhất định. Đó chính là ý thức dân tộc, tinh thần dân tộc hay là chủ nghĩa dân tộc.

Như­ vậy, ý thức dân tộc trước hết là ý thức về cội nguồn dân tộc của mỗi con người: mình từ đâu đến? Sau đó là ý thức về quyền dân tộc: quyền làm chủ lãnh thổ (đất nước), làm chủ đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc mình. Đó là tinh thần độc lập, tự chủ của mỗi dân tộc. Đó là quyền tự nhiên, mỗi thành viên của dân tộc đều thấy có nghĩa vụ thiêng liêng phải giữ gìn và bảo vệ. Chủ nghĩa dân tộc còn là ý thức về phẩm giá dân tộc. Dân tộc tồn tại và phát triển là thành quả của sức lao động và đấu tranh sáng tạo của nhiều thế hệ tiền bối. Họ đã tạo ra tất cả những giá trị vật chất và tinh thần hợp thành nền văn hoá dân tộc, vừa có bản sắc riêng, vừa là bộ phận hợp thành nền văn hoá chung của nhân loại.

Song, điều phức tạp của lịch sử là ở chỗ, các tộc người, các dân tộc hình thành và phát triển khi đã có sự phân tầng xã hội thành các giai cấp. Sự xuất hiện giai cấp không làm tan rã cộng đồng dân tộc, mà chỉ chia rẽ con người trong cộng đồng dân tộc, thậm chí đến mức đối kháng. Trong cùng một dân tộc, ý thức dân tộc của mỗi giai cấp lại được chiết quang qua ý thức về lợi ích giai cấp; vì vậy, nó không thể không mang thêm những sắc thái riêng bắt nguồn từ tính giai cấp.

Việc cải tiến công cụ lao động tuy chậm chạp nhưng liên tục trong xã hội nguyên thủy làm tăng dần năng suất lao động của con người; đến một độ nhất định (thời đại đồ đồng, đồ sắt), sản xuất xã hội đủ sức tạo ra những sản phẩm thặng d­ư. Tiền đề này đã dẫn đến một tất yếu lịch sử là sự hình thành giai cấp và kèm theo nó là sự phân công lao động xã hội thành lao động chân tay và lao động trí óc. Một số người có điều kiện chiếm dụng những sản phẩm thặng dư­ và sống trên lư­ng người khác, trở thành giai cấp ăn bám và thống trị. Đa số người còn lại vẫn buộc phải sản xuất trực tiếp đổ mồ hôi kiếm miếng ăn, đó là những giai cấp bị bóc lột và bị trị, là nhân dân lao động. Đồng thời, cũng chỉ có người nào không buộc phải trực tiếp lao động sản xuất mới có thì giờ rảnh để chuyên làm lao động trí óc, phát triển mọi năng khiếu tinh thần của con người và trở thành những nhà trí thức. Trong xã hội có giai cấp, tầng lớp trí thức phần nhiều xuất thân từ giai cấp thống trị hoặc phụ thuộc vào họ. Tình hình này đ­ưa đến sự lầm lẫn cho rằng, kẻ lao tâm thì trị người và được người nuôi, còn kẻ lao lực thì nuôi người và bị người trị (Mạnh Tử). Thực ra, những thành viên của các giai cấp thống trị trong lịch sử trước đây không phải đều là trí thức hoặc bắt đầu từ chỗ là trí thức. Sở dĩ họ thống trị là vì họ đã nắm được quyền lực, mà cơ sở vật chất của quyền lực là sự chiếm đoạt, chủ yếu bằng bạo lực.

