Top 10 # Xem Nhiều Nhất Quan Hệ Cùng Loài Là Gì Ý Nghĩa Của Mối Quan Hệ Cùng Loài Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Mối Quan Hệ Giữa Các Loài Trong Quần Xã

Quần xã gồm tập hợp nhiều quần thể khác loài vì vậy trong quần xã ngoài các mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài ( mối quan hệ trong quần xã) còn có tồ tại các mối quan hệ khác loài

1. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

Có 2 nhóm lớn :

– Quan hệ hỗ trợ : cộng sinh, hội sinh, hợp tác.

– Qua hệ đối kháng : cạnh tranh, con mồi – vật ăn thịt, vật chủ – kí sinh, ức chế – cảm nhiễm.

Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng

– Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã.

– Quan hệ đối kháng có 1 loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại.

2. Đặc điểm và ví dụ từng mối quan hệ giữa 2 loài trong quần xã

Hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi.

Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào cộng sinh trong địa y ; vi khuẩn lam cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu ; trùng roi sống trong ruột mối ; vi khuẩn lam với san hô …

Các loài tranh giành nguồn sống như thức ăn, chỗ ở …trong mối quan hệ này, các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên có một loài sẽ thắng thế còn các loài khác bị hại hoặc cả 2 đều bị hại.

Cạnh tranh giành ánh sáng, nước và muối khoáng ở thực vật ; cạnh tranh giữa cú và chồn ở trong rừng, chúng cùng hoạt động vào ban đêm và bắt chuột làm thức ăn…

3. Hiện tượng khống chế sinh học và ứng dụng

– Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trọ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.

– Trong nông nghiệp, ứng dụng khống chế sinh học là sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu. Ví dụ sử dụng ong kí sinh diệt loài bọ dừa, sử dụng rệp xám để hạn chế số lượng cây xương rồng bà.

4. Cạnh tranh là một trong những động lực chủ yếu của quá trình tiến hóa

– Để chiến thắng hoặc tránh khỏi thua cuộc, trong cạnh tranh, các loài phải có những biến đổi về hình thái, các đặc tính sinh lí, sinh thái.thích hợp. Ví dụ 3 loài sẻ ăn hạt cùng sống trên một hòn đảo có cấu tạo kích thước mỏ khác nhau để ăn các loại hạt kích thước phù hợp, tránh sự cạnh tranh nhau.

– Cạnh tranh xảy ra thường xuyên trong lịch sử tiến hóa của các loài, do đó chỉ những loài có ưu thế về những đặc điểm hình thái, sinh lí mới có thể tồn tại và phát triển hưng thịnh được.

5. Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi

Trong mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, con mồi có kích thước nhỏ, nhưng số lượng đông, còn vật ăn thịt thường có kích thước lớn hơn, nhưng số lượng ít hơn. Vật ăn thịt tấn công và tiêu thụ con mồi, song chúng thường bắt được con mồi yếu, mang bệnh. Hiện tượng này có tác dụng chọn lọc, loại bớt những con vật yếu ra khỏi quần thể. Đồng thời vật ăn thịt cũng phải có những biến đổi về hình thái, các đặc tính sinh lí, sinh thái.thích hợp để bắt được mồi.

6. Nuôi cá trong ao để có năng suất cao

Muốn nuôi được nhiều loài cá trong một ao và để có năng suất cao thì chungns ta cần chọn nuôi các loài cá phù hợp.Nuôi cá sống ở các tầng nước khác nhau : ăn nổi, ăn đáy, … và nuôi nhiều loài ăn các thức ăn khác nhau.

– Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên giữa các loài cá giảm mức độ cạnh tranh với nhau gay gắt : cá trắm cỏ ăn thực vật và phân bố chủ yếu ở tầng nước mặt, cá mè trắng chủ yếu ăn thực vật nổi, cá mè hoa ăn thực vật nổi là chính, cá trắm đen ăn thân mềm và phân bố chủ yếu ở đáy ao, cá trôi ăn tạp và chủ yếu ăn chất hữu cơ vụn nát ở đáy ao, ca schép ăn tạp.

– Nuôi hiều loài cá khác nhau như trên sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt năng suất cao.

Mối Quan Hệ Của Chúng Ta Là Gì Anh Nhỉ?

