Top 12 # Xem Nhiều Nhất Mụn Cơm Là Mụn Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Mụn Cơm Là Gì, Các Loại Mụn Cơm Thường Gặp

Mụn cơm là những nốt sùi nhỏ lành tính xuất hiện trên da. Bệnh do một loại virus gọi là papillomavirus người (HPV) gây nên. Những vi rus này xâm nhập, khiến cho những tế vào ở ngoài của da tăng sinh rất nhanh. Mụn cơm không gây ung thư.

Nguyên nhân gây nên mụn cơm

Nhận biết mụn cơm đơn giản nhất

Nếu như mụn trứng cá thường mọc ở cằm, lưng, ngực thì hạt cơm mọc ở những vị trí mọc mụn khác nhau sẽ do những loại virus HPV khác nhau gây ra.

Mụn hạt cơm bàn chân

Là dạng myrmecie (do HPV types 1 gây nên). Đây là tổn thương cơ bản, xuất hiện một điểm dầy sừng hình tròn vào trong sâu.

Mỗi khi vận động hoặc chạm vào bạn sẽ thấy đau. Mụn có thể tồn tại độc lập hoặc có một vài tổn thương đơn lẻ. Tổn thương dạng đĩa, xung quanh được bao bọc bởi dầy sừng. Ở giữa vùng dầy sừng có điểm đen là do mao mạch bị tắc hoặc bị bít bởi bụi.

Hạt cơm thường

Đây là những tổn thương sùi ra ở ngoài bề mặt hình bán cầu hoặc dẹt, có đường kính từ vài mm đến 1-2cm, ở phần giữa có thể bị lõm xuốngthể lõm xuống. Bề mặt hạt cơm có dạng tăng gai, cũng có thể tạo thành rãnh, khía. Những đám dầy sừng này tập hợp lại với nhau, số lượng có thể từ một vài cái đến mấy chục cái. Bệnh mụn cơm thường mọc ở mu bàn tay, trên những ngón tay và rất hiếm khi gặp ở lòng bàn tay.

Hạt cơm filiformes thường mọc ở vùng cổ, vùng mọc râu do tự lây nhiễm bởi cạo râu chúng thường kết hợp với những tổn thương hình bán cầu, bề mặt bóng nhẫy. Thủ phạm gây ra mụn hạt cơm ở tay là do virus HPV2 và HPV1 (13%). Có một số trường hợp tổn thương sùi ở trong hoặc ra ngoài kết hợp kết hợp với HPV4 hoặc HPV7.

Mụn cơm phẳng

Mụn cơm phẳng, là do virus HPV loại 3, 10 gây ra. Khi bị bệnh bạn sẽ thấy tổn thường là những sẩn nhỏ, không nổi cao, có màu vàng hoặc màu càng nhạt. Ngoài bề mặt bóng, mảnh. Mụn cơm phẳng thường tập trung thành từng dải bởi bệnh nhân gãi, hạt cơm có thể mọc theo những vết xước hoặc tạo thành từng mảng, thường hơi ngứa.

Mụn cơm sinh dục

Mụn cơm sinh dục do virus HPV gây nên. Tuy nhiên chủng vi rus gây mụn cơm sinh dục khác với chủng virus gây sùi mào gà và ung thư cổ tử cung. Khi bị mụn cơm sinh dục, phụ nữ sẽ thất mụn đỏ, và rát ở âm hộ, và thành âm đạo, ở vùng ngoài bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc cổ tử cung. Nam giới sẽ thấy ở đầu, thân dương vật, hậu môn đau rát. Mụn cóc sinh dục cũng có thể mọc ở miệng hoặc cổ họng.

Mụn nhỏ đỏ hoặc xám gây phồng rộp ở cơ quan sinh dục. Mụn mọc gần nhau hoặc hình súp lơ. Bạn sẽ bị ngứa đau rát, chảy máu khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, mụn cơm sinh dục biểu hiện không rõ triệu chứng hoặc chúng quá nhỏ, bằng phẳng khó phát hiện bằng mắt thường. Chỉ có thể đến những địa chỉ phòng khám da liễu mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh.

