Top 12 # Xem Nhiều Nhất Khái Niệm Môi Trường Văn Hóa Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Bàn Về Khái Niệm Đời Sống Văn Hóa Và Môi Trường Văn Hóa

Tin tức – Sự kiện / Nghiên cứu trao đổi

Bàn về khái niệm đời sống văn hóa và môi trường văn hóa

Qua phân tích các văn bản định hướng của Đảng và ý kiến của một số nhà nghiên cứu, bài viết đưa ra thời điểm xuất hiện và quan niệm về các cụm từ đời sống văn hóa, môi trường văn hóa. Nội hàm môi trường văn hoá rộng hơn đời sống văn hoá. Đời sống văn hoá đề cập đến những điều kiện, những hành vi văn hoá của con người xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong từng hoàn cảnh cụ thể của đời sống. Môi trường văn hoá đề cao vai trò chủ động của con người trong các mối quan hệ ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Xây dựng đời sống văn hoá là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nằm trong chiến lược xây dựng môi trường văn hoá. Môi trường văn hoá bao gồm các yếu tố văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể, môi trường tự nhiên và trên hết là những con người hiện diện văn hoá.

Những năm gần đây, trong nhiều bài viết, giới nghiên cứu văn hoá có nói tới hai cụm từ đời sống văn hoá và môi trường văn hoá. Nội hàm hai cụm từ trên như thế nào đang là vấn đề đặt ra, cần sự thống nhất về nhận thức, đồng thời làm rõ sự khác biệt của hai cụm từ trên chính là tạo sự thuận lợi cho nhận thức và hành động trong triển khai xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.

thái độ ứng xử với cái cũ, cái mới trong đời sống của nhân dân một cách hợp tình, hợp lý: ” Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết. Không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… Cái gì cũ mà không xấu, nhưng nhiều phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay, thì phải làm…“.

Trong bối cảnh trình độ học vấn của dân ta còn thấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng từ “mới” thay cho từ “văn hoá” để cho dân dễ hiểu về xây dựng đời sống văn hoá. Có thể coi Đời sống mới là bài viết đầu tiên đặt cơ sở lý luận cho việc xây dựng đời sống văn hóa ra đời sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Cho mãi tới những năm 80 của thế kỷ XX, trong chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá, Đảng, Nhà nước vẫn sử dụng từ “mới” được hiểu là kết tinh hàm lượng văn hoá, tri thức, cách tổ chức, giá trị mới trong xây dựng nếp sống, nền văn hoá và con người. Ví dụ ngày 15/1/1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 214/CT-TW về việc thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, ngày giỗ, ngày hội. Văn kiện Đại hội IV (1976) của Đảng: “Ra sức xây dựng nền văn hoá mới, từng bước xây dựng nước ta thành một xã hội văn hóa cao”. Năm 1980, Ban Chỉ đạo Nếp sống mới Trung ương được thành lập ở các cấp để chỉ đạo vận động xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hoá mới.

Cụm từ đời sống văn hoá xuất hiện trong văn kiện của Đảng từ Đại hội IV, đoạn viết: “Hết sức quan tâm tổ chức tốt đời sống văn hoá (tác giả nhấn mạnh) ở các vùng kinh tế mới, các nông trường, lâm trường, công trường ở các vùng dân

tộc, ở miền núi và hải đảo”. Đến Đại hội V (1982), Đảng ta xác định rõ hơn nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá, nhất là đời sống văn hoá ở cơ sở, coi đó là một chủ trương quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong xây dựng văn hoá và con người: Sau Đại hội V, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trở thành một phong trào phát triển sâu rộng trên địa bàn dân cư, đơn vị sản xuất, công tác, học tập tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức và nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hoá trong đời sống của mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó, khái niệm về đời sống văn hoá ngày một sáng tỏ. Năm 1987, cuốn sách Năm 2007, cuốn “ Một nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng và văn hóa là đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đảm bảo mỗi nhà máy, công trường, lâm trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, mỗi cơ quan, trường học, bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã, hợp tác xã, phường ấp, đều có đời sống văn hóa”. Đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Namđã luận giải: “Đời sống văn hoá chính là những hành vi sống biểu hiện một trình độ văn hoá, bao gồm các hoạt động của xã hội, của tập thể, của từng cá nhân, nhằm mục đích văn hóa hoá tức là hoàn thiện con người”. Năm 2000, cuốn Giáo trình Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng đưa ra khái niệm: “Đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố văn hóa tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng như các yếu tố văn hóa động thái (con người và các dạng hoạt động văn hóa của nó). Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng cho rằng đời sống văn hoá bao gồm 4 yếu tố: văn hoá vật thể và phi vật thể; cảnh quan văn hoá; văn hoá cá nhân; văn hoá của các “tế bào” trong mỗi cộng đồng, từ đó đưa ra khái niệm: “Đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng thể những yếu tố hoạt động văn hoá vật chất và tinh thần, những tác động qua lại lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hoá trong cộng đồng, trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống của con người”.

Con người sinh ra và trưởng thành, muốn cho đời sống cá nhân được phong phú, lành mạnh thì tất yếu người đó có quan hệ đến:

– Đời sống vật chất: đảm bảo yếu tố cho người đó sinh tồn.

