Top 9 # Xem Nhiều Nhất Khái Niệm Quan Điểm Chính Trị Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

An Ninh Chính Trị Là Gì ? Khái Niệm An Ninh Chính Trị

1. Khái niệm An ninh chính trị:

An ninh chính trị được hiểu là sự ổn định và phát triển vững chắc của chế độ chính trị trong xã hội một quốc gia; Sự bất khả xâm phạm đến các quyền cơ bản của một quốc gia. An ninh chính trị là bộ phận chủ yếu, quan trọng nhất của an ninh quốc gia, quyết định sự tồn vong của một quốc gia, dân tộc.

Ở Việt nam, khái niệm an ninh chính trị còn được hiểu là sự ổn định chính trị, nền tảng tư tưởng thể chế chính trị, quyền lãnh đạo của Đảng, sự an toàn nội bộ, việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và phát luật của Nhà nước; sự an toàn trong quan hệ đối ngoại, chống lại sự xâm phạm chủ quyền quốc gia, sự can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; sự đúng đắn trong việc thực hiện đường lối chính trị, phòng ngừa và ngăn chặn sự phá hoại, xuyên tạc làm chệch hướng phát triển; chống lại sự phân chia, cát cứ làm suy yếu sự thống nhất về mặt Nhà nước; phòng ngừa , ngăn chặn sự xâm phạm, chia cắt lãnh thổ, làm mất mát hay đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

(Khái niệm được xây dựng theo cuốn Từ Điển Luật Học của Nhà xuất Bản Tư pháp).

2. Trách nhiệm của các cơ quan Đảng, nhà nước trong việc đảm bảo an ninh chính trị:

Để đảm bảo an ninh chính trị theo khái niệm kể trên, Bộ chính trị đã ban hành Quyết định số 290-QĐ-TW ngày 25 tháng 12 năm 2010 về việc ban hành quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm của Đảng, Đoàn, Cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đảm bảo an ninh chính trị. Cụ thể:

+ Trong việc đảm bảo an ninh chính trị thì vai trò của Đảng đoàn mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn, các cán sự đảng các bộ, ngành được quy định cụ thể tại điều 8 của Quyết định số 290-QĐ-TW.

1. Quán triệt sâu sắc, nắm vững và gương mẫu thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận theo chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành, mặt trận và đoàn thể mình bằng chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể.

3. Có biện pháp thực hiện tốt công tác dân vận, ổn định tư tưởng cán bộ, công chức, viên chức, quần chúng theo đặc thù, phạm vi của cơ quan, tổ chức mình.

+ Trong công tác dân vận nói chung và công tác đảm bảo an ninh chính trị nói riêng thì trách nhiệm của từng cơ quan như: Quốc hội (điều 11), Chính Phủ (điều 12), Các bộ ngành (Điều 13), Cơ quan tư pháp (điều 14), lực lượng vũ trang (điều 15), Chính quyền các cấp (điều 16), mặt trận tổ quốc (điều 17)… cũng được quy định khá cụ thể trong quyết định này.

+ Trách nhiệm của các đoàn thể nhân dân: ” Phát động và duy trì các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế – xã hội, góp phần củng cố và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, đơn vị.” Khoản 3, điều 18, Q uyết định số 290-QĐ-TW

2. Trong trường hợp quá phức tạp, nghiêm trọng hoặc vượt quá thẩm quyền, cần kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền cấp trên. Khi có đề nghị của cấp ủy, chính quyền cấp dưới trực tiếp hoặc xét thấy cần thiết, cấp ủy, chính quyền cấp trên thành lập đoàn công tác giúp địa phương giải quyết.

4. Đối với những trường hợp lợi dụng dân chủ, kích động quần chúng gây rối làm mất trật tự trị an thì cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Như vậy, có thể nhận thấy việc đảm bảo an ninh chính trị là yếu tố sống còn với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi thể chế xã hội. Đây là yếu tố có ý nghĩa tiên quyết và đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc nói chung và Việt Nam nói riêng.