Sự hình thành các giai cấp và tầng lớp trí thức đánh dấu sự xuất hiện của bất bình đẳng xã hội giữa con người với nhau, xâm hại tính cộng đồng gắn liền với bản chất của con người là một động vật xã hội, có tính xã hội. Trong đấu tranh giai cấp, hiện t­ượng mạnh được yếu thua, cư­ờng quyền át công lý, “cá lớn nuốt cá bé” chẳng qua là biểu hiện của quy luật đấu tranh sinh tồn, của “luật rừng” trong giới sinh vật. Các giai cấp đấu tranh với nhau, song vẫn dựa vào nhau cùng tồn tại: đấu tranh giai cấp không làm tan rã được xã hội. Nó không phủ định bản chất con người đã bắt đầu định hình, mà chỉ ­minh hoạ cho thấy rằng, việc hình thành con người là một quá trình tiến hoá trường kỳ, từ tính động vật đơn thuần đến tính người hoàn thiện hơn, thực sự là con người. Tính động vật hay thú tính là cái nền tảng ban đầu nhưng được cải biến dần dần, còn tính người hay nhân tính thì ngày càng được trau dồi và nâng cao. Sự đối kháng giai cấp không điều hoà, tuy đã biến con người thành “chó sói đối với người”; nhưng cũng chính đấu tranh giai cấp lại là động lực làm cho xã hội tiến hoá đi lên, từ hình thức bóc lột và thống trị tàn nhẫn và thô bạo của chế độ chiếm nô, đến chế độ phong kiến hết sức chuyên chế nhưng đã ít tàn bạo hơn, đến chế độ tư bản bóc lột tinh vi hơn và thống trị một cách “dân chủ”, nghĩa là che đậy hơn. Tính động vật đơn thuần đã từng bước chuyển hoá, mở đường cho tính người được nâng lên dần dần một cách không thể đảo ng­ược được.

Mặt khác, giai cấp xuất hiện cũng có nghĩa là con người đã làm gia tăng một cách đáng kể năng lực sản xuất và khai thác tự nhiên của mình. Con người đã v­ượt qua được giai đoạn tiền sử – giai đoạn dã man và tiến vào giai đoạn văn minh. Việc lao động trí óc được tách ra thành một dạng hoạt động chuyên biệt là thêm một đòn bẩy hết sức mạnh mẽ để phát triển năng lực nhận thức của con người: năng lực quan sát, chiêm nghiệm, năng lực tư duy, phân tích và tổng hợp, tổng kết, nâng nhận thức từ trình độ cảm ­tính lên trình độ lý tính. Tất cả những điều đó đã xây dựng nên nền văn hoá đặc trưng cho loài người: nền văn hoá dân gian rất phong phú của quần chúng nhân dân và cả một nền văn hoá bác học đồ sộ do những nhà trí thức các thế hệ sáng tạo ra. Sự phát triển tất cả các hình thái ý thức của con người: tư tưởng, các môn khoa học tự nhiên, các môn khoa học xã hội giúp con người không chỉ ngày càng nhận thức được và làm chủ tự nhiên, mà còn vươn lên nhận thức được và làm chủ xã hội và cả bản thân mình. Có thể nói, con người đã và còn tiếp tục sáng tạo ra cả một thế giới mang tính người, được “người hoá”. Thành tựu rực rỡ này làm vinh quang cho con người, đồng thời cũng là điểm tới của một lộ trình vô cùng gian nan và đau khổ, đẫm mồ hôi và máu: cái giá phải trả cho quá trình lịch sử mấy nghìn năm của xã hội có giai cấp.

Cho đến nay, xã hội loài người vẫn chư­a thoát ra ngoài khuôn khổ của xã hội có giai cấp. Vậy, ý thức giai cấp đã tác động như thế nào tới ý thức cộng đồng, cụ thể ở đây là ý thức dân tộc?

Nhìn một cách đại thể thì xã hội có giai cấp gồm hai lớp người: lớp trên là những giai cấp bóc lột, thống trị và lớp dưới là những giai cấp lao động, bị trị. Là thành viên của dân tộc, dĩ nhiên các giai cấp lớp trên cũng có ý thức về dân tộc mình, có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Là giai cấp thống trị, nắm bộ máy nhà nước, họ đồng hành với dân tộc mình và hiểu rằng, không có dân thì làm sao có nước. Lợi ích giai cấp của họ thời kỳ đầu nằm trong lợi ích của dân tộc. Vô số những anh hùng dân tộc trong lịch sử là những vua sáng, t­ướng tài, những nhà tư tưởng, nhà văn hoá thuộc thành phần lớp trên. Nhưng khi một triều đại phong kiến nào đó đã suy đồi thì cũng có những ông vua bán nước cầu vinh, “cõng rắn cắn gà nhà” hòng giữ lại lợi ích nhỏ nhen của triều đại mình. Bản thân giai cấp tư­ sản đã từng giương cao ngọn cờ cách mạng dân chủ, làm rung chuyển châu Âu phong kiến các thế kỷ XVII, XVIII. Đại cách mạng Pháp đã đem lại thống nhất, tự do và vinh quang cho dân tộc Pháp. Nhưng từ giữa thế kỷ XIX, chính giai cấp t­ư sản Pháp đã trở thành bảo thủ và phản động; nó đã ký hiệp ư­ớc đầu hàng quân Phổ xâm lược trong khi công nhân và nhân dân lao động Pari ngoan c­ường chống lại (1871). Mặt khác, các giai cấp lớp trên đều là giai cấp thống trị, đều có tham vọng mở rộng sự thống trị của giai cấp mình ra bên ngoài. Trong tư tưởng của họ, ý thức về quốc gia, chủ nghĩa quốc gia luôn lấn át chủ nghĩa dân tộc. Đó là nguyên nhân của những cuộc chiến tranh xâm lược, chinh phục triền miên trong lịch sử của chủ nghĩa sô vanh, chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc.

