Top 11 # Xem Nhiều Nhất Khái Niệm Dân Tộc Theo Nghĩa Rộng Và Nghĩa Hẹp Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Về Khái Niệm Dân Tộc Và Chủ Nghĩa Dân Tộc

Dân tộc là tên chỉ cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch sử, sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước. Trong xã hội nguyên thuỷ đã có thị tộc, rồi bộ lạc. Những thành viên trong thị tộc gắn bó với nhau bằng quan hệ huyết thống. Bộ lạc bao gồm những người cùng họ và những người khác họ, cùng sinh sống trên một địa bàn. Sản xuất phát triển thì bản thân con người cũng phát triển theo, cùng với những đặc trưng như­ ngôn ngữ, văn hoá vật chất (thể hiện trong phương thức sản xuất, phương thức sinh hoạt) và văn hoá tinh thần (thể hiện thành ý thức và các hình thái ý thức). Hình thức của cộng đồng người cũng có sự tiến hoá: từ phân tán đến tập trung, từ thấp đến cao, kết quả là hình thành nên những tộc người và những dân tộc khác nhau như­ chúng ta thấy hiện nay. Có thể quan niệm dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hoá hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tiêu biểu cho trình độ văn minh đã đạt được. Văn hoá của các dân tộc có những nét chung giống nhau (thí dụ như­ đều trải qua nền văn minh nông nghiệp tiến lên nền văn minh công nghiệp), nhưng cũng có những nét đặc thù gọi là tính cách dân tộc hay bản sắc dân tộc (các phong tục, tập quán sinh hoạt và ứng xử, các nếp tâm lý và tư duy, các ­ưu thế phát triển về mặt này hay mặt khác) tạo ra tính đa dạng, vô cùng phong phú của văn hoá nhân loại.

Về mặt xã hội, khái niệm dân tộc không phải bao giờ cũng trùng hợp với khái niệm quốc gia theo nghĩa là một cộng đồng chính trị – xã hội được quản lý bằng bộ máy nhà nước. Có quốc gia chỉ gồm một dân tộc (hiếm có, như­ trường hợp Triều Tiên trước khi bị chia cắt), song phần lớn là những quốc gia nhiều dân tộc (nhiều dân tộc nhỏ quy tụ xung quanh một dân tộc chủ yếu, thường là đông hơn và phát triển hơn trong lịch sử). Cũng có tình hình là những người cùng một dân tộc nhưng sống phân tán ở những quốc gia khác nhau. Trong lịch sử, các dân tộc hình thành và phát triển rất không đồng đều cả về thời gian, quy mô, sức sống lẫn trình độ phát triển. Đã có tình hình nhiều dân tộc tự phát liên kết với nhau, hoà nhập vào nhau hoặc đồng hoá, thôn tính lẫn nhau. Xu thế lịch sử của dân tộc là cần có nhà nước để bảo vệ lãnh thổ của mình. Ý thức về chủ quyền lãnh thổ phát triển thành ý thức quốc gia dân tộc hay chủ nghĩa yêu nước. Bản thân nhà nước, đến l­ượt nó, lại có tác động trở lại củng cố sự đoàn kết dân tộc, sự thống nhất nhiều dân tộc trong biên giới của mình. Bộ máy nhà nước trung ­ương tập quyền của nhà Tần ở Trung Quốc chẳng hạn, khi ban hành những pháp luật thống nhất trong cả nước, bắt mọi người cùng viết một kiểu chữ, cùng đi một cỡ xe (th­ư đồng văn, xa đồng quỹ) đã đẩy nhanh sự cố kết của dân tộc Hán ngay từ trước Công nguyên.

Trước đây, các học giả phương Tây ch­ưa nghiên cứu nhiều về vấn đề dân tộc nói riêng. Các sách báo mácxít cũng dựa chủ yếu vào tình hình của châu Âu mà cho rằng, dân tộc chỉ trở thành dân tộc khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản, khi xuất hiện thị trường dân tộc(1). Thực ra, trên thế giới, tính cố kết dân tộc có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân kinh tế, chính trị khác, như­ nhu cầu có những công trình trị thuỷ lớn ở các vùng trồng lúa nước, nhu cầu chống lại sự xâm lược, đô hộ và đồng hoá của ngoại tộc. Việt Nam đã từng bị ngoại tộc đô hộ hơn một nghìn năm mà không bị đồng hoá, sở dĩ như vậy là vì con người (Việt Nam) đã có ý thức về bản sắc của dân tộc mình và nổi dậy chống lại sự đồng hoá ấy. Ý thức về quốc gia – dân tộc đã thể hiện rõ trong hành động lịch sử của Lý Bí khi ông tự x­ưng là Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân thế kỷ thứ VI, hoặc trong câu thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư­” thế kỷ thứ XI, trong áng văn bất hủ “Bình Ngô đại cáo” thế kỷ thứ XV. Vậy mà cho đến thế kỷ thứ XX, Việt Nam vẫn ch­ưa đạt đến trình độ một nước tư bản chủ nghĩa. Rõ ràng là, người Việt Nam đã hình thành nên dân tộc của mình ngay từ thời cổ đại, có thể là ngay từ khi bị ngoại tộc đô hộ mà không sao đồng hoá nổi, chứ không phải đợi đến khi lập ra nhà nước phong kiến độc lập bền vững vào thế kỷ thứ X.

Có dân tộc hình thành rồi, sau đó mới có ý thức dân tộc. Con người được sinh ra trong cộng đồng, từ cộng đồng. Chỉ có thông qua cộng đồng, ở đây là cộng đồng dân tộc, cá nhân con người mới được xã hội hoá, mới trở thành người. Đứa trẻ sơ sinh chỉ mới là “con người dự bị”; nó phải tập ăn, tập nói như người, cảm xúc, ứng xử và suy nghĩ như người. Nắm được ngôn ngữ dân tộc – vừa là phương tiện giao tiếp, vừa là phương tiện nhận thức – đứa trẻ càng nhanh chóng đi vào những khuôn nếp của xã hội, những tục lệ, tín ngưỡng, đạo lý, pháp luật sẵn có của một trình độ văn hoá nhất định. Đến tuổi thành niên, nó mới được xã hội công nhận là một thành viên đủ t­ư cách. Một cách rất tự nhiên, mỗi cá nhân con người đều cảm thấy rất rõ, trong cả thể xác và tâm hồn mình, là người của một dân tộc nhất định. Đó chính là ý thức dân tộc, tinh thần dân tộc hay là chủ nghĩa dân tộc.

