Top 12 # Xem Nhiều Nhất Lễ Mụn Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Lễ Mụn Lấy Nhân Mụn Là Gì Có Nên Đi Lấy Mụn Không Và Các Câu Hỏi Thường Gặp

Bị mụn mà không lấy sạch nhân mụn ra khỏi bề mặt da thì không thể nào trị dứt điểm. Vậy lấy nhân mụn lễ mụn là gì, có nên đi lấy nhân mụn không? Tham khảo bài viết sau để biết thêm các câu hỏi thường gặp về vấn đề này.

1. Lễ mụn – Lấy nhân mụn là gì?

Như chúng ta đã biết mụn hình thành do quá trình bít tắc lỗ chân lông bởi bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết tích tụ. Tình trạng này có thể tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây mụn sinh sôi và phát triển, tấn công lỗ chân lông, gây nên nhân mụn.

Muốn trị mụn dứt điểm thì phải lấy sạch nhân mụn bên trong, giải phóng lỗ chân lông cho da thông thoáng và sạch sẽ.

Vì vậy, bạn cần đến công đoạn lễ mụn hay còn gọi là lấy nhân mụn. 

Khi thực hiện bước này người ra thường sử dụng dụng cụ nhân mụn hoặc bằng tay. Tuy nhiên cần bảo đảm an toàn vệ sinh và lấy mụn một cách nhẹ nhàng nhất.

2. Mụn có nên nặn hay không hay tự hết?

Như đã nói ở trên, mụn không thể trị dứt điểm nếu không lấy sạch nhân mụn ra khỏi bề mặt da. Bởi nhân mụn sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, gây viêm nhiễm.

Tuy nhiên, đi nặn mụn có tốt không, có nên lấy nhân mụn không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Nặn mụn phải đảm bảo an toàn vệ sinh

Nếu bạn nặn mụn trong môi trường không vô khuẩn, không đảm bảo an toàn vệ sinh thì rất dễ khiến vết mụn bị nhiễm trùng, dẫn đến nhiều hệ lụy không đáng có.

Nặn phải đúng loại mụn

Bạn nên nhớ không phải loại mụn nào cũng có thể nặn được. Nhất là những dạng mụn nặng như mụn bọc, mụn nang, mụn đinh râu có chứa ổ viêm lớn thì cần phải xử lý nhân trước khi nặn.

Nếu tự ý nặn các loại mụn này thì rất dễ khiến ổ nhiễm trùng bị vỡ, mụn lây lan, vết mụn thương tổn, để lại di chứng trên bề mặt da.

Nặn mụn phải đúng quy trình

Quá trình lễ mụn, lấy nhân mụn trải qua rất nhiều bước nhằm hạn chế thấp nhất những thương tổn trên da. Chứ không phải cứ muốn là nặn được.

Nếu bạn không biết cách lấy nhân mụn thì đừng dại dột thực hiện, có thể phá hủy làn da.

Tóm lại bị mụn có nên đi nặn không? Câu trả lời là có nếu bạn thực sự đáp ứng được những tiêu chí trên.

3. Lấy nhân mụn có đau không có để lại sẹo không?

Nếu bạn thắc mắc là lấy nhân mụn có đau không thì đáp án chính là tùy vào ngưỡng chịu đau của mỗi người. 

Có trường hợp thấy đau, số còn lại thì thấy nhẹ nhàng, không có gì quá nặng nề.

Ngoài ra, nếu nốt mụn nhỏ, nhân mụn tồn tại trên bề mặt da thì quá trình lấy dễ dàng hơn. 

Ngược lại, nếu nhân mụn lớn, nằm sâu bên trong lỗ chân lông thì có thể bạn sẽ cảm thấy đau một chút

Tuy nhiên, mức độ đau hoàn toàn chịu đựng được và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.

Đã rất nhiều người từng đi lấy nhân mụn và hoàn toàn hài lòng với trải nghiệm này.

Thêm vào đó, nếu bạn chuẩn bị kỹ các bước như làm sạch da, tẩy da chết, xông hơi thông thoáng lỗ chân lông trước khi nặn thì quá trình lấy nhân mụn sẽ dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.

Đặc biệt, bạn cũng nên chọn những địa chỉ nặn mụn uy tín với người thực hiện có tay nghề cao, lấy mụn chính xác và ít đau.

Riêng vấn đề nặn mụn có để lại sẹo không thì còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

Nặn mụn có đúng cách và đảm bảo vệ sinh không

Nhắc lại một lần nữa rằng việc nặn mụn đúng cách và đảm bảo vệ sinh sẽ hạn chế tình trạng nhiễm trùng hay thương tổn, ngăn ngừa hình thành sẹo rỗ và vết thâm trên da.

Chăm sóc da sau nặn mụn đúng cách

Sau khi lễ mụn, làn da ít nhiều phải chịu thương tổn. Vì vậy, bạn cần áp dụng một chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng làn da hợp lý để da nhanh chóng phục hồi.