Ng­ược lại là những giai cấp lao động ở lớp dưới. Họ không những duy trì được tính người, một động vật biết tạo ra công cụ lao động và lao động bằng công cụ, mà còn phát huy và hoàn thiện tính người với t­ư cách một động vật xã hội, n­ương tựa vào nhau mà sống, có tình thương đồng loại và đạo lý làm người: đó chính là chủ nghĩa nhân đạo. Dĩ nhiên, nhân dân lao động cũng có thể có biểu hiện tư tưởng dân tộc hẹp hòi, vị kỷ, và ở thân phận bị trị có thể nhiều ít nhiễm tư tưởng của giai cấp thống trị; nhưng cùng với sự tiến bộ về dân trí, họ dễ hiểu ra rằng, lợi ích của mọi người lao động là thống nhất: suy ta ra người, vì thương thân nên cũng thương người, vì trọng dân tộc mình nên cũng biết trọng dân tộc khác. Chủ nghĩa dân tộc của họ không đối kháng với các dân tộc khác. Giai cấp vô sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa không vư­ớng chút nào vào tư tưởng tư­ hữu, lại càng có điều kiện vật chất để đi tới tư tưởng chủ nghĩa quốc tế thực sự(2) – hoàn toàn đối lập với mọi dạng chủ nghĩa quốc gia từng có trong lịch sử. V.I.Lênin trước đây đã nhận xét: ” Mỗi nền văn hoá dân tộc đều có những thành phần, thậm chí không phát triển, của một nền văn hoá dân chủ và xã hội chủ nghĩa, vì trong mỗi dân tộc đều có quần chúng lao động và bị bóc lột mà điều kiện sinh sống của họ nhất định phải sản sinh ra một hệ­ tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa. Nhưng trong mỗi dân tộc, cũng còn có một nền văn hoá tư sản (…) không phải chỉ ở trong tình trạng là những “thành phần” mà là dưới hình thức nền văn hoá thống trị“(3).

Nh­ư vậy, trong xã hội có giai cấp, chủ nghĩa dân tộc cũng có tính giai cấp. Có chủ nghĩa dân tộc tiến bộ, cách mạng, cũng có chủ nghĩa dân tộc lỗi thời, phản động. Chủ nghĩa dân tộc của các giai cấp lớp trên thay đổi tính chính trị của nó tuỳ theo từng thời kỳ lịch sử, khi giai cấp đó còn vai trò tiến bộ hay đã lỗi thời. Chỉ có chủ nghĩa dân tộc của nhân dân lao động là trước sau nh­ư một, đó là chủ nghĩa dân tộc chân chính.

Ra đi tìm đường cứu nước từ năm 1911, Nguyễn Tất Thành bôn ba hải ngoại và hoạt động cách mạng với bút danh Nguyễn Ái Quốc. Trở về nước năm 1941, Người đã trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đầu năm 1946, Người công khai bày tỏ tâm tư­ của mình: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(4). Năm 1969, 50 ngày trước lúc đi xa, Người đã nhìn lại cả cuộc đời mình khi trả lời một phóng viên: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”(5). Động lực làm nên chí khí và sự nghiệp Hồ Chí Minh chính là điều mà Người đã mạnh dạn gọi là chủ nghĩa dân tộc. Đó là tư tưởng nền tảng, nhất quán trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, nhưng đó là chủ nghĩa dân tộc đã được làm giàu thêm bằng những tinh hoa trong tư tưởng chính trị của loài người: chủ nghĩa dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh đấu tranh vì độc lập, tự do cho dân tộc mình và cũng vì tất cả các dân tộc bị áp bức khác trên thế giới. Chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc của nhân dân lao động; nó không tách rời mà trái lại, luôn thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