– Đời sống tinh thần: nhằm thỏa mãn nhu cầu ý thức về tình cảm, lý trí, nghị lực, tư tưởng của người đó.

– Đời sống xã hội: xã hội hình thành nhân cách con người. Bản thân mỗi người đều muốn sống với cộng đồng, thông qua cộng đồng để chứng minh, khẳng định phẩm chất, năng lực của mình và hoàn thiện bản thân.

Đời sống văn hóa có thể hiểu đó là tất cả những hoạt động của con người tác động vào đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội để hướng con người vươn lên theo qui luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của chuẩn mực giá trị chân, thiện, mĩ, đào thải những biểu hiện tiêu cực tha hoá con người. Đời sống văn hóa là quá trình diễn ra sự trao đổi thông qua các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. Đó là quá trình các yếu tố văn hóa mà con người tiếp thu được tác động vào đời sống vật chất để con người biến đổi môi trường tự nhiên tạo lập môi trường nhân văn, làm ra được nhiều sản phẩm vật chất cho xã hội; tác động vào đời sống tinh thần để con người thỏa mãn nhu cầu chủ quan đáp ứng các yêu cầu về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống; tác động vào đời sống xã hội để xây dựng một hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội; tác động vào chính bản thân đời sống cá nhân, điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân và cho cá nhân phương thức lựa chọn hướng đi tốt nhất cho chính cuộc đời mình.

Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính kế thừa. Kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước tạo ra sự ổn định và tiền đề khẳng định những giá trị mới.

Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính đổi mới, bởi lẽ con người luôn luôn có khát vọng vươn lên cái tốt đẹp, chỉ có mạnh dạn sáng tạo, mạnh dạn cải đổi mới mong đáp ứng nhu cầu càng cao về vật chất và tinh thần của con người.

Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi cho rằng: Đời sống văn hóa là hiện thực sinh động các hoạt động của con người trong môi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạo các sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng tác động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng sống của chính con người.

do A.I. Ác-môn-đốp chủ biên, dịch từ tiếng Nga và được Nhà xuất bản Văn hoá xuất bản đưa ra quan niệm: ” Cơ sở lý luận văn hoá Mác – Lênin Môi trường văn hoá là một tổng thể ổn định những yếu tố vật thể và nhân cách, nhờ đó các cá thể tác động lẫn nhau. Chúng ảnh hưởng tới hoạt động khai thác và sáng tạo giá trị văn hoá, tới nhu cầu tinh thần, hứng thú và định hướng giá trị của họ. Môi trường văn hoá không chỉ là tổng hợp những yếu tố văn hoá vật thể mà còn có những con người hiện diện văn hoá“.

Quan niệm trên chỉ cho rõ hai thành tố quan trọng của môi trường văn hoá:

1. Những yếu tố vật thể (vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo).

2. Nhân cách (có thể hiểu là hành vi văn hoá biểu hiện ở cộng đồng người và cá thể người).

Hai thành tố này ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo, hưởng thụ, phổ biến các giá trị văn hoá và ý chí vươn lên của con người hướng tới chuẩn mực giá trị nhất định.

Ở một góc nhìn khác, tác giả Đỗ Huy cho rằng ” Môi trường văn hoá chính là môi trường nhân hóa” và từ góc nhìn giá trị học nhấn mạnh vai trò của con người: ” Môi trường văn hoá chính là sự vận động của các quan hệ của con người trong các quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá, lưu giữ và hưởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của mình“.

Từ định hướng trong văn kiện Đại hội VIII của Đảng và từ thực tiễn sinh động của các phong trào văn hóa những năm đầu 90 (thế kỷ XX): phong trào xây dựng gia đình văn hóa; làng, bản, ấp văn hóa; khu dân cư tiên tiến; môi trường văn hóa trong quân đội…, Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (1998) đã đề ra 10 nhiệm vụ cơ bản xây dựng nền văn hóa Việt Nam, xếp nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa ở vị trí thứ hai sau nhiệm vụ xây dựng con người. Nghị quyết đặt ra mục tiêu của việc xây dựng môi trường văn hóa là: ” Tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội…), các vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi…) đời sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hóa đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân“. Đồng thời Nghị quyết trên cũng chỉ ra những vấn đề quan tâm cụ thể của xây dựng môi trường văn hóa là: “Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai

trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, ấp, xã, phường văn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống văn minh. Thu hẹp dần khoảng cách đời sống văn hóa giữa các trung tâm đô thị và nông thôn, giữa những vùng kinh tế phát triển với các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo, giữa các tầng lớp nhân dân.

Phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa ở cơ sở; đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm tầm quốc gia. Tăng cường hoạt động của các tổ chức văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng hoạt động văn hóa, nghệ thuật “.

– Xây dựng đời sống văn hoá ở các đơn vị cơ sở

– Xây dựng gia đình, cộng đồng dân cư văn hoá

– Xây dựng nếp sống văn minh

– Xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hoá.

– Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức, phong trào văn hoá, văn nghệ.

