Top 11 # Xem Nhiều Nhất Ma Túy Zombie Là Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Ma Túy Mới Biến Người Nghiện Thành Zombie

Trở thành xác sống sau khi hút “spice”. Ảnh: Clearwater Police Department

Giới chức ở nhiều thành phố ghi nhận ngày càng nhiều trường hợp zombie trên địa bàn. Đó là những người dùng quá liều “spice” – một loại cần sa tổng hợp. Cảnh sát thành phố Tampa nói rằng, chưa bao giờ họ thấy nhiều con nghiện bị quá liều như hiện nay. Kênh truyền hình WTVT ở Tampa tuần qua phát lời cảnh báo của các chuyên gia y tế về tình trạng nguy hiểm này.

Trong khi đó, các điều tra viên ở thành phố Clearwater cho biết, mới đây họ nhận được hàng chục cuộc điện thoại báo cáo về nhiều trường hợp zombie nhập viện sau khi dùng “spice”. Theo giới chức Clearwater, có 3 vụ quá liều hôm thứ Tư, tập trung quanh Công viên Hồ Crest – nơi có nhiều người vô gia cư tụ tập.

Sở Cảnh sát Clearwater phát đi bức ảnh chụp tại quanh Công viên Hồ Crest để cảnh báo về tình trạng nghiện “spice”. Ảnh chụp một người nằm trên mặt đất và hai người ngồi bất động. Sở Cảnh sát Clearwater cũng công bố đoạn video quay cảnh thiếu tá cảnh sát Eric Gandy cố gắng nói chuyện với một số người nghiện “spice” nhưng bất thành. Ông Gandy hỏi đi hỏi lại: “Tên bạn là gì?”, nhưng những người nghiện đi lại dật dờ không trả lời. Cuối cùng, một người đàn ông đáp: “Tên tôi á?”. “Tôi thấy 15 người ở trong tình trạng kiểu như vô tri vô giác. Điều này chưa từng có tiền lệ. Trông giống như cảnh trong phim về zombie”, thiếu tá Gandy nói với kênh tin tức WFLA.

Anh Jerome Freeland, cư dân 29 tuổi thường dắt cho đi dạo ở Công viên Hồ Crest, nói rằng, phần lớn con nghiện là người vô gia cư. Anh tin rằng, họ thậm chí đang dùng một loại cần sa tổng hợp mới mạnh hơn cả “spice”. Tiếng lóng của loại ma túy mới này là “That Disney” hoặc “FloKKA”. “Những người hảo tâm cho những người vô gia cư tiền. Nhưng họ lại dùng tiền đó mua ma túy. Tôi đã thấy nhiều xác sống như vậy quanh chỗ tôi ở”, anh Freeland than thở. Khi gặp con nghiện ở trong tình trạng zombie, cư dân địa phương nhanh chóng đi lấy nước cho họ uống để họ “không quá ốm yếu mà chết”, anh nói.

Anh Freeland cũng cho biết từng chứng kiến một số người phê “spice” bỗng trở nên hung tợn và tấn công những người khác. Cảnh sát địa phương đã xác nhận điều này. Theo WTVT, các sĩ quan cảnh sát đã đương đầu với những con nghiện bạo lực, lên cơn co giật hoặc đơn giản là ở trong tình trạng bất động như xác sống. “Tình trạng phê “spice” gia tăng làm cạn kiệt nguồn lực của Sở Cảnh sát, lực lượng ứng cứu khẩn cấp và bệnh viện”, phát ngôn viên cảnh sát Rob Shaw nói với WTVT.

Cảnh sát Mỹ lo con nghiện “spice” có thể lên cơn đau tim, thậm chí mất mạng sau khi sử dụng ma túy. Cảnh sát ở thành phố St. Petersburg (bang Florida) nói rằng, những kẻ sản xuất “spice” đang thay đổi thành phần ma túy tổng hợp. Điều này có nghĩa rằng, các con nghiện không biết mình đang hút hít chất nguy hại gì.

Thái An

Theo Mail Online, ABC News

Tội Phạm Ma Túy Là Gì?

– Cá nhân, tổ chức sẽ bị truy cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu những chất này không phải là ma túy nhưng vẫn cố tình làm thành thật để bán cho người khác.

2. Định danh các loại tội phạm ma túy

Theo Chương II, Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định ở Chương XVIII, Bộ luật hình sự 1999 thì tội phạm về ma túy bao gồm:

– Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây chứa chất ma túy (Điều 192).

– Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 193).

– Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194).

– Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 195).

– Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện và dụng cụ dùng để sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196).

– Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197).

– Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 198).

– Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199).

– Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200).

– Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác (Điều 201).

Tội phạm ma túy hiện nay ngày càng gia tăng về cả số lượng. Bên cạnh đó thủ đoạn và cách thức hoạt động cũng rất tinh vi làm cho các cơ quan chức năng khó theo dõi, giám sát. Tội phạm ma túy có đặc điểm như sau:

– Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Các hành vi của tội phạm ma túy gây mất trật tự an ninh xã hội; ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hạnh phúc gia đình; là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm khác.

– Xâm phạm chế độ quản lý chất ma túy của Nhà nước: Các chất ma túy bị nghiêm cấm sử dụng trái phép dưới mọi hình thức. Hành vi sản xuất, mua bán, sử dụng,…chất ma túy của mọi cá nhân, tổ chức trái pháp luật bị coi là xâm phạm nghiêm trọng đến chế độ quản lý của Nhà nước.

– Cố tình vi phạm: Tội phạm ma túy biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện.

Tội Phạm Về Ma Túy Là Gì ? Quy Định Pháp Luật Về Tội Phạm Ma Túy

Tội phạm về ma túy là tội phạm bao gồm hành vi vì phạm quy định về quản lí, sử dụng các chất ma tuý do Bộ luật hình sự quy định.

Tội phạm về ma tuý bao gồm nhiều loại hành vi phạm tội khác nhau nhưng đều có chung hai đặc điểm cơ bản:

1) Tính nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm về ma tuý thể hiện ở sự đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự phát triển bình thường của con người cũng như đến hạnh phúc gia đình và trật tự công cộng nói chung;

Theo Bộ luật hình sự năm 1999, đối tượng của tội phạm về ma tuý bao gồm:

1) Các chất ma tuý như thuốc phiện, heroin,… (các chất cụ thể được coi là chất ma tuý được liệt kê trong các công ước về kiểm soát chất ma tuý năm 1961, năm 1971 và năm 1988 cũng như trong Nghị định số 67/2001/NĐ-CP năm 2001 của Chính phủ);

2) Các tiền chất ma tuý (các chất cần cho quá trình sản xuất các chất ma tuý) (các chất cụ thể được coi là tiển chất ma tuý được liệt kê trong các công ước về kiểm soát chất ma tuý năm 1961, năm 4971 và năm 1988 cũng như trong Nghị định số 67/2001/NĐ-CP năm 2001 của Chính phủ);

1) Tội trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý;

2) Tội sản xuất trái phép chất ma tuý;

3) Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý;

4) Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý;

5) Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý;

6) Tội sử dụng trái phép chất ma tuý;

7) Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý;

9) Tội vi phạm quy định về quản lí,sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác.

Do tính chất đặc biệt nguy hiểm nên đường lối xử lí đối với tội phạm về ma tuý rất nghiêm khắc, nhiều tội có mức hình phạt cao nhất là hình phạt tù chung thân hoặc tử hình. Riêng đối với tội trồng cây thuốc phiện và tội sử dụng trái phép chất ma tuý thì đường lối xử lí lại lấy giáo dục là chính. Do vậy, điều luật khi quy định về các tội phạm này đều quy định thêm dấu hiệu để phân biệt giữa trường hợp chỉ bị coi là vi phạm với trường hợp bị coi là tội phạm, trong đó có dấu hiệu đã giáo dục…

Các Tội Phạm Về Ma Túy

Các tội phạm ma tuý là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối với các chất ma tuý.

Các ma tuý là những nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối với các chất ma tuý.

Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm chính sách độc quyền của Nhà nước đối với các chất ma tuý.

Đối tượng tác động của các tội phạm trong nhóm này là các chất ma tuý hoặc các dụng cụ, phương tiện dùng vào vật sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.

Mặt khách quan của tội phạm: Cấu trúc của các tội phạm ma tuý đều có CTTP hình thức. Vì vậy, trong mặt khách quan của tội phạm chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan luôn thực hiện bằng hành động.

Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ 16 tuổi trở lên (trừ Điều 201- chủ thể là người có trách nhiệm trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng các chất ma tuý).

Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội này.