Như­ vậy, ý thức dân tộc trước hết là ý thức về cội nguồn dân tộc của mỗi con người: mình từ đâu đến? Sau đó là ý thức về quyền dân tộc: quyền làm chủ lãnh thổ (đất nước), làm chủ đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc mình. Đó là tinh thần độc lập, tự chủ của mỗi dân tộc. Đó là quyền tự nhiên, mỗi thành viên của dân tộc đều thấy có nghĩa vụ thiêng liêng phải giữ gìn và bảo vệ. Chủ nghĩa dân tộc còn là ý thức về phẩm giá dân tộc. Dân tộc tồn tại và phát triển là thành quả của sức lao động và đấu tranh sáng tạo của nhiều thế hệ tiền bối. Họ đã tạo ra tất cả những giá trị vật chất và tinh thần hợp thành nền văn hoá dân tộc, vừa có bản sắc riêng, vừa là bộ phận hợp thành nền văn hoá chung của nhân loại.

Song, điều phức tạp của lịch sử là ở chỗ, các tộc người, các dân tộc hình thành và phát triển khi đã có sự phân tầng xã hội thành các giai cấp. Sự xuất hiện giai cấp không làm tan rã cộng đồng dân tộc, mà chỉ chia rẽ con người trong cộng đồng dân tộc, thậm chí đến mức đối kháng. Trong cùng một dân tộc, ý thức dân tộc của mỗi giai cấp lại được chiết quang qua ý thức về lợi ích giai cấp; vì vậy, nó không thể không mang thêm những sắc thái riêng bắt nguồn từ tính giai cấp.

Việc cải tiến công cụ lao động tuy chậm chạp nhưng liên tục trong xã hội nguyên thủy làm tăng dần năng suất lao động của con người; đến một độ nhất định (thời đại đồ đồng, đồ sắt), sản xuất xã hội đủ sức tạo ra những sản phẩm thặng d­ư. Tiền đề này đã dẫn đến một tất yếu lịch sử là sự hình thành giai cấp và kèm theo nó là sự phân công lao động xã hội thành lao động chân tay và lao động trí óc. Một số người có điều kiện chiếm dụng những sản phẩm thặng dư­ và sống trên lư­ng người khác, trở thành giai cấp ăn bám và thống trị. Đa số người còn lại vẫn buộc phải sản xuất trực tiếp đổ mồ hôi kiếm miếng ăn, đó là những giai cấp bị bóc lột và bị trị, là nhân dân lao động. Đồng thời, cũng chỉ có người nào không buộc phải trực tiếp lao động sản xuất mới có thì giờ rảnh để chuyên làm lao động trí óc, phát triển mọi năng khiếu tinh thần của con người và trở thành những nhà trí thức. Trong xã hội có giai cấp, tầng lớp trí thức phần nhiều xuất thân từ giai cấp thống trị hoặc phụ thuộc vào họ. Tình hình này đ­ưa đến sự lầm lẫn cho rằng, kẻ lao tâm thì trị người và được người nuôi, còn kẻ lao lực thì nuôi người và bị người trị (Mạnh Tử). Thực ra, những thành viên của các giai cấp thống trị trong lịch sử trước đây không phải đều là trí thức hoặc bắt đầu từ chỗ là trí thức. Sở dĩ họ thống trị là vì họ đã nắm được quyền lực, mà cơ sở vật chất của quyền lực là sự chiếm đoạt, chủ yếu bằng bạo lực.

Sự hình thành các giai cấp và tầng lớp trí thức đánh dấu sự xuất hiện của bất bình đẳng xã hội giữa con người với nhau, xâm hại tính cộng đồng gắn liền với bản chất của con người là một động vật xã hội, có tính xã hội. Trong đấu tranh giai cấp, hiện t­ượng mạnh được yếu thua, cư­ờng quyền át công lý, “cá lớn nuốt cá bé” chẳng qua là biểu hiện của quy luật đấu tranh sinh tồn, của “luật rừng” trong giới sinh vật. Các giai cấp đấu tranh với nhau, song vẫn dựa vào nhau cùng tồn tại: đấu tranh giai cấp không làm tan rã được xã hội. Nó không phủ định bản chất con người đã bắt đầu định hình, mà chỉ ­minh hoạ cho thấy rằng, việc hình thành con người là một quá trình tiến hoá trường kỳ, từ tính động vật đơn thuần đến tính người hoàn thiện hơn, thực sự là con người. Tính động vật hay thú tính là cái nền tảng ban đầu nhưng được cải biến dần dần, còn tính người hay nhân tính thì ngày càng được trau dồi và nâng cao. Sự đối kháng giai cấp không điều hoà, tuy đã biến con người thành “chó sói đối với người”; nhưng cũng chính đấu tranh giai cấp lại là động lực làm cho xã hội tiến hoá đi lên, từ hình thức bóc lột và thống trị tàn nhẫn và thô bạo của chế độ chiếm nô, đến chế độ phong kiến hết sức chuyên chế nhưng đã ít tàn bạo hơn, đến chế độ tư bản bóc lột tinh vi hơn và thống trị một cách “dân chủ”, nghĩa là che đậy hơn. Tính động vật đơn thuần đã từng bước chuyển hoá, mở đường cho tính người được nâng lên dần dần một cách không thể đảo ng­ược được.

Mặt khác, giai cấp xuất hiện cũng có nghĩa là con người đã làm gia tăng một cách đáng kể năng lực sản xuất và khai thác tự nhiên của mình. Con người đã v­ượt qua được giai đoạn tiền sử – giai đoạn dã man và tiến vào giai đoạn văn minh. Việc lao động trí óc được tách ra thành một dạng hoạt động chuyên biệt là thêm một đòn bẩy hết sức mạnh mẽ để phát triển năng lực nhận thức của con người: năng lực quan sát, chiêm nghiệm, năng lực tư duy, phân tích và tổng hợp, tổng kết, nâng nhận thức từ trình độ cảm ­tính lên trình độ lý tính. Tất cả những điều đó đã xây dựng nên nền văn hoá đặc trưng cho loài người: nền văn hoá dân gian rất phong phú của quần chúng nhân dân và cả một nền văn hoá bác học đồ sộ do những nhà trí thức các thế hệ sáng tạo ra. Sự phát triển tất cả các hình thái ý thức của con người: tư tưởng, các môn khoa học tự nhiên, các môn khoa học xã hội giúp con người không chỉ ngày càng nhận thức được và làm chủ tự nhiên, mà còn vươn lên nhận thức được và làm chủ xã hội và cả bản thân mình. Có thể nói, con người đã và còn tiếp tục sáng tạo ra cả một thế giới mang tính người, được “người hoá”. Thành tựu rực rỡ này làm vinh quang cho con người, đồng thời cũng là điểm tới của một lộ trình vô cùng gian nan và đau khổ, đẫm mồ hôi và máu: cái giá phải trả cho quá trình lịch sử mấy nghìn năm của xã hội có giai cấp.