+ An ninh kinh tế;

+ An ninh lãnh thổ;

+ An ninh nông thôn;

+ An ninh quốc gia;

+ Cộng đồng an ninh – chính trị;

+ An ninh Tư tưởng – Văn hóa

+ An ninh xã hội

4. Quy định pháp luật về các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 dành riêng một chương là chương XIII quy định về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. Trong đó có 15 điều quy định về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia từ điều 108 đến điều 122.

Các hình phạt chính được quy định cụ thể tại các điều, ngoài ra còn hình phạt bổ sung được quy định tại điều 122:

Điều 122. Hình phạt bổ sung

Người phạm tội quy định tại Chương này còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Quy định pháp luật về an ninh kinh tế

Bộ luật hình sự năm 2015 ( Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) dành một chương XVIII để quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, cụ thể có các tội danh sau:

Mục 1. CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

Điều 189. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Điều 193. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

Điều 195. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

Điều 196. Tội đầu cơ

Điều 198. Tội lừa dối khách hàng

Điều 199. Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện

Mục 2. CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC THUẾ, TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG, CHỨNG KHOÁN, BẢO HIỂM

Điều 200. Tội trốn thuế

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Điều 202. Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả

Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

Điều 204. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

Điều 205. Tội lập quỹ trái phép

Điều 206. Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Điều 208. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác

Điều 209. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán

Điều 210. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán

Điều 211. Tội thao túng thị trường chứng khoán

Điều 212. Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán

Điều 213. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm

Điều 214. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Điều 215. Tội gian lận bảo hiểm y tế

Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Mục 3. CÁC TỘI PHẠM KHÁC XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

Điều 217. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh

Điều 218. Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản

Điều 219. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

Điều 220. Tội vi phạm qui định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 221. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 223. Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 224. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Điều 227. Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

Điều 229. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai

Đ iều 230. Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Điều 231. Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ

Điều 232. Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Điều 233. Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng

Điều 234. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

Bài viết nhằm phân tích làm rõ cách hiểu, cách sử dụng của các thuật ngữ pháp lý kể trên. Mọi vướng mắc pháp lý Quý khách hàng vui lòng gọi: 1900.6162 để được tư vấn và giải đáp trực tuyến.

Phân Tích Khái Niệm, Đặc Điểm Của Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước.

