Top 10 # Xem Nhiều Nhất Khái Niệm Dịch Vụ Online Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Khái Niệm Về Dịch Vụ

1. Khái niệm về dịch vụ

Do tính chất phức tạp, đa dạng và vô hình của dịch vụ nên hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Chẳng hạn, Từ điển VN giải thích: “Dịch vụ là các hoạt động nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt”[37]. Tuy nhiên cách giải thích này còn khái quát và chưa thực sự làm rõ được bản chất của dịch vụ.

Trong cuốn “Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại”[32], tác giả đã đưa ra khái niệm dịch vụ :”Dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong giá trị của kết quả hay trong giá trị các loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được”. Khi so sánh với cách giải thích của Từ điển bách khoa thì cách giải thích này đã làm rõ hơn nội hàm của dịch vụ – dịch vụ là kết tinh sức lao động con người trong các sản phẩm vô hình.

Cách hiểu về dịch vụ cũng không hoàn toàn thống nhất giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới. Vì lẽ đó trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã liệt kê dịch vụ thành 12 ngành lớn, trong mỗi ngành lớn lại bao gồm các phân ngành. Tổng cộng có 155 phân ngành với 4 phương thức cung cấp dịch vụ là: Cung cấp qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại và hiện diện thể nhân trong đó có hoạt động ngân hàng.

Từ các quan điểm khác nhau, có thể đưa ra một khái niệm về dịch vụ như sau: “Dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong các sản phẩm vô hình nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người”.

2. Thuộc tính chung của dịch vụ

Cho dù chưa có một khái niệm mang tính thống nhất về dịch vụ trên phạm vi toàn cầu nhưng nhìn chung, cho dù được mô tả thế nào, thì dịch vụ hàm chứa những thuộc tính cơ bản sau:

– Thứ nhất: Dịch vụ mang tính vô hình, dịch vụ thể hiện ở chỗ “Là những thứ mà khi đem bán không thể rơi vào tay chân bạn”[13]. Nếu các SP là những hàng hoá hữu hình có tính chất cơ, lý, hoá học…nhất định, có tiêu chuẩn về kỹ thuật cụ thể và do đó có thể sản xuất theo tiêu chuẩn thì dịch vụ lại không tồn tại dưới dạng vật chất bằng những vật phẩm cụ thể, không nhìn thấy được và do đó không thể xác định chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hoá.

– Thứ hai: Quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời. Khác với quá trình sản xuất hàng hoá – một quá trình tách khỏi lưu thông và tiêu dùng, do đó hàng hoá có thể được lưu kho để dự trữ, có thể vận chuyển đi nơi khác theo nhu cầu thị trường, quá trình cung ứng dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ. Khi tính toán sản lượng của nền kinh tế, ban phân tích kinh tế của Bộ thương mại Mỹ đã định nghĩa khái quát “Các ngành dịch vụ là những ngành mà sản phẩm của nó không thể được lưu trữ và được tiêu dùng tại thời điểm và nơi diễn ra hoạt động mua bán”[14]. Hay nói cách khác, dịch vụ không thể lưu trữ được do quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, do vậy không thể sản xuất dịch vụ hàng loạt và lưu trữ trong kho sau đó mới tiêu dùng.

– Thứ ba: Tính không ổn định và khó xác định: Chất lượng dịch vụ mang tính không đồng nhất. Dịch vụ gắn chặt với người cung cấp dịch vụ. Chất lượng phụ thuộc chặt chẽ vào người thực hiện dịch vụ (trình độ, kỹ năng…). Hơn nữa đối với cùng một cá nhân cung ứng dịch vụ thì chất lượng dịch vụ đôi khi cũng thay đổi theo thời gian.

Khái niệm về dịch vụ

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Khái Niệm Dịch Vụ Logistics

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm, … trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, logistics có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian đầu, logistics chỉ đơn thuần được coi là một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Cùng với quá trình phát triển, logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng quan trọng trong giao thương quốc tế. Theo thống kê của công ty Armstrong & Associates (Hoa Kỳ), tổng dung lượng thị trường logistics Bên thứ 3 (Third Party Logistics)[1] của Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ 18%/năm và đạt 77 tỷ USD trong năm 2003.