Cho đến nay, xã hội loài người vẫn chư­a thoát ra ngoài khuôn khổ của xã hội có giai cấp. Vậy, ý thức giai cấp đã tác động như thế nào tới ý thức cộng đồng, cụ thể ở đây là ý thức dân tộc?

Nhìn một cách đại thể thì xã hội có giai cấp gồm hai lớp người: lớp trên là những giai cấp bóc lột, thống trị và lớp dưới là những giai cấp lao động, bị trị. Là thành viên của dân tộc, dĩ nhiên các giai cấp lớp trên cũng có ý thức về dân tộc mình, có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Là giai cấp thống trị, nắm bộ máy nhà nước, họ đồng hành với dân tộc mình và hiểu rằng, không có dân thì làm sao có nước. Lợi ích giai cấp của họ thời kỳ đầu nằm trong lợi ích của dân tộc. Vô số những anh hùng dân tộc trong lịch sử là những vua sáng, t­ướng tài, những nhà tư tưởng, nhà văn hoá thuộc thành phần lớp trên. Nhưng khi một triều đại phong kiến nào đó đã suy đồi thì cũng có những ông vua bán nước cầu vinh, “cõng rắn cắn gà nhà” hòng giữ lại lợi ích nhỏ nhen của triều đại mình. Bản thân giai cấp tư­ sản đã từng giương cao ngọn cờ cách mạng dân chủ, làm rung chuyển châu Âu phong kiến các thế kỷ XVII, XVIII. Đại cách mạng Pháp đã đem lại thống nhất, tự do và vinh quang cho dân tộc Pháp. Nhưng từ giữa thế kỷ XIX, chính giai cấp t­ư sản Pháp đã trở thành bảo thủ và phản động; nó đã ký hiệp ư­ớc đầu hàng quân Phổ xâm lược trong khi công nhân và nhân dân lao động Pari ngoan c­ường chống lại (1871). Mặt khác, các giai cấp lớp trên đều là giai cấp thống trị, đều có tham vọng mở rộng sự thống trị của giai cấp mình ra bên ngoài. Trong tư tưởng của họ, ý thức về quốc gia, chủ nghĩa quốc gia luôn lấn át chủ nghĩa dân tộc. Đó là nguyên nhân của những cuộc chiến tranh xâm lược, chinh phục triền miên trong lịch sử của chủ nghĩa sô vanh, chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc.

Ng­ược lại là những giai cấp lao động ở lớp dưới. Họ không những duy trì được tính người, một động vật biết tạo ra công cụ lao động và lao động bằng công cụ, mà còn phát huy và hoàn thiện tính người với t­ư cách một động vật xã hội, n­ương tựa vào nhau mà sống, có tình thương đồng loại và đạo lý làm người: đó chính là chủ nghĩa nhân đạo. Dĩ nhiên, nhân dân lao động cũng có thể có biểu hiện tư tưởng dân tộc hẹp hòi, vị kỷ, và ở thân phận bị trị có thể nhiều ít nhiễm tư tưởng của giai cấp thống trị; nhưng cùng với sự tiến bộ về dân trí, họ dễ hiểu ra rằng, lợi ích của mọi người lao động là thống nhất: suy ta ra người, vì thương thân nên cũng thương người, vì trọng dân tộc mình nên cũng biết trọng dân tộc khác. Chủ nghĩa dân tộc của họ không đối kháng với các dân tộc khác. Giai cấp vô sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa không vư­ớng chút nào vào tư tưởng tư­ hữu, lại càng có điều kiện vật chất để đi tới tư tưởng chủ nghĩa quốc tế thực sự(2) – hoàn toàn đối lập với mọi dạng chủ nghĩa quốc gia từng có trong lịch sử. V.I.Lênin trước đây đã nhận xét: ” Mỗi nền văn hoá dân tộc đều có những thành phần, thậm chí không phát triển, của một nền văn hoá dân chủ và xã hội chủ nghĩa, vì trong mỗi dân tộc đều có quần chúng lao động và bị bóc lột mà điều kiện sinh sống của họ nhất định phải sản sinh ra một hệ­ tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa. Nhưng trong mỗi dân tộc, cũng còn có một nền văn hoá tư sản (…) không phải chỉ ở trong tình trạng là những “thành phần” mà là dưới hình thức nền văn hoá thống trị“(3).

Nh­ư vậy, trong xã hội có giai cấp, chủ nghĩa dân tộc cũng có tính giai cấp. Có chủ nghĩa dân tộc tiến bộ, cách mạng, cũng có chủ nghĩa dân tộc lỗi thời, phản động. Chủ nghĩa dân tộc của các giai cấp lớp trên thay đổi tính chính trị của nó tuỳ theo từng thời kỳ lịch sử, khi giai cấp đó còn vai trò tiến bộ hay đã lỗi thời. Chỉ có chủ nghĩa dân tộc của nhân dân lao động là trước sau nh­ư một, đó là chủ nghĩa dân tộc chân chính.

Ra đi tìm đường cứu nước từ năm 1911, Nguyễn Tất Thành bôn ba hải ngoại và hoạt động cách mạng với bút danh Nguyễn Ái Quốc. Trở về nước năm 1941, Người đã trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đầu năm 1946, Người công khai bày tỏ tâm tư­ của mình: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(4). Năm 1969, 50 ngày trước lúc đi xa, Người đã nhìn lại cả cuộc đời mình khi trả lời một phóng viên: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”(5). Động lực làm nên chí khí và sự nghiệp Hồ Chí Minh chính là điều mà Người đã mạnh dạn gọi là chủ nghĩa dân tộc. Đó là tư tưởng nền tảng, nhất quán trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, nhưng đó là chủ nghĩa dân tộc đã được làm giàu thêm bằng những tinh hoa trong tư tưởng chính trị của loài người: chủ nghĩa dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh đấu tranh vì độc lập, tự do cho dân tộc mình và cũng vì tất cả các dân tộc bị áp bức khác trên thế giới. Chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc của nhân dân lao động; nó không tách rời mà trái lại, luôn thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

Bài 1: Độc Lập Dân Tộc, Tình Cảm Dân Tộc Và Chủ Nghĩa Dân Tộc

LTS: Là một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ, ông Nguyễn Trần Bạt còn là một nhà quan sát, nhà nghiên cứu chính trị, nghiên cứu văn hóa nổi tiếng. Những tác phẩm của ông ra đời trong suốt hơn mười năm qua, trở thành một hiện tượng xuất bản độc đáo và lý thú, thu hút mối quan tâm của đông đảo bạn đọc các giới.