Phân tích khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước. Lời mở đầu Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước mang đầy đủ đặc điểm của cơ quan nhà nước nói chung tuy nhiên bên cạnh đó cơ quan hành chính nhà nước cũng có những đặc điểm riêng biệt giúp phân biệt với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Việc tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước không chỉ giúp chúng ta có thể nhận biết các cơ quan hành chính trong bộ máy nhà nước mà còn giúp xác định vai trò của cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là chủ thể của pháp luật hành chính và là chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính. Nội dung 1.Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước. Để hiểu được khái niệm cơ quan hành chính nhà nước, trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước (Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội). Các cơ quan nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất đó chính là bộ máy nhà nước. Nếu căn cứ vào trật tự hình thành cũng như tính chất, vị trí, chức năng của các cơ quan nhà nước thì bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay gồm có bốn hệ thống cơ quan, đó là: hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, hệ thống các cơ quan xét xử và hệ thống các cơ quan kiểm sát. Trong đó, các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ, các bộ, các ủy ban nhà nước, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp và các sở, phòng ban thuộc ủy ban nhân dân. Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định (Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội). 2.Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Do vậy, cơ quan hành chính nhà nước cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của các cơ quan nhà nước: Cơ quan hành chính nhà nước được sử dụng quyền lực nhà nước, có quyền nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí với mục đích hướng tới lợi ích công. Biểu hiện của quyền lực nhà nước đó là: cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản pháp luật và có thể được áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003… Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao. Đây là một điều kiện quan trọng đảm bảo cho các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước của mình, tránh sự chồng chéo, trùng lặp trong quá trình thực thi hoạt động quản lý nhà nước. Nguồn nhân sự chính trong cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức. Ngoài những đặc điểm chung nói trên, cơ quan hành chính nhà nước còn có những đặc điểm riêng như sau: Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước. Để thực hiện chức năng này, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiên hoạt động chấp hành – điều hành (những hoạt động được tiến hành trên cơ sơ luật và để thi hành luật). Như vậy hoạt động chấp hành – điều hành (hoạt động quản lý hành chính nhà nước) là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội… Và việc thực hiện hoạt động đó là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước. Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành. Đặc điểm này xuất phát từ chức năng của cơ quan hành chính nhà nước đó là chức năng quản lý hành chính nhà nước. Và để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước được hiệu quả thì cần phải phân định thẩm quyền rõ ràng, tránh sự chồng chéo giữa các cơ quan do đó pháp luật phải quy định cụ thể thẩm quyền của từng cơ quan trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Ví dụ như UBND cấp xã chỉ có thẩm quyền quản lý hành chính tại địa phương của mình, không được phép xâm phạm vào thẩm quyền của các UBND cấp xã khác cũng như UBND cấp trên của mình; mỗi Bộ cũng chỉ được quản lý một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Các cơ quan hành chính đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước. Trước hết, các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp do cơ quan quyền lực lập ra. Ví dụ: Quốc hội trực tiếp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thủ tướng chính phủ, phê chuẩn đề nghị của thủ tướng chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ; Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra… Mọi hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước đều chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước và phải báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực. Sở dĩ cơ quan hành chính nhà nước chịu sự lệ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp là do cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực. Với chức năng quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm thực hiện trên thực tế các văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước do đó có sự lệ thuộc vào cơ quan quyền lực. Trong khi Tòa án hay Viện kiểm sát với chức năng xét xử, kiểm sát việc tuân theo pháp luật nên phải ít lệ thuộc vào cơ quan quyền lực để đảm bảo sự khách quan, trung thực, rõ ràng trong hoạt động. Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc. Ví dụ: Các trường đại học trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo, các bệnh viện trực thuộc Bộ y tế; các tổng công ty, công ty, nhà máy trực thuộc Bộ công thương, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tải…Hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng như đáp ứng các dịch vụ xã hội, bảo đảm công bằng, vì lợi ích chung của xã hội. Kết luận Qua việc phân tích khái niệm cũng như đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước có thể thấy rằng cơ quan hành chính nhà nước không chỉ một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước mà còn là chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất. Để cơ quan hành chính nhà nước có thể phát huy vai trò của mình trong quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi phải tiến hành cải cách bộ máy hành chính – một nội dung quan trọng của cải cách hành chính. Tài liệu tham khảo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.CAND, Hà Nội, 2008. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb.CAND, Hà Nội, 2009.

Khái Niệm Và Đặc Điểm Tài Chính Công

Tài chính công là là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành. Các đặc điểm tài chính công là gì? Ở bài viết sau đây, Tri Thức Cộng Đồng xin chia sẻ đến bạn những khái niệm và đặc điểm tài chính công một cách chi tiết nhất.

+ Tổng hợp các khái niệm về dịch vụ hành chính công

+ Khái niệm dịch vụ công và dịch vụ công trực tuyến

Tài chính công một bộ phận hữu cơ của nền tài chính quốc gia. Nó ra đời, tồn tại và phát triển gần với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước và sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ. Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn lực vật chất nhất định để nuôi sống bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội do cộng đồng giao phó.

Theo Wikipedia định nghĩa thì: “Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do nhà nước tiến hành, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công, nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.”

Trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, các nguồn lực vật chất đó, không những đã được tiền tệ hoá mà còn ngày càng trở nên dồi dào. Chính trong những điều kiện như vậy, tài chính Nhà nước mới ra đời, tồn tại và phát triển.

