Làn da trên cơ thể đối với chị em phụ nữ mà nói là một trong những vấn đề được quan tâm và chú ý hàng đầu trong việc chăm sóc và bảo vệ. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp phái nữ phải chịu khổ sở và buồn bực, đánh mất sự tự tin về bản thân vì mụn gạo. Bài viết này được biên soạn với mục đích giúp chị em hiểu rõ về mụn gạo và cách trị mụn gạo dứt điểm.
Mụn gạo là gì?
Mụn gạo (mụn thịt) là các u nang lành tính nhỏ; là những nốt hoặc đốm nhỏ li ti có hình dạng nhỏ như hạt gạo màu trắng, thường xuất hiện xung quanh mắt, cổ, trán, ngực,… Mụn gạo không sưng to cũng không gây đau nhức như các loại mụn thông thường nhưng rất dễ lây lan. Khi đã lây lan sẽ tạo thành từng vùng mụn lớn, xuất hiện thành dạng nhóm gây mất thẩm mỹ và khiến việc chữa trị triệt để càng khó khăn hơn.
Đây là loại mụn mà rất nhiều người đã gặp phải, phổ biến nhất ở lứa tuổi từ 11 đến 30. Ở giai đoạn mới xuất hiện các mụn này thường nhỏ, có màu vàng, trắng, kích thước to nhỏ khác nhau, tập trung nhiều ở quanh mi mắt ngoài ra còn thường xuất hiện ở gì má, trán, cằm và đôi khi là vùng nách, hai bên vai.
Mụn gạo xảy ra khi keratin bị giữ lại bên dưới bề mặt da. Keratin là một loại protein mạnh mẽ thường được tìm thấy trong các mô da, tóc và tế bào móng tay và móng chân. Mụn gạo thường xuất hiện ở trẻ em và người lớn.
Trẻ sơ sinh
– Nguyên nhân gây ra mụn gạo ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được biết đến. Mụn gạo thường bị nhầm là mụn sữa, được kích hoạt bởi hormone từ người mẹ. – Không giống như mụn sữa, mụn gạo không gây viêm hoặc sưng. Trẻ sơ sinh bị mụn gạo thường được sinh ra với những nốt mụn gạo, trong khi mụn sữa không xuất hiện cho đến hai đến bốn tuần sau khi sinh.
Trẻ em và người lớn
Những tổn thương này có thể bao gồm:
+ Phồng rộp do một tình trạng da nào đó, chẳng hạn như bệnh ly thượng bì bóng nước (EB), bệnh pemphigoid có sẹo (CP), hoặc bệnh porphyrin da mắc phải muộn (PCT).
+ Chấn thương phồng rộp
+ Bỏng
+ Tổn thương gây ra bởi ánh nắng mặt trời trong thời gian dài
+ Sử dụng các loại kem steroid trong thời gian dài
+ Quy trình tái tạo bề mặt da, chẳng hạn như phương pháp mài da (dermabrasion) hoặc tái tạo bề mặt da bằng laser Mụn gạo cũng có thể phát triển nếu da mất khả năng tẩy tế bào chết tự nhiên. Điều này có thể xảy ra như là kết quả của sự lão hóa.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân gây ra mụn gạo thường do những yếu tố sau:
Do cơ địa, nội tiết tố.
Việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: Mụn gạo có thể xảy ra khi con người ta bước vào giai đoạn dậy thì. Ở phụ nữ nói riêng thì còn có kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai.
Do nóng trong người.
Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Thức khuya, uống nhiều cà phê, ăn nhiều đường sữa. Thường xuyên ăn thức ăn cay, nóng, thức ăn nhanh, uống nhiều các chất kích thích như bia, rượu,…
Căng thẳng từ áp lực xã hội, công việc hay gia đình.
Do sử dụng mỹ phẩm không hợp cơ địa gây kích ứng da.
Sử dụng các loại mỹ phẩm và đồ chăm sóc da không phù hợp trong một thời gian dài. Mụn gạo có thể hình thành do nhiễm vi khuẩn chúng tôi sinh sôi trên mặt do tuyến dầu hoạt động mạnh.
Do viêm da cơ địa, viêm da
– Da sản xuất quá nhiều bã nhờn và da chết, khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, từ đó phát sinh ra mụn.
– Không khí ô nhiễm và bụi bẩn khiến da của bạn khi tiếp xúc sẽ chịu những kích thích da nhất định.