Điểm hấp dẫn của những cuốn sách ấy là tác giả luôn đưa ra cách tiếp cận, góc nhìn hay những luận điểm…khiến bạn đọc hoàn toàn bất ngờ, có thể gây tranh cãi nhưng không thể không suy ngẫm về chúng! Sách của Nguyễn Trần Bạt hiện được lưu trứ tại nhiều thư viện lớn trên thế giới.

Nhân dịp số chuyên đề Viết và Đọc đầu tiên có tên Mùa Thu – của Nhà xuất bản Hội nhà văn ra mắt, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuộc trao đổi giữa VietTimes với ông Nguyễn Trần Bạt về vấn đề chưa bao giờ phai nhạt trong kí ức lịch sử và văn hóa của người Việt: Độc lập dân tộc.

Cuộc trao đổi cũng sẽ mở rộng ra cả các lĩnh vực khác như văn hóa, lịch sử, những biến động trên thế giới gắn với vấn đề dân tộc và trên nần tảng các lợi ích dân tộc.

Bài 1: Độc lập dân tộc, tình cảm dân tộc và chủ nghĩa dân tộc

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Có thể nói ý thức về độc lập, khát vọng độc lập có ở mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới, theo ông yếu tố chủ chốt nào thúc đẩy hình thành nên những ý thức như vậy?

– Tôi luôn luôn có ý nghĩ rằng độc lập dân tộc là một giá trị phổ quát thuộc về nhân loại. Có lẽ nó bắt đầu hình thành từ độc lập cá nhân, độc lập gia đình…, tất cả những cái riêng ấy cấu tạo ra, hun đúc nên tâm lý độc lập nói chung để dần dần, cùng với thời gian, cùng với sự phát triển hình thành nên ý thức về độc lập dân tộc.

Độc lập dân tộc là một trong những phương thức cơ bản nhất để tạo ra sự độc lập của cộng đồng người sống trong không gian văn hóa của dân tộc ấy.

Các nhà chính trị thường có ưu thế hơn, có thể lớn tiếng hơn, cho nên thường xem độc lập dân tộc như là một phổ quát chính trị. Còn tôi thì cho rằng trước hết độc lập dân tộc là một phổ quát văn hóa. Bất kể là ai, bất kể thành phần nào hay cộng đồng thiểu số nào khi sống chung trong một không gian văn hóa đều có những tình cảm giống nhau, đó là tình cảm dân tộc, tình cảm quốc gia. Mọi sự xung đột trên thế giới đều bắt đầu từ khái niệm này. Cho nên khẳng định đầu tiên là độc lập dân tộc là một phổ quát văn hóa, không nên xem nó chỉ là phổ quát chính trị. Nó có các thuộc tính chính trị nhưng không phải chỉ là yếu tố chính trị, không phải chỉ là phổ quát chính trị.

Các anh biết rằng văn hóa là một khái niệm rất phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc, vì thế phổ quát văn hóa được gọi là độc lập dân tộc cũng mang nhiều màu sắc khác nhau ở những giai tầng khác nhau, những cộng đồng khác nhau, ở những nhóm lợi ích khác nhau. Nghiên cứu đầy đủ các quy trình thực hiện phổ quát văn hóa này là một trong những nhiệm vụ nhận thức rất quan trọng của xã hội.

Ở thời kỳ cách mạng ban đầu của chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp nhiều lớp nhân sĩ, trí thức. Có nghệ sĩ kiểu Nguyễn Đình Thi, có trí thức kiểu Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Hồ Đắc Di…; có những người công nhân lao động như Hoàng Quốc Việt, Tôn Đức Thắng…

Do tính phổ quát của khái niệm độc lập dân tộc mà nó có khả năng tập hợp xung quanh mình nhiều đối tượng khác nhau, tạo ra sự phong phú về chính trị. Sự phong phú về chính trị của chúng ta vào những năm 1940 là một trong những đặc điểm quan trọng để tạo thành sức mạnh dân tộc.

Nhân dân luôn phản ứng giận dữ nếu thấy những nguy cơ động chạm đến độc lập dân tộc. Trong tất cả những phản ứng giận dữ ấy của xã hội không phải chỉ có người dân vô tư mà còn có cả các lực lượng chính trị.

Những lực lượng chính trị đối lập luôn luôn giãy lên trước những việc có thể gây nghi hoặc về độc lập dân tộc. Cho nên có lẽ chúng ta phải phân tích cho rõ trong sự phản ứng xã hội về độc lập dân tộc có cả hai thứ: thứ nhất là phản ứng văn hóa của xã hội rộng lớn hơn, thứ hai là phản ứng chính trị – một phạm trù đặc biệt nhạy cảm đối với các lực lượng đối lập.

Khi phân tích khái niệm độc lập dân tộc cùng với Hội Nhà văn – một cộng đồng trí thức quan trọng của một dân tộc, thì tôi muốn phân tích rất kỹ về tính khác biệt giữa phản ứng văn hóa và phản ứng chính trị đối với nó, như thế mới có ích cho việc nâng cao nhận thức của xã hội về khái niệm này.

Nếu nhìn độc lập dân tộc ở góc độ văn hóa thì ông có thấy đặc điểm gì chung giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới không? Ví dụ, giữa Việt Nam với Mỹ (một quốc gia từng xâm chiếm Việt Nam, một quốc gia có quá trình lập quốc khá đặc biệt) liệu có điểm gì giống nhau trong những đòi hỏi về độc lập không?

– Tôi nghĩ điểm chung là nó đều phản ánh các đặc điểm văn hóa của cộng đồng người sinh sống trên đất nước đó. Người Mỹ và người Việt hình thành quốc gia bằng hai lịch sử văn hóa khác nhau. Sự khác biệt về văn hóa làm cho chúng ta tồn tại song song với người Mỹ, chúng ta có thể không cảm thông với tất cả các đặc điểm của người Mỹ, nhưng vẫn cảm thông được, hiểu được một vài đặc điểm mang chất lượng phổ quát của khái niệm độc lập dân tộc của họ.