Ngày nay, tài chính công không chỉ là công cụ động viên, khai thác mọi nguồn lực tài chính của xã hội tạo nên sức mạnh tài chính của Nhà nước mà còn là công cụ quản lý, điều chỉnh mọi hoạt động kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, sự tồn tại, phát triển tài chính công là một đòi hỏi khách quan và hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả phạm trù tài chính công trong thực tiễn, đòi hỏi trước hết phải nhận thức một cách đầy đủ, chính xác phạm trù đó. Trong thực tiễn đời sống xã hội, hoạt động tài chính thể hiện ra nh các hiện tượng thu, chi bằng tiền – sự vận động của các nguồn tài chính – gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, gắn liền với sự hoạt động của các chủ thể trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội khác nhau có các quỹ tiền tệ khác nhau được hình thành và được sử dụng. Có thể kể như:

Quỹ tiền tệ của các hộ gia đình; quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp; quỹ tiền tệ của các tổ chức bảo hiểm , tín dụng; quỹ tiền tệ của Nhà nước … Quỹ tiền tệ của Nhà nước là một bộ phận của hệ thống của các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế và có mối quan hệ hữu cơ với quỹ tiền tệ khác đi liền với mối quan hệ ràng buộc phụ thuộc giữa các chủ thể kinh tế – xã hội trong khi tham gia phân phối các nguồn tài chính. Gắn với chủ thể là Nhà nước, các quỹ tiền tệ của Nhà nước được tạo lập và sử dụng gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước.

Nói một cách khác, các quỹ tiền tệ của Nhà nước là tổng số các nguồn lực tài chính đã được tập trung vào trong tay Nhà nước, thuộc quyền nắm giữ của Nhà nước và được Nhà nước sử dụng cho việc thực hiện các sứ mệnh xã hội của mình. Trên quan niệm đó, quỹ tiền tệ của Nhà nước, có thể được xem như sự tổng hợp của các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước và quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước.

Các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước lại bao gồm: Quỹ Ngân sách Nhà nước và các quỹ ngoài NSNN.

Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước kể trên chính là quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính thông qua các hoạt động thu, chi bằng tiền của tài chính Nhà nước. Các hoạt động thu, chi bằng tiền đó là mặt biểu hiện bên ngoài của tài chính công, còn các quỹ tiền tệ Nhà nước nắm giữ là biểu hiện nội dung vật chất của tài chính công. Tuy vậy, cần nhận rõ rằng, quá trình diễn ra các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành trên cơ sở các luật lệ do Nhà nước quy định đã làm nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Đó chính là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối và sử dụng các nguồn tài chính để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước. Các quan hệ kinh tế đó chính là mặt bản chất bên trong của tài chính công, biểu hiện nội dung kinh tế – xã hội của tài chính công.

1.2 Các mặt tiếp cận Tài chính công

Để có được khái niệm về Tài chính công, người ta có thể vận dụng cách tiếp cận nó trên một số giác độ sau:

– Về mặt sở hữu: Các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong Tài chính công thuộc sở hữu công cộng, sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện, thường gọi là sở hữu nhà nước.

– Về mục đích sử dụng: Các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong Tài chính công được sử dụng vì lợi ích chung của toàn xã hội, của toàn quốc, của cả cộng đồng, vì các mục tiêu kinh tế vĩ mô, không vì mục tiêu lợi nhuận.

– Về mặt chủ thể: Các hoạt động thu, chi bằng tiền trong Tài chính công do các chủ thể công tiến hành. Các chủ thể công ở đây là Nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức của Nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động thu, chi đó (gọi chung là Nhà nước).

– Về mặt pháp luật: Các quan hệ Tài chính công chịu sự điều chỉnh bởi các “luật công”, dựa trên các quy phạm pháp luật mệnh lệnh – quyền uy. Các quan hệ Tài chính công là các quan hệ kinh tế nảy sinh gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ công mà một bên của quan hệ là các chủ thể công.