Vệ sinh da thật sạch mỗi ngày để ngăn bụi bẩn không tấn công

Bổ sung dưỡng chất, độ ẩm bằng các bước toner, đặc trị, dưỡng ẩm

Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời bằng kem chống nắng và che chắn cẩn thận

Duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng cho da.

Rất nhiều trường hợp không đảm bảo được 2 yếu tố trên nên da sau khi nặn mụn bị sẹo rỗ, vết thâm, gây mất thẩm mỹ trầm trọng.

Lưu ý rằng một số trường hợp mụn nặng như mụn nang, mụn bọc lớn thì dù có xử lý nhân và lấy nhân mụn ra khỏi bề mặt da vẫn có nguy cơ để lại sẹo rỗ, vết thâm.

Vì vậy, khi có dấu hiệu bị mụn phải điều trị ngay, không để cho mụn có cơ hội phát triển và diễn tiến trầm trọng hơn.

4. Nặn mụn nhiều có tốt không?

Mặc dù nặn mụn là công đoạn quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả điều trị mụn. Thế nhưng không phải cứ nặn mụn nhiều là tốt.

Mụn có những giai đoạn phát triển khác nhau. Khi chúng hình thành nhân và nhân mụn đã “chín muồi” thì bạn mới nên nặn mụn.

Nếu bạn nôn nóng mà nặn mụn quá sớm sẽ khiến da bị tổn thương, chảy máu và dễ để lại sẹo.

Đó chính là lý do nặn mụn nhiều quá cũng không tốt mà cần đúng thời điểm.

5. Có nên đi spa lấy nhân mụn hay không?

Để nặn mụn hiệu quả, không để lại sẹo, vết thâm, tốt hơn hết bạn nên đến các cơ sở da liễu, spa uy tín để tiến hành.

Đi spa nặn mụn chỉ tốt khi bạn đảm bảo các yếu tố sau:

Spa nặn mụn có bác sĩ thăm khám

Một điều rất đúng đắn khi bạn lựa chọn spa để đi nặn mụn đó chính là có bác sĩ thăm khám tình trạng mụn.

Bác sĩ là người có đủ chuyên môn để xác định tình trạng mụn nào, loại mụn nào nên nặn hoặc không.

Bạn sẽ không còn lo lắng việc nặn sai loại mụn hoặc lấy nhân không đúng thời điểm, tránh tổn thương đến làn da.

Có đội ngũ lấy nhân mụn chuyên nghiệp

Các spa thường có điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên chuyên nghiệp, với tay nghề và kinh nghiệm lấy nhân mụn nên quá trình thực hiện sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.

Quy trình lễ mụn bài bản

Các địa chỉ lấy nhân mụn thường sở hữu quy trình bài bản bao gồm các bước: tẩy trang, làm sạch da, tẩy tế bào chết, xông hơi, sát khuẩn trước và sau khi lấy nhân mụn, lấy nhân mụn.

Ngoài ra, còn có bước dưỡng da, đắp mặt nạ để làn da sau mụn được phục hồi. Những địa chỉ này cũng sở hữu các loại máy móc hiện đại, giúp quá trình này đạt hiệu quả tốt hơn.

Nếu mụn nổi nhiều trên mặt hoặc tình trạng nặng nề thì bạn nên tham khảo địa chỉ spa nặn mụn uy tín thay vì tự ý thực hiện tại nhà.

6. Lễ mụn ở đâu an toàn và uy tín?

Việc đi lấy nhân mụn ở đâu rất quan trọng. Bởi nếu bạn lựa chọn spa kém chất lượng, rất dễ dẫn tới việc da tổn thương, để lại vết thâm sẹo rỗ.

Một số nơi còn tiến hành cắt mụn không đúng chuẩn y khoa, không đảm bảo vệ sinh, phá hủy làn da.

Để tìm một địa chỉ lấy nhân mụn uy tín, cần đáp ứng tiêu chí sau:

Có bác sĩ da liễu thăm khám da

Có điều dưỡng lấy mụn tay nghề cao

Sở hữu máy móc thiết bị hiện đại

Đã lấy mụn và trị mụn cho nhiều khách hàng và nhận về phản hồi tích cực

Nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn spa nào trong hàng ngàn địa chỉ tại chúng tôi thì có thể tham khảo Dr. Huệ Clinic Spa.

Trung tâm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để trở thành một spa trị mụn, lấy nhân mụn an toàn và uy tín.

Tại đây, bạn có thể trải nghiệm 12 bước lấy nhân mụn chuẩn y khoa với giá ưu đãi chỉ từ 95K, miễn phí chiếu ánh sáng sinh học (trị giá 100k) và đắp mặt nạ đặc trị Đức Jean d’Arcel (trị giá 100k) bao gồm:

Bước 1: Bác sĩ da liễu thăm khám da, tư vấn miễn phí tình trạng da.