Em thích anh, anh thích em, chúng ta đều biết, cả thế giới đều không biết. Ở bên anh, chưa một lần gặp chính thức, ngày nào cũng ấm áp nhưng không ngày nào là không giống kẻ thất tình. Mối quan hệ của chúng ta là gì anh nhỉ? Không phải tình yêu nhưng chắc chắn cũng chẳng phải tình bạn. Không có bắt đầu cũng chẳng có kết thúc…

Không hiểu vì sao lại thích anh nhiều đến thế. Anh không ngọt ngào cũng chẳng dịu dàng, lạnh lùng và còn ngốc đến thế. Nhưng sao cũng hợp với em đến lạ, hợp với một đứa Nhân Mã ưa chinh phục như em. Không hiểu vì sao lại nghĩ đến anh nhiều như thế, hình ảnh anh luôn xuất hiện trong tâm trí em, anh ở khắp mọi nơi và anh cũng không ở đâu cả…

Anh có nghĩ đến em, có nhớ em như em đối với anh không? Anh, có phải đã quên em rồi không? Hay là em cũng như vậy, em cũng quên anh nha!

Anh đừng vô tâm, em sẽ không sầu não. Anh không nóng giận, em sẽ không bướng bỉnh. Anh yêu thương thật lòng, em sẽ tự khắc ngoan! Giữa hai người, ” yêu thôi là không đủ , cả hai còn cần phải vì nhau mà dung hòa mọi thứ “, hiểu không ?

Lúc trước em từng nghĩ tương lai không quan trọng, hiện tại chính là điều nên trân trọng nhất, có thể nhìn anh thêm một lần thì sẽ nhìn, có thể yêu anh thêm một giây thì sẽ yêu, có thể ở bên anh thêm được ngày nào thì vẫn sẽ ở lại… Hàng ngày chỉ biết rằng mình phải cố gắng nhưng lại không dễ đến thế phải không anh? Bởi vì qua mỗi phút mỗi giây, đều đã là quá khứ, chỉ có em cứ muốn sống mãi trong cái hạnh phúc mờ ảo do chính mình dựng lên mà quên mất đã bước vào tương lai lúc nào không hay biết…

Cứ mãi đợi anh như một con ngốc, không tìm đến anh, chỉ là đợi. Một ngày anh biến mất sẽ vô cùng lo lắng, vừa giận vừa lo, nhưng lại chẳng có tư cách gì để giận. Chỉ cần anh xuất hiện, tìm em, chỉ cần anh không rời đi, em nhất định không rời bỏ anh!

Nhưng giờ không được nữa rồi, anh có lẽ đã quên em rồi… Em từ bỏ anh nha… Khó cách mấy cũng sẽ vượt qua được thôi đúng không anh. Bây giờ em từ bỏ anh, nhưng em sẽ không quên anh đâu, em không muốn quên anh, cũng không mong chờ một ngày đẹp trời mình tìm thấy nhau, nếu có duyên sẽ gặp lại thôi.

Ngoài anh ra em chẳng muốn ở bên một ai nữa, không muốn cho ai hy vọng cũng không muốn tạm bợ với bất kỳ ai, hiện tại không được thì tương lai, em đợi anh nha. Vì em biết anh chính là người đó, chính là chiếc ô vàng của em…

Lực Lượng Sản Xuất Là Gì? Quan Hệ Sản Xuất Là Gì? Lực Lượng Sản Xuất Và Quan Hệ Sản Xuất Có Mối Quan Hệ Như Thế Nào? Từ Việc Hiểu Biết Mối Quan Hệ Đó Có Thể Rút Ra Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Nào? Cho Ví

– Khái niệm lực lượng sản xuất

+ Khái niệm lực lượng sản xuất dùng để chỉ tổng thể các yếu tố cấu thành nội dung vật chất, kỹ thuật, công nghệ,… của quá trình sản xuất, tạo thành năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người. Với nghĩa như vậy, lực lượng sản xuất cũng đóng vai trò phản ánh căn bản trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.

+ Các yếu tố (nhân tố) tạo thành lực lượng sản xuất gồm có: tư liệu sản xuất (trong đó, công cụ sản xuất là yếu tố phản ánh rõ ràng nhất trình độ chinh phục tự nhiên của con người) và người lao động (trong đó năng lực sáng tạo của nó là yếu tố đặc biệt quan trọng).