Trong thực tiễn đời sống xã hội, hoạt động tài chính thể hiện ra nh là các hiện tượng thu, chi bằng tiền – sự vận động của các nguồn tài chính – gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, gắn liền với sự hoạt động của các chủ thể trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội khác nhau có các quỹ tiền tệ khác nhau được hình thành và được sử dụng. Với chủ thể là Nhà nước, các quỹ công được tạo lập và sử dụng gắn liền với quyền lực kinh tế, chính trị và việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng- an ninh của Nhà nước trong từng thời gian cụ thể.

Các hoạt động thu, chi bằng tiền đó là mặt biểu hiện bên ngoài của Tài chính công, còn các quỹ công là biểu hiện nội dung vật chất của Tài chính công. Quá trình diễn ra các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành trên cơ sở các luật lệ do Nhà nước quy định đã làm nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Đó chính là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối và sử dụng các nguồn tài chính để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ công. Các quan hệ kinh tế đó chính là bản chất của Tài chính công, biểu hiện nội dung kinh tế – xã hội của Tài chính công.

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành. Nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm đáp ứng cho các nhu cầu gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng- an ninh trong từng giai đoạn cụ thể.

Tài chính công phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính.

Quan niệm tài chính công ở trên cho phép nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện về tài chính công, quan niệm đó vừa chỉ ra mặt cụ thể, hình thức bên ngoài – nội dung vật chất của tài chính công là các quỹ tiền tệ của Nhà nước; vừa vạch rõ mặt trừu tượng, mặt bản chất bên trong – nội dung kinh tế – xã hội của tài chính công là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình nhà nước phân phối nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước.

2.1. Đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công

Tài chính công thuộc sở hữu Nhà nước, do đó, Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước.

Việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước, luôn luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu lực của bộ máy nhà nước, cũng như thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội mà nhà nước đảm nhận.

Các nhiệm vụ kinh tế – chính trị – xã hội của một quốc gia trong từng thời kỳ phát triển được quyết định bởi Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, do đó, Quốc hội cũng là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các thu, chi Ngân sách Nhà nước – quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước – tương ứng với các nhiệm vụ đã được hoạch định nhằm đảm bảo thực hiện có kết quả nhất các nhiệm vụ đó.

Nhận thức đầy đủ đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền lãnh đạo tập trung thống nhất của Nhà nước, loại trừ sự chia sẻ, phân tán quyền lực trong việc điều hành Ngân sách Nhà nước. Nhận thức kể trên cũng cho phép xác định quan điểm định hướng trong việc sử dụng tài chính làm công cụ điều chỉnh và xử lý các quan hệ kinh tế – xã hội, rằng, trong hệ thống các quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích nảy sinh khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính thì lợi ích quốc gia, lợi ích toàn thể bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu và chi phối các mặt lợi ích khác.

2.2. Đặc điểm về nguồn hình thành thu nhập của tài chính công

Xét về nội dung vật chất, tài chính công bao gồm các quỹ tiền tệ thuộc quyền nắm giữ và sử dụng của Nhà nước. Các quỹ tiền tệ đó là một lượng nhất định các nguồn tài chính của toàn xã hội đã được tập trung vào tay Nhà nước, hình thành thu nhập của tài chính công, trong đó NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước. Việc hình thành thu nhập của tài chính công mà đại diện tiêu biểu là NSNN có các đặc điểm chủ yếu là:

Thứ nhất, Thu nhập của tài chính công có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong nước và ngoài nước; từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sản xuất, lưu thông và phân phối, những nét đặc trưng là luôn gắn chặt với kết quả của hoạt động kinh tế trong nước và sự vận động của các phạm trù giá trị khác như: giá cả, thu nhập, lãi suất… Kết quả của các hoạt động kinh tế trong nước được đánh giá bằng các chỉ tiêu chủ yếu nh: mức tăng trưởng GDP, tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế… Đó là các nhân tố khách quan quyết định mức động viên của tài chính công.