Bước 2: Điều dưỡng viên làm sạch da chuyên sâu bằng sữa rửa độc quyền dành riêng cho da mụn.

Bước 3: Tẩy tế bào chết.

Bước 4: Xông hơi nóng làm sạch sâu lỗ chân lông.

Bước 5: Hút sạch dầu nhờn – mụn cám bằng ống thủy tinh chân không.

Bước 6: Sát khuẩn da bằng sóng điện tím.

Bước 7: Sát khuẩn da bằng dung dịch y khoa.

Bước 8: Loại bỏ hợp lí gốc nhân mụn bằng dụng cụ y tế.

Bước 9: Làm sạch và kháng khuẩn bằng dung dịch

Bước 10: Ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vùng da vừa điều trị bằng ánh sáng tím.

Bước 11: Đắp tinh chất mặt nạ giảm viêm, ngăn ngừa mụn tái phát của CHLB Đức.

Bước 12: Khóa ẩm bằng sóng siêu âm lạnh kích thích thẩm thấu các tinh chất từ mặt nạ, hỗ trợ làm dịu da.

Liệu trình nặn mụn tại Dr. Huệ nổi bật với các đặc điểm sau:

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho da như: vệ sinh da, xông hơi, hút dầu nhờn để quá trình nặn mụn diễn ra dễ dàng, ít tổn thương da.

Ưu tiên sát khuẩn kép trước và sau khi lấy nhân mụn để da không bị nhiễm trùng.

Không quên chiếu ánh sáng sinh học, đắp mặt nạ, khóa ẩm sau nặn mụn giúp da nhanh chóng phục hồi.

Sau liệu trình đảm bảo: hết mụn tận gốc, da không bị thâm, không để lại sẹo rỗ.

Ngoài ra, trung tâm còn tiếp nhận điều trị hàng chục ngàn ca mụn từ nhẹ đến nặng mỗi năm. 

Bạn hoàn toàn yên tâm gửi gắm làn da mụn của mình cho Dr. Huệ để lấy lại vẻ mịn màng, khỏe mạnh như trước đây.

Nếu bạn đang có nhu cầu trị mụn đừng ngần ngại liên hệ ngay cho Dr. Huệ để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.

Đi Chích Mụn Lễ Mụn Có Hiệu Quả Không Có Tốt Không

– Da bị mụn thường rất nhạy cảm. Dù chỉ một tác động nhỏ thôi cũng khiến mụn tổn thương và lây lan nhiều hơn. Đặc biệt, khi chăm sóc da mụn bạn cần tránh tiếp xúc tay chân hay tự ý nặn mụn bởi có thể sẽ gây ra tình trạng mụn nặng nề hơn.

– Vậy phải làm sao để trị mụn, có nên tự để cho mụn hết hay đi lễ mụn, lấy hết nhân mụn ra có tốt không?

Tri mụn chuẩn Y khoa 12 bước chỉ #95K + Quà Tặng hấp dẫn

– Rất nhiều chị em có mong muốn lựa chọn phương pháp lễ mụn để loại bỏ hết nhân mụn, làm lành vết thương, điều trị mụn hiệu quả. Nhưng vẫn còn đó những thắc mắc liệu lễ mụn có tốt không?

– Bởi có những trường hợp đi chích mụn, lễ mụn về không chỉ không hết mụn mà còn nặng nề hơn, mụn lây lan khắp gương mặt, da bị thâm, sẹo rỗ, lỗ chân lông to,…

– Để giải đáp thắc mắc này, bác sĩ da liễu cho biết: việc lễ mụn là một công đoạn quan trọng trong quá trình điều trị mụn. Nó giúp loại bỏ cồi mụn đã chín muồi bên trong da, thông thoáng lỗ chân lông, trị triệt để mụn.

– Nếu bạn thắc mắc lễ mụn có sao không thì câu trả lời là hoàn toàn không sao nếu được thực hiện đúng cách.

Lễ mụn có thực sự hiệu quả?

– Những trường hợp mụn nặng hơn, thâm, sẹo rỗ sau khi lễ mụn đều đến từ việc lấy nhân mụn không hợp vệ sinh, sai quy trình.

– Lễ mụn tốt không phải đáp ứng những yếu tố sau:

– Không phải loại mụn nào cũng đi chích, đi lễ mụn được. Với những mụn mủ, mụn viêm, nếu chưa xử lý và trực tiếp tác động vào nốt mụn sẽ khiến ổ vi khuẩn bị vỡ ra, lây lan khắp gương mặt.

– Chưa kể, việc lễ mụn mủ còn khiến da bị tổn thương, dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ.

– Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc lấy nhân mụn đó chính là phải đúng thời điểm, tức là phải đợi nhân mụn đã chín muồi thì mới được lễ mụn.