Trong hai nhóm yếu tố nói trên, người lao động là nhân tố quan trọng nhất (bởi vì, tư liệu sản xuất có nguồn gốc từ lao động của con người và được sử dụng bởi con người).

– Khái niệm quan hệ sản xuất

+ Khái niệm quan hệ sản xuất dùng để chỉ tổng thể mối quan hệ kinh tế (quan hệ giữa người với người về mặt thực hiện lợi ích vật chất trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội).

+ Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó.

Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mổì quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở xuyết định của quan hệ sở hữu vể tư liệu sản xuất.

– Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng (phụ thuộc, ràng buộc nhau, tác động lẫn nhau) tạo thành quá trình sản xuất hiện thực của xã hội.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó. Trong đòi sống hiện thực, không thể có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên lại có thể diễn ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định. Ngược lại, cũng không có một quá trình sản xuất nào có thể diễn ra trong đời sống hiện thực chỉ với những quan hệ sản xuất không có nội dung vật chất của nó.

Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội. Tương ứng với thực trạng phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với thực trạng đó trên cả ba phương diện: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức – quản lý và phân phối. Chỉ có như vậy, lực lượng sản xuất mới có thể được duy trì, khai thác – sử dụng và không ngừng phát triển. Ngược lại, lực lượng sản xuất của một xã hội chỉ có thể được duy trì, khai thác – sử dụng và phát triển trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.

+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ biện chứng nhưng trong đó, vai trò quyết định thuộc về lực lương sản xuất, còn quan hệ sản xuất giữ vai trò tác động trở lại lực lượng sản xuất.

Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định; bởi vì, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó.

Tuy nhiên, quan hệ sản xuất, với tư cách là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất, nó luôn luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiểu hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự vận động, phát triển lực lượng sản xuất. Nếu “phù hợp” sẽ có tác dụng tích cực và ngược lại, “không phù hợp” sẽ có tác dụng tiêu cực.

+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập làm phát sinh mâu thuẫn cần được giải quyết để thúc đẩy sự tiếp tục phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế xác định, lực lượng sản xuất của xã hội được bảo tồn, không ngừng được khai thác – sử dụng và phát triển trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội.

Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất càng cao thì lực lượng sản xuất càng có khả năng phát triển, nhưng chính sự phát triển của lực lượng sản xuất lại luôn luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của những quan hệ sản xuất từ trước đến nay đóng vai trò là hình thức kinh tế cho sự phát triển của nó. Những quan hệ sản xuất này, từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các lực lượng sản xuất đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó, nó đã tạo ra một mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó xuất hiện nhu cầu khách quan phải thiết lập lại mối quan hệ thông nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất.

Khi phân tích sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, C. Mác đã từng chỉ ra rằng: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có… trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”. Chính nhờ các cuộc cách mạng xã hội mà những quan hệ sản xuất cũ của xã hội được thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất đã phát triển, tiếp tục phát huy tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong một hình thức quan hệ sản xuất mới.

– Ý nghĩa phương pháp luận

+ Để xác lập, hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội, cần phải căn cứ vào thực trạng (tình hình thực tế) phát triển của lực lượng sản xuất hiện có để xác lập nó cho phù hợp chứ không phải căn cứ vào ý muốn chủ quan. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra được hình thức kinh tế thích hợp cho việc bảo tồn, khai thác – sử dụng, tái tạo và phát triển lực lượng sản xuất của xã hội.

+ Khi đã xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất đang kìm hãm sự phát triển đó thì cần phải có những cuộc cải biến (cải cách, đổi mới,…) mà cao hơn là một cuộc cách mạng chính trị để có thể giải quyết được mâu thuẫn này.

Ví dụ, trong quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa vào trước những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí, chưa tuân theo thật đúng yêu cầu của quy luật này. Do đó đã dẫn đến tình trạng lực lượng sản xuất hiện có không được bảo tồn, tái tạo và phát triển tốt. Thực tế đó là nguyên nhân căn bản và sâu xa dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế lớn, buộc các nước này phải tiến hành những cuộc cải ách, đổi mới theo hướng tạo lập sự phù hợp của quan hệ sản xuất với thực tế trình độ phát triển lực lượng sản suất, nhờ đó lực lượng sản xuất của xã hội từng bước được phục hồi và phát triển.

chúng tôi

Fwb Là Gì? Những Ưu Nhược Điểm Của Mối Quan Hệ Fwb

FWB đang được cho là “trào lưu” của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, một số người thì tán dương, một số người lại chê trách lối sống này. Vậy FWB là gì? Và chúng ta có nên có một mối quan hệ FWB không? Hãy cũng theo dõi bài viết sau.