Sự vận động của các phạm trù giá trị khác vừa có tác động đến sự tăng giảm mức động viên của tài chính công, vừa đặt ra yêu cầu sử dụng hợp lý các công cụ thu tài chính công để điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội cho phù hợp với sự biến động của các phạm trù giá trị.

Nhận thức đầy đủ đặc điểm trên có ý nghĩa quan trọng, rằng trong tổng thu nhập của tài chính công phải coi nguồn thu trong nước là chủ yếu, trong đó, chủ yếu là nguồn của cải mới được sáng tạo ra trong các ngành sản xuất. Khái niệm sản xuất ngày nay được hiểu bao gồm không chỉ các hoạt động sản xuất, mà cả các hoạt động dịch vụ. Từ đó, của cải mới được sáng tạo trong các ngành sản xuất không chỉ do các hoạt động sản xuất vật chất, mà còn do các hoạt động dịch vụ tạo ra. ở các quốc gia phát triển và các xã hội văn minh, các hoạt động dịch vụ phát triển rất mạnh và nguồn của cải xã hội được tạo ra ở đây cũng có xu hướng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn. Đối với Việt Nam, xu hướng đó cũng là tất yếu.

Như vậy, cùng với các hoạt động sản xuất vật chất, các hoạt động dịch vụ là nơi tạo ra nguồn tài chính chủ yếu của quốc gia, nguồn thu chủ yếu của tài chính công. Do đó, để tăng thu tài chính công, con đường chủ yếu phải là tìm cách mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội.

Thứ hai, Thu nhập của tài chính công có thể được lấy về bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, có bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả và không hoàn trả, ngang giá và không ngang giá, nét đặc trưng là luôn gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước thể hiện tính cưỡng chế bằng hệ thống luật lệ do Nhà nước quy định và mang tính không hoàn trả là chủ yếu.

Ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức đầy đủ đặc điểm này là ở chỗ, để việc sử dụng các hình thức và phương pháp động viên của tài chính công hợp lý đòi hỏi phải xem xét đến tính chất, đặc điểm của các hoạt động kinh tế – xã hội và yêu cầu phát huy vai trò đòn bẩy của các công cụ tài chính trong phân phối và phân phối lại các nguồn tài chính phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng thời kỳ phát triển xã hội.

2.3. Đặc điểm về tính hiệu quả của chi tiêu tài chính công

Chi tiêu tài chính công là việc phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ (vốn) của Nhà nước. Các quỹ tiền tệ của Nhà nước được đề cập ở đây bao gồm quỹ NSNN và các quỹ tài chính công ngoài NSNN, không bao gồm vốn và các quỹ của DNNN.

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị kinh tế cơ sở, hiệu quả của việc sử dụng vốn thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng nh: Tổng số lợi nhuận thu được trong kỳ, số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ, hệ số doanh lợi (lợi nhuận/vốn, lợi nhuận/giá thành, lợi nhuận/chi phí).

Khác với hoạt động sản xuất kinh doanh ở cơ sở, tầm vi mô, việc dựa vào các chỉ tiêu định lượng để đánh giá hiệu quả các khoản chi của tài chính công sẽ gặp phải khó khăn và sẽ không cho phép có cái nhìn toàn diện. Bởi vì, chi tiêu của tài chính công không phải là những chi tiêu gắn liền trực tiếp với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị cơ sở, mà là những chi tiêu gắn liền với việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, tức là gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu chung, nhu cầu có tính chất toàn xã hội – tầm vĩ mô. Mặc dù hiệu quả của các khoản chi tiêu của tài chính công trên những khía cạnh cụ thể vẫn có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng như vay nợ, một số vấn đề xã hội… nhưng xét về tổng thể, hiệu quả đó thường được xem xét trên tầm vĩ mô. Điều đó có nghĩa là, hiệu quả của việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước phải được xem xét dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế -xã hội đã đặt ra mà các khoản chi của tài chính công phải đảm nhận.