– Lớp biểu bì dư thừa chất keo (chất có vai trò trong việc tạo nên hình thái da) hoặc cơ thể thiếu chất khoáng khiến cấu trúc tế bào da bị thay đổi.
Cách trị mụn gạo dứt điểm
Những phương pháp này được điều trị nhanh chóng, với những công cụ hiện đại; và độ an toàn và kiểm nghiệm cao hơn khi có sự tham gia của các chuyên gia và bác sĩ. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng bạn phải chuẩn bị cho mình một vốn tài chính khá và ổn định để có thể điều trị dứt điểm.
Phẫu thuật Laser:
Phương pháp này khá tốn kém, cũng có thể để lại sẹo; và thường chỉ dành cho những trường hợp bị mụn cơm khó chữa.
Với trẻ em, thông thường các bác sĩ sẽ thoa lên mụn cơm một ít axit nhẹ. Sau đó lấy đi các lớp da bị đốt bởi axit rồi thoa mỡ vaselin; và dán băng đè lên trên cho đến lần thoa axit tiếp theo. Cần lưu ý là bất kỳ mẩu da nào tróc khỏi mụn cơm cũng có thể làm lây sang chỗ khác.
Nếu mụn cơm xuất hiện ở bộ phận sinh dục nữ; các bác sĩ thường chấm bằng dịch podophyllin và giữ một thời gian nhất định. Sau đó rửa sạch vùng kín bằng nước ấm. Chữa trị liên tục 3 – 4 lần như vậy cho đến khi mất hẳn mụn cơm. Những mụn cơm trong âm đạo thì cần phải đốt bằng tuyết CO2 hay nitơ lỏng.
Vi phẫu:
Các nốt mụn cơm sẽ được cắt hoặc đốt bằng dao điện. Phương pháp này có thể để lại sẹo nên thường chỉ thực hiện cho các nốt mụn ở phía lưng hay phía chân; hoặc trong trường hợp không đáp ứng được các biện pháp điều trị khác.
Áp lạnh
Phương pháp này còn có tên gọi là phun nitơ lỏng. Bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng vào vùng có mụn cơm. Hơi lạnh sẽ tạo thành nốt phỏng quanh mụn, mô chết sẽ tự bong ra trong vòng một tuần sau đó.
Cách trị mụn gạo bằng phương pháp tự nhiên
1. Chữa trị mụn gạo bằng nước cốt chanh
Chanh có tính axit và nhiều vitamin C rất có khả năng trong chống viêm, diệt khuẩn nên dùng chanh trị mụn gạo sẽ rất hiệu quả.
Quy trình và cách thực hiện
Nhưng cũng có một số lưu ý trước khi thực hiện: Phương pháp này không nên áp dụng cho da mặt mỏng quanh mắt; do chanh có tính axit cao dễ gây tổn thương vùng da dưới mắt. Ngoài ra, chanh có thể làm da bị mỏng và ăn nắng nên cần che chắn cẩn thận khi ra nắng.
Chuẩn bị:
+ 1/2 quả chanh
+ Một cốc nước ấm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Pha hỗn hợp chanh và nước ấm theo tỉ lệ 1:2
Bước 2: Thoa hỗn hợp lên nốt mụn gạo.
Bước 3: 15 phút sau rửa sạch với nước mát.
Bước 4: Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ sớm có kết quả trong 4 tuần.
2. Cách trị mụn gạo bằng lá tía tô
Lá tía tô chứa rất nhiều các loại vitamin, có tính kháng khuẩn; cải thiện sự trao đổi chất và làm dịu da rất tốt nên có hiệu quả rất cao trong việc tiêu diệt mụn gạo cứng đầu.
Chuẩn bị
Lá tía tô đã rửa sạch tùy theo mức độ bị mụn gạo nhiều hay ít mà chuẩn bị cho phù hợp.
Cách thực hiện
Bước 1: Giã nát lá tía tô lọc lấy nước.
Bước 2: Dùng tăm bông, chấm lên chỗ bị mụn.
Bước 3: 15 phút sau rửa mặt sạch với nước mát.
Bước 4: Sử dụng mỗi ngày, sẽ có kết quả từ 2 đến 4 tuần.
3. Cách trị mụn gạo bằng tỏi
Với cách trị mụn gạo bằng tỏi này, cách dùng tốt nhất là say tỏi để lấy thành nước ép tỏi. Như các bạn cũng đã biết, tỏi có chứa nhiều khoáng chất; nguyên tố vi lượng và các vitamin A, B, C có khả năng trị mụn; kháng viêm cao nên tỏi có khả năng trị mụn gạo rất tốt.
Quy trình và các bước trị mụn gạo với nước ép tỏi
Đối với tỏi, trước khi sử dụng điều trị bằng phương pháp này cần lưu ý, không nên áp dụng cho vùng da mỏng; và nhạy cảm như vùng da quanh mắt.
Chuẩn bị
1 củ tỏi đã lột vỏ và giã nát.
Cách thực hiện
Bước 1: Dùng hỗn hợp ấy thoa lên nốt mụn gạo.
Bước 2: 30 phút sau rửa sạch với nước mát.
Bước 3: Thực hiện mỗi ngày, từ 2-3 tuần sẽ có kết quả.
4. Cách trị mụn gạo bằng mật ong
Công thức này phải sử dụng mật ong rừng nguyên chất mới đem lại hiệu quả tích cực nhất.
– Bạn lấy mật ong ra chén nhỏ, dùng tăm bông thấm đều xoa lên vùng da bị mụn gạo.
– Để 20 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước thường.
5. Cách trị mụn gạo bằng cách sử dụng chuối xanh
Chuối xanh có tính oxy hóa và kháng viêm cao nên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn; đồng thời thúc đẩy giúp vết thương nhanh lành rất tốt. Từ đó, chuối xanh có khả năng trị các loại mụn trứng cá, mụn bọc và cả mụn gạo.
Chuẩn bị:
1 trái chuối xanh đã lột vỏ và rửa sạch, nghiền nhuyễn.
Cách thực hiện:
Bước 1: Dùng hỗn hợp đã nghiền thoa lên các nốt mụn.
Bước 2: 30 phút sau rửa sạch lại với nước mát.
Bước 3: Dùng 1-3 lần/tuần và sẽ có kết quả sau khoảng 1-3 tháng.
6. Cách trị mụn bằng sữa chua
Sữa chua hoạt động như một loại chất tẩy rửa da mặt tự nhiên nhờ vào đặc tính kháng khuẩn. Thậm chí, các men vi sinh có lợi trong sữa chua còn giúp cải thiện tình trạng mụn mụn gạo; đem lại cho bạn vẻ ngoài tươi sáng. Nếu muốn tăng cường lợi ích, bạn có thể thêm bột yến mạch; để tẩy tế bào chết cho da đồng thời làm lỗ chân lông se khít hơn.
Cách thực hiện:
– Bạn dùng cọ chuyên dụng thoa một lớp mỏng sữa chua lên trên vùng da bị mụn gạo. Nếu thêm bột yến mạch, hãy trộn thật đều rồi cho vào tủ lạnh trong vài giờ trước khi đắp nó lên mặt của bạn. – Để cho các dưỡng chất thẩm thấu vào da trong 20 phút, rửa sạch lại bằng nước ấm. – Sử dụng hai lần trên tuần để nhận thấy sự cải thiện làn da rõ rệt.
Các phương pháp khác như: Cắt bỏ mụn gạo. Bôi kem thuốc trị mụn gạo
Cách phòng tránh mụn gạo
Chế độ dinh dưỡng và Chế độ sinh hoạt
– Hạn chế thức khuya, hạn chế dùng các chất kích thích như trà, coffe, bia, rượu và các loại nước có gas.
– Chăm sóc da mặt đúng cách, lưu ý vệ sinh da mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt và nước tẩy trang mỗi ngày; để tẩy đi bụi bẩn và khói bụi trên da.
– Không tự ý dùng tay lấy nhân mụn và sờ tay vào mụn gạo thường xuyên.
– Khi bị mụn gạo nên hạn chế trang điểm, đặc biệt là vùng da có mụn gạo để tránh mụn gạo lây lan; và xuất hiện nhiều hơn do da bị bít tắc.
– Nên ăn thức ăn nhóm rau màu xanh để tăng khả năng chống oxy hóa cho cơ thể, thanh lọc độc tố tích tụ và ngừa được tấc cả các loại mụn.
– Uống nhiều nước lọc mỗi ngày và nước ấm vào buổi sáng để da thêm đẹp và giảm mụn.
Lời kết