Mụn cơm sinh dục nếu không chữa trị có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, sinh non khi mang thai ở phụ nữ. Làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục vợ chồng, gây tâm lí căng thẳng, phiền não.

chúng tôi là blog chia sẻ những kiến thức xung quanh cuộc sống về sức khỏe, nội trợ, lập trình, marketing…Và tôi gọi website của mình là: Một Nơi!

Mụn Cơm Là Gì? Hình Ảnh Mụn Cơm Ở Mặt, Tay, Chân &Amp; Cách Trị

Mụn cơm là tình trạng tăng sinh các tế bào ở lớp ngoài của da, dẫn đến sự xuất hiện các nốt nhỏ, cao hơn vùng da bình thường. Bệnh gây ra bởi Human Papillomavirus (HPV).

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị mụn cơm

Nguyên nhân trực tiếp gây ra mụn cơm là do Human Papillomavirus. Tuy nhiên bạn cũng có thể gặp phải tình trạng này do những yếu tố sau:

Thuộc lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.

Thường xuyên đi lại bằng chân trần.

Sử dụng hồ bơi và nhà tắm công cộng.

Dùng chung các vật dụng cá nhân (khăn mặt, dao cạo, bàn chải,…)với người bị mụn cơm.

Người có hệ miễn dịch suy yếu như người có tiền sử cấy ghép nội tạng, người nhiễm HIV/AIDS,…

Biểu hiện của mụn cơm các vị trí thường gặp

Dấu hiệu chung của tình trạng này là sự xuất hiện các nốt sẩn nhỏ, màu trắng, nâu, hồng hoặc có màu da. Khi sờ vào không đau, mềm và có cảm giác sần nhẹ. Mụn cơm có thể mọc thành đám hoặc mọc riêng lẻ.

Ngoài ra, biểu hiện của mụn cơm còn có sự khác biệt giữa các vị trí.

1. Đặc điểm và hình ảnh mụn cơm ở mặt

Mụn cơm ở mặt thường tập trung ở dưới bọng mắt. Dấu hiệu đặc trưng là các nốt nhỏ li ti, có màu trắng hoặc nâu nhạt, thường mọc thành từng cụm.

Hình ảnh mụn cơm ở mặt:

2. Đặc điểm và hình ảnh mụn cơm ở tay

Mụn cơm ở tay thường mọc ở mu/ lòng bàn tay và ngón tay. So với mụn cơm ở mặt, kích thước mụn ở tay thường lớn hơn và có xu hướng mọc đơn lẻ.

Hình ảnh mụn cơm ở tay:

3. Đặc điểm và hình ảnh mụn cơm ở chân

Mụn cơm dễ xuất hiện ở chân vì cơ quan này dễ tiếp xúc với virus gây bệnh nhất. Mụn thường mọc ở lòng bàn chân – nhất là ở những vị trí tỳ đè và chịu nhiều áp lực. Với những trường hợp mụn mọc ở chân, kích thước mụn khá lớn nhưng thường chỉ xuất hiện từ 1 – 3 mụn.

Hình ảnh nhận biết mụn cơm ở chân:

Chẩn đoán mụn cơm với các tình trạng da liễu khác

HPV có đến 100 chủng loại. Tùy vào từng chủng loại cụ thể mà tổn thương da sẽ có biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Ngoài mụn cơm, virus HPV còn có thể gây ra u mềm lây, mụn cóc, mụn cóc sinh dục, sùi mào gà,…

Vì vậy trước khi điều trị, bạn cần tiến hành chẩn đoán để áp dụng biện pháp phù hợp. Phần lớn bác sĩ thường chẩn đoán bệnh thông qua biểu hiện thực thể và sinh thiết mô.