“Dân Là Chủ Và Dân Làm Chủ”

BHG – Phát huy và thực hành dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm rất nhiều nội dung, thể hiện tư tưởng lớn của Bác về chính trị, sâu rộng hơn là văn hóa chính trị. Bác suốt đời thực hành vì dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân và phấn đấu suốt đời thực hiện quyền, lợi ích của nhân dân. Trong tác phẩm Dân vận Bác viết năm 1949, Bác nói: Nước ta là một nước dân chủ, chế độ ta là một chế độ dân chủ; trong một chế độ dân chủ thì bao nhiêu lợi ích sẽ thuộc về dân, quyền hành cũng của dân. Cho nên nhân dân là chủ thể quan trọng của dân chủ mà chúng ta xây dựng. Đây là điểm cốt lõi trong dân chủ và thực hành dân chủ của Hồ Chí Minh.

.

Bác đã để lại cho chúng ta rất nhiều chỉ dẫn quan trọng về phát huy và thực hành dân chủ. Vấn đề rõ nhất là trong xây dựng Nhà nước. Từ khi Bác đọc Tuyên ngôn độc lập năm 1945, khai sinh ra chế độ Cộng hòa dân chủ đầu tiên của Việt Nam thì Bác đã chú trọng đến vai trò của nhân dân. Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Pháp luật là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước. Ở đây, dân đã trao quyền cho Nhà nước, nên dân là chủ thể gốc của quyền lực, vì vậy cán bộ, đảng viên phải suốt đời tôn trọng nhân dân và lợi ích của nhân dân; dân chủ phải thực chất, tránh hình thức. Theo Bác, người dân chỉ thực sự biết đến dân chủ, tự do khi họ được ăn no, mặc ấm; bên cạnh đó dân chủ phải hiểu biết luật pháp, cho nên phải chú trọng giáo dục nhân dân về ý thức dân chủ và nâng cao hiểu biết của nhân dân. Tại sao Sắc lệnh đầu tiên của chế độ dân chủ cộng hòa là thành lập “Nha bình dân học vụ” để xóa nạn mù chữ. Theo Bác, mù chữ cũng là kẻ địch; giặc dốt cũng nguy hiểm không kém gì giặc ngoại xâm… Bác nói người biết nhiều chữ thì dạy cho người biết ít; con cái dạy cho bố mẹ. Không chỉ vậy, Bác còn mục đích nâng cao học vấn để mọi người đều có hiểu biết, nhất là cán bộ, đảng viên phải làm gương cho nhân dân.

Một nội dung rất quan trọng của dân chủ đó là giải quyết mối liên hệ giữa quyền và lợi ích; giữa nghĩa vụ và trách nhiệm. Theo Bác, người dân đã có quyền làm chủ thì phải có trách nhiệm của người chủ, công chức là người đại diện cho Nhà nước để tiếp xúc với dân cho nên phải thực hiện quyền dân chủ của dân bằng cách trả lời công khai, minh bạch. Bác đặt ra vấn đề dân chủ trong Đảng phải được đặt lên hàng đầu; trong Đảng dân chủ cũng phải được công khai, tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây không chỉ là nguyên tắc của Đảng mà là nguyên tắc của Nhà nước. Hiện nay, Đảng ta thực hiện dân chủ theo Bác bằng cách đặt ra “Quy chế Dân chủ ở cơ sở” để thực hiện vì nhân dân.

Một trong định nghĩa rất ý nghĩa của Bác mà chúng ta bây giờ càng thấy giá trị về dân chủ là: Dân là chủ và Dân làm chủ (nói lên vị trí của người dân và năng lực thực hành dân chủ của người dân). Rất ngắn gọn nhưng xứng đáng được xếp là định nghĩa mẫu mực nhất của Bác về dân chủ. Trong 24 năm làm Chủ tịch nước, Bác luôn coi dân chủ là một sức mạnh, động lực và mục tiêu phấn đấu cho xã hội Việt Nam.

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo (kể)

Lê Lâm (ghi)

Trang Chủ Là Gì? Khái Niệm Trang Chủ (Homepage)

15:49 06/02/18 32,252 lượt xem

1. Khái niệm trang chủ website – homepage là gì?

Trang chủ là một page như các page khác nhưng là page đầu tiên khi người dùng truy cập vào website. Đây là trang web mặc định tải khi bạn truy cập vào địa chỉ web chỉ chứa tên miền nào đó.

Trang chủ là gì?

Ví dụ :

Thông thường, đây là trang đầu tiên được mọi khách hàng truy cập vào trang sẽ nhìn thấy, nhưng một số trang web chẳng hạn như báo hoặc cổng thông tin điện tử sẽ hiển thị theo cách khác, nó ưu tiên hiển thị trang mới được cập nhật hàng ngày, được tùy chỉnh theo sở thích của khách truy cập riêng lẻ.

2. Chức năng của trang chủ website – homepage là gì?

Trang chủ nằm trong thư mục gốc của trang web. Nhiều trang chủ hoạt động như một thư mục ảo cho trang web đó.

Trang chủ đóng vai trò quan trọng với tất cả các website và hầu hết, website nào cũng có một homepage.

Từ trang chủ, người dùng có thể dễ dàng truy cập và đi sâu hơn vào các khu vực khác trong website, bao quát được toàn website.

Ví dụ:

Một trang web điển hình có trang chủ và các mục menu như:

Giới thiệu

Dịch vụ

Sản phẩm

Liên hệ

Tin tức

….

Không có bố cục trang chủ tiêu chuẩn nào được đặt ra. Nhưng hầu hết các trang chủ của web đều được thiết kế đẹp mắt, nổi bật nhất so với các trang con bên trong để thu hút người truy cập, gây ấn tượng đầu tiên cho khách truy cập.

Chức năng của trang chủ cũng bao gồm các thanh điều hướng thông minh cung cấp liên kết đến các phần khác nhau trong trang web. Bao gồm thanh tìm kiếm, thông tin về trang web và tin tức hoặc cập nhật gần đây.

3. Tầm quan trọng của trang chủ website – homepage với một website

Homepage

Với hầu hết các trang web, phần lớn khách truy cập truy cập vào web thường không truy cập trang chủ đầu tiên. Tuy nhiên, nó vẫn là một phần quan trọng của một trang web bởi

Trang chủ giúp khách truy cập phần nào đánh giá doanh nghiệp, đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ đó qua trang chủ. Nó là bộ mặt thương hiệu của cả một đơn vị, doanh nghiệp trên mạng internet.

Trang chủ giúp khách truy cập nhanh chóng tìm thấy các thông tin, dịch vụ cần thiết trên trang một cách nhanh chóng

Trang chủ là nơi các đơn vị chủ quản website có thể cung cấp các thông tin cần thiết về sản phẩm, dịch vụ,.. đến với khách truy cập một cách hiệu quả

4. Các lưu ý khi thiết kế trang chủ website – homepage

Trang chủ là yếu tố quan trọng cho tất cả các website cũng như các đơn vị chủ quản web. Vì thế, khi thiết kế trang chủ web cần:

Giao diện trang chủ cần đẹp mắt, ấn tượng để thu hút khách truy cập và khẳng định bộ mặt thương hiệu cho đơn vị chủ quản

Thiết kế cấu trúc trang chủ khoa học, các module, thanh menu cần bố trí rõ ràng, dễ nhìn

Màu sắc hài hòa, font chữ, nội dung và hình ảnh rõ nét, dễ đọc

Thiết kế trang chủ cần được tối ưu hóa chuẩn SEO để thân thiện với mọi công cụ tìm kiếm, dễ có thứ hạng cao khi cần quảng bá website.

Bây giờ thì bạn đã biết trang chủ là gì? Các chức năng, tầm quan trọng và đặc biệt là các lưu ý khi thiết kế trang chủ rồi chứ?

Mong rằng với các chia sẻ nhỏ trên đấy, Tất Thành đã giúp bạn có câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất!

Những website do Tất Thành thiết kế mang lại hiệu quả & khách hàng được phục vụ tận tình, cảm thấy hài lòng – là mục tiêu mà tất cả đội ngũ hơn 50 người của Tất Thành hướng đến. Những lời nhận xét của khách hàng cũng là động lực để chúng tôi nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa, để làm hài lòng khách hàng hơn nữa!

Các gói dịch vụ thiết kế website cao cấp theo yêu cầu do Tất Thành cung cấp

Thông số

🍊 Gói chuyên nghiệp

🥭 Gói cao cấp

🍓 Gói VIP

🍎 Gói Super VIP

🍇 Gói đỉnh cao

Đối tượng phù hợp

phù hợp với các công ty, cửa hàng, cá nhân mới thành lập hoặc đang phân bổ tài chính ở mức độ vừa phải

phù hợp với đại đa số các công ty, cửa hàng, cá nhân, tổ chức

phù hợp với đại đa số các công ty, cửa hàng, cá nhân, tổ chức

phù hợp với các công ty lớn, tập đoàn, tổng công ty hoặc công ty đề cao tính sáng tạo, khác biệt

phù hợp với các công ty lớn, tập đoàn, tổng công ty hoặc công ty đề cao tính sáng tạo, khác biệt

Chi phí tiêu chuẩn

Từ 4 – 10 triệu VNĐ

Từ 11 – 20 triệu VNĐ

Từ 21 – 30 triệu VNĐ

Từ 31 – 50 triệu VNĐ

Từ 51 – 100 triệu VNĐ

Hỗ trợ doanh nghiệp Giảm 20-25% chi phí thiết kế website giai đoạn dịch Covid đến hết ngày 06/02/2020 chi phí thiết kế Logo , Giảm 30-50% Catalog , Profile , Bao bì ,… khi thiết kế cùng website .

Giao diện website UI

– Giao diện website được thiết kế cá nhân hoá theo thương hiệu công ty, sản phẩm, dịch vụ hoặc sở thích. Giúp bạn khác biệt và nổi bật hơn các công ty đối thủ, có thêm nhiều khách hàng. – Cho phép thay đổi màu sắc – Cho phép thay đổi bố cục- Cho phép thay đổi đường nét – Cho phép thay đổi vị trí các khối – Được sử dụng những giao diện độc quyền do Tất Thành phát triển khi khách hàng sử dụng nền tảng Tất Thành iWeb Cloud do Tất Thành phát triển

Hỗ trợ quảng bá website

– Giải đáp các thắc mắc trong quá trình khách hàng tự SEO website – Tư vấn khách hàng cách thức xây dựng, phát triển nội dung website – Tư vấn khách hàng cách thức quảng bá website để nhiều người biết đến

Tính năng hỗ trợ bán hàng, quảng bá

⁃Tối ưu SEO ⁃ Quản lý đơn hàng, liên hệ ⁃Hỗ trợ trực tuyến, popup, thanh bám lề dưới, thanh bám dọc ⁃ Chat trực tuyến ⁃Hỗ trợ cài đặt Google Analytics, Search Console ⁃ Chứng chỉ bảo mật SSL

Trải nghiệm người dùng UX

– Hiển thị tốt trên tất cả các trình duyệt phổ biến như Safari, Chrome, Cốc Cốc, Firefox, Edge – Hiển thị tốt trên tất cả các độ phân giải phổ biến – Hiển thị tốt trên các thiết bị như máy tính, laptop, máy tính bảng, điện thoại, tivi,…

Công nghệ

ASP.NET, SQL Server, IIS, Window Server,… trên nền tảng bảo mật cao của Microsoft

Tên miền, SSL

Tặng tên miền quốc tế .com năm đầu, chứng chỉ bảo mật SSL năm đầu

Quà tặng nội dung

Dữ liệu demo tham khảo trên mạng hoặc do khách hàng cung cấp.

Tất Thành viết tặng từ 10 bài viết giới thiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ tuỳ lĩnh vực, khách hàng cung cấp các thông tin quan trọng về sản phẩm, dịch vụ của đơn vị.

Tất Thành viết tặng từ 11 – 20 bài viết giới thiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ tuỳ lĩnh vực, khách hàng cung cấp các thông tin quan trọng về sản phẩm, dịch vụ của đơn vị.

Tất Thành viết tặng từ 21 – 30 bài

Tất Thành viết tặng từ 31 – 40 bài

Thay đổi giao diện

Miễn phí khi sử dụng các tính năng thay đổi giao diện có trong hệ thống với hàng nghìn tuỳ chọn. Bạn sẽ không bao giờ mất chi phí để thay đổi giao diện website.

Bảo hành

Vĩnh viễn khi lưu trữ tại Tất Thành, bảo hành 1 năm khi lưu trữ tại bên khác. Được hỗ trợ qua các hình thức: tại văn phòng Tất Thành, Zalo, điện thoại, email,…

Cập nhật phần mềm

Được cập nhật miễn phí, thường xuyên khi lưu trữ website tại Tất Thành