Tuyên ngôn độc lập mà Hồ Chủ tịch đọc ở quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945 được mở đầu với những quyền cơ bản của con người nêu trong Hiến pháp 1776 của Mỹ. Vì là một phổ quát văn hóa nên thái độ của các dân tộc đối với độc lập dân tộc khá giống nhau.

Các anh thấy ở Châu Âu nhiều thế kỷ trước, những tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm văn học hay nhất đều gắn liền với độc lập dân tộc. “Tự do và ái tình vì các ngươi ta sống”… Sandor Petofil vĩ đại có lẽ là người phát ngôn đẹp nhất cho khái niệm độc lập dân tộc. Ở thời điểm ấy người ta chưa nói đến tự do như một quyền cá nhân, tự do mà Sandor Petofil nói là tự do thoát khỏi thân phận làm thuộc địa của các đế quốc, là giải phóng dân tộc Hungary ra khỏi sự thống trị của các đế quốc.

Tại sao chúng ta và người Mỹ từng đánh nhau thục mạng nhưng rồi vẫn hợp tác được với nhau? Bởi vì nói cho cùng, trong việc hình thành nền văn hóa con người có các giá trị chung giống nhau.

Tình cảm dân tộc Dường như với người Việt khát vọng độc lập là rất lớn so với những thứ còn lại, đồng thời cũng dễ khiến họ tổn thương nhất. Theo ông điều gì tạo ra đặc điểm ấy, mặt tích cực và hạn chế của nó về mặt phát triển?

– Chúng ta còn nghèo, chúng ta bé và còn yếu, chúng ta hay bị bắt nạt, đó là một thực tế. Sự bị bắt nạt một cách liên tục bởi nhiều đối tượng trong nhiều thế kỷ làm cho người Việt rất nhạy cảm về độc lập dân tộc.

Đối với một dân tộc nghèo, yếu, ở đâu cũng thế, nếu chèn ép quá là họ sẽ khùng lên. Sự khùng lên ấy là tâm lý ban đầu của tất cả các cuộc kháng chiến mà chúng ta đã tiến hành trong suốt nhiều thế kỷ.

Nói chung con người hay cậy thế, các dân tộc lớn trên thế giới này cũng vậy, họ không buông tha bất kỳ cơ hội nào để gây khó dễ đối với các dân tộc bé, thậm chí các dân tộc không bé nhưng yếu đôi khi cũng bị gây khó dễ. Sự xúc phạm của những kẻ có ưu thế trong cuộc sống đối với các lực lượng thấp kém và chậm phát triển tạo ra một cảm giác dễ bùng nổ ở lực lượng ấy.

Ở cấp độ quốc gia, sự bùng nổ ấy được gọi là các tình cảm dân tộc. Ở đây tôi mới nói đến tình cảm chứ chưa nói đến quyền, người Việt nhạy cảm từ giai đoạn tình cảm chứ không chỉ ở giai đoạn quyền. Nếu đế quốc xâm lược thì đánh, nhưng đế quốc không xâm lược mà coi thường mình thì chúng ta la ó, giận dữ. Đấy cũng là một năng lực của người Việt để đáp trả những kẻ vô lễ đối với dân tộc của chúng ta.

Tuy nhiên khi đã hội nhập thì chúng ta phải rèn luyện từ khả năng la ó, giận dữ một cách thô sơ trở thành phê phán có văn hóa.

Hội nhà văn Việt Nam với cách làm như thế này là bắt đầu rèn luyện năng lực đáp trả tất cả sự coi thường, đánh giá thấp dân tộc chúng ta. Tôi hoan nghênh ý đồ này, vì nếu không thỉnh thoảng nhắc lại những khái niệm thiêng liêng như thế này, chủ nghĩa yêu nước có thể bị lu mờ trong tâm trí người Việt.

Ông nói về sự nổi khùng của xã hội khi có thế lực nào đó động chạm đến độc lập dân tộc, mỗi người chúng tôi có lẽ cũng tự cảm nhận trong tâm tính mình có cái khùng như thế. Nhưng sự nổi khùng như vậy là tốt hay xấu và có nên cổ vũ?

– Tôi nghĩ tốt hay xấu đều là những khái niệm có tính biện chứng. Trong quyển sách “Sức mạnh của cái đúng ” tôi có nói rằng người trí thức phải cống hiến ở ba tầng: thứ nhất là phát hiện các lẽ phải thông thường để sống; thứ hai là phát hiện các chân lý để theo; thứ ba là phát hiện ra phép biện chứng giữa các chân lý tức là triết học để sáng tạo.

Tôi nghĩ chúng ta làm việc này tức là đang xâu chuỗi tất cả các giá trị rời rạc thành một phép biện chứng để nhận thức, và quá trình nhận thức chính là quá trình sáng tạo. Ví dụ, khi tiếp khách là lúc cần lịch sự nên la ó, giận dữ là tiêu cực, là gây bất lợi. Nhưng cũng có lúc chúng ta cần phải nổi giận để tạo động lực, ý chí giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, trong trường hợp đó nổi giận là tích cực.

Có một câu nói rất hay trong cuốn “Chiến tranh và hòa bình” của Leo Tolstoi: “Vinh quang thay nhân dân Nga, kẻ biết vứt đi cùng một lúc những bước ba, bước bảy của nghệ thuật đấu kiếm cổ điển để huơ lên trên đầu kẻ thù cái vồ của chiến tranh nhân dân”. Tôi nghĩ duy trì, rèn luyện để nhân dân chúng ta còn giữ được khả năng huơ lên trên đầu kẻ thù cái vồ của chiến tranh nhân dân là việc cần thiết.

Chủ nghĩa dân tộc Không ít người có xu hướng đánh đồng hai khái niệm độc lập dân tộc và chủ nghĩa dân tộc, hoặc họ coi cái nọ là điều kiện là tiền đề của cái kia. Vậy theo ông đòi hỏi độc lập và xu hướng dân tộc chủ nghĩa có điểm gì chung và điểm gì khác biệt, liệu chúng có tỉ lệ thuận với nhau không?

– Độc lập dân tộc là một phổ quát văn hóa, còn chủ nghĩa dân tộc (hay “dân tộc chủ nghĩa”) là một phổ quát chính trị, đấy là hai quy tắc trong hai không gian khác nhau. Chủ nghĩa dân tộc là một yếu tố mà nếu không được kiểm soát tốt nó sẽ làm hỏng chính trị.

