Top 14 # Xem Nhiều Nhất Quản Lý Imei Là Gì Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Hướng Dẫn Quản Lý Hàng Hóa Theo Số Serial/Imei

Vậy Serial/Imei là gì? Là một dãy ký tự có cấu trúc duy nhất gán cho sản phẩm nhằm mục đích để phân biệt từng sản phẩm hàng hóa. Serial Number là tên gọi chung cho các dãy số có cùng mục đích như thế. Ví dụ: Số IMEI trong điện thoại; Số VIN trong xe hơi, xe gắn máy; Số seri của túi xách,… Cấu trúc của Serial Number cung cấp thông tin về: Nước sản xuất, hãng sản xuất, model,… của sản phẩm đó.

I. Khai báo hàng hóa có Serial/Imei:

Cửa sổ thêm hàng hiện lên bạn khai báo thông tin hàng bình thường như các mặt hàng khác & tick chọn “QL theo số Serial/Imei“:

II. Nhập hàng – Xuất bán có Serial/Imei:

Vậy là sản phẩm “IPad Air 2 64G Wifi + 3G” đã vào kho với số lượng 5 cái. Tương ứng với số Serial là: 125789632, 256452741, 258456697, 456879541, 564789258. Giờ có khách mua ta xuất bán như các mặt hàng khác, chỉ thêm thao tác nhập số Serial/Imei của mặt hàng đó:

Theo như đã trình bày sản phẩm “IPad Air 2 64G Wifi + 3G” nhập kho 5, xuất bán 1 với số serial là 456879541. Lúc này trong kho sẽ còn tồn 4, tương ứng với số Serial: 125789632, 256452741, 258456697, 564789258

III. Xem thẻ kho có hàng hóa có Serial/Imei:

Để kiểm tra lại kho hàng & chi tiết theo từng số Serial/Imei mời bạn vào thẻ kho. Bấm vào nút thao tác (ba chấm) đầu dòng của mặt hàng cần xem và chọn “Serial/Imei”:

Theo thẻ kho cho ta thấy mặt hàng “IPad Air 2 64G Wifi + 3G” đang tồn kho 4. Và chi tiết Serial/Imei sẽ hiển thị như sau:

0

0

votes

Article Rating

Quản Lý Kho Là Gì

/ Giải pháp quản lý kho

Những khái niệm và thông tin cơ bản về kho, quản lý kho và nhiệm vụ, công việc của một nhân viên quản lý kho và vai trò của quản lý kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Đảm bảo tiêu chuẩn của hàng hóa trong kho Thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng

Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ, giấy tờ yêu cầu nhập, xuất hàng, giao hàng hay lưu chuyển hàng hóa theo quy định

Ghi phiếu nhập, xuất kho

Theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập tồn kho hằng ngày và đối chiếu với định mức tồn kho tối thiểu

Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu

Theo dõi số lượng hàng tồn kho tối thiểu hằng ngày và đảm bảo tất cả hàng hóa trong kho phải có định mức tồn kho tối thiểu

Đề xuất Giám đốc thay đổi định mức tồn kho tối thiếu cho phù hợp với biến động của số lượng hàng xuất nhập kho

Thực hiện các thủ tục đặt hàng

Lập phiếu yêu cầu mua hàng đối với các vật tư phụ, dụng cụ cá nhân,…

Tuân thủ các quy đình về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và an toàn kho

Đảm bảo các quy tắc PCCC trong kho

Kiểm tra định kỳ các kệ hàng, tránh ẩm ướt, gãy đổ, mối mọt,…

Phần mềm quản lý kho hàng online online iBom.S đã được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhằm giúp công tác quản lý xuất nhập kho trở nên đơn giản, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

Giao diện quản lý kho hàng bằng phần mềm iBom.S

Phần mềm này sẽ giúp bạn:

Tổng hợp và quản lý kho trực tuyến một cách tập trung, quản lý kho ở nhiều cơ sở

Tổng hợp các yêu cầu xuất, nhập, mua hàng hóa và xử lý, phê duyệt một cách nhanh chóng

Kiểm tra tình hình hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho một cách dễ dàng

Dễ dàng tổng hợp dữ liệu hàng trong kho để tính toán chi phí vật tư hàng hóa, điều phối, giảm hàng tồn kho và tình trạng thất thoát

ĐĂNG KÍ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHO TẠI ĐÂY

Mọi ý kiến đóng góp, thắc mắc, vui lòng gửi về địa chỉ: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Quản Lý Là Gì? Khái Niệm Về Quản Lý Kinh Tế

Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm ” quản lý”. Thông thường, quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều khiển, động viên, kiểm tra, điều chỉnh… theo lý thuyết hệ thống: “quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống (Giáo trình Khoa học quản lý- Tập 2- NXB KHKT-2001)

Quản lý (thuật ngữ tiếng Anh là Management [ˈmænɪdʒmənt], tiếng lat. manum agere – điều khiển bằng tay) đặc trưng cho quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tư, trí thực và giá trị vô hình).

Đầu thế kỷ 20 nhà văn quản lý Mary Parker Follett định nghĩa quản lý là “nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác”.

Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu quản lý kinh tế là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong qúa trình tiến hành các hoạt động kinh tế nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế – xã hội đã đặt ra. Như vậy nội hàm khái niệm quản lý kinh tế được hiểu như sau:

Quản lý kinh tế là sự tác động giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Trong đó chủ thể quản lý là những tổ chức và cá nhân, những nhà quản lý cấp trên. còn đối tượng quản lý hay còn gọi là khách thể quản lý là những tổ chức, cá nhân, nhà quản lý cấp dưới, cũng như các tập thể, cá nhân người lao động. Sự tác động trong mối quan hệ quản lý mang tính hai chiều và được thực hiện thông qua các hoạt động tổ chức, lãnh đạo, lập kế hoạch, kiểm tra điều chỉnh…

Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý cấu thành hệ thống quản lý. Một nền kinh tế hay một doanh nghiệp đều xem như một hệ thống với hai phân hệ chủ yếu: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Trong nhiều trường hợp mỗi phân hệ có thể được coi như một hệ thống phức tạp.

Quản lý kinh tế là quá trình lựa chọn và thiết kế hệ thống chức năng, nguyên tắc, phương pháp, cơ chế, công cụ, cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và bảo đảm nguồn lực thông tin, vật chất cho các quyết định quản lý được thực thi.

Mục tiêu của quản lý kinh tế là huy động tối đa các nguồn lực, mà trước hết là nguồn lực lao động và sử dụng hiệu quả để phát triển kinh tế phục vụ lợi ích con người.

Quản lý là gì? Khái niệm về quản lý kinh tế

Năng Lực Quản Lý Là Gì?

Khái niệm chung về năng lực quản lý

Thực tế, khái niệm về năng lực quản lý không có gì quá khó hiểu bởi phân tích một cách đơn giản nhất khái niệm này có nghĩa là sự kết hợp của khả năng và thực lực quản lý ở mỗi con người.

Năng lực quản lý của mỗi người thường vừa nằm ở thực lực, tố chất có sẵn bên trong cũng vừa nằm ở những học hỏi ở trường lớp và trải nghiệm thực tế đã qua.

Những yếu tố tạo ra một người đứng đầu có năng lực quản lý

Trên lý thuyết, năng lực quản lý được phân tích khá đơn giản nhưng thực tế chứng minh rằng trong công việc có rất nhiều yếu tố để đánh giá một người đứng đầu, người lãnh đạo có năng lực quản lý hay không.

Khả năng lập kế hoạch, phân chia công việc hiệu quả

Đầu tiên, một người đứng đầu có năng lực quản lý bắt buộc phải có khả năng lập kế hoạch công việc khoa học và phân chia công việc công bằng, hợp lý cho các nhân viên cấp dưới.

Để làm được điều này, người quản lý đòi hỏi phải có hiểu biết về điểm mạnh cũng như điểm yếu và tâm tư của từng nhân viên. Bên cạnh đó họ cũng cần có năng lực nắm bắt công việc nhạy bén, hiệu quả mới có thể lập kế hoạch một cách hoàn hảo nhất.

Khả năng giải quyết nhanh chóng và triệt để mọi vấn đề

Người có năng lực quản lý cũng rất cần có khả năng phản xạ nhanh và giải quyết mọi vấn đề kịp thời mà vẫn đạt hiệu quả.

Người quản lý cần phải nắm rõ họ đang phải làm việc với một số lượng nhân viên cấp dưới rất đông, đồng nghĩa với khối lượng công việc rất nhiều. Do vậy trách nhiệm của họ là rất lớn.

Nếu là một người có sẵn trong mình năng lực quản lý cần thiết thì bằng khả năng và thực lực của bản thân, họ sẽ dễ dàng vượt qua mọi thử thách trong công việc. Cụ thể là người quản lý có năng lực thường sẽ bình tĩnh giải quyết mọi khó khăn một cách khéo léo, kịp thời và triệt để.

Cuối cùng phải khẳng định rằng một người lãnh đạo có năng lực quản lý đòi hỏi phải có kiến thức chuyên ngành sâu rộng và một số kỹ năng mềm cần thiết.

Xét về kiến thức, một người làm chức vụ quản lý thường đã được đào tạo kỹ về chuyên ngành. Điều này giúp ích cho họ rất nhiều trong việc điều phối công việc thành công.

Còn về kỹ năng mềm như chúng ta đã biết trách nhiệm của người quản lý không những phải giám sát, dẫn dắt nhân viên mà còn phải làm việc với cấp trên hay đối tác. Do đó người đứng đầu có năng lực quản lý phải có một số kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử,…

Nếu bạn là một người quản lý mới và cảm thấy bản thân còn nhiều thiếu sót trong năng lực quản lý nhân viên và công việc. Đừng quá lo lắng, bởi ngày nay bằng những ứng dụng mới như MyXteam bạn hoàn toàn có thể nâng cao năng lực quản lý của chính mình.

Cụ thể tại MyXteam, người quản lý có thể dễ dàng rèn luyện các kỹ năng và kiểm soát nhân viên cũng như chất lượng, tiến trình công việc thông qua một số phần mềm quản lý hiện đại.

Đặc biệt với công nghệ quản lý online, chỉ bằng những cái nhấp chuột đơn giản bạn đã có thể quản lý, theo dõi và đánh giá mọi kế hoạch, dự án hay công việc mọi lúc mọi nơi. Từ đó tạo môi trường làm việc tương tác nhiều hơn giữa các nhân viên.