Thông thường việc đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính công dựa vào hai tiêu thức cơ bản: kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Kết quả ở đây được hiểu bao gồm: kết quả kinh tế và kết quả xã hội, kết quả trực tiếp và kết quả gián tiếp.

Nhận thức đúng đắn đặc điểm kể trên có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng và có biện pháp sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước tập trung vào việc xử lý các vấn đề của kinh tế vĩ mô nh: đầu tư để tác động đến việc hình thành cơ cấu kinh tế mới; cấp phát kinh phí cho việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; hỗ trợ giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo; góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, giá cả; đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện mục tiêu xóa bỏ các tệ nạn xã hội và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường thiên nhiên… với yêu cầu là chi phí bỏ ra là thấp nhất mà kết quả đem lại là cao nhất.

2.4. Đặc điểm về phạm vi hoạt động của Tài chính công

Gắn liền với bộ máy Nhà nước, phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế, phạm vi ảnh hưởng của tài chính công rất rộng rãi, Tài chính công có thể tác động tới các hoạt động khác nhau nhất của mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Thông qua quá trình phân phối các nguồn tài chính, tài chính công có khả năng động viên, tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia vào tay Nhà nước từ mọi lĩnh vực hoạt động, từ mọi chủ thể kinh tế xã hội; đồng thời, bằng việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước, tài chính công có khả năng tác động tới mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế – xã hội, đạt tới những mục tiêu đã định.

Nhận thức đầy đủ đặc điểm kể trên có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng tài chính công thông qua thuế và chi tài chính công, để góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội được đặt ra trong từng thời kỳ khác nhau của sự phát triển xã hội. Cần thiết phải nhấn mạnh rằng, trong các vấn đề kinh tế – xã hội được đặt ra và đòi hỏi phải được giải quyết, các vấn đề về xã hội và môi trường là những vấn đề mà khu vực tư nhân và hộ gia đình không có khả năng hoặc chỉ có thể góp được một phần rất nhỏ thì việc sử dụng tài chính công, đặc biệt là chi tài chính công để khắc phục những mặt còn hạn chế, tiêu cực và đạt tới những mặt tiến bộ, tích cực là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu và yêu cầu cần đạt được của sự phát triển xã hội.

Khái Niệm Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước nên cũng có các dấu hiệu chung của các cơ quan nhà nước như sau:

– Cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí với mục đích hướng tới lợi ích công;

– Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy đinh;

– Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những mối quan hộ phối hợp trong thực thi công việc được giao.

– Nguồn nhân sự chính của cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quv định của Pháp lệnh cán bộ, công chức.

Bên cạnh đó cơ quan hành chính nhà nước có các đặc trưng cơ bản sau:

– Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quàn lí hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành (đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành luật) nhằm thực hiện chức nâng quàn lí hành chính nhà nước.

Như vậy, hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lí hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ vếu của cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quán lí hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bán của các cơ quan nhà nước đó như: chức nàng lập pháp của Quốc hội, chức nàng xet xử của toà án nhân dân, chức năng kiểm sát cúa viên kiểm sát nhân dân. Chỉ các cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước cũng chính là dể nhằm hoàn thành chức năng quản lí hành chính nhà nước.

– Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở đứng đầu là Chính phủ tạo thành một chính thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lí hành chính nhà nước.

– Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trôn cơ sớ lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyén và nghĩa vụ pháp lí hành chính chi giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành.

– Các cơ quan hành chính nhà nuớc đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

– Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máv hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức nâng quản lí hành chính đều có các đơn vị cơ sờ trực thuộc. Ví dụ: các trường đại học trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo; các tổng công ty, các công ty nhà máy trực thuộc Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tải; các đơn vị công an, quân đội trực thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng…

Tóm lại: Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máv nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

Tổ bộ môn Luật Hành chính – Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp

Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).

Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế – Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest .