Top 9 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Lifo Là Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Lifo &Amp; Fifo: Các Phương Pháp Quản Lý Hàng Tồn Kho

Hệ thống nào sẽ phù hợp với hàng hoá tồn kho và kho hàng của bạn?

Logistics giúp công ty của bạn có lợi thế vượt lên các đối thủ trong sự cạnh tranh của thị trường. Đây là tất cả về việc đảm bảo các sản phẩm của bạn đang ở đúng nơi vào đúng thời điểm để công ty của bạn thu hút được khách hàng. Kho có vẻ như không phải là nơi quan trọng nhất, nhưng quản lý kho hàng là xương sống của logistics. Và, bạn có thể đã không để ý nhiều về việc này, nhưng làm thế nào hàng hoá lưu chuyển trong kho của bạn là chìa khóa giúp bạn tạo được ưu thế.

FIFO và LIFO rất nổi tiếng khi nói đến kế toán, nhưng những phương pháp này cũng có thể được sử dụng để quản lý hàng tồn kho. Nhưng trước hết, điều quan trọng là phải hiểu những khái niệm cơ bản của các phương pháp này.

FIFO (First In, First Out) nhập trước xuất trước

Phương pháp này đơn giản như tên gọi của nó. Theo phương pháp này, các lô hàng đầu tiên của hàng hoá nhập vào nhà kho sẽ là hàng hoá đầu tiên được xuất ra khỏi kho – từ đó, gửi vào các cửa hàng hoặc gửi trực tiếp đến khách hàng.

LIFO (Last In, First Out) nhập sau, xuất trước

Ngược lại, phương pháp này có nghĩa là các háng hoá gần đây nhất được nhập vào kho sẽ được xuất ra đầu tiên. Các hàng hoá mới được sử dụng trước, dùng ưu tiên hơn hàng hoá cũ.

Vì vậy, FIFO và LIFO là hai phương pháp đối lập của dịch chuyển hàng hoá trong các kho của bạn.

Lợi ích của FIFO

“Nhập trước, xuất trước” là một chiến lược tuyệt vời nếu sản phẩm của bạn có hạn dùng. Đó có thể là hàng hoá dễ hư hỏng như thực phẩm, các sản phẩm có một vòng đời thấp như thời trang, hoặc các sản phẩm mà có thể trở nên lỗi thời giống như các sản phẩm về công nghệ. Với những loại hàng hoá đó, bạn chắc chắn muốn xuất kho cho các mặt hàng được nhập kho trước. Nếu bạn không bán các hàng hoá này trước khi bạn bán những lô hàng mới hơn, bạn có thể (và có lẽ sẽ) bị thua lỗ vì chúng sẽ hết hạn, bị lỗi mốt hay không còn là công nghệ mới nhất.

Ví dụ các mặt hàng như sữa. Khi bạn lấy sữa từ kho hàng của bạn và bán nó trong cửa hàng, bạn muốn các lô hàng đầu tiên ở phía trước kệ hàng. Nếu không, khách hàng sẽ mua lô mới trước, các lô hàng cũ sẽ bị quá hạn.

Lợi ích của LIFO

Hiểu lý do tại sao lại chọn “nhập sau, xuất trước” để bạn có thể lưa chọn chính xác hơn. Những lợi ích chính của việc sử dụng phương pháp này được kết nối với kế toán, nhưng nó còn có giá trị cho những vấn đề được đề cập đến ở đây – đặc biệt là nếu các sản phẩm hàng hóa mà bạn tự sản xuất. Sử dụng LIFO cho phép bạn điều chỉnh giá thành sản phẩm để phù hợp với chi phí gần đây nhất của bạn. Khi các chi phí sản xuất sản phẩm của bạn đang tăng lên, đây là một phương pháp tuyệt vời. Trường hợp, các sản phẩm gần đây nhất của bạn có chi phí sản xuất tăng. Nếu bạn bán những sản phẩm đó với giá xuất kho theo giá xuất kho của các sản phẩm sản xuất thời gian trước, bạn sẽ thấy chi phí sản xuất ở mức thấp và lợi nhuận thu được ở mức cao bởi vì bạn đang làm việc với các thông tin cũ khác hẳn so với thông tin thực tế tại thời điểm hiện tại. Vì vậy, sử dụng LIFO, bạn sẽ có những thông tin cập nhật hơn và chính xác hơn về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của mình.