– Việc lễ mụn không đúng lúc cũng khiến mụn nặng nề hơn và làn da bị tổn thương nghiêm trọng. Bạn cũng không nên lạm dụng việc lễ mụn quá nhiều lần.

Lễ phải hiệu quả khi đảm bảo nhiều yếu tố

– Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc đi lễ mụn. Bởi khi bạn lễ mụn tức là đã để lại vết thương trên da. Nếu quy trình tiến hành không hợp vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, mụn dễ dàng tái phát, vết thương lở loét, nặng nề hơn và để lại sẹo thâm.

– Như đã nói ở trên bạn chỉ nên đi lễ mụn khi cảm thấy những nốt mụn trên da đã đến lúc chín muồi cần loại bỏ khỏi da mặt và lựa chọn địa chỉ uy tín để tiến hành.

– Bởi việc lễ mụn tại nhà hoặc các cơ sở kém chất lượng sẽ không đảm bảo vệ sinh, có thể khiến da bị tổn thương, mụn nặng nề hơn.

– Để lựa chọn một cơ sở lễ mụn tốt nhất, bạn có thể xem xét dựa trên những điều kiện như:

– Có thể bác sĩ da liễu sẽ không trực tiếp thực hiện quá trình lễ mụn nhưng bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn tình trạng da kỹ càng để hướng dẫn các bạn điều dưỡng, kỹ thuật viên tiến hành theo đúng chuẩn y khoa.

– Theo đó, bác sĩ cũng xác định những loại mụn nào trên da có thể lễ mụn được, bên cạnh đó loại mụn nào thì không. Bác sĩ cũng sẽ là người khắc phục và giải quyết kịp thời những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình lễ mụn.

– Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc da sau khi lễ mụn để da nhanh lành hơn, không để lại sẹo thâm, sẹo rỗ.

Nên lễ mụn ở đâu an toàn uy tín?

– Có thể nói việc lễ mụn có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện vệ sinh. Bạn cần xem xét cơ sở lễ mụn có sở hữu thiết bị, dụng cụ tiệt trùng hay không.

– Đặc biệt, cây lễ mụn phải được ngâm qua dung dịch y tế sát khuẩn trước khi tác động vào nốt mụn. Tốt nhất, làn da nên được diệt khuẩn trước và sau khi lễ mụn để loại bỏ hết vi khuẩn.

– Người trực tiếp lễ mụn phải đeo bao tay, khẩu trang y tế sạch và được chỉ sử dụng một lần.

– Ngoài ra, phòng ốc khang trang, thoáng, sạch cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo vệ sinh khi lễ mụn.

– Nếu bạn có nhu cầu lễ mụn nhanh chóng, hiệu quả, hãy liên hệ ngay cho Dr. Huệ Clinic & Spa – địa chỉ trị mụn được hàng ngàn chị em trên địa bàn chúng tôi lựa chọn.

Lễ Giáng Sinh Là Gì? Noel Là Gì? Ý Nghĩa Của Ngày Lễ Giáng Sinh – Phú Mỹ Express

Giáng Sinh có lẽ đã vượt ra khỏi khuôn khổ tôn giáo và ngập tràn tình yêu thương. Giai điệu vui nhộn ngân vang trên phố, các cây thông trang trí rực rỡ, mọi người dân trên khắp thế giới hòa mình vào không khí đầm ấm bên gia đình. Cùng với đó là những lễ hội, buổi tiệc rộn ràng, vui nhộn chào đón năm mới đang gõ cửa.

Lễ Giáng Sinh là gì?

Nguồn gốc lễ Giáng Sinh

Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giê-su sinh ra đời, theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo. Họ tin là Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa) nước Do Thái (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.

Thời kỳ Giáo hội cơ đốc sơ khai (2,3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với lễ Hiễn linh. Tuy nhiên ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ ấy vào ngày 25 tháng 12.

Theo một nguồn khác thì tín hữu cơ đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Đức Jesus trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ IV, những người Cơ đốc mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Jesus mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi vì đến lúc đó, cơ đốc giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.

Những người La Mã, hàng năm ăn mừng “Thần Mặt trời” (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người cơ đốc đã nhân cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh vào đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại (Gioan 8:12) cùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt trời” của người La Mã. Nhờ vậy, chính quyền đã không phát hiện việc các tín hữu cơ đốc tổ chức ăn mừng lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.

Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo cơ đốc. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Đức Jesus.

Trong nhiều thề kỷ, những nhà ghi chép Ki-tô giáo chấp nhận Giáng sinh là ngày Jesus được sinh ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với đông chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12.

Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày Giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước người Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ cuối tháng 12.

Ý nghĩa của tên gọi Christmas

Thực chất, từ Christmas được ghép bởi 2 từ là “Christ” (tước vị của chúa Jesus) và “Mas” (Viết tắt của mass nghĩa là thánh lễ). Vì vậy, Christmas mang nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ và là ngày lễ giáng sinh của Đức Chúa Jesus.