Trong tội phạm của các tội phạm ma tuý hoàn toàn giống nhau ở các dấu hiệu là khách thể, chủ thể, mặt chủ quan như đã phân tích trong phần khái niệm chung. Giữa chúng chỉ khác nhau về mặt khách quan. Vì vậy khi đề cập đến các dấu hiệu của mỗi cấu thành tội phạm chúng ta chỉ cần đề cập đến nội dung các dấu hiệu trong mặt khách quan.

Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (Điều 192)

Mặt khách quan của tội phạm: Là hành vi trồng trái phép các loại cây có chứa chất ma tuý. Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm nếu thoả mãn đầy đủ 3 điều kiện sau:

1. Đã được giáo dục nhiều lần: Người phạm tội đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc trồng các loại cây đó, đã được nhắc nhở từ 2 lần trở lên yêu cầu chấm dứt việc trồng loại cây này và yêu cầu vứt bỏ những cây đã trồng.

2. Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống: Là đã được hỗ trợ tiền vốn, kỹ thuật, cây giống thay thế phiện.

3. Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này: Tức là người phạm tội đã bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi này, trong thời hạn 1 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt người đó lại tiếp tục vi phạm.

Tội sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 192)

Mặt khách quan của tội phạm: Là hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý dưới bất thức nào.

Ví dụ: Lấy nhựa cây cần sa, cây thuốc phiện, chiết xuất dầu cần sa, cao cô ca, điều chế nhựa thuốc phiện thành moóc phin, từ moóc phin thành hêrôin. Hoặc pha chế trộn các chất ma tuý tạo thành hỗn hợp ở thể rắn hay thể lỏng. Thành viên nén, thành bánh.

Chú ý: Những hành vi pha chế ma tuý đơn giản để dễ sử dụng như pha chế thuốc phiện thành dung dịch để dễ tiêm chích, nghiền hêrôin từ bánh thành bột để dễ hút hít thì không cấu thành tội phạm này.

Tội tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194)

Mặt khách quan của tội phạm: Được thực hiện bởi một trong các hành vi sau:

1. Hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý: Là hành vi cất giữ bất hợp pháp chất ma tuý ở bất kỳ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma tuý khác.

2. Hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý: Là hành vi chuyển dịch trái phép chất ma tuý từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma tuý khác.

3. Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý: Là hành vi mua và bán, hoặc hành vi mua nhằm mục đích để bán hoặc hành vi bán trái phép chất ma tuý nhằm kiếm lời.

4. Hành vi chiếm đoạt chất ma tuý: Là hành vi lấy trái phép chất ma tuý của người khác bằng các hành vi cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo…

+ Nếu một người thực hiện nhiều loại hành vi nêu trên chỉ nhằm vào một loại đối tượng tác động thì chỉ xử lý một tội với tên tội danh đầy đủ là Tội tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý.

+ Nếu một người làm giả chất ma tuý để buôn bán trao đổi thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139).

Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197)

Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện bằng hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Hành vi này thể hiện ở các dạng như sau:

+ Hành vi cung cấp trái phép chát ma tuý cho người khác sử dụng (trừ hành vi bán).

+ Hành vi cung cấp công cụ, phương tiện để người khác sử dụng trái phép chát ma tuý.

+ Hành vi tập hợp, lôi kéo những người có nhu cầu sử dụng trái phép chất ma tuý.

Hành vi , địa điểm để người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.

Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 198)

Mặt khách quan của tội phạm. Được thực hiện bằng hành vi chứa chấp người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Hành vi này được thực hiện như: cho thuê, cho mượn, địa điểm để người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.

Các hành vi trên mang tính bị động hay nói cách khác người cho thuê cho mượn địa điểm thực hiện sau khi con nghiện yêu cầu, còn hành vi cho thuê cho mượn địa điểm của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý mang tính chủ động tức là người cho thuê cho mượn địa điểm có ý định trước khi con nghiện yêu cầu.

Tội sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 199)

Mặt khách quan của tội phạm: Được thực hiện bằng hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý – Là hành vi đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể mình bằng bất kỳ hình thức nào. Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm nếu thoả mãn đầy đủ 2 điều kiện.

1. Đã được giáo dục nhiều lần về hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý.

2. Đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc về hành vi này.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia củaCông ty LuậtTNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: (04) 66.527.527 – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218

E-mail:info@everest.net.vn, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.