Các phương pháp điều trị mụn cơm

Mụn cơm là một trong những tình trạng da liễu lành tính do virus HPV gây ra. Ở một số trường hợp, tổn thương da có thể biến mất sau một thời gian (thường từ 1 – 2 năm).

Tuy nhiên với những người có mụn cơm lớn, phát triển và lây lan nhanh, cần tiến hành điều trị để hạn chế cảm giác khó chịu, giảm thị lực, sẹo, nhiễm trùng,… Các phương pháp điều trị mụn cơm được chỉ định thường là dùng thuốc và xâm lấn để loại bỏ sẩn mụn.

1. Sử dụng thuốc

Thuốc điều trị mụn cơm thường có khả năng bạt sừng, loại bỏ tế bào chết nhằm giảm kích thước và cải thiện các mụn cơm nhỏ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu dùng thuốc kháng virus trong trường hợp tổn thương da lây lan và phát triển nhanh.

Một số loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh lý này, gồm:

Acid salicylic: Đây là loại thuốc được dùng phổ biến và rộng rãi nhất. Thuốc có khả năng giảm kích thước của các mụn cơm trung bình và loại bỏ hoàn toàn những mụn cơm nhỏ. Tuy nhiên vì có tính acid nên thuốc chỉ được sử dụng với những trường hợp tổn thương da xuất hiện ở chân và tay.

Cantharidin: Hoạt chất này được chiết xuất từ bọ ban miêu. Khi sử dụng lên sẩn cứng, Cantharidin sẽ khiến da phồng rộp và loại bỏ sẩn cứng ra khỏi mô.

Imiquimod/ Dibutylester acid squaric: Đây là những loại thuốc miễn dịch dạng bôi ngoài được dùng trong điều trị mụn cóc sinh dục. Tuy nhiên thuốc cũng có thể chỉ định với mụn cơm và mụn cóc thông thường.

Bleomycin: Bleomycin được sử dụng ở dạng tiêm, có tác dụng ức chế virus HPV nhằm ngăn chặn tiến triển của bệnh. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây thiệt hại cho thần kinh, móng và da, vì vậy chỉ được sử dụng trong trường tình huống cần thiết.

Retinoids (dẫn xuất của vitamin A): Retinoids làm gián đoạn quá trình sinh trưởng bất thường của mô da, từ đó làm giảm kích thước của mụn và sẩn cứng.

Hiệu quả của các loại thuốc nói trên tùy thuộc vào phạm vi, mức độ tổn thương và khả năng đáp ứng của từng cơ địa. Với những người có mụn cơm nhỏ và ít, tình trạng sẽ nhanh chóng được cải thiện sau một thời gian dùng thuốc.

Tuy nhiên ở những trường hợp không có đáp ứng hoặc đáp ứng kém với thuốc, bác sĩ có thể đề nghị bạn can thiệp các thủ thuật ngoại khoa.

2. Thủ thuật xâm lấn

Do tác dụng của thuốc thường chậm và không thể dùng cho mụn cơm ở mắt nên nhiều người quyết định can thiệp ngoại khoa nhằm loại bỏ các sẩn nhỏ trên da.

Hiện nay có khá nhiều thủ thuật điều trị mụn cơm, gồm có:

Vi phẫu: Trong thủ thuật này, nốt mụn sẽ được cắt bỏ bằng dao điện. Tuy nhiên tác động từ dao điện có thể gây sẹo và làm tổn thương da nên hiện nay ít khi được áp dụng.

Laser: Laser là thủ thuật có chi phí điều trị cao, gây đau và có thể để lại sẹo. Do đó thủ thuật chỉ được thực hiện với những sẩn cứng và nốt mụn khó điều trị.

Áp lạnh: Áp lạnh sử dụng khí nito lỏng phun trực tiếp lên mụn cơm. Sau đó khoảng 1 tuần, mô của mụn sẽ chết và bong ra khỏi niêm mạc.

Cách chữa mụn cơm ở tay và ở chân tại nhà

Tự ý điều trị mụn cơm ở mắt có thể gây kích ứng và tổn thương thị giác. Vì vậy nếu có ý định chữa trị tại nhà, bạn chỉ nên áp dụng với trường hợp mụn xuất hiện ở tay và chân.

Các biện pháp chữa mụn cơm tại nhà bạn có thể áp dụng:

Dùng nhựa đu đủ xanh thoa trực tiếp lên mụn, để khoảng vài giờ và rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện liên tục cho đến khi mụn bong ra hoàn toàn.

Tận dụng mặt trong của vỏ chuối xanh chà nhẹ lên nốt mụn cơm. Ngoài ra cách chữa này còn có tác dụng đối với mụn cóc và u mềm lây.

Cắt lát tỏi và đắp lên nốt mụn, đợi khoảng vài giờ và rửa lại.Nên thực hiện cho đến khi mụn biến mất. Ngoài khả năng loại bỏ tế bào chết và thu nhỏ sẩn cứng, hoạt chất allicin trong tỏi còn có tác dụng kháng khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

So với những phương pháp từ y học hiện đại, cách chữa mụn cơm tại nhà có tác dụng chậm nên cần kiên trì khi thực hiện. Tuy nhiên nếu nhận thấy triệu chứng không thuyên giảm sau khoảng 1 – 2 tuần áp dụng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để thực hiện các can thiệp chuyên sâu.

Phòng ngừa mụn cơm và các tình trạng da liễu do HPV

Phần lớn các tình trạng da liễu do virus HPV gây ra thường khá lành tính. Tuy nhiên bệnh lại rất dễ tái phát và kéo dài dai dẳng. Do đó bạn vẫn nên chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Giảm nguy cơ hình thành mụn cơm và các bệnh da liễu do HPV gây ra với các biện pháp như sau:

Vệ sinh cơ thể – đặc biệt là tay và chân sau khi bơi lội hoặc tắm ở nơi công cộng.

Không sử dụng chung vật dụng với người nhiễm HPV.

Tiềm vaccine phòng ngừa HPV để ngăn chặn các bệnh lý da liễu và một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng do virus này gây ra.

Tránh gây trầy xước chân và tay vì virus có thể xâm nhập qua vết thương hở.

Không sờ hay chạm vào mụn cóc, sẩn ngứa và vết loét của người khác.

Nâng cao sức đề kháng bằng cách ăn uống điều độ, sinh hoạt khoa học và luyện tập thường xuyên.

Mụn cơm là tình trạng sức khỏe khá lành tính và có thể biến mất sau khi được điều trị. Nếu bạn có thắc mắc về bệnh lý này, vui lòng liên hệ với bác sĩ da liễu để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Mụn Gạo Là Gì, Cách Trị Mụn Gạo Với Cơm Nóng, Chuối Xanh

Mụn gạo hay còn gọi là mụn thịt, là loại mụn có màu trắng, thường xuất hiện nơi mí mắt, quầng mắt khiến người bị mụn trông già hơn. Mụn khiến da vùng mắt sần sùi, và nhăn nheo. Với loại mụn này, các khối cấu trúc hình dạng ống được giới hạn bởi lớp da bên trên và gắn vào lớp đệm collagen dày bên dưới. Mụn này do rối loạn chất tạo keo dưới da gây nên.

Cách trị mụn gạo trên trán bằng tỏi

Trong tỏi chứa nhiều thành phần có chất kháng sinh chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Ngoài ra, tinh dầu tỏi còn chứa acid salicylic có tác dụng tiêu diệt các mô biểu bì bị nhiễm vi khuẩn gây mụn. Vì thế, tỏi là cách trị mụn gạo ở mắt hiệu quả được nhiều người áp dụng.

Chuẩn bị:

2 nhánh tỏi

Cách làm:

Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 1 củ tỏi khô, bóc vỏ và giã gần nát

Bước 2: Dùng vải sạch bọc lại, bạn cũng có thể mua loại gạc tiệt trùng có bán sẵn tại các hiệu thuốc cũng là một cách rất tốt

Bước 3: Lau nhẹ lên những chỗ có mụn gạo tránh gây xước da

Bước 4: Để khoảng 30 phút rồi rửa bằng nước sạch ấm

Làm như vậy thường xuyên, cho tới khi mụn bắt đầu bong tróc ra. Sau khi mụn bóng tróc hết, để khoảng 15-20 ngày thì làm tiếp cách này để phục hồi những tổn thương cho da. Để không tái phát và lây lan, nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày.

Cách trị mụn gạo trên mặt đơn giản từ cơm nóng

Cơm có chứa vitamin D và nhiều tinh chất khác, cơm nóng có thể làm mụn gạo lặn nhanh chóng đồng thời giúp lấy đi tế bào chết và hút bớt dầu thừa, khiến mụn gạo khó có cơ hội quay lại.

Chuẩn bị:

1 nắm cơm

Cách làm:

+ Nắm cơm chín thành nắm nhỏ và lăn đều xung quanh mắt bị mụn gạo.

+ Khi nắm cơm đã nguội thì đổi cơm mới và tiếp tục thực hiện trong khoảng 20 phút.

Kiên trì thực hiện cách làm này mỗi ngày, bạn sẽ thấy bất ngờ với làn da của mình, không chỉ sạch hết mụn mà da còn trắng sáng và mềm mịn hơn.

Cách trị mụn gạo trên trán bằng chuối xanh

Tính oxy hóa trong chuối xanh có tác dụng diệt khuẩn và đào thải bụi bẩn gây mụn gạo. Ngoài ra, tính sát khuẩn và làm se tự nhiên trong vỏ chuối sẽ làm dịu các nốt mụn gạo, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giúp đầu mụn nhanh chóng se lại và dần biến mất. Cách trị mụn gạo trên mặ t bằng chuối xanh rất đơn giản:

Chuẩn bị:

1/3 quả chuối xanh

Cách làm:

– Bạn chỉ cần lấy 1/3 quả chuối xanh mang rửa sạch rồi nghiền nhuyễn

– Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị rồi thoa đều chuối xanh lên đó

– Nằm thư giãn khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Bạn nên thực hiện cách này từ 1 – 2 lần/tuần để mang lại hiệu quả trị mụn như ý.

Cách trị mụn gạo bằng lá tía tô

Lá tía tô từ lâu được biết đến là một loại rau quen thuộc, và được nhiều người áp dụng thông qua các bài thuốc dân gian trị cảm cúm, cảm lạnh. Tuy nhiên ít ai biết việc sử dụng lá tía tô là cách trị mụn gạo quanh mắt tốt nhất.

Chuẩn bị:

1 nắm lá tía tô

Cách làm:

Lấ nắm lá tía tô vừa đủ sau đó mang đi rửa sạch và vò nát. Sau đó đắp trực tiếp lá này lên các nốt mụn trong khoảng 20 phút để, tinh chất thấm sâu vào các tế bào da phát huy công dụng rồi rửa sạch với nước.

Nên thực hiện mỗi ngày cách trị mụn này, để đạt hiệu quả cao nhất.

Cách trị mụn gạo bằng dứa

Trong dứa có chứa chất bromelain giúp thúc đẩy việc loại bỏ da chết nên có tác dụng rất lớn trong việc trị mụn gạo. Ngoài ra dứa còn có khả năng cải thiện sắc tố da, giúp da không bị khô và bong tróc. Vì vậy, chỉ sau vài lần trị mụn gạo bằng dứa bạn sẽ lấy làn da của mình trở nên trắng hồng tự nhiên.

Chuẩn bị:

Dứa chín + chanh + sữa chua không đường

Cách làm:

– Lấy khoảng 1/4 trái dứa, bỏ vỏ và mắt rồi mang xay nhuyễn

– Trộn đều với 2 muỗng cafe nước cốt chanh và 1/8 hộp sữa chua không đường

– Thoa đều hỗn hợp vừa tạo lên mặt và thực hiện massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu sâu và bên trong da. Sau khoảng 30 phút bạn rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô.

chúng tôi là blog chia sẻ những kiến thức xung quanh cuộc sống về sức khỏe, nội trợ, lập trình, marketing…Và tôi gọi website của mình là: Một Nơi!

Mụn Cơm, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Mụn cơm là loại mụn mọc mà rất nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân, tuy rằng mụn cơm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây khó chịu hay đau đớn nhưng lại khiến người bệnh mất tự tin vì thiếu thẩm mỹ khi mọc ở trên vùng mặt, đặc biệt là ở quanh mắt.

Mụn cơm là gì?

Mụn cơm có đặc điểm lành tính, không gây đau. Mụn chỉ xuất hiện trong một thời gian rồi tự biến mất. Tuy nhiên, nếu mụn mọc thành từng đám trên mặt sẽ gây mất thẩm mỹ. Phía trên các nốt mụn sẽ có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, đó là những mao mạch bị huyết khối.

Tỷ lệ mắc bệnh mụn cơm ở trẻ em cao hơn người lớn rất nhiều có thể do trẻ hiếu động, thường xuyên làm trầy xước chân tay, hay đi chân không, cắn móng tay hay nghịch đất cát… Những phụ nữ làm móng, cắt khóe móng chân, tay cũng là đối tượng dễ bị mụn cơm.

Mụn cơm cũng có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với dịch mụn bên trong. Đó cũng là lý do giải thích tại sao một người bị mụn cơm sẽ thấy mụn lây lan rất nhanh ra các khu vực lân cận trên cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh mụn cơm

Mụn cơm hay còn gọi là mụn hạt cơm do virus HPV gây ra. Theo các bác sĩ da liễu, có tới hơn 100 chủng loại virus HPV. Loại virus này có thể xâm nhập và sinh trưởng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể gây mụn cơm ở tay, mụn cơm ở lòng bàn chân, mụn cơm ở quanh mắt hay ở bộ phận sinh dục. Những virus gây tổn thưởng trên da u nhú, mụn cóc phổ biến là loại TYPE 1, 2, 3, 10…

Dấu hiệu nhận biết mụn cơm

Mụn cơm có thể xảy ra ở lòng bàn chân với biểu hiện là nốt sần nhỏ màu hồng hoặc nâu nhạt với những chấm đen li ti.

Mụn cơm sinh dục là bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh lây qua đường sinh dục. Mụn có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, vùng mu hoặc trong ống hậu môn. Ở phụ nữ mụn cơm sinh dục có thể mọc trong âm đạo.

Mụn cơm phẳng thường nhỏ và mềm hơn các loại mụn cơm thông thường, mọc ở mặt hoặc chân, thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn.

Triệu chứng của bệnh mụn cơm

Mụn cơm là chứng bệnh phổ biến, đặc biệt ở những người từ 10 – 20 tuổi. Đa số các chứng mụn đều tự biến mất trong vòng 2 năm mà không cần điều trị. Trong một số trường hợp, mụn cơm có thể tái phát, cần được sự thăm khám và điều trị của bác sĩ.

Mụn cơm thường gây khó chịu trên da, đôi khi gây chảy máu nếu xuất hiện trên mặt hay đầu. Mụn cơm có thể gây đau và dễ vỡ khi bước đi.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn cơm

– Những người có hệ miễn dịch suy yếu, ví dụ như người bị bệnh HIV/ AIDS hoặc những người đã cấy ghép nội tạng.

– Đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt, như phòng tắm và phòng thay đồ công cộng, hoặc các khu vực hồ bơi.

– Dùng chung khăn tắm, dao cạo râu, các vật dụng cá nhân khác của người bị mụn cóc.

– Cắn móng tay hoặc lớp biểu bì.

– Mang giày chật gây ra tình trạng chảy mồ hôi ở chân.

– Áp lạnh: Phương pháp này còn có tên gọi là phun nitơ lỏng. Bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng vào vùng có mụn cơm. Hơi lạnh sẽ tạo thành nốt phỏng quanh mụn, mô chết sẽ tự bong ra trong vòng một tuần sau đó.

– Cantharidin: là một chất được chiết xuất từ bọ ban miêu. Chất này thường được phối hợp thêm với một số hóa chất khác, sau đó được bôi lên mụn cơm. Thuốc sẽ làm cho da phồng rộp và nhổ bật mụn cơm khỏi da sau vài ngày.

– Vi phẫu: Các nốt mụn cơm sẽ được cắt hoặc đốt bằng dao điện. Phương pháp này có thể để lại sẹo nên thường chỉ thực hiện cho các nốt mụn ở phía lưng hay phía chân, hoặc trong trường hợp không đáp ứng được các biện pháp điều trị khác.

– Phẫu thuật laser: Phương pháp này khá tốn kém, cũng có thể để lại sẹo và thường chỉ dành cho những trường hợp bị mụn cơm khó chữa.

Với trẻ em, thông thường các bác sĩ sẽ thoa lên mụn cơm một ít axit nhẹ. Sau đó lấy đi các lớp da bị đốt bởi axit rồi thoa mỡ vaselin và dán băng đè lên trên cho đến lần thoa axit tiếp theo. Cần lưu ý là bất kỳ mẩu da nào tróc khỏi mụn cơm cũng có thể làm lây sang chỗ khác.

Nếu mụn cơm xuất hiện ở bộ phận sinh dục nữ, các bác sĩ thường chấm bằng dịch podophyllin và giữ một thời gian nhất định. Sau đó rửa sạch vùng kín bằng nước ấm. Chữa trị liên tục 3 – 4 lần như vậy cho đến khi mất hẳn mụn cơm. Những mụn cơm trong âm đạo thì cần phải đốt bằng tuyết CO2 hay nitơ lỏng.

Phòng ngừa bệnh mụn cơm

– Không cắn móng tay, mụn cơm thường xuất hiện khi da bị tổn thương. Việc cắn vùng da quanh móng tay có thể tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào da.

– Chăm sóc da cẩn thận để tránh lây virus, không chải, cắt hoặc cạo ở những khu vực có mụn cơm.

– Không dùng chung vật dụng cá nhân vì virus có thể lây truyền từ vật dụng của người bị mụn cơm.

– Không nặn mụn, tránh tiếp xúc trực tiếp với mụn.

– Tránh đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt.

– Giữ chân khô, nếu bàn chân đổ mồ hôi nhiều cần đi tất hút ẩm.

– Tránh làm tổn thương lòng bàn chân, nơi mụn cơm thường phát triển dễ dàng.

– Rửa sạch tay sau khi sờ vào mụn cơm.

– Tập thể dục thường xuyên, thể thao vừa sức để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho bản thân, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế xâm nhập và ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh.

Những thói quen sinh hoạt hạn chế diễn tiến của mụn cơm

– Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cơm để tránh làm lây lan.

– Liên hệ với bác sĩ để chữa trị mụn cơm bằng dung dịch acid salicylic không kê đơn.

– Liên hệ với bác sĩ nếu chứng mụn cơm không cải thiện tốt sau vài tuần điều trị.

BS. Nguyễn Thị Phương

Bệnh viện Mắt Sài Gòn Tài liệu tham khảo https://www.aad.org/public/diseases/contagious-skin-diseases/warts https://medlineplus.gov/warts.html https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/ss/slideshow-warts https://www.healthline.com/health/skin/warts https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-warts/symptoms-causes/syc-20371125