Trong tiếng Hy Lạp, chữ Christ được viết là Christos, Xristos hoặc Xpiơtós nên người ta thường dùng phụ âm X mang ý nghĩa tượng trưng cho từ Xristos và Xpiơtós và thêm chữ “Mas” vào để tạo thành Xmas. Vì thế, từ Xmas cũng mang nghĩa giống như Christmas.

Ý nghĩa của tên gọi Noel

Tên gọi Noel xuất phát từ danh hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, được chép trong sách Phúc âm Matthew. Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Chữ Christ là tước hiệu của Chúa Jesus, còn chữ Mas nghĩa là thánh lễ. Do đó Christmas theo nghĩa chiết tự là “(ngày) lễ của Đức Kitô”.

Ý nghĩa từ “Merry Christmas”

Bản thân từ “Merry” đã gieo vào lòng chúng ta một niềm hân hoan, cảm giác ấm áp hạnh phúc vì nó gắn liền với dịp lễ Giáng sinh. Mặc dù các hoạt động tổ chức lễ Giáng sinh đã bắt đầu từ thế kỷ thứ IV sau công nguyên, nhưng chỉ đến năm 1699, thì cách nói “Merry Christmas” mới được sử dụng.

Người có công rất lớn trong nguồn gốc của cụm từ này là một sỹ quan hải quân vì ông đã sử dụng từ này lần đầu tiên trong một bức thư thân mật vào năm 1699. Cụm từ này xuất hiện lần thứ hai vào năm 1843 trong một tác phẩm của Charles Dickens “Bài hát đón mừng lễ Giáng sinh”.

Trong dịp lễ giáng sinh, không chỉ có đạo Thiên chúa mà hầu như tất cả mọi người dù ở các giai tầng hay tôn giáo khác nhau cũng đều gửi đến nhau lời chúc “Merry Christmas”. Trong cụm từ Merry Christmas, “Merry” có nghĩa là niềm vui còn “Christmas” có nghĩa là các con chiên của chúa (cách dùng trong tiếng Anh cổ). Nhiều người sử dụng từ “Happy” thay cho “Merry” để chúc nhau trong dịp giáng sinh. Cụm từ “Happy Christmas” trở nên phổ biến trên toàn thế giới vào thế kỷ XIX, khi nó được sử dụng bởi chính nữ hoàng Anh Elizabeth II.

Trong tác phẩm gốc được viết vào năm 1823 của nhà thơ Mỹ Clement Moore, “Chuyến viếng thăm thánh Nicholas”, câu kết luận vốn là “Happy Christmas to all, and to all a good night” đã được đổi lại thành “Merry Christmas to all” trong nhiều ấn phẩm tái bản về sau.

Lễ Giáng Sinh – Noel tổ chức vào ngày nào?

Lễ Giáng sinh được tổ chức chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm.

Lễ chính thức ngày 25/12 được gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24/12 gọi là “lễ vọng” và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Nhiều giáo hội Chính Thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.

Ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh

Tuy lễ Giáng Sinh là ngày lễ của những người theo đạo Thiên Chúa nhưng cứ đến ngày này thì mọi người, bất cứ theo đạo nào, cũng được hưởng niềm vui do không khí Giáng Sinh mang lại.

Không phải chỉ những người tin theo đạo Thiên Chúa mới đi lễ nhà thờ, chăng đèn kết hoa trước nhà và trưng bầy cây Noel trong phòng khách vào dịp này; mà nhiều người thuộc các đạo khác đều cùng vui, cảm thông, cảm nhận không khí ấm cúng, thanh bình vì mùa Giáng Sinh tạo cơ hội giúp họ bỏ hết những hận thù và ích kỷ nhỏ nhen từng có.

Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, Noel là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc quyền để tụ tập, quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình và duy trì tình cảm giữa mọi người. Mọi người có thể chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cây Noel… Ngày Noel cũng trở thành một buổi lễ của trẻ em, một đêm thần diệu mà hầu như tất cả mọi ước nguyện trẻ con được thành sự thật trong sự sung sướng của những người lớn.

Ý nghĩa các biểu tượng xuất hiện trong Lễ Giáng Sinh

Vòng lá mùa Vọng

Vòng lá mùa Vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy trong 4 tuần mùa Vọng. Trên vòng lá đặt 4 cây nến.

Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím, màu của mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng; hoặc 4 cây nến đỏ, cứ mỗi tuần mùa Vọng đốt 1 cây nến.

Hang đá Bê-lem và máng cỏ

Vào mùa Giáng sinh, một máng cỏ được đặt trong hang đá (hay gỗ) được dựng lên trong nhà hay ngoài trời, với các hình tượng Chúa Jesus, Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse, xung quanh là các thiên sứ, mục đồng cùng các gia súc như bò, lừa để kể lại sự tích Chúa ra đời trong máng cỏ.