Tuy nhiên, một điều khá thú vị là logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự. Logistics được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong 2 cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến. Hiệu quả của hoạt động logistics, do đó là yếu tố có tác động rất lớn tới thành bại trên chiến trường. Cuộc đổ bộ thành công của quân đồng minh vào vùng Normandie tháng 6/1994 chính là nhờ vào sự nỗ lực của khâu chuẩn bị hậu cần và quy mô của các phương tiện hậu cần được triển khai. Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến. Hoạt động logistics trong thương mại lần đầu tiên được ứng dụng và triển khai sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc. Trong lịch sử Việt Nam, 2 người đầu tiên ứng dụng thành công logistics trong hoạt động quân sự chính là vua Quang Trung-Nguyễn Huệ trong cuộc hành quân thần tốc ra miền Bắc đại phá quân Thanh (1789) và sau đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Trải qua dòng chảy lịch sử, logistics được nghiên cứu và áp dụng sang lĩnh vực kinh doanh. Dưới góc độ doanh nghiệp, thuật ngữ “logistics” thường được hiểu là hoạt động quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management) hay quản lý hệ thống phân phối vật chất (physical distribution management) của doanh nghiệp đó. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics trên thế giới và được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ logistics, tuy nhiên, có thể nêu một số khái niệm chủ yếu sau:

1.Liên Hợp Quốc(Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng

2.Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Suu tam

Khái Niệm Dịch Vụ Khách Hàng

Khái niệm dịch vụ khách hàng được hiểu đúng và đủ giúp chủ doanh nghiệp có thể lên kế hoạch phát triển, xây dựng đội ngũ, hoàn thiện, thống nhất quy trình để mang tới một dịch vụ tốt trong đó lấy khách hàng làm trọng tâm.

1. Khái niệm dịch vụ khách hàng là gì?

Bản chất của dịch vụ khách hàng

Trong giai đoạn hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều nhận thấy tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng nhưng việc lên kế hoạch, thực thi và triển khai còn khá lúng túng. Rất nhiều nhà quản lý còn chưa thực sự hiểu bản chất dịch vụ khách hàng là gì?

Dịch vụ khách hàng là một khâu rất quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất để giữ chân khách hàng. Nếu dịch vụ tốt mà sản phẩm lại không tốt thì cũng không thể khiến khách hàng ở lại, trung thành với thương hiệu.

Theo các nhà quản trị Marketing, sản phẩm bao gồm tất cả các yếu tố hữu hình và vô hình mà công ty cung cấp cho khách hàng. Thường được chia thành 3 cấp độ: (1) Lợi ích cốt lõi, (2) Sản phẩm hiện hữu, (3) Lợi ích gia tăng. Bản chất của dịch vụ khách hàng được xem là cấp độ (3) Lợi ích gia tăng. Vậy cụ thể, dịch vụ khách hàng là gì?

Khái niệm dịch vụ khách hàng là gì?

Dịch vụ khách hàng là toàn bộ những hoạt động tương tác, hỗ trợ của doanh nghiệp tới khách hàng trong suốt quá trình trải nghiệm sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu mong muốn của họ. Cũng có thể hiểu, dịch vụ khách hàng là các dịch vụ kèm theo để hoàn thành quá trình giao dịch Marketing nhằm làm đảm bảo nhu cầu, mong muốn của khách hàng được đáp ứng.

Làm sao để đo lường chất lượng của dịch vụ khách hàng?

Trên thực tế, rất khó để có một quy chuẩn đánh giá một dịch vụ khách hàng tốt, bởi đặc thù các ngành nghề lại khác nhau. Tuy nhiên, có thể kể tới một số yếu tố đóng vai trò quyết định chất lượng dịch vụ khách hàng, đó là:

Đảm bảo các dịch vụ từ giao hàng, bảo hành, hỗ trợ giải quyết thắc mắc… luôn nhanh nhất là yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo nên một dịch vụ khách hàng chất lượng.

Sự chuyên nghiệp: Từ phong thái, phong cách nói chuyện cho đến khả năng giải quyết tình huống, nắm bắt tâm lý khách hàng hay nắm rõ về sản phẩm, chính sách… là những yếu tố tạo nên chất lượng dịch vụ khách hàng hoàn hảo, giúp doanh nghiệp ghi điểm nhanh chóng với khách hàng.

Dịch vụ khách hàng bao gồm các dịch vụ nào?

Muốn nắm rõ được các dịch vụ của dịch vụ khách hàng thì trước tiên bạn phải hiểu rõ khái niệm dịch vụ khách hàng là gì. Từ khái niệm trên chúng ta có thể thấy dịch vụ khách hàng đi kèm cùng sản phẩm, do đó nó gắn liền với nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm. Nhìn chung, dịch vụ khách hàng sẽ bao gồm các dịch vụ sau:

2. Vai trò của dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng đóng vai trò quan trọng, đóng góp rất lớn vào tốc độ phát triển của doanh nghiệp

Từ khái niệm dịch vụ khách hàng chúng ta có thể thấy vai trò và tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng thế nào. Dựa trên quy mô, tốc độ phát triển của doanh nghiệp, dịch vụ khách hàng sẽ có những vai trò sau:

Dịch vụ khách hàng như là một hoạt động: Đây là cấp độ cơ bản. Dịch vụ khách hàng chủ yếu sẽ thể hiện vai trò là giải quyết đơn hàng, lập hóa đơn, giải quyết các vấn đề phàn nàn và khiếu nại của khách hàng.

Dịch vụ khách hàng là thước đo kết quả thực hiện được: Mức dịch vụ này nhấn mạnh đến kết quả. Việc xác định kết quả bằng con số giúp doanh nghiệp đo lường mức độ hài lòng của khách hàng để đạt được sự hài lòng thực sự.

Dịch vụ khách hàng như là một triết lý: Đây là mức độ cao nhất, nâng dịch vụ khách hàng lên thành thỏa thuận, cam kết mà doanh nghiệp nhằm cung cấp sự thỏa mãn cho khách hàng bằng các dịch vụ khách hàng cao hơn. Quan điểm này rất phù hợp với xu thế hiện nay: coi trọng việc quản trị số lượng và chất lượng của công ty.

3. Các yếu tố cấu thành nên dịch vụ khách hàng

Từ khái niệm dịch vụ khách hàng à dựa vào bản chất của dịch vụ khách hàng là gì chúng ta có thể thấy dịch vụ khách hàng được cấu thành bởi một số yếu tố cơ bản xuất phát từ cả người mua và người bán. Đây là căn cứ để xác định tiêu chuẩn đo lường dịch vụ khách hàng. Có thể kể tới:

4. Phân loại dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng được chia thành 3 nhóm: trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán

Dựa vào khái niệm dịch vụ khách hàng và các giai đoạn trong quá trình giao dịch, dịch vụ khách hàng được chia thành 3 nhóm:

Còn gọi là dịch vụ hậu mãi bao gồm: hướng dẫn sử dụng sản phẩm, giải quyết thắc mắc, bảo hành, sửa chữa, mua hàng cũ, đổi hàng mới, hội nghị khách hàng… Các hoạt động này giúp gia tăng giá trị nhận được cho khách hàng và có thể gia tăng giá trị vòng đời khách hàng.

5. Các tiêu chuẩn để có dịch vụ khách hàng tốt

Đại học Stanford đặt ra các mục tiêu thời gian giải quyết khách hàng về mức độ ưu tiên

Để có thể đưa ra một tiêu chuẩn chính xác, thống nhất để đánh giá một dịch vụ khách hàng tốt là rất khó, Ở mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề kinh doanh, chúng ta lại thấy có đặc thù riêng, có sự khác biệt nhất định.. Hiểu một cách đơn giản, thì khái niệm dịch vụ khách hàng tốt là sự tối ưu khả năng, nguồn lực của doanh nghiệp nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Dựa trên khái niệm và bản chất của dịch vụ khách hàng, có thể kể tới 5 tiêu chuẩn sau để chủ doanh nghiệp đánh giá:

Thời gian phản hồi đầu tiên: Theo Len Markidan, thời gian phản hồi thông qua live chat và điện thoại hỗ trợ là ngay lập tức, nên duy trì ở mức dưới 2 phút. Đối với email, các công ty thường hứa sẽ trả lời trong 24 giờ hoặc 48 giờ, nhưng tối đa chỉ nên là 1 ngày. Đối với các kênh mạng xã hội, thời gian này nên dưới 60 phút.

Thời gian phản hồi: Tổng thời gian trung bình giữa các câu trả lời. Đối với các kênh mạng xã hội nên là từ 1 – 3 phút, email nên là 1 ngày..

Tiêu chuẩn tốc độ: “Dịch vụ nhanh chóng đồng nghĩa với sự thoải mái cho khách hàng.” Điều này có nghĩa tốc độ là yếu tố quyết định sự hài lòng của khách hàng. Các tiêu chuẩn về tốc độ có thể kể tới như:

Một dịch vụ nhanh sẽ rất tốt nhưng cần phải đảm bảo chất lượng chính xác và đem lại kết quả. Tiêu chuẩn về tính chính xác có thể kể đến như:

Tiêu chuẩn này rất khó đo lường, chủ yếu dựa trên quy mô và các đánh giá định tính. Tiêu chuẩn về tính chính xác có thể kể đến là tỷ lệ nhận thức của khách hàng

Khả năng tiếp cận: D ịch vụ khách hàng không nên bị động mà cần chủ động tiếp cận được vấn đề của khách hàng. Tiêu chuẩn của khả năng tiếp cận có thể kể đến như:

Thời gian chiếm hữu trung bình: Lấy thời gian chiếm hữu trung bình + thời gian nhân viên phải làm sau khi tương tác kết thúc. Rồi chia cho thời gian còn lại, đó là thời gian nhàn rỗi. Mục tiêu cho một giá trị nằm giữa khoảng 60-80%.

Dòng vào/ ra tồn đọng: Chỉ số này tăng cho thấy nhóm dịch vụ của doanh nghiệp quá nhỏ, hãy thiết lập tiêu chuẩn để giữ tỷ lệ này khoảng 0,5.

Số phút dành cho mỗi vấn đề: Cho phép bạn so sánh hiệu quả của các nhân viên dịch vụ.

Tốc độ và hiệu suất là hai lực kéo theo hướng ngược nhau. Chúng không loại trừ lẫn nhau nhưng khó có thể cân bằng. Các chỉ số về hiệu suất bao gồm:

Nhà tư vấn, tác giả Rhonda Scharf đã nói: “Khi tôi đứng xếp hàng để mua cà phê, tôi muốn phải được phục vụ thật nhanh. Tuy nhiên, cà phê vẫn phải thật ngon, phải đúng như tôi gọi, và tôi cần cảm thấy tôi được coi trọng.”

Khái niệm dịch vụ khách hàng cần được chủ doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu đúng, đủ để vận hành và triển khai các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Bản chất của dịch vụ khách hàng nếu được thực hiện đúng cách, nó sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững thực sự cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, để dịch vụ khách hàng đem lại hiệu quả cao nhất thì nó phải được đặt trong bức tranh tổng thể về chiến lược quản trị trải nghiệm khách hàng. Bởi lẽ, quản trị trải nghiệm khách hàng đảm bảo sự nhất quán tại tất cả các tiếp xúc và dịch vụ khách hàng chỉ là một số trong toàn bộ hành trình tiếp xúc đó.

Khái Niệm Về Thương Mại Dịch Vụ

Trong nển kinh tế thị trường, nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu là động lực dần dắt hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Đế thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của thị trường, không chỉ có những sản phẩm vật chất hữu hình (hàng hóa) mà cả những sản phẩm vô hình (dịch vụ) đã được các chủ thế kinh doanh sáng tạo ra.

Dịch vụ là một chuỗi lợi ích được tạo rơ bởi sự vận hành của hệ thống kỹ thuật và/hoặc bơi hoạt dộng cua các cá nhân, được cung ứng bởi một (hoặc một chuỗi) nhà cung cấp dịch vụ theo yèu cầu của người sử dụng dịch vụ nhầm thực hiện hoặc trợ giúp hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cá nhân của họ.

(i) Tính chất “vô hình” khiến các định nghĩa về dịch vụ trở nên trừu tượng. Để nhận biết về dịch vụ, người ta thường so sánh nó với hàng hóa. Giông như hàng hóa, dịch vụ là sản phẩm của quá trình lao động sáng tạo của con người và nó cũng mang những thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Nếu tính chất quan trọng nhất của hàng hóa là có thể bán được thì dịch vụ cũng là một loại hàng hóa vì phần lớn dịch vụ được tạo ra là để bán (cung ứng). Tiiy nhiên, dịch vụ được coi như một loại hàng hóa “đặc biệt” vì nó có những tính chất rất riêng biệt, thậm chí dối lập so với các hàng hóa thông thường, đó là:Tính không hiện hữu: Nếu hàng hóa là những sản phẩm vật chất cụ thế, hữu hình thì dịch vụ là những “sản phẩm vô hình” không có nội đung vật chất. v ‘ Do vậy, dịch vụ không thể nhìn thấy, cầm nắm, cất giũ, phản chia… Chỉ những người đang írực tiếp sử dụng dịch vụ thì mới cảm Iìhân được vc sự tồn tại của nó.

(ii) Tính không đổng nhất: Dịch vụ cũng khõng thể sản xuất hàng loạt như hàng hóa, do vậy chất lượng dịch vụ thường khổng đồng nhất, không ổn định và không thể kiểm định theo những phương pháp thông thường như đối với hàng hóa.

(iii) Tính không xác lập quyền sở hữu: Do tính không hiện hữu của dịch vụ nên không thề’ xác lập quyền sở hữu đối với dịch vụ. Các quyền năng của quyền sở hữu trong pháp luật dân sự (bao gồm quyền chiếm hữu, sư dụng, định đoạt) khổng thể được xác lập dầy đủ với đối tượng dịch vụ. Hay nói cách khác, người sứ dụng dịch vụ khống Ihể xác lập quyền chiếm hữu và định đoạt đối với dịch vụ mà chỉ có quyển sử dụng dịch vụ mà thôi.

(iv) Tính không tách rời giữa sán xuất, trao dổi và tiểu dùng dịch vụ: Dịch vụ không có nội dung vật chất, nên không thể sản xuất ra để cất trữ và lưu kho. Vào thời điểm quá trình sản xuất ra (lạo ra) chúng được hoàn thành, dịch vụ được cung cấp ngay cho người tiêu dùng. Vì vậy, giữa quá trình sản xuấi và tiêu dùng dịch vụ không có sự tách biệt mà là một chuỗi liên hoàn.

Về mặt pháp lý, dịch vụ và hàng hóa đều là dối tượng của các giao dịch thương mại. Tùy ihuộc vào đối lượng đó là hàng hóa hay dịch vụ mà tcn gọi của giao dịch sẽ là thương mại hàng hóa hay thương mại dịch vụ. Sự khác nhau về đối tượng này không nhất thiết dản đến việc điều chỉnh bằng pháp luật dối với quan hệ thương mại hàng hóa và quan hệ thương mại dịch vụ một cách riêng biệt. Các nguyên lắc pháp lý cơ bản của giao dịch dân sự và giao địch kinh doanh thương mại đều có thể áp dụng cho cả quan hệ thương mại hàng hóa lẫn quan hệ Ihương mại dịch vụ. Tuy nhicn, hàng hóa và dịch vụ khác nhau ở lính chất hiện hữu và không hiện hữu, cho nên cách Ihức thế hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thc trong quan hệ đối với từng đối tượng này là khác nhau. Chẳng hạn, khi dề cập đến quyền năng của một chủ thể đối với hàng hóa thì người ta ihường hay nhấn mạnh đến khía cạnh quyền sở hữu của chủ thể đó, còn đối với dịch vụ thì quyền sử dụng được quan tâm nhiều hơn. Do vậy, trong một chùng mực nào dó đòi hỏi phải có những cách tiếp cận khác nhau trong khuôn khổ pháp luật điều chỉnh quan hệ hàng hóa và quan hệ dịch vụ.

Thương mại dịch vụ

Do đối tượng cua thương mại dịch vụ là dịch vụ (sản phẩm vô hình) ncn việc định nghĩa vể thương mại dịch vụ thường không đồng nhất. Cho đến nay vần chưa có một khái niệm thống nhất vể thương mại dịch vụ. Cách thông thường nhất để tìm hiểu khái niệm thương mại dịch vụ là so sánh nó với khái niệm thương mại hàng hóa. “

‘Phương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ có rất nhiều điểm tương đồng với nhau. Chúng đều là những hoạt động của các chủ thổ trèn thị trường, đều có sự tham gia cùa bên bán (bèn cung cấp) và bên mua (bẻn sử dụng dịch vụ). Việc trao đổi trong thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ đều mang tính chất đồn bù ngang giá…. Tuy nhicn, do có sự khác biệt về dối tượng (hàng hóa và dịch vụ) nên giữa thương mại dịch VỊỊ và thương mại hàng hóa có những điểm khác biệt.

Thứ nhất, trong thương mại hàng hoá, việc mua bán, trao đổi hàng hoá luôn dẫn đến hệ quả pháp lý là sự chuyển giao quyền sơ hữu hàng hóa lừ người bán sang người mua. Người mua được hưởng lợi Irực tiếp từ việc khai thác các quyền nãng sở hữu dối với hàng hóa. Còn trong thương mại

Dịch vụ, hoạt động cung ứng địch vụ không dằn đến việc xác lập quyền sở hữu của bẽn mua đối với dịch vụ. Nó đem lại lợi ích cho bên nhận cung ứng dịch vụ bàng việc làm thuận lợi hoá hoạt động thương mại, làm thay đổi về điều kiện hay trạng thái cùa cá nhân hay hàng hóa thuộc sỏf hữu của bên đó.

Thứ hai, trong thương mại dịch vụ, do dịch vụ không dồng nhất và Ihưòng được thay đổi cho phù hợp với tưng khách hàng hoặc từng điểu kiện, hoàn cảnh cụ thẻ, nên việc duy trì tính ổn định về chất lượng của việc cung ứng dịch vụ Ihirơng mại là khó khăn hơn so với việc cung cấp hàng hóa. Thước do để dánh giá chất lượng dịch vụ là mức độ “hài lòng” tủa bên nhận cung ứng dịch vụ về quá trình thực hiện công viọ.c của bén cung ứng dịch vụ. ĩ4

Thừ ba, khác với thương mại hàng hóa Ihường có sự tách rời giữa khâu san xuất và tiêu thụ, quá trình tạo ra và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời và trực tiếp giữa người cung ứng dịch vụ và người sứ dụng dịch vụ. Do dặc dicm này nên quá trình cung ứng dịch vụ đòi hỏi một sự tương lác mạnh mẽ giữa các hên, trong dó bện nhận sử dụng dịch vụ phải đóng một vai trò tích cực. Sự tương tác này sẽ quyết định chất lượng và hiệu quả cua việc cung ứng và sử dụng dịch vụ.

Thứ tư, Việc liêu dùng dịch vụ khống đem lại hiệu quả tức thời cho người sử dụng dịch vụ mà nó thường đòi hòi cả một quá trình. Quá trình này đôi khi còn có sự hố trợ của các phương tiện kỹ thuật mà sự thay đổi chúng có thể dản đến chi phí rất ỉớn. Chính vì yếu lố này nén giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ thương mại thường thiết lập mối quan hệ kinh doanh lâu dài hơn so với việc cung cấp hàng hóa.

Cẩn phân biệt giữa khái niệm “thương mại dịch vụ” và khái niệm “địch VIí ỉhiừmg mạiỉỉai khái niệm này có nội lìàm và ngoại diên khác nhau nil ưng do hình thức từ ngữ gần giống nhau nên chúng hay bị đổng nhất với nhau.

Thương mại dịch vụ (TMDV) là khái niẹm rộng, dùng để chỉ tất cả các lioạl động lạo lập, cung ứng các dịch vụ trẽn thị trường nhàm mục đích iợi nhuận. Hay nói cách khác, khái niệm TMDV được dùng dể nhấn mạnh khía cạnh thương mai cúa các dịch vụ và cúa quá trình trao đổi. cung ứng dịch

Đối tượng của TMDV rất rộng, bao hàm gần như mọi loại dịch vụ dược tạo ra trên thị trường, không nhấỉ thiết phải gắn với lĩnh vực hoạt động thương mại. Phương thức thực hiện TMDV cũng rất đa dạng, phong phú và Lhỏng qua nhiêu chủ thể khác nhau. Khái niệm TMDV được sử dụng phổ bien ở các nước phát triên cũng như trong các hiệp định quốc tế về lĩnh vạc thương mại, nhất là các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thê giới (WTO).

Dịch vụ thương mại là khái niệm hẹp hơn, đưực dùng để chỉ một bộ phận của hoạt dộng dịch vụ gắn liền với hoạt động thương mại và được phân biệt vứi những hoạt động dịch vụ không mang tính thương mại. Theo cách hiểu nàv, đối tuợng của dịch vụ thương mại chỉ bao gồm các loại hình dịch vụ phục vụ cho việc mua bán, trao đổi hành hóa Irên ihị trường và nó thường được cung cấp bởi các thương nhân. Cách hiểu về dịch vụ thương mại như trẽn thường gặp ở các nước mà trình dộ phát triển kinh tế còn thấp, nơi mà người ta chưa thực sự coi trụng giá trị thương mại cúa các ngành dịch vụ. “

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.