Điều này trực tiếp dẫn đến một lợi ích khác – thuế. Nếu bạn có báo cáo lợi nhuận chính xác (do có thông tin chuẩn về giá thành sản xuất hiện tại), bạn sẽ phải trả thuế ít hơn. Và đó là một lợi thế mà chủ doanh nghiệp luôn muốn có!

Bạn cũng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự sụt giảm về giá thị trường đối với các mặt hàng bạn sản xuất, bởi vì bạn sẽ được bán sản phẩm của bạn mà chi phí sản xuất được tính toán ở mức mới nhất. Vì vậy, bạn sẽ có ít rủi ro bị lỗ.

Khi nói đến LIFO và quản lý kho hàng, phương pháp này được thực sự chỉ được sử dụng cho hàng hóa đồng nhất – như than đá, cát, đá hoặc gạch. Khi một hàng được nhập kho, nó được xếp trên các đợt cũ và là lô đầu tiên được sử dụng. Phương pháp này cũng có ích khi bạn không có đủ không gian trong khođ ể xoay lô – nếu không gian chật hẹp và các sản phẩm của bạn không có thời hạn sử dụng, tại sao phải tự tạo cho mình những rắc rối không cần thiết?

Và người chiến thắng là …

Thực sự không có câu trả lời đúng hay sai. Nó phụ thuộc vào những đặc điểm về sản phẩm của bạn. Đối với hàng hoá dễ hư hỏng hoặc các sản phẩm có vòng đời hay tuổi thọ, phương pháp FIFO luôn được ưu tiên – hoặc bạn sẽ bị thiệt hại.

Đối với các sản phẩm khác, bạn có thể cùng với kế toán hoặc người phụ trách về tài chính lựa chọn nếu LIFO là cách tốt nhất để lưu chuyển hàng hoá trong và ngoài nhà kho của bạn.

Dù bạn lựa chọn phương pháp nào, hãy đảm bảo bố trí hàng hoá trong kho của bạn để giữ cho công việc được nhanh hơn và dễ dàng hơn. Nếu bạn đang sử dụng LIFO, bạn sẽ muốn sử dụng các kệ đẩy, các giá có bánh xe và kệ di động. Điều này cho phép bạn đưa các sản phẩm mới nhất ở phía trước, đẩy lùi các sản phẩm cũ ra sau. Khi bạn cần phải lấy sản phẩm, các sản phẩm mới nhất được đặt ngay trên đầu của kệ, sẵn sàng để được xuất kho.

Khái Niệm Lifo Và Fifo Là Gì? Sử Dụng Phương Pháp Nào Để Tối Ưu Nhất?

Đối với đa phần các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thì việc sử dụng dịch vụ cho thuê kho xưởng là vấn đề rất cơ bản. Và từ đây bạn sẽ bắt gặp khá nhiều thuật ngữ đặc thù Trong đó có 2 thuật ngữ chính trong vấn đề lưu kho: LIFO và FIFO.

Nội dung có trong bài viết

LIFO ( Last in, First out) có nghĩa là nhập sau thì xuất trước. Trong phương pháp này, hàng hóa nào nhập về đầu tiên sẽ được ưu tiên xuất đi trước. Hàng mới nhất được sẽ được bán ra và hàng tồn kho thường sẽ là hàng cũ và lưu trữ từ khá lâu.

Những sản phẩm đại diện cho thuật ngữ LIFO bao gồm: Vật liệu xây dựng, vật liệu điện nước, cát, gạch, nhựa, gỗ, xi măng…

Phương pháp LIFO được áp dụng trong trường hợp nào

Đặc thù của phương pháp LIFO chính là nhập sau xuất trước, vậy nên những loại sản phẩm hàng hóa đang có lợi về giá trên thị trường hoặc đối với đối thủ sẽ được ưu tiên nhập về và bán ngay thời điểm đấy để tăng lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý đến vấn đề việc sẽ phải đóng thuế doanh nghiệp cao hơn. Chưa tính đến việc khi giá thị trường được bình ổn trở lại thì bạn sẽ bị chịu chi phí sản xuất cao hơn. Lúc này rất dễ bị rơi vào tình trạng lợi nhuận bị thấp, thậm chí có thể chỉ hòa vốn.

Yêu cầu tiêu chuẩn đối với LIFO

Trước khi áp dụng LIFO. Kho chứa hàng của bạn phải đảm bảo năng lực được các yêu cầu như sau:

Phải có sằn đội ngũ lưu chuyển hàng hóa bao gồm: nhân viên bốc xếp, phương tiện bốc xếp, vận chuyển…

Kho lưu trữ phải cố định

Luôn phải kiểm tra hàng hóa định kỳ để đảm bảo số lượng và chất lượng

Kho lữu trữ buộc phải phân lô hàng đã lưu trữ lâu và hàng mới lưu trữ. Phải có lỗi đi thuận tiện cho việc kiểm kê, xuất nhập.

FIFO( First in, First out) có nghĩa là nhập trước thì xuất trước. Trong phương pháp này, hàng hóa tồn kho sẽ được ưu tiên để xuất đi trước. Và phương pháp lưu kho cũng sẽ ưu tiên vấn đề này bằng cách sắp xếp theo thứ tự từ cũ nhất rồi mới đến mới nhất.

Những sản phẩm đại diện cho thuật ngữ FIFO bao gồm: hàng có thời hạn sử dụng ngắn, thực phẩm, bánh kẹo, đồ hộp, quần áo theo “mốt”…

Phương pháp FIFO được áp dụng trong trường hợp nào

Đặc thù của phương pháp này là ưu tiên các loại hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn, dễ hư hỏng sẽ được sắp xếp và xuất đi trước. Phương pháp này được xem là một chiến lược lưu trữ dành riêng cho những loại hàng hóa ngắn hạn.

Yêu cầu tiêu chuẩn đối với FIFO

Với sự luân chuyển cao của hình thức Nhập trước – xuất trước FIFO. Kho lưu trữ hàng hóa cần đáp ứng yêu cầu có thể bốc dở hàng hóa thường xuyên. Ô kệ hoặc kệ pallet phải được sắp xếp gọn gàng khoa học. Có thể tổ chức các lối đi dọc các dãy kệ sao cho người và các phương tiện như xe nâng, máy nâng,…có thể tiếp cận dễ dàng.

Với hình thức FIFO thì kho lưu trữ hàng hóa cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

Sắp xếp kho hàng gọn gang khoa học, các lối đi luôn được bố trí rộng rãi thuận lợi cho xe nâng có thể tiếp cận dễ dàng

Đối với phương pháp này việc luân chuyển rất cao. Hàng hóa thường xuyên trong tình trạng nhập về và xuất đi vì vậy việc đáp ứng vấn đề bốc dỡ vận chuyển nên được đặt lên hàng đầu

LIFO và FIFO đều có những yêu nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp mà lựa chọn ra phương pháp thích hợp nhất. Hãy nhớ hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn thì chọn FIFO và ngược lại.

Đối với những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm hoặc không có đội ngũ nhân sự để quản lý kho hàng một cách tốt nhất. Hãy lựa chọn dịch vụ: Thuê nhà kho chính chủ đầy đủ tiện ích của Minhviet Group, trong đó chúng tôi cung cấp tiện ích quản lý kho cho quý khách hàng.

Hi vọng những kiến thức mà Minhviet Group cung cấp sẽ giúp quý doanh nghiệp có thêm kiến thức trong lĩnh vực lưu kho hàng hóa. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 09 1900 9808 để được giải đáp thắc mắc!

Fifo Là Gì Lifo Là Gì

FIFO là gì?

FIFO(First in First out – Vào trước Ra trước): Với phương pháp này, các lô hàng đầu tiên của hàng hoá nhập vào nhà kho sẽ là hàng hoá đầu tiên được xuất ra khỏi kho – từ đó được gửi vào các cửa hàng hoặc gửi trực tiếp đến khách hàng.

LIFO là gì?

LIFO (Last in First Out – Vào sau Ra trước): Ở phương pháp này, các hàng hoá được nhập vào kho gần nhất sẽ được xuất ra đầu tiên. Hàng hoá mới được sử dụng trước, dùng ưu tiên hơn hàng hoá cũ.

So sánh giữa FIFO và LIFO

1.Khi một công ty sử dụng FIFO họ giảm được số hàng tồn kho cũ. Bởi vì FIFO đảm bảo những mặt hàng được lưu trữ trong kho lâu nhất sẽ được sử dụng hoặc bán trước khi chúng được coi là đã lỗi thời, từ đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể cho việc tiêu hủy hoặc thanh lý hàng tồn kho cũ.

Ví dụ các mặt hàng như sữa. Khi bạn lấy sữa từ kho hàng của bạn và bán nó trong cửa hàng, bạn muốn các lô hàng đầu tiên ở phía trước kệ hàng. Nếu không, khách hàng sẽ mua lô mới trước, các lô hàng cũ sẽ bị quá hạn.

2. Với tình trạng lạm phát tăng cao như hiện nay, khi áp dụng phương pháp FIFO, bạn sẽ hạn chế được các rủi ro về mất giá hàng hóa.

Phương pháp LIFO cho phép bạn điều chỉnh giá thành sản phẩm để phù hợp với chi phí gần đây nhất của bạn. Khi các chi phí sản xuất của bạn đang tăng lên thì đây là một phương pháp tuyệt vời. Ví dụ, các sản phẩm gần đây nhất của bạn có chi phí sản xuất tăng. Nếu bạn bán những sản phẩm đó với giá theo chi phí của các sản phẩm được sản xuất trong quá khứ, bạn sẽ thấy chi phí sản xuất ở mức thấp và lợi nhuận thu được ở mức cao bởi vì bạn đang làm việc với các thông tin cũ khác hẳn so với thông tin thực tế tại thời điểm hiện tại. Vì vậy, sử dụng LIFO, bạn sẽ có những thông tin cập nhật hơn và chính xác hơn về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của mình.

Điều này trực tiếp dẫn đến một lợi ích khác – thuế. Nếu bạn có báo cáo lợi nhuận chính xác (do có thông tin chuẩn về giá thành sản xuất hiện tại), bạn sẽ phải trả thuế ít hơn. Và đó là một lợi thế mà chủ doanh nghiệp luôn muốn có!

Bạn cũng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự sụt giảm về giá thị trường đối với các mặt hàng bạn sản xuất, bởi vì bạn sẽ được bán sản phẩm của bạn mà chi phí sản xuất được tính toán ở mức mới nhất. Vì vậy, bạn sẽ có ít rủi ro bị lỗ.

Khi nói đến LIFO và quản lý kho hàng, phương pháp này được thực sự chỉ được sử dụng cho hàng hóa đồng nhất – như than đá, cát, đá hoặc gạch. Khi một hàng được nhập kho, nó được xếp trên các đợt cũ và là lô đầu tiên được sử dụng. Phương pháp này cũng có ích khi bạn không có đủ không gian trong kho để xoay lô – nếu không gian chật hẹp và các sản phẩm của bạn không có thời hạn sử dụng.

(Nguồn: Sưu tầm)

Tìm Hiểu Phương Pháp 5S Là Gì? Phương Pháp Kaizen Là Gì?

Nhật Bản là đất nước nổi tiếng vốn được biết đến xứ sở của những người làm việc nghiêm túc và mang lại năng suất cao. Họ rất tự hào khi có hàng nghìn phương pháp làm việc được đánh giá là cực kì hiệu quả. Trong số đó phương pháp Kaizen và phương pháp 5s. Vậy phương pháp 5s là gì? Phương pháp Kaizen là gì? Áp dụng thế nào là đúng?

1. Phương pháp Kaizen là gì? Các phương pháp triển khai Kaizen hiệu quả

1.1 Phương pháp Kaizen là gì?

Kaizen là gì? Thuật ngữ Kaizen được ra đời sau chiến tranh thế giới thứ 2. Trong tiếng Nhật, Kaizen được ghép từ hai chữ “kai” tạm dịch là thay đổi và “zen” được hiểu là tốt hơn. Vậy phương pháp Kaizen được hiểu là “thay đổi để mà tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”.

Trong từng lĩnh vực, trong từng ngữ cảnh, phương pháp Kaizen được hiểu theo từng ý nghĩa cụ thể khác nhau. Trong kinh doanh, phương pháp Kaizen là gì? Nó là sự tích lũy từ tiểu thành đại. Trong sản xuất, Kaizen được hiểu là sự cải tiến làm việc của từng thành viên trong dây chuyền sản xuất để tăng năng suất và phát triển hơn.

Vậy tạm hiểu phương pháp Kaizen là gì? Là trong tất cả các lĩnh vực, mọi thành viên dù ở đâu hay làm gì cũng đều phải nỗ lực để cải tiến liên tục để đạt được kết quả tốt nhất.

1.2 Làm thế nào để thực hiện phương pháp Kaizen?

Theo Kaizen, sự sáng tạo của con người được xem là vô hạn. Và sau khi thấm nhuần được phương pháp Kaizen là gì này, có 3 phương pháp chính để có thể ứng dụng Kaizen.

Quy tắc 5s: Giúp môi trường làm việc sạch sẽ, khoa học và hiệu quả.

Phương pháp JIT: Đầy đủ là Just In Time. Được hiểu là xây dựng thói quen đúng hạn trong khâu kiểm soát hàng tồn kho và sản xuất tránh tình trạng lãng phí diễn ra. Toyota là ví dụ tiên phong của phương pháp này.

PDAC: nghĩa là Plan, Doing, Check và Act, giúp xây dựng quy trình làm việc tối ưu và hiệu quả hơn.

2. Tiêu chuẩn 5s là gì? Ý nghĩa phương pháp 5s và triển khai quy trình 5s như thế nào?

2.1 Tiêu chuẩn 5s hay quy tắc 5s là gì?

Quy tắc 5s hay tiêu chuẩn 5s là một phương pháp tiêu biểu nhất của triết lý Kaizen. Quy tắc 5s được xây dựng trên nguyên tắc nếu bạn được làm việc trong một môi trường sạch sẽ, gọn gàng, lành mạnh thì năng suất, hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

5s ra đời từ 5 chữ cái “s” đầu tiên của các từ trong tiếng Nhật là Seiri ( Sàng lọc), Seiton ( Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu ( Săn sóc), Shitsuke ( Sẵn sàng).

Sau khi loại bỏ thứ không cần thiết, những vật dụng còn lại cần được sắp xếp một cách có khoa học để có thể dễ dàng tìm thấy, dễ dàng lấy đi và trả lại chỗ cũ. Quá trình này cần nghiêm túc thực hiện và duy trì.

Được hiểu là giữ vệ sinh không gian làm việc thật sạch sẽ để tạo ra môi trường gọn gàng, thoáng đãng nhất. Quy trình sạch sẽ cần được thực hiện định kì.

Săn sóc ở đây là việc luôn đảm bảo duy trì 3s ở trên luôn được thực hiện. S4 ra đời để hoàn thiện các quy tắc khác và đảm bảo hiệu quả năng suất công việc luôn được giữ vững.

Đây là sự kỉ luật. Những quy tắc trên được đưa vô thành nế nếp, như một thói quen tự giác và nghiêm túc thực hiện để đảm bảo mọi thứ luôn sẵn sáng bắt đầu.

2.2 Ý nghĩa của phương pháp 5s

Phương pháp 5s hay quy tắc 5s không phải dễ dàng mà hình thành khi không hiểu được ý nghĩa to lớn mà nó mang lại. Có thể việc được rèn luyện, được thường xuyên áp dụng đã mang lại những đức tính tốt đẹp của nhiều người dân Nhật. Một trong số đó phải kể đến tỉ mỉ, sạch sẽ, kiên trì.

Cùng xem những ý nghĩa của phương pháp 5s

Thông qua việc tạo ra một môi trường làm việc sạch sẽ, thông thoáng cho nhân viên có thể thấy phương pháp 5s giúp cho sức khỏe luôn được đảm bảo, luôn được quan tâm. Đồng thời quy trình làm việc luôn được kiểm soát, đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro.

Việc kiểm soát được chỉ những vật dụng cần thiết xuất hiện trong môi trường làm việc giúp tránh được tình trạng lãng phí. Bên cạnh đó phương pháp 5s còn giúp giảm thiểu các chi phí hoạt động, giảm số lượng người làm việc không cần thiết giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Sự gọn gàng, ngăn nắp trong môi trường làm việc rất quan trọng. Con người có thể dễ dàng rút ngắn thời gian làm việc cũng như thời gian vận chuyển để đạt hiệu quả công việc cao hơn với quy tắc hay phương pháp 5s.

Không phân biệt cấp bậc cao thấp, tất cả cùng đồng lòng thực hiện phương pháp 5s giúp cho họ gần gũi nhau hơn. Cùng nhau hướng tới một mục tiêu là lợi ích của tổ chức, của công ty khiến tính đoàn kết gắn bó ngày càng vững mạnh.

2.3 Quy trình triển khai phương pháp 5s

Không cần quan tâm mô hình lớn nhỏ của tổ chức, công ty như thế nào, nếu đã hiểu được ý nghĩa của phương pháp 5s mang lại hãy cố gắng áp dụng sớm nhất có thể.

Phổ biến chi tiết quy tắc phương pháp 5s trong toàn thể cán bộ nhân viên để nắm rõ và có thể thực hiện.

Sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết tiến hành sắp xếp bố trí sao cho thuận tiện nhất quá trình làm việc. Trên nguyên tắc là cái gì hay dùng nên để gần và ít dùng thì để dần ra xa. Hãy phác thảo cách bố trí để thỏa thuận và cùng ghi nhớ. Điều này giúp cho quá trình luôn được duy trì.

Không nên đợi dơ bẩn thì mới vệ sinh. Điều này chỉ khiến mất thời gian lại ảnh hưởng đến sức khỏe. Tất cả mọi người trong tổ chức có thể thống nhất thời gian dành ra mỗi ngày để tiến hành vệ sinh nơi làm việc.

Tạo dựng quy trình này như một thói quen đồng thời đưa ra chế độ thưởng phạt để hình thành kỉ luật trong tổ chức. Thường xuyên tổ chức đánh giá định kì để chắc chắn tổ chức vẫn đang duy trì tốt quy tắc 5s này.

Việc hiểu rõ phương pháp 5s là gì? Kaizen là gì? Cũng như ý nghĩa và phương pháp thực hiện giúp bạn có thể ứng dụng nhiều điều vào cuộc sống. Phương pháp Kaizen, quy tắc 5s hay tiêu chuẩn 5s không chỉ áp dụng riêng cho tổ chức công ty. Ngay cả trong đời sống hằng ngày nếu bạn tạo dựng được thói quen tốt này sẽ hình thành những đức tính tốt đẹp cho bản thân.