Ở nhiều quốc gia hiện nay đều xuất hiện các đảng đi theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa. Coi chừng, khi họ trở thành lực lượng cầm quyền thì thế giới sẽ lại có Đức quốc xã. Ở châu Âu người ta khá dè chừng những người dân tộc chủ nghĩa. Ở Áo người ta đã bầu Thủ tướng theo dân tộc chủ nghĩa rồi mà ông ấy không nhậm chức được. Hầu như các nước thuộc cộng đồng châu Âu đều tẩy chay các thủ tướng là người của đảng cực hữu.

Khái niệm dân tộc chủ nghĩa là khái niệm khá tiêu cực, đầu tiên đối với các dân tộc bé bé như chúng ta thì nó là yếu tố ngăn cản sự khôn ngoan, làm cho chúng ta không biết chọn đối tượng.

Trước đây chúng ta rất khó chọn cách để hợp tác với người Mỹ. Tôi là người tiếp xúc nhiều lần với các nhà chính trị Mỹ chịu trách nhiệm về hậu chiến tranh Việt Nam, trong đó có đại sứ Wood Cork, đại sứ Leonard Unger…, hai quan chức Mỹ làm việc với Việt Nam về vấn đề bồi thường chiến tranh, tôi thấy họ rất day dứt về phương diện này.

Dân tộc chủ nghĩa luôn luôn làm cho chúng ta không khôn ngoan được. Dân tộc chủ nghĩa bơm tâm lý con người phình to lên, làm cho con người hành động một cách ngốc nghếch. Sự ngốc nghếch của các dân tộc thường thể hiện thông qua dân tộc chủ nghĩa. Cho nên tôi không thích nó.

Nhưng dân tộc chủ nghĩa là một phổ quát có thật, nên các dân tộc, nhất là giới trí thức của nó phải ý thức đối phó với nó và biết tìm cách hướng dẫn trí khôn cho dân tộc mình. Người trí thức nào mà nhắm mắt hùa theo những khía cạnh dân tộc chủ nghĩa là sai.

Nhiệm vụ của người trí thức là làm cho dân tộc mình bình tĩnh, tìm cách nhìn công bằng và sáng suốt đối với tất cả các lợi ích dân tộc mà họ phát hiện ra. Trong một bài nào đó tôi đã nói “cha nghĩ đến đâu thì con sẽ đi đến đấy”, giới trí thức không nghĩ được xa thì dân tộc của họ không thể đi xa được.

Vấn đề dân tộc chủ nghĩa trên thế giới đúng là luôn và sẽ còn phức tạp. Có thể thấy ở ví dụ Liên bang Nam Tư, đã có rất nhiều đau thương mất mát xảy ra. Đến giờ Croatia, Serbia…đã độc lập nhưng Kosovo thì mãi trở thành vết thương… Như vậy cái giá phải trả cho chủ nghĩa dân tộc cũng ghê gớm, thưa ông?

– Độc lập của đối tượng này luôn luôn có thể trở thành sự tan rã của đối tượng kia! Nam Tư tan rã để có Kosovo, Croatia, Serbia, Montenegro… Nên nhớ đấy là vùng đất rất ghê gớm, Alexander đại đế xuất thân từ đấy.

Chúng ta đã có các bằng chứng cho thấy dân tộc chủ nghĩa và độc lập dân tộc không phải lúc nào cũng chỉ có các giá trị tiến bộ, sự thống nhất dân tộc không phải lúc nào cũng tiến bộ. Sự thống nhất nằm ngoài ý đồ, ngoài ham muốn của cộng đồng xã hội thì phải coi chừng, bởi nó sẽ tạo ra nguy cơ tan rã, tạo ra những chi phí lâu dài để trói buộc sự thống nhất và độc lập.

Độc lập dân tộc cũng như dân tộc chủ nghĩa là những phổ quát có giá trị biện chứng, chúng ta bắt buộc phải nhìn nó một cách khoa học.

Nhưng có vẻ như chủ nghĩa dân tộc không chìm đi mà tính nguy hiểm của nó thậm chí còn ngày một gia tăng?

– Chủ nghĩa dân tộc không bao giờ chìm, tính nguy hiểm của nó luôn luôn tồn tại. Các nhà dân tộc chủ nghĩa luôn luôn sử dụng chủ nghĩa dân tộc như là một lý thuyết chính trị để kích động đời sống xã hội. Chủ nghĩa dân tộc luôn luôn nguy hiểm.

Vậy với tư cách một nhà nghiên cứu chính trị, ông có cảnh báo gì không?

– Khi nào giới trí thức của một quốc gia là thành phần chủ yếu của phong trào chính trị dân tộc chủ nghĩa thì quốc gia ấy bắt đầu hỏng, bởi vì lực lượng cần phải sáng suốt đã không sáng suốt nữa. Chúng ta phải hết sức cảnh giác với hiện tượng đó.

Trên đời hầu như không có thứ gì là chỉ có một mặt, có lẽ chủ nghĩa dân tộc cũng có mặt tốt nào đó chứ?

– Nó cũng có mặt tốt và tôi vừa giải thích rồi. Nó là chỗ mà khi anh gãi vào sẽ kích động được lòng yêu nước.

Lòng yêu nước trong những giai đoạn cụ thể của đời sống lịch sử sẽ có những giá trị mang tính sống còn. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã tạo ra cuộc kháng chiến thần thánh, đã tạo ra sự đoàn kết một cách hợp lý trong những giai đoạn chính trị nhất định của dân tộc chúng ta.

Nhưng nếu kéo dài quá (chủ nghĩa dân tộc – NV) thì sẽ phạm phải nhiều sai lầm. Chúng ta cũng đã từng có những sai lầm không nhỏ do sự kéo dài ấy.

( Còn nữa)

Định Nghĩa Chủ Nghĩa Dân Tộc Tổng Giá Trị Của Khái Niệm Này. Đây Là Gì Chủ Nghĩa Dân Tộc

Chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm được phát triển bởi nhân học để đề cập đến xu hướng khiến một người hoặc một nhóm xã hội giải thích hiện thực từ các thông số văn hóa của chính họ . Thực tiễn này được liên kết với niềm tin rằng chính dân tộc và thực tiễn văn hóa của nó là vượt trội so với hành vi của các nhóm khác.

Một quan điểm dân tộc học đánh giá và đủ điều kiện về phong tục, tín ngưỡng và ngôn ngữ của các nền văn hóa khác theo một thế giới quan được coi là mong muốn (luôn luôn là của riêng ai). Sự khác biệt giữa một nhóm và một nhóm khác tạo thành bản sắc văn hóa .

Chủ nghĩa dân tộc là xu hướng chung cho bất kỳ nhóm người nào. Thông thường, các yếu tố của văn hóa riêng có đủ điều kiện hoặc nhận xét theo nghĩa tích cực, mô tả theo cách tiêu cực về niềm tin và phong tục của người khác. Các thực hành của bản thân được coi là bình thường và thậm chí hợp lý, trái ngược với các hành vi kỳ lạ và không thể hiểu được của người khác.

Các nhà nhân chủng học và các nhà khoa học xã hội khác nên cố gắng không rơi vào chủ nghĩa dân tộc khi phân tích các nền văn hóa xa lạ với họ . Nhà nghiên cứu phải liên tục chiến đấu chống lại sự cám dỗ để coi cấu trúc văn hóa của chính mình là bình thường hoặc vượt trội để thực hiện một công việc khách quan. Chủ nghĩa dân tộc cũng ngăn cản việc học (tôi không thể học từ thứ mà tôi cho là thấp kém hoặc kém giá trị hơn những gì tôi đã có).

Tôn trọng bản sắc của một người không có nghĩa là có một tầm nhìn dân tộc về thế giới: ngược lại, đánh giá sự khác biệt văn hóa là một cách để nâng cao lịch sử của chính chúng ta.

Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa tương đối văn hóa

Từ nguồn gốc của nó, nhân chủng học đã đấu tranh để chống lại chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa suy ngẫm một số nền văn hóa khác và tạo ra sự phân biệt đối xử và chênh lệch lớn xung quanh nhu cầu của các dân tộc; nơi những người có được lợi ích lớn hơn là các nhóm bá quyền.

Chủ nghĩa dân tộc là một phổ quát văn hóa; ở khắp mọi nơi có những người tin rằng cách hiểu về cuộc sống và phong tục của họ là đúng với sự bất lợi của những nhóm không chia sẻ chúng. Trong thực tế, họ cho rằng những hành vi khác nhau là kỳ lạ hoặc hoang dã .

Ngoài ra còn có một khái niệm khác được gọi là thuyết tương đối văn hóa, nằm ở phía đối diện của chủ nghĩa dân tộc. Dòng suy nghĩ này khẳng định rằng không có nền văn hóa nào nên được đánh giá từ mô hình của người khác.

Giống như tất cả các lý luận cực đoan, thuyết tương đối văn hóa cũng có thể là tiêu cực bởi vì nó có thể khoan dung với những hành vi cố gắng chống lại cuộc sống hoặc tự do của các cá nhân là một phần của một dân tộc. Điều đó có nghĩa là, từ quan điểm này, chúng ta nên chấp nhận những ý tưởng ưu việt của Đức Quốc xã, giống như chúng ta chấp nhận những ý tưởng đến từ Hy Lạp cổ điển.

Có thể nói rằng trong một vị trí dân tộc học, cách tiếp cận nền văn hóa khác sẽ xuất phát từ lập trường độc đoán, coi mọi thứ di chuyển ra khỏi xã hội là nguyên thủy, non nớt và thậm chí đáng khinh. Điều đáng nói là những suy nghĩ này phủ nhận quá trình nhân hóa và lịch sử đa dạng của loài người .

Về phần mình, thuyết tương đối văn hóa nói rằng các đặc điểm đặc trưng của một địa điểm phải được phân tích chỉ trong hệ thống mà chúng thuộc về và cũng đáng được tôn trọng như bất kỳ nơi nào khác.

Khái Niệm Về Tinh Thần Dân Tộc

Riêng nước Việt Nam ta về phương diện địa lý có một hoàn cảnh đặc biệt: ở giữa núi cao biển rộng và bị kềm hãm giữa hai khối Trung Hoa và Ấn Độ. Phía Bắc giáp với Trung Hoa, một nước có nhiều dân và một nền văn minh rực rỡ từ lâu đời. Dân tộc Trung Hoa lại có khả năng đồng hóa các dân dộc lân bang. Phía nam gặp nền văn minh Ấn Độ. Dân tộc Chiêm Thành (chịu ảnh hưởng đậm đà của văn hóa Ấn), là một dân tộc hùng mạnh mà trong quá khứ đã nhiều phen làm ta điêu đứng. Phía Đông giáp biển Thái Bình Dương rộng rãi mênh mông. Phía Tây là dãy Trường Sơn dài, rộng, cao và hiểm trở. Lưu vực sông Hồng hà lại quá chật hẹp. Trong hoàn cảnh địa lý khắc khe như thế muốn được tự tồn tất phải có đấu tranh gian khổ cho nên lịch sử của dân tộc Việt Nam là một lịch sử đấu tranh. Đấu tranh vói thiên nhiên để tránh cảnh lụt lội triền miên của dòng sông Hồng quái ác, chống trả với sự đồng hóa của dân tộc Trung Hoa ở phương Bắc và phải vất vả nhiều với cuộc Nam tiến để được sinh tồn. Sau hơn hai ngàn năm lập quốc, hiện tại về phía Bắc ta dã ngăn chặn được kẻ hiếu chiến Trung Hoa, về phía Nam đã mở rộng bờ cõi đén tận vịnh Thái lan. Lập được những thành tích vẻ vang đó tức nhiên nhờ vào sức mạnh tinh thần dân tộc ta. Nhưng tinh thần đó như thế nào?

Hơn một ngàn năm Bắc thuộc và hơn tám mươi năm Pháp thuộc, tuy ngoại nhân tìm đủ mọi cách để đồng hóa dân ta, nhưng nhờ tinh thần ĐỘC LẬP và QUẬT KHỞI dân ta vẫn giữ nguyên bản sắc cố hữu và lần lượt đuổi được kẻ xâm lăng.

Tinh thần độc lập tự chủ khiến cho dân ta biết tự cao về nòi giống, biết yêu thương đồng bào và tổ quốc, biết đoàn kết và tương trợ, biết biến đổi các tinh hoa tư tưởng ngoại lai để cho hợp với dân tộc tính. Thật thế tinh thần đọc lập đã được thể hiện trong câu nói khẳng khái của Trần Bình Trọng ‘ thà làm quỷ nước nam, không thèm làm vương đất bắc “. Trong bài thơ phá Tống ào hùng của Lý thường Kiệt:

“Nam quốc sơn hà Nam đé cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Ngoài sự tôn trọng non sông dân tộc, dân ta cón có tinh thần đoàn kết tương trợ. Trong gia đình thì chị ngã em nâng, ngoài xã hội thì lá lành đùm lá rách. Trong lúc thường thì chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác, khi biến động thì nằm gai nếm mật chung nỗi ân ưu và muôn tấm lòng cùng đồng thanh Sát Thát. Hai câu thơ sau đây đã nói lên được tinh thần độc lập và đoàn kết của dân tộc ta:

“Cột đồng Đông Hán tìm đâu thấy, Chỉ thấy Tây Hồ bóng nước gương”

Cũng vì có tinh thần độc lập nên dân ta biết hòa đồng các sắc thái ngoại lai. Trong khi đưa tau tiếp nhận gió muôn phương vẫn cố giữ những sắc hương riêng biệt. Trong tinh thần đó ta đã cố gắng biếng đổi những tinh hoa văn hóa của nước người cho thích hợp với tâm tình dân Việt Nam. Thí dụ người Trung Hoa dạy ta chữ Hán thì ta mượn chữ Hán để tạo thành chữ Nôm, người Pháp cho ta biết thể cách của thơ Pháp thì ta mượn thể cách ấy để sáng tạo thành thơ mới. Suy rộng ra từ cách trang phục, ẩm thực, kiến trúc… đến triết học, tư tưởng, tôn giáo… đều có sự biến đổi để cho hợp với dân tộc tính của ta.

Nhưng quan hệ nhất là tinh thần QUẬT KHỞI của dân ta. Đó là một khả năng kỳ diệu giúp chúng ta không bị diệt vong dù trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Một người ngoại quốc, Paul Mus đã nhận định về tinh thần quật khởi như sau: “Dân tộc Việt Nam đã thụ hưởng của dân tộc láng giềng phía Bắc cái sức mạnh thắng mọi kẻ địch ở phía Nam. Nhưng không biết họ đã thừa hưởng được của ai cái năng lực chống đối lại chính cái dân tộc mà họ đã bắt chước để lật đổ ách đô hộ về chính trị của một ngàn năm nô lệ? Ngay từ khi lập quốc tất cả then chốt của lịch sử Việt Nam đều ở cả các tinh thần chống đối. Các tinh thần chống đối đó là một phối hợp kỳ diệu giữa một sức đồng hóa lạ lùng với năng lực quật khởi quốc gia không chịu khuất phục mặc dầu bị thụa trận, bị phân tán, bị chinh phục.” Quả thật cái tinh thần quật khởi ấy là nền tảng của ý chí kiên cường để tranh đấu chống ngoại xâm. Trưng Vương trong hoàn cảnh bi đát của đất nước vẫn vùng lên “Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân”. Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở lối khai đường cho nền độc lập huy hoàng của quốc gia dân tộc. Hưng Đạo Vương đã cản được bước tiến của quân Mông Cổ, một đạo quân bách chiến bách thắng từ Á sang Âu. Lê Lợi hy sinh cả gia đình và tài sản mười năm gian khổ chống trả giặc Minh giải phóng giống nòi, giành quyền tự chủ. Vua Quang Trung một sớm một chiều đã phá tan hai mươi vạn quân Thanh giữa một trời Xuân minh mị. Tất cả những chiến thắng vẻ vang đó đã nối tiếp nhau tạo thành những trang sử vàng son của dân tộc và truyền thống anh dũng bất khuất của giống nòi. Thế rồi ngọn gió Tây Phương thổi tới, gót giày xâm lược của Pháp in dấu khắp quê hương. Trước sức mạnh của nền văn minh cơ giới đất nước lần lần lọt vào tay người Pháp. Nhưng từ đó trở đi không lúc nào là dân ta không nuôi chí chống quân thù

“Nuôi muông giết thỏ còn chờ thuở, Bủa lưới săn nai cũng có ngày…

(Phan Văn Trị)

Những cuộc khởi nghĩa của Trương Công Định, Thủ khoa Huận, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám đã gây biết bao khó khăn cho Pháp. Từ chiến thắng hỏa hồng Nhật Tảo đến tiếng bom Sa Điện, từ bài thơ Đập đá Côn Lôn đến mười ba tiếng hô Việt Nam Vạn tuế… các anh hùng liệt sĩ Việt Nam đã làm cho ngoại nhân khiếp sợ trước tinh thần quật khởi của dân ta.

Ngoài tinh thần quật khởi, dân ta còn có tinh thần chống đối. tinh thần chống đối nfay nhận xét kỹ chỉ là một khía cạnh của tinh thần quật khởi mà dân ta dùng để bảo tồn cái hay cái đẹp sẵn có. Chính nhờ tinh thần này mà dân ta không bị đồng hóa diệt vong. Có khi chống đối âm thầm sự bất chính của kẻ quyền thế trong triều đình như Truyện Trê Cóc, có khi chống đối công khai những thói hư tật xấu của người ngoài xã hội như:

“Sơ khảo khoa nầy bác Cử Nhu Thật là vừa dốt lại vừa ngu Văn chương nafp phải là đơn thuốc Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu!”

Và đặc biệt nhất là chống đối bằng những lời nói bông đùa nhưng mỉa mai kín đáo:

“Không chồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian sự thường”

Cuối cùng dân ta còn có một tinh thần thực tế. Không cần để ý đến những điều cao xa chỉ lo lắng đến những ngu cầu thực tiễn:

“Nhất sĩ nhì nông Hết gạo chạy rông Nhất nông nhì sĩ.”

Chỉ để ý đến cái chắc chắn hiện tại chớ không tha thiết đến những cái đẹp hão huyền vượt khỏi tầm tay:

Thằng Bờm có cái quạt mo Phú ông xin đổi ba bò chín trâu Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu, Phú ông xin đổi ao sâu cá mè Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè Phú ông xin đổi con chim đồi mồi Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi Phú ông xin đổi nắm xôi. Bờm cười!

Tóm lại, qua những điều nhận xét trên, ta thấy tinh thần dân tộc Việt Nam được kết tinh bằng một lý trí thực tiễn, một tình cảm chân thành và một ý chí bất khuất. Nhờ có tinh thần quật khởi và độc lập dân ta mới có ý niệm quốc gia, biết yêu quê hương và đồng bào chủng tộc. Kế đến nhờ có tinh thần chống đối thể hiện trong các tác phẩm trào lộng mà dân ta bảo vệ được cái hay cái đẹp săn có của mình. Cuối cùng nhờ tinh thần thực tế dân ta có được thái độ khon ngoan cần thiết trong khi xử kỷ tiếp vật.

*