FWB là gì? FWB là viết tắt của từ gì?

FWB chắc chắn là cụm từ tìm kiếm của nhiều bạn trẻ hiện nay, FWB là viết tắt của từ “Friend with benefits” (tạm dịch sang tiếng Việt là: Làm bạn có ‘động cơ’). Nhiều người cho rằng cụm từ này xuất phát từ một bộ phim cùng tên phát hành vào năm 2011. Nội dung phim nói về một chàng giám đốc nghệ thuật Dylan và cô gái tuyển dụng nhân sự Jamie. Hai người là bạn của nhau, chia sẻ những vấn đề về cuộc sống, tình cảm, tình dục nhưng không gọi là người yêu của nhau.

Thông qua nội dung phim này, FWB trong đời sống thực tế cũng như vậy. Đây là mối quan hệ giữa hai người bạn thân, có quan hệ tình dục nhưng không có ràng buộc về tình yêu. Một số người cho rằng đây là mối quan hệ chỉ để giải quyết nhu cầu tình dục.

Vậy mối quan hệ fwb, hay friend with benefits là gì? Trong mối quan hệ này, đối phương có thể tự do có tình yêu riêng. Mặc nhiên không có ghen tuông, trách nhiệm và kiểm soát. Họ đến với nhau để chia sẻ về cuộc sống, ngủ với nhau nhưng kết thúc thì đối xử như bạn bè. Khi bạn đã hiểu FWB nghĩa là gì, bạn có thể cho rằng FWB là mối quan hệ phức tạp.

Những ưu điểm và nhược điểm của mối quan hệ FWB là gì?

Mọi thứ đều có hai mặt của nó, chúng ta nên nhìn chúng dưới nhiều góc độ để có cái nhìn khách quan hơn.

Ưu điểm

Với những ai sống thoáng, tôn sùng chủ nghĩa độc thân thì FWB là mối quan hệ tuyệt vời. Với tuýp người này họ yêu bản thân, ngại cuộc sống hôn nhân. Do đó, việc có một người bạn tâm sự, sẻ chia và giải quyết nhu cầu sinh lý là điều hoàn hảo. Họ có tự do vui vẻ khi ở bên nhau, rời đi khi cảm thấy không cần thiết. Và đặc biệt họ sẽ luôn tự do, không có trách nhiệm cũng như đối mặt những vấn đề sở hữu, kiểm soát.

Nói về khía cạnh nhu cầu sinh lý, quan hệ một người sẽ an toàn hơn với nhiều người. Thay vì “tình một đêm” thì quan hệ với một người bạn thân thuộc sẽ an tâm hơn.

Trong mối quan hệ FWB, hai người thường cởi mở với nhau về sở thích cũng như nhu cầu chăn gối. Họ có thể thoải mái thử những điều lạ lùng với nhau mà không ngại ngùng.

Sau khi kết thúc mối quan hệ FWB, họ có thể vẫn là bạn hoặc tự do đi con đường họ chọn. Hoặc lý tưởng hơn là họ cảm thấy đồng điệu và đến với nhau.

Nhược điểm

Nhiều người cho rằng FWB không đúng với đạo lý phương Đông. Nếu FWB xảy ra với người đang có gia đình, thì người có mối quan hệ FWB bị cho là không chung thủy.

Khi mà cha mẹ ra sức ngăn cản con cái sống thử thì FWB cũng là mối quan hệ tương tự. Họ sợ con cái họ không biết bảo vệ bản thân sẽ có thai ngoài ý muốn.

Nhiều người cho rằng FWB không phải mối quan hệ an toàn. Nếu một người có nhiều FWB thì nguy cơ xảy ra bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng khá lớn.

Không ai có thể cam kết là không xuất hiện tình cảm trong quan mối quan hệ FWB. Nếu xảy ra tình yêu trong mối quan hệ FWB thì sẽ khổ. Bạn có thể phải nhìn người ấy yêu và lên giường với một người khác. Hoặc không thể nói yêu cũng như sở hữu người ấy.

Có nên FWB?

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!