Ông già Noel

Thánh Nicôla và Ông Già Noel là cùng một người. Thánh Nicôla là một Giám Mục của Giáo Phận Myra, bên Thổ Nhĩ Kỳ. Người Pháp gọi là: Le Père Noel (ông Cha, linh mục Noel), người Anh gọi trực tiếp là Santa Claus (Thánh Nicôla), Thánh Giám mục, lễ mừng ngày 6 tháng 12 hàng năm.

Người Pháp thân mật gọi Ngài là “Le Père Noel” (ông cha Noel) vì ngài liên hệ nhiều đến lễ Noel, nhất là với trẻ em, đến nỗi sau khi Ngài qua đời đã lâu rồi, mà hình ảnh Ngài còn được lưu truyền cho hậu thế. Đầu tiên ở Châu Âu, rồi tới toàn thế giới qua bóng dáng một cụ già đẹp lão, râu tóc bạc phơ, mặc áo choàng đỏ viền trắng, thắt lưng da đen,đội mũ chóp đỏ, lưng vác một giỏ lớn đây đồ chơi và bánh kẹo cho thiếu nhi.

Người ta còn thi vị hóa, đem niềm vui cho trẻ em, bằng cách “bắt” ông cha Noel đêm 24 tháng 12 chui qua lò sưởi vào phòng ngủ của các em, bỏ đồ chơi, bánh kẹo vào những chiếc giày các em để bên lò sưởi, hay bỏ vào những chiếc vớ mà các em treo ở chân giường”. Thật ra là cha mẹ các em bỏ vào đó để khuyên các em phải ngoan thì “Cha Noel” mới cho quà! Một cách giáo dục hay!

Bộ quần áo đỏ của ông già Noel

Ông già tuyết chưa trở thành ông già tuyết, vì ông vẫn mặc bộ quần áo tiều phu cũ kỹ, cưỡi ngựa mỗi khi đến cho quà bọn trẻ. Một ngày nọ, ông địa chủ làng Nicholas đi ngang qua nhà ông, và lập tức Nicholas bị mê hoặc bởi chiếc xe kéo với hai con tuần lộc xinh đẹp, xe có gắn những cái chuông kêu lanh canh dễ thương. Ông địa chủ mặc một bộ đồ đỏ tươi, đầu đội mũ lông cùng màu. “Mình cũng đáng để có nó lắm chứ, con ngựa nhà mình đã quá già và hay than thở, còn bộ quần áo này thì không chịu nổi cái giá rét mùa đông nữa”.

Nicholas tìm đến bà thợ may giỏi nhất vùng để có bộ đồ đỏ mơ ước ấy. Nhưng lạ lùng thay, khi bộ đồ hoàn thành thì nó to đến độ trông Nicholas như lọt thỏm vào trong ấy “Ôi tôi đã làm hỏng bộ đồ của ông rồi, nó mới thùng thình làm sao!“. ”Không sao cả, tôi sẽ ăn bánh kẹo cho người to lên như bộ quần áo. Cái quần dài này ư? Tôi sẽ mang một đôi ủng đen để bớt độ lùng xùng. Bà cứ yên tâm, trông tôi sẽ tuyệt vời trong bộ quần áo này đấy!”.

Và như thế, ông già Noel đã ra đời như một huyền thoại, nhưng đến mấy mươi năm sau, thì bộ trang phục đỏ gắn liền với huyền thoại ấy mới có.

Còn bây giờ, hãy tự tin mà bảo với với mọi người rằng: “Ông già Noel trên xe trượt tuyết với hai con tuần lộc là hoàn toàn có thật”.

Cây thông Noel

Cứ vào dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí các ngôi sao, những quả châu, các dải kim tuyến lấp lánh, hoa lên trên… Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.

Thiệp Giáng Sinh

Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole (1808 – 1882), một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ John Callcott Horsley (1817 – 1903), một họa sĩ ở Luân Đôn, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản.

Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.

Nến Giáng Sinh

Có nhiều truyền thuyết kể về những cây nến đêm Giáng Sinh. Nhiều người cho rằng Martin Luther là người đầu tiên có sáng kiến thắp nhiều cây nến trên các cành cây thông mùa Giáng Sinh. Khi trở về nhà vào một đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà để tượng trưng cho Ngôi Sao trên làng Bê-lem.

Có một huyền thoại khác kể rằng một bé trai nọ bị đi lạc đêm Giáng Sinh nhang nhờ ánh đèn nến nới cửa sổ phòng mẹ, đã tìm được lối về đến nhà.

Lại có một truyền thuyết khác kể rằng thánh Maria và Giu-se đêm Chúa Giáng Sinh đã tìm ra nơi trú ngụ nhờ lần theo ánh đèn hắt ra từ cửa nhỏ một cái chuồng bò lừa.

Ngôi sao Giáng sinh

Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương và vàng bạc châu báu.

Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên.

Quà Giáng Sinh

Qùa Giáng Sinh là những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Khi Chúa Jesus cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba nhà thông thái từ phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược. Vàng có ý nói Chúa Jesus là vua, nhũ hương để tuyên xưng Jesus là Thiên Chúa và mộc dược tiên báo khổ nạn và sự chết của Chúa Jesus để cứu chuộc nhân loại.

Những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ thứ gì có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Jesus hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.

Trẻ em hy vọng nhận được quà nhiều nhất. Trong ngày lễ Giáng sinh có tục trẻ em treo bít tất cạnh lò sưởi để nhận quà như mơ ước từ ông già Noel. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi.

Quà tặng trong những chiếc bít tất

Tương truyền rằng, nhà kia có 3 cô gái đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của 3 cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến mức nào. Họ đã có cơ hội để thực hiện nguyện ước của mình.

Câu truyện thần kỳ kia được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước 3 cô gái treo bít tất bên lò sưởi dể hy vọng nhận được quà.

Trẻ em hy vọng nhận được nhiều quà nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất bên cạnh lò sưởi dể nhận quà như ước mơ từ ông già Noel.

Bánh Buche Noel

Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục mất dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.

Chợ Giáng Sinh

Chợ Giáng sinh là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng Sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ 14), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong dịp Giáng sinh, cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Cây tầm gửi và cây ô rô

Hai trăm năm trước khi Chúa Giê su ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Ðông đến. Họ thường hái loại cây kí gửi này và dùng nó để trang trí cho ngôi nhà của mình. Họ tin tưởng rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật từ bệnh vô sinh của phụ nữ cho đến ngộ độc thức ăn.

Những người dân ở bán đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và sự hòa thuận. Họ còn đồng nhất hình tượng cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga. Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ từ niềm tin này.Lúc đầu nhà thờ cấm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vì sử dụng tầm gửi, các cha đạo đề nghị dùng cây ô rô làm loại cây dùng cho Lễ Giáng Sinh.

Cây trạng nguyên (Poinsettias)

Cây trạng nguyên được đặt theo tên của Joel Poinsett đại sứ đầu tiên của Mĩ ở Mê-hi-cô người đã có công mang loại cây này về nước Mỹ vào năm 1882.Quê hương của cây trạng nguyên là ở Mê-hi-cô. Vào thế kỉ 18, người Mê-hi-cô coi cây trạng nguyên là biểu tượng của ngôi sao ở Bethelem. Theo truyền thuyết cho rằng có một bé trai không có quà dâng lên Chúa Hài Đồng nên em đã mang đến máng cỏ một chùm lá cây. Các bạn em cười chế nhạo em, nhưng khi em đặt những nhánh lá dưới chân Chúa Hài Đồng thì những cành lá đó biến thành những bông hoa đỏ rực rỡ rất đẹp.

Chiếc gậy kẹo

Vào những năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo.

Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hi sinh của Chúa Giê su. Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của chúa Giê su. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập ác. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người.

Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì chúa Giê su chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên chúa Giê su (Jesus). Nhờ có người thợ làm kẹo đó mà mọi người đều biết được lễ Giáng Sinh nói về điều gì.

Bữa ăn Réveillon

Tại Alsace, Pháp, bữa ăn này phải gồm có tam hành là thủy (cá chép, con hàu), không khí (gà tây hay ngỗng) và mộc (thịt heo). Tập tục ăn gà tây là do thủy thủ của nhà thám hiểm Christophe Colomb du nhập từ Mehico.

Tiệc đêm Giáng sinh, “Réveillon”, theo truyền thống gia đình Đức thường ăn ngỗng quay, tiếng Đức gọi là “Weihnachtsgans“. Họ ít ăn gà tây nướng như lễ Tạ ơn, “Thanhs giving“ của người Mỹ. Ngoài ra có các loại bánh hình ngôi sao, các tượng Thiên thần, hình ông già Noel và những thứ bánh gọi là Weihnachtstollen, Weihnachtgebäck… và rượu nho.

Trong bữa ăn Réveillon của người Anh luôn luôn tổ chức trọng thể có một loại rượu đặc biệt, chế bằng nước trái cây ép với vài hương liệu Đông phương như đinh hương đậu khấu và rượu nho. Thứ rượu đặc biệt trên phải hâm nóng, uống như rượu saké của Nhật.

Giáng sinh ở Việt Nam

Ngày nay, ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật (thường là thông ba lá hoặc thông mã vĩ) hay thông nhân tạo làm bằng nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường là họ Bách tán. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây…

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của Santa, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke. Người Việt Nam rất thích thú các ca khúc Giáng sinh, đặc biệt là Feliz Navidad.

5

/

5

(

82

bình chọn

)

Mụn Cám Là Gì?

Mụn cám cũng nằm trong danh sách những bệnh lý về da khá phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Vậy, mụn cám là gì, nguyên nhân hình thành do đâu và cách điều trị mụn cám tận gốc như thế nào sẽ được bật mí trong nội dung bài viết, mời các bạn cùng tìm hiểu.

1. Mụn cám là gì?

Mụn cám là gì? Mụn cám là những nốt mụn nhỏ li ti màu trắng mọc rải rác khắp khuôn mặt, chủ yếu là vùng mũi, cằm, có thể lan xuống phần cổ và ngực. Loại mụn này thường mọc nhiều ở lỗ chân lông, không mọc tiêng lẻ và nổi theo từng đám nhỏ khiến làn da trở nên sần sùi, thiếu mịn màng và kém sắc.

Cũng giống như mụn đầu đen và mụn ẩn, việc cũng rất khó khăn và khó điều trị được dứt điểm nếu điều trị không đúng cách. Dù không gây đau đớn, sưng tấy như mụn viêm, mụn mủ hay mụn bọc nhưng loại mụn này lại dai dẳng, khó trị dứt điểm và lây lan nhanh.

Nếu tình hình chuyển biến nặng, da mặt của bạn sẽ trở nên lấm tấm đầy những hạt mụn cám li ti có đầu màu trắng ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề thẩm mỹ. Chính vì vậy, bên cạnh việc kiên trì chữa trị bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây mụn cám để biết cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

2. Nguyên nhân gây mụn cám

Mụn cám là gì chắc hẳn khi tìm hiểu đến đây bạn đã rõ. Vậy, mụn cám nguyên nhân gây ra là gì để có cách phòng tránh và điều trị hiệu quả? Thông thường mụn cám được hình thành do một số những nguyên nhân sau:

Do di truyền từ dòng họ, bố mẹ xó tiền sử bị mụn cám. Trường hợp này chiếm 50% tỷ lệ người bị mụn cám.

Do thay đổi hoóc môn trong cơ thể có thể do một số nguyên nhân như: đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang mang thai, tuổi dậy thì, mãn kinh,… gây nổi mụn.

Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài khiến nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn dẫn tới nổi mụn cám.

Bề mặt da chứa nhiều vi khuẩn có hại làm kích thích tăng tình trạng tiết bã nhờn cùng với đó là viêm nhiễm các tuyến nang lông hình thành mụn cám.

Việc lạm dụng mỹ phẩm có chứa thành phần hóa chất sẽ khiến da yếu đi tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn tấn công.

Chế độ ăn uống – sinh hoạt không khoa học như: uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ khiến chức năng gan suy giảm không kịp để chuyển hóa và đào thải độc tố bên trong cơ thể ra bên ngoài gây ứ đọng làm tăng tiết bã nhờn ở tuyến mồ hôi.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây mụn cám khác như: uống ít nước, thức khuya, thường xuyên tiếp xúc với máy tính hoặc điện thoại có ánh sáng xanh,….

3. Cách điều trị mụn cám dứt điểm

Như đã nói ở trên mụn cám tuy nhỏ nhưng rất dai dẳng và khó điều trị. Để có thể điều trị dứt điểm loại mụn này, các bạn cần tìm đến giải pháp trị mụn bằng công nghệ cao.

Kháng khuẩn đa tầng là công nghệ trị mụn số 1 Nhật Bản do các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản sáng tạo dựa trên cơ chế hình thành của mụn. Mụn hình thành do bít tắc lỗ chân lông, chính vì vậy các chuyên gia đã sáng tạo ra công nghệ này với cơ chế làm sạch sâu có khả năng tác động vào tận sâu bên trong các lớp biểu bì và tiếp cận vào từng lỗ chân lông.

Bằng việc đi dưỡng chất, công nghệ kháng khuẩn đa tầng sẽ hóa lỏng các loại bụi bẩn, các chất bã nhờn tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông và đẩy chúng ra bên ngoài. Để có thể trị mụn cám tận gốc và ngăn ngừa tối đa mụn mọc trở lại, kháng khuẩn đa tầng sẽ thực hiện lặp lại chức năng làm sạch sâu và kháng khuẩn để đảm bảo rằng các loại bã nhờn đã được đẩy toàn bộ ra bên ngoài, môi trường bên trong sạch.

Ngay sau khi thực hiện trị liệu, bạn sẽ thấy làn da trở nên nhẹ nhàng, lỗ chân thông thoáng hơn. Và sau khi kết thúc liệu trình, làn da của bạn không những sạch mụn mà còn trở nên trắng sáng, mịn màng và lỗ chân lông se khít. Vậy bạn không còn thắc mắc ” mụn cám là gì ” rồi nữa đúng không?