Nội dung nêu trên chưa làm rõ thành tố nhân cách và môi trường tự nhiên trong xây dựng môi trường văn hoá. Những thiếu sót này đã được bổ sung trong nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh nêu trong Nghị quyết Trung ương 9, khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (2014). Đảng ta đã tiếp thu lý luận về phát triển bền vững của tổ chức UNESCO, bao gồm 3 trụ cột cơ bản: kinh tế bền vững, xã hội bền vững và môi trường bền vững hướng tới mục tiêu làm cho con người phát triển toàn diện. Nghị quyết Trung ương 9 đã nêu hẳn một quan điểm chỉ đạo: “Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng” và trong nội dung xây dựng môi trường văn hóa đã nhấn mạnh vấn đề nhân cách văn hóa, bảo vệ môi trường tự nhiên: “Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống. Gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái. Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội.

Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau. Xây dựng mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ”.

Như vậy, thông qua việc khảo sát các văn bản thể hiện quan điểm của Đảng về môi trường văn hoá, có thể nhận ra rằng tư duy của Đảng về môi trường văn hoá ngày một sáng rõ. Nội hàm môi trường văn hoá rộng hơn đời sống văn hoá. Đời sống văn hoá đề cập đến những điều kiện, những hành vi văn hoá của con người xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong từng hoàn cảnh cụ thể của đời sống, nhằm thoả mãn khát vọng hưởng thụ và sáng tạo văn hoá. Môi trường văn hoá đề cao vai trò chủ động của con người với tư cách là sản phẩm của văn hoá đồng thời là chủ thể sáng tạo văn hoá trong các mối quan hệ ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, tạo sự ổn định, phát triển, hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ, không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sống của con người. Xây dựng đời sống văn hoá là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nằm trong chiến lược xây dựng môi trường văn hoá. Môi trường văn hoá bao gồm các yếu tố văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể, môi trường tự nhiên và trên hết là những con người hiện diện văn hoá.

Tóm lại , môi trường văn hoá được hiểu với nghĩa rộng nhất của nó là sự hiện hữu các yếu tố văn hoá vật thể, phi vật thể do con người tái tạo ra; sự hiện hữu của cả những yếu tố vật thể tự nhiên bao quanh con người, trở thành khung cảnh và điều kiện tồn tại của con người; sự hiện diện của các nhân cách văn hóa trong không gian, thời gian xác định, quan hệ, tác động lẫn nhau hướng con người tới những chuẩn mực giá trị xã hội./.

Về Môi Trường Văn Hóa Và Môi Trường Văn Hóa Ở Việt Nam

Bài viết Ý nghĩa của việc đặt vấn đề về môi trường văn hóa đề cập đến hai nội dung cơ bản: một số thành quả và vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, việc sử dụng lý thuyết môi trường văn hoá là một cách kiến giải mới, một phương án tư duy mới về những vấn đề quen thuộc. Đặc biệt, tác giả đã sử dụng lượng thông tin rất phong phú để lý giải môi trường văn hoá Việt Nam từ các phương diện: tư tưởng – lý luận, kinh tế xã hội, đời sống tinh thần xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra kết luận rằng, nét chủ đạo của môi trường văn hoá Việt Nam hiện nay là tốt đẹp và lành mạnh.

Nói đến môi trường, vấn đề môi trường hay bảo vệ môi trường, người ta thường hiểu đó là môi trường tự nhiên. Thành thử, tất cả các định nghĩa đã có về môi trường đều là định nghĩa khái niệm môi trường tự nhiên. Nhưng khi đùng khái niệm môi trường trong lĩnh vực phát triển xã hội và xây dựng con người, nghĩa là khi phân tích ảnh hưởng của môi trường đến đời sống của các chủ thể, như cá nhân, nhóm, cộng đồng, đặc biệt khi gắn với các đặc trưng xã hội và nhân cách, người ta lại thấy thiếu hụt nếu không coi toàn bộ đời sống xã hội phong phú và phức tạp bên ngoài (các chủ thể đó) như là môi trường có ảnh hưởng và thường quy định, thậm chí quyết định diện mạo của mỗi chủ thể. Cá nhân nào cũng ít nhiều là sản phẩm của một xã hội cụ thể, nghĩa là được tạo ra từ một hệ thống, một cơ chế cụ thể. Xã hội nào cũng để dấu ấn của mình lên đời sống cá nhân, dù là đấu ấn tích cực hay dấu ấn tiêu cực. Trong những trường hợp như vậy, khái niệm môi trường xã hội xuất hiện, và môi trường văn hóa là khái niệm đặc biệt của môi trường xã hội. Khái niệm môi trường văn hóa được dùng với nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ đời sống con người xét về phương diện văn hóa, nghĩa là gần trùng với khái niệm môi trường xã hội về mặt phạm vi, chỉ khác khía cạnh xem xét là văn hóa, chứ không phải là ở các mặt khác. Rất ít khi môi trường văn hóa chỉ được hiểu là gồm các hoạt động thuần túy văn hóa. Trong khi đó, các khái niệm khác thuộc môi trường xã hội lại được sử dụng theo nghĩa hẹp hơn và có phần chặt chẽ hơn, chẳng hạn, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường giáo dục, môi trường đạo đức…

Đây là điểm cần lưu ý khi sử dụng khái niệm môi trường văn hóa. Trên thực tế, môi trường văn hóa là công cụ lý thuyết khá hữu hiệu để xem xét điều kiện bên, ngoài làm nên sự hình thành hay tha hóa nhân cách, sự phát triển hay thụt lùi của cá nhân, sự tiến bộ hay lạc hậu của nhóm xã hội hoặc cộng đồng.

Theo chúng tôi, khi đời sống con người với các mặt: phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức, pháp quyền, dân trí, tính năng động xã hội… được xem là điều kiện, cơ sở cho sự hình thành nhân cách, phát triển cá nhân, phát triển nhóm hoặc cộng đồng xã hội… thì đó chính là môi trường văn hóa. Như vậy, những nội dung cần phải quan tâm khi đặt vấn đề về môi trường văn hóa (như vừa kể trên) hầu hết là những nội dung quen thuộc. Bởi lẽ, cái đóng vai trò là điều kiện, là cơ sở, là môi trường cho sự hình thành nhân cách, phát triển cá nhân, phát triển nhóm hoặc cộng đồng chắc chắn là cái mà mỗi xã hội từ lâu đều đã phải quan tâm giải quyết. Tuy vậy, chúng tôi cũng cho rằng, môi trường văn hóa là khái niệm chỉ mới được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây, là một trong những vấn đề mới, nảy sinh trong đời sống xã hội hiện đại.

Việc đặt vấn đề môi trường văn hóa như một công cụ lý thuyết có ý nghĩa của nó. Nếu môi trường tự nhiên là tập hợp các yếu tố bên ngoài hệ thông xã hội – con người làm thành điều kiện cần cho hệ thống đó tồn tại và phát triển, thì môi trường văn hóa là tập hợp các yếu tố bên trong hệ thông xã hội – con người làm thành điều kiện đủ cho mỗi tiểu hệ thống của hệ thống đó tồn tại và phát triển.

Điểm cất lõi của việc đặt vấn đề về môi trường văn hóa là ở chỗ, trong sự phát triển năng động và phong phú của đời sống con người, môi trường văn hóa có ảnh hưởng như thế nào, quy đinh những gì và cá quyết định đến đâu đối với hành vi, thái độ và ý thức của mỗi người và cộng đồng: tại sao người Việt Nam vốn được đánh giá là thông minh, năng động, sáng tạo, nhưng lại ít có những phát kiến lớn? Tại sao tiềm năng trí tuệ ở người Việt được khẳng định từ lâu đến nay phần lớn vẫn chỉ là tiềm năng? Tại sao không ít cái hay, cái tốt tiếp thu từ bên ngoài lại trở thành vô đụng hoặc bị méo mó khi triển khai trong thực tế. Tại sao có những giai đoạn nảy sinh nhiều tác phẩm văn chương nghệ thuật giá trị, trong khi có những giai đoạn, dù người ta đầu tư và hy vọng rất nhiều nhưng vẫn vắng bóng những tác phẩm như mong muốn?… Lý thuyết môi trường văn hóa cần tham gia giải quyết những câu hỏi đó.

Một chiều khác của vấn đề này là, nếu như môi trường văn hóa có ảnh hưởng lớn đến mỗi người và cộng đồng, thì ngược lại, mỗi người và cộng đồng có khả năng và trách nhiệm đến đâu trong việc tạo ra môi trường văn hóa bình thường (hay lý tưởng) cho sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển tự do của môi cá nhân nói riêng? Đành rằng, hệ thống nào, cơ chế nào thì cá nhân ấy, nhưng chẳng lẽ cá nhân chỉ thuần túy là sản phẩm thụ động của cơ chế. Trên thực tế, vai trò cá nhân có ý nghĩa rất lớn đối với việc cải tạo hoặc thay đổi môi trường văn hóa. Khả năng làm thay đổi hệ thống và cơ chế, làm thay đổi môi trường văn hóa bên ngoài chủ thể luôn là điều mà lý thuyết về môi trường văn hóa cần phải hướng tới.

Về môi trường văn hóa ở Việt Nam

Như vậy, tuy những nội dung chi tiết của vấn đề môi trường văn hóa có thể không mới, nhưng việc sử dụng lý thuyết môi trường văn hóa rõ ràng là một cách kiến giải mới, một phương án tư duy mới về những vấn đề quen thuộc. Và, ý nghĩa của việc đặt vấn đề về môi trường văn hóa chính là ở đây.

Cho đến nay, trong khoa học xã hội Việt Nam, gần như chưa có một nghiên cứu nào thật toàn diện và đủ sâu sắc để xác định và đánh giá thực trạng toàn bộ môi trường văn hóa ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Những tác phẩm, bài viết đã công bố thường không có trách nhiệm phải đi tới một kết luận bài bản về hệ thống môi trường văn hóa hiện có, nên những gì đã nói thường không tránh khỏi những phân tích cảm nhận, những đánh giá cục bộ, hoặc những phác thảo có phần chủ quan khi nhân tiện bàn đến những vấn đề văn hóa – xã hội. Trong tình trạng chung như vậy, bài viết này cũng chưa vượt ra ngoài khuôn khổ của những hạn chế vừa nêu.

Về phương diện tư tưởng – lý luận

Trên cơ sở nghiên cứu và chứng kiến sự phát triển của đời sống văn hóa – xã hội đất nước những năm gần đây, chúng tôi xin cố gắng gợi mở một cái nhìn tổng thể về môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay. Ở bình diện chung nhất, chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chưa bao giờ môi trường văn hóa ở Việt Nam lại phong phú, phức tạp và có nhiều tiềm ẩn như hiện nay. Đó là hệ thông những hiện tượng và quan hệ văn hóa – xã hội đa dạng, đa chiều và năng động, đủ đê nuôi dưỡng mọi ý tưởng tốt đẹp khích lệ mọi lợi thế trong phát kiến, sáng tạo, nhưng cũng đủ thách thức và cám dỗ khiên cho bất cứ cá nhân, gia đình, cộng đồng nào cũng cũng phải cảnh giác trước nguy cơ lạc lối hoặc sai lầm. Có thể giải chi tiết hơn về nhận định này như sau:

Trong khi khẳng định giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, ở Việt Nam, luận thuyết của M.Weber về văn hóa đóng vai trò là nhân tố quyết định từ bề sâu cấu trúc xã hội, lý luận của A. Toffler về các làn sóng văn minh, quan điểm UNDP và của T. de Chardin về con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế xã hội, quan điểm của K.Popper về xã hội mở, quan điểm của S.Huntington về sự đụng độ của các nền văn minh, lý thuyết của M.Mohamad về vai trò của các giá trị Châu Á trong sự phát triển xã hội hiện đại, quan niệm của T.Friedman về thế giới phẳng và toàn cầu hóa… không xa lạ đối với giới nghiên cứu nói riêng và trí thức nói chung. Một vài lý thuyết trước kia bị e ngại, thậm chí đôi khi bị cố tình lãng quên, nay đã có thể tìm được vị trí của mình trong đời sống tinh thần xã hội. Những hiện tượng mới trong lý luận thế giới, như quan điểm về kinh tế tri thức, các quan niệm về toàn cầu hóa, quan điểm về phát triển con người và bộ công cụ HDI, về môi trường và phát triển bền vững, về vốn con người và vốn xã hội… đã nhanh chóng được phổ biến, tiếp thu và nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam. Một số tác phẩm được coi là “hiện tượng” đối với thế giới như cuốn Hồi ký. Nhìn lại quá khứ, tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam của R.Mcnamara (1995), Thế giới phẳng của T.Friedman (2006), hay một số ấn phẩm có giá trị của Ngân hàng thế giới, của UNDP, của UNESCO… được xuất bản bằng tiếng Việt gần như đồng thời (trong cùng một năm) với bản gốc. Chúng tôi muốn nói rằng, đây là một hiện tượng mới của đời sống tinh thần xã hội ở Việt Nam, mà không phải ở đâu cũng cập nhật được như thế. Bên cạnh việc phổ cập các chương trình truyền hình quốc tế, các thông tin trên mạng Internet, các sản phẩm nghe nhìn từ các phương tiện truyền thông đại chúng khác, việc đa dạng hóa, cập nhật hóa các thông tin trong đời sống lý luận có ý nghĩa đặc biệt đối với môi trường văn hóa nói chung.

Về phương diện kinh tế – xã hội:

Dĩ nhiên, vẫn có những vùng cấm và dòng thông tin không phải lúc nào cũng thông suốt như nó phải thế. Điều này có lý do khách quan của nó. Điều đáng ngại hơn nằm ở chỗ khác: môi trường văn hóa về lĩnh vực này tuy phong phú, da dạng, đa chiều nhưng mới chỉ ở trình độ hạn chế. Tất cả các lý thuyết kể trên đều chưa được xã hội biết đến một cách sâu sắc. Ngay ở các Trường Đại học và các viện nghiên cứu cũng rất hiếm những chuyên gia thực sự tầm cỡ hay những trung tâm có uy tín về các lý thuyết, quan điểm nói trên. Đây là điều còn non yếu, bất cập của khu vực lý luận, làm ảnh hưởng đến trình độ của đời sống tinh thần xã hội và trình độ của môi trường văn hóa nói chung.

Về phương điện đời sống tinh thần xã hội:

Cơ sở kinh tế như vừa nói là đầu mối của một môi trường văn hóa đa dạng và phức tạp mà các nhà nghiên cứu còn cần nhiều công sức hơn nữa để mổ xẻ.

Chúng tôi muốn đề cập đến trạng tinh thần chủ đạo của xã hội khi nhìn nhận và đánh giá sự phát triển của đất nước, xin tạm gọi là tâm thế phát triển hay cảm hứng phát triển, một hiện tượng mới xuất hiện gần đây khi đất nước đã ra khỏi giai đoạn khủng hoảng, đạt được những thành tựu “to lớn và có ý nghĩa” sau hơn 20 năm đổi mới, đang đứng trước những vận hội mới, mà nhiều người thường gọi là “thời cơ vàng” của sự phát triển, khiến mỗi thành viên xã hội ít nhiều đều buộc phải bày tỏ thái độ. Theo chúng tôi, tâm thế phát triển của xã hội hiện nay chủ yếu là tích cực, nhưng vẫn có luồng ý kiến trái ngược với nó. Trước hết, xin được nói về luồng tâm thế hoài nghi, lo lắng và đôi khi bi quan về sự phát triển.

Dù không chiếm đa số, nhưng vẫn có một cái nhìn hoài nghi, bi quan ở một người, đáng chú ý là trong đó có những chuyên gia, những nhà hoạt động xã hội lo ngại Việt Nam sẽ tụt hậu xa hơn so với thế giới và các nước trong khu vực. Ở mức độ nhẹ nhàng hơn, một vài tác giả nghi ngơ lập luận của những người khẳng định “thời cơ vàng” của sự phát triển.

Chẳng hạn, theo tính toán của một số chuyên gia IMF, GDP/đầu người của Việt Nam năm 2005 là 552 USD. Nếu đặt giả thiết, các nước thu nhập cao hơn ở ASEAN ngừng phát triển và Việt Nam vẫn cứ tăng trưởng như hiện nay, thì cũng phải mất 5 năm Việt Nam mới đuổi kịp Indonesia và Philippines, 20 năm để đuổi kịp Thái Lan, 24 năm để đuổi kịp Malaysia, 38 năm để đuổi kịp Brunei và 40 năm để đuổi kịp Singapore. Còn nếu các nước ASEAN chỉ cần vẫn cứ tăng trưởng với tỷ lệ như 10 năm qua, Việt Nam sẽ mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm để đuổi kịp Thái Lan và 197 năm để đuổi kịp Singapore. Mặc dù đây là con số so sánh thuần tuý “cơ học” và xã hội phát triển dĩ nhiên không máy móc như thế, nhưng sự so sánh này dẫu sao vẫn có ý nghĩa cảnh báo đáng suy ngẫm.

Có ý kiến khác lại cho rằng, với khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như hiện nay, đáng ra nền kinh tế phải tăng trưởng cao hơn 7 – 8%/năm. Sự tăng trưởng hiện có chỉ là tăng trưởng ảo chứ chưa phải là phát triển. Đó là “ảo giác tăng trưởng”. Nếu ảo giác này không phải chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng, thì rõ ràng khó tránh khỏi nó sẽ dẫn đến tình trạng tụt hậu ngày càng xa hơn.

Không thể nói thái độ bi quan hoặc lo lắng cho môi trường văn hóa như vừa nêu là thiếu cơ sở. Nếu chỉ nhìn vào những hiện tượng đó người ta buộc phải nghi ngờ hẹn tương lai có chắc chắn tất đẹp hơn. Tuy nhiên, nhìn từ một phía khác, tâm thế phát triển chủ đạo của xã hội ngày nay lại đúng là tâm thế tích cực, lạc quan. Và đây là môi trường văn hóa đặc biệt quan trọng. Không thể phủ nhận “tâm thế phát triển”, cảm hứng phát triển” ở Việt Nam, hơn lúc nào hết, hiện đang biểu lộ đặc biệt năng động. Năm 2006, với những thành tựu phát triển ấn tượng, cùng một loạt sự kiện quốc gia có ý nghĩa, vị thế của Việt Nam đã được hầu hết các nước, các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực. Không khí hồ hởi, tin ở tương lai là không khí chủ đạo ở đa số các tầng lớp cư dân.

Rất nhiều người nhìn thời điểm hiện nay như là cơ hội có một không hai, là “cơ hội vàng” cho sự cất cánh của đất nước và sự thành đạt của mỗi gia đình, cộng đồng. Tâm thế này là hệ quả nảy sinh từ sự phát triển hiện thực của đất nước, nó đang nhận được sự cổ vũ bởi cái nhìn thiện cảm và tích cực từ bên ngoài. Chẳng hạn, K.Rohland, đại diện WB tại Việt Nam, cho rằng, “Việt Nam là câu chuyện về một thành công lớn. Có thể khẳng định, ngoài Trung Quốc, Việt Nam là nền kinh tế phát triển thành công nhất thế giới. Đáng chú ý hơn là Việt Nam đạt được kết quả này khi chưa trở thành thành viên của WTO”.

M.Lachlan, phó Đại sứ Anh, sau nhiều năm làm việc tại Hà Nội đã coi điều mà ông ấn tượng nhất là: “Người Việt Nam có tinh thần học hỏi ghê gớm”. Theo ông, nhiều nước Châu Âu và Châu Á muốn hợp tác với Việt Nam là vì điểm này.

Địch Côn, nhà nghiên cứu thuộc Viện Quan hệ quốc tế Trung Quốc cho “Việt Nam trở thành cường quốc ở Đông Nam Á chỉ còn là vấn đề thời gian”. Về nguyên nhân, theo Địch Côn, Việt Nam hiện nay có ba ưu thế: Thứ nhất, có mô hình phát triển phù hợp, Thứ hai, có chính trị và xã hội ổn định, thứ ba, dân tộc Việt Nam có chí tiến thủ mạnh mẽ với 82 triệu dân mà kết cấu dân số lại có đến 2/3 là những “con hổ non – những người trẻ tuổi”. Do vậy, ông nhận xét: “Có thể thăng, có thể trầm, nhưng với lòng tự tôn mạnh, Việt Nam sẽ không chịu thấp kém”.

Ngay cả Tổng thống chúng tôi cũng đã sử dụng hình ảnh Con hổ Châu Á để nói về Việt Nam. Khi tham dự Hội nghị APEC Hà Nội diễn ra hồi tháng 11/2006, chúng tôi nhận định: Việt Nam “là một con hổ trẻ” (young tiger) và tôi rất ấn tượng về sự phát triển này. Điều chúng tôi muốn lưu ý là ngay cả sau sự kiện tiêu cực ở PMU 18 cái nhìn thiện cảm của người nước ngoài, đối với sự phát triển của Việt Nam cũng không vì thế mà suy giảm. H.Benn, Bộ trưởng Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh , người có quan điểm cứng rắn trong việc gắn viện trợ với chống tham nhũng, cũng phải thừa nhận rằng, Việt Nam đã làm được nhiều việc đáng ngạc nhiên, nhất là xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho người dân. Chính điều đó đã khiến ông quyết định ký một Viện trợ hợp tác với Việt Nam vào trung tuần tháng 9/2006. Rỡ ràng, không phải tất cả mọi lời khen của các chính trị gia, các học giả nước ngoài đều là “ngoại giao”, đều là kém căn cứ.

Thêm một chỉ báo nữa có thể được chọn làm căn cứ đánh giá môi trường văn hóa ở Việt Nam: Giữa năm 2006, NEF, một tổ chức nghiên cứu xã hội có uy tín ở Anh, đã đánh giá chỉ số hạnh phúc (HPI) của 178 nước trên thế giới tính đến thời điểm đó. Điều thú vị là, NEF đã đo đạc và xếp Việt Nam đứng thứ 12 trong số 178 nước với chỉ số hạnh phúc tổng hợp là 61,2, trên cả Trung Quốc (31/178), Thái Lan (33/178), Italia (66/178), Nhật Bản (95/178), Mỹ (108/178) và hơn 160 nước khác. Theo chỉ số này, hạnh phúc của mỗi cộng đồng được đo bằng số năm trong vôn tuổi thọ mà con người cảm thấy hài lòng với cuộc sông của mình trên cơ sở tính toán điều này có phù hợp với điều kiện tài nguyên tự nhiên được phép tiêu dùng hay không. Nghĩa là, hanh phúc không nhất thiết đi liền với mức độ giàu – nghèo, hay trình độ phát triển – kém phát triển, hạnh phúc trước hết là mức độ con người hài lòng với cuộc sống của mình.

Cách xếp hạng trên có thể phải bàn luận thêm. Nhưng, ở đây, trên bình diện môi trường văn hóa, chúng tôi muốn khai thác kết quả nghiên cứu của NEF về mức độ hài lòng của người Việt Nam với cuộc sống hiện tại của mình. 61,2 % cư dân Việt Nam thừa nhận là hạnh phúc, nghĩa là hài lòng với cuộc sống hiện tại, theo chúng tôi, là con số có thể tin được. Con số này cũng trở nên quý giá hơn nếu lưu ý, mức lý tưởng trong điều kiện hiện nay là quốc gia nào đó có 83,5% chứ không phải 100% cư dân hài lòng với cuộc sống của mình (nước xếp thứ 1/178 về chỉ số hạnh phúc là quốc đảo Vanuatu, nhưng chỉ số cũng mới chỉ là 68,2, còn xa mới đạt tới 83,5).

Cuối cùng, một chỉ báo khác, tuy phạm vi và thời gian khái quát có hẹp hơn so với quy trình nghiên cứu chỉ số hạnh phúc của NEF, nhưng cũng hoàn toàn xứng đáng được chọn làm căn cứ đánh giá môi trường văn hóa ở Việt Nam: cuối năm 2006, Viện Gallup International (GIA, một tổ chức nghiên cứu xã hội học nổi tiếng) đã khảo sát mức độ lạc quan và bi quan của dân chúng tại 53 nước trên thế giới. Kết quả là người Việt Nam hoá ra dẫn đầu thế giới về mức độ tin tưởng vào tương lai. Trong gần 49.000 người tại 53 nước được hỏi, chỉ có 43% tin rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn, trong đó, Việt Nam: 94% tin tưởng vào tương lai, Hồng Kông: 74%, Trung Quốc: 73%, Ghana: 68%, Nigeria: 66%, Thái Lan: 53%, Singapore: 52%. Những nước có số người bi quan nhiều nhất khi nhìn về tương lai là ấn Độ: 32%, Indonesia: 33%, Philippines: 84%, Iraq: 43%, và Hi Lạp: 44%.

Dĩ nhiên, những nghiên cứu nói trên không phải đã tuyệt đối thuyết phục và khi nghe người bên ngoài ca ngợi Việt Nam hạnh phúc hay lạc quan nhất thế giới, thì cũng không ai quên Việt Nam vẫn mới chỉ là nước có GDP thấp và nhiều mặt còn cách các nước trong khu vực khá xa. Nhưng, chính điều đó lại càng làm cho việc đánh giá tâm thế phát triển ở Việt Nam trở nên có ý nghĩa hơn.

Chưa bao giờ môi trường văn hóa ở Việt Nam lại phong phú và đa dạng, lại năng động và tích cực, lại khích lệ và cám đỗ, lại có nhiều cơ hội và thách thức… như hiện nay. Có thể nói như vậy với thái độ hoàn toàn nghiêm túc và khách quan. Mức độ phong phú và đa dạng, nhịp điệu năng động và tích cực của môi trường văn hóa Việt Nam hiện đã đủ để nuôi dưỡng mọi ý tưởng tất đẹp, khích lệ mọi lợi thế trong phát kiến, sáng tạo. Nhưng mặt khác, mặt trái của nó cũng là những thách thức khiến bất cứ cá nhân, gia đình, cộng đồng nào cũng phải cảnh giác.

Sẽ là cực kỳ nguy hiểm nếu chỉ nhìn sự phát triền của xã hội Việt Nam ngày nay với con mắt lạc quan đến mức mất cảnh giác cho rằng, không nhân tố tiêu cực nào có thể cản trở hoặc làm hỏng sự phát triển xã hội. Trong điều kiện toàn cầu hóa, người ta buộc phải tính đến tình trạng ung nhọt, đôi khi có thể tiêu hủy cả một thể. Thế giới ngày nay rất dễ bị thương đổ vỡ, hoặc bùng nổ vì những nguyên nhân có thể chỉ là bất ngờ hoặc không tất yếu Việt Nam, dĩ nhiên, không nằm ngoài trật tự chung đó.

Cuối cùng, cũng sẽ là thiển cận hoặc không sáng suốt nếu chỉ nhìn sự phát triển của xã hội Việt ngày nay với con mắt thuần túy bi quan. Môi trường văn hóa Việt hiện có không ít nhân tố tiêu cực và không bình thường, thậm chí rất không bình thường. Song nếu biết khống chế một cách sáng suốt, thì phần lớn những điều bất bình thường và những nhân tố tiêu cực đó, nhiều lắm cũng chỉ đến mức là cái bệnh tất nhiên hay khó tránh của một cơ thể đang phát triển.

Khi nhìn môi trường văn hóa Việt Nam qua lăng kính tâm thế phát triển của đại đa số cư dân, qua đánh giá tích cực và có thiện cảm của những chuyên gia nước ngoài, qua số liệu về mức độ lạc quan, hay qua chỉ số hạnh phúc của Việt Nam mà thế giới đã đo đạc và công bố, chúng ta phải thừa nhận rằng, nét chủ đạo của môi trường văn hóa Việt Nam hiện nay là tốt đẹp và lành mạnh, chứ không phải ngược lại.

Khái Niệm Về Môi Trường

Khái niệm về môi trường đã được thảo luận rất nhiều và từ lâu. Nhìn chung có những quan niệm về môi trường như sau:

– Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật. Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một cách cụ thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và một quần thể, một quần xã lại có một môi trường rộng lớn hơn.

– Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật. Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên.

– Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam, 1993)

– Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên…mà ở đó, cá thể, quần thể, loài…có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Từ định nghĩa này ta có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà không phải là môi trường của loài khác. Chẳng hạn như mặt biển là môi trường của sinh vật màng nước (Pleiston và Neiston), song không phải là môi trường của những loài sống ở đáy sâu hàng ngàn mét và ngược lại.

Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa…) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật…), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”.

Thuật ngữ Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” đó là từ chính xác chỉ điều kiện sống của cá thể hoặc quần thể sinh vật. Sinh vật và con người không thể tách rời khỏi môi trường của mình. Môi trường nhân văn (Human environment – môi trường sống của con người) bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học của đất, nước, không khí, các yếu tố sinh học và điều kiện kinh tế – xã hội tác động hàng ngày đến sự sống của con người.

Cấu trúc môi trường tự nhiên gồm 4 thành phần cơ bản (4 môi trường chính) như sau :

– Thạch quyển hoặc địa quyển hoặc môi trường đất (Lithosphere): bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày 60 – 70km trên phần lục địa và từ 2-8km dưới đáy đại dương và trên đó có các quần xã sinh vật.

– Thủy quyển (Hydrosphere) hay còn được gọi là môi trường nước (Aquatic environment): là phần nước của trái đất bao gồm nước đại dương, sông, hồ, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và không khí.

– Khí quyển (Atmosphere) hay môi trường không khí: là lớp không khí bao quanh trái đất.

– Sinh quyển (Biosphere) hay môi trường sinh vật: gồm động vật, thực vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác (Sinh vật ký sinh, cộng sinh, biểu sinh …)

Thao Duong – Theo giáo trình Sinh thái học

Văn Hóa Là Gì? Khái Niệm Về Văn Hóa

Văn hóa là gi? Theo GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, Từ “văn hoá” có nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm “văn hoá” bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.

Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…)…

Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [Hồ Chí Minh 1995: 431].

Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết: “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại Venise” [UNESCO 1989: 5].

Theo Đoàn Văn Chúc cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa – không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa, nơi nào có con người nơi đó có văn hóa.

Khi nghiên cứu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Cũng chính vì thế văn hóa biểu trưng cho sự phát triển của loài người qua các thế hệ. Một đất nước giàu truyền thống văn hóa là một đất nước giàu có về tinh thần.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam. Bộ GD-ĐT, NXB Văn hóa Thông tin – 1999 [tr. 1796] thì là (1) những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử: nền văn hóa các dân tộc; kho tàng văn hóa dân tộc. (2) Đời sống tinh thần của con người: phát triển kinh tế và văn hóa; chú ý đời sống văn hóa của nhân dân. (3) Tri thức khoa học, trình độ học vấn: trình độ văn hóa; học các môn văn hóa. (4) Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao: người có văn hóa; gia đình văn hóa mới. (5) Nền văn hóa một thời kì lịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể các di vật tìm được có những đặc điểm chung: văn hóa Đông Sơn; văn hóa rìu hai vai.

Trong từ điển học sinh do NXB Giáo dục ấn hành năm 1971 viết: “Văn hóa” là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần (như trình độ sản xuất, khoa học, văn học nghệ thuật, nếp sống, đạo đức, tập quán…) mà loài người sáng tao ra nhằm phục vụ những nhu cầu của mình trong quá trình lịch sử. Hay là: “Trình độ hiểu biết về những giá trị tinh thần thuộc về một thời kì lịch sử nhất định”.

Văn hóa là gì? Khái niệm về văn hóa

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