Top 10 # Xem Nhiều Nhất Quốc Ca Là Gì Nghĩa Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Quốc Ca Việt Nam Và Quốc Ca Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản trong những năm gần đây có những bước tiến vượt bậc trong quan hệ giao thương và cả văn hóa nghệ thuật. Trong đó lĩnh vực trao đổi và xuất khẩu lao động được chú ý đặc biệt. Khi bạn đến Việt Nam thì tìm hiểu quốc ca Việt Nam là điều hiển nhiên, và khi bạn đến Nhật Bản thì biết sơ qua bài quốc ca Nhật Bản cũng là điều rất cần thiết.

Vậy bạn đã biết rõ về nội dung cũng như nguồn gốc 2 bài hát cho tổ quốc này chưa? Cùng tìm hiểu thôi nào!

Quốc ca nước Việt Nam – Bài “Tiến quân ca” của tinh thần dân tộc

Mỗi đất nước đều có 1 bài hát quốc ca để thể hiện tinh thần dân tộc và lòng tự tôn khi đi ra biển lớn. Nước Việt Nam của chúng ta cũng vậy! Ai ai cũng có thể cất vang bài quốc ca với sự tự hào dâng cao nhưng còn rất nhiều bạn trẻ vẫn chưa am tường về nguồn gốc xuất xứ của bài hát đặc biệt này. Đây là câu trả lời dành cho bạn!

Nguồn gốc bài quốc ca của nước Việt Nam

Bài hát quốc ca của Việt Nam được chính thức sử dụng từ năm 1976 sau khi được toàn bộ đại biểu quốc hội biếu quyết thông qua. Nguồn gốc của bài hát này chính là bài hát “Tiến Quân ca” do nhạc sỹ Văn Cao sáng tác năm 1944. Trước năm 1975, bài Tiến Quan ca được xem là bài hát biểu tượng cho nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.

Tên bài hát quốc ca Việt Nam là gì?

Như đã đề cập, quốc ca Việt Nam có tên gọi nguyên bản là ” Tiến Quân ca “. Đây là một bài hát có nhịp mạnh mẽ, ngôn ngữ hào hùng và có sức mạnh khích lệ tinh thần người nghe cực kỳ hiệu quả. Nó được nhạc sỹ Văn Cao sáng tác phục vụ cho Cách Mạng Tháng 8 năm 1945.

Khi được chọn làm quốc ca thì lời bài hát Tiến Quân ca được sửa chữa một số chỗ như thay từ “Việt Minh” thành “Việt Nam”.

Lời bài hát quốc ca Việt Nam

Từ khi được chính thức lưu hành toàn quốc thì bài quốc ca Việt Nam gồm có 2 lời:

Lời 1

Đoàn quân Việt Nam đi Chung lòng cứu quốc Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca. Đường vinh quang xây xác quân thù, Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường, Tiến lên, cùng tiến lên. Nước non Việt Nam ta vững bền.

Lời 2

Đoàn quân Việt Nam đi Sao vàng phấp phới Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới, Đứng đều lên gông xích ta đập tan. Từ bao lâu ta nuốt căm hờn, Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường, Tiến lên, cùng tiến lên. Nước non Việt Nam ta vững bền.

Học hát quốc ca Việt Nam có khó không?

Học hát quốc ca Việt Nam là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, là sự tôn trọng của mỗi người khi đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Các bài quốc ca trong lịch sử Việt từ thời khai hoang lập quốc

Quốc ca đầu tiên của Việt Nam

Từ thế kỷ 19 trở về trước có khá nhiều bài hát dùng trong hoàng cung nội tộc nhưng để xác định chính xác bài quốc ca thì rất khó. Do đó chúng ta chỉ xác định bài quốc ca từ thời vua Bảo Đại – Vị vua cuối cùng của nước Việt Nam.

Vào thời vua Bảo Đại thì nhà vua chọn quốc kỳ là Cờ Long Tinh và quốc ca là bài hát Đăng Đàn Cung được sử dụng chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung. Lúc này miền Nam Kỳ lục tỉnh vẫn còn là thuộc địa của Pháp nên không sử dụng hoặc rất ít nơi sử dụng quốc ca của chế độ vua Bảo Đại.

Quốc ca Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa

Trong giai đoạn 1945 – 1975 thì sự kiện đáng chú ý nhất là hiệp đinh Geneva chia đất nước thành 2 miền và lấy vĩ tuyến 17 làm mốc ranh giới quân sự. Lúc này nước Việt Nam có 2 bài quốc ca ở 2 đầu tổ quốc.

Miền Bắc do Đảng cộng sản lãnh đạo lấy quốc ca là bài hát Tiến Quân ca

Miền Nam do chính phủ Việt Nam Cộng hòa lãnh đạo và quốc ca là bài hát Tiếng gọi công dân

Sau khi chính quyền Việt Nam Công Hòa sụp đổ thì bài hát Tiến quân ca mới chính thức được hát vang trên mọi miền đất nước. Và từ năm 1975 thì bài hát Tiếng Gọi Công Dân cũng không được lưu hành rộng rãi nữa mà dần đi vào quên lãng. Hiện nay chỉ có một nhóm nhỏ các sỹ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa còn sử dụng và thỉnh thoảng có hát tại các sự kiện tưởng niệm tại Mỹ và một số quốc gia khác.

Lời bài quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa

Quốc ca của chính quyền Việt Nam công hòa có khá nhiều bản, tuy nhiên bản chính thức của bài Tiếng Gọi Công Dân có lời bài hát như sau:

“Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống. Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên, Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền. Dù cho thây phơi trên gươm giáo, Thù nước, lấy máu đào đem báo. Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy, Người Công Dân luôn vững bền tâm trí. Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời! Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ! Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng!”

Quốc ca Nhật Bản – Tinh hoa tâm hồn Võ Sĩ Đạo

Nguồn gốc bài quốc ca Nhật Bản

Quốc ca Nhật Bản có tên gọi nguyên bản là KimiGayo – dịch theo Hán thư là Quân Chi Đại. Đây là một bài hát cổ đã xuất hiện và được sử dụng từ thế kỷ thứ 10 tại xứ Phù Tang. Lời của bài hát này được sáng tác dựa trên một bản hòa âm cổ trong tác phẩm kinh điển Cổ Kim hòa ca tập xuất hiện vào thời đại Heian trong lịch sử nước Nhật Bản.

Tác giả của bài hát là nhạc sỹ Hiromori Hayashi – Trưởng ban nhạc cung đình nội sảnh Nhật Bản sáng tác năm 1880. Kể từ năm 1893 thì thiên hoàng Minh Trị bắt đầu cho phép lưu hành toàn quốc và phổ cập thành bài quốc ca chính thức của đất nước mặt trời mọc.

Xem lời bài quốc ca Nhật Bản ở đâu?

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin thì bạn có thể tìm thấy lời bài hát quốc ca Nhật Bản tại khắp mọi nơi. Với đầy đủ các phiên bản tiếng Nhật, tiếng Hán, tiếng phiên âm cũng như tiếng Việt nên chúng ta có thể dễ dàng theo dõi lời bài hát.

Bài quốc ca Nhật KimiGayo được dịch sang nghĩa Tiếng Việt như sau:

“Hoàng triều của Người Qua ngàn đời, và tám ngàn đời Những viên sỏi nhỏ kết thành những tảng đá cổ kính rêu phong.”

Mặc dù nổi tiếng với những hình tượng Võ sĩ đạo mạnh mẽ hoặc Yakuza bí ẩn huyền thoại nhưng quốc ca Nhật Bản lại vô cung nhẹ nhàng sâu lắng. Đó giống như một lời tâm tình với non sông, lời trò chuyện sâu lắng và chứa ý nghĩa sâu sắc nhiều tầng mà mỗi người sẽ có góc nhìn và cách hiểu khác nhau.

Học hát quốc ca Nhật Bản có khó không?

Nét tương đồng giữa quốc ca Việt Nam và quốc ca Nhật Bản

Ý nghĩa quốc ca Việt Nam

Thuở nhỏ còn đi học, mỗi thứ hai đầu tuần chúng ta đều được hát quốc ca và hướng về phía quốc kỳ tươi thắm. Những công dân xa quê hoặc đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản đôi khi nhớ về quê hương và thì thầm hát bài quốc ca hào hùng. Đó là ý nghĩa thiêng liêng nhất mà bài quốc ca mang lại cho mỗi chúng ta – Lòng tự tôn dân tộc.

Bài hát Tiến Quân ca với lời nhạc hào hùng mạnh mẽ, từng nốt nhạc cất lên đều thể hiện tấm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam.

Nhiều thế hệ người Việt Nam đã hát Quốc ca với nhiệt huyết từ mỗi trái tim cho dân tộc và đất nước, sự tự hào về truyền thống yêu nước và ý chí bất khuất của một dân tộc nhỏ bé nhưng không tầm thường.

Mỗi câu chữ trong bài hát quốc ca của Việt Nam đều là một lời khuyên nhủ nhẹ nhàng nhưng sâu lắng cho những thế hệ trẻ. Hãy sống và cống hiến cho quê hương đất nước, cùng chung tay đồng lòng bảo vệ tổ quốc và xây dựng non sông ngàn năm vững bền.

Ý nghĩa quốc ca Nhật Bản

Được một nhạc sỹ danh tiếng người Nhật soạn lời và được một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức hòa âm, bài quốc ca Nhật Bản trở thành một tượng đài của văn hóa xứ Phù Tang.

Mặc dù chỉ có đôi dòng ngắn gọn và được cất vang chưa đến 1 phút nhưng quốc ca Nhật Bản ẩn chứa rất nhiều hàm ý cao cả và thiêng liêng.

Đây giống như một bức tâm thư mà những thế hệ tổ tiến muốn truyền đạt lạ cho con cháu người Nhật tinh thần của dân tộc, sự biết ơn những thế hệ đi trước và mong muốn xây dựng đất nước cường thịnh lâu dài.

Bài quốc ca này đã từng được bầu chọn là bài quốc ca ý nghĩa nhất thế giới trong một sự kiện âm nhạc của các sinh viên nhạc viện.

Quốc ca Nhật Bản còn được xem như một bức thư tình ngàn năm để gửi tình yêu quê hương đến mẹ thiên nhiên và những đấng sinh thành, lãnh đạo quốc gia.

Đó là lời thì thầm chứa đựng nhiều tầng lớp ý nghĩa. Để từ một bài hát ngắn gọn nhưng đủ sức mạnh để thúc đẩy một dân tộc nhỏ bé, một quốc gia nghèo nàn vươn lên thành con Rồng Châu Á và siêu cường của thế giới.

Điểm tương đồng trong tinh thần của bài quốc ca 2 nước

Xét về nội dung, cả hai bài quốc ca đều hướng đến tình yêu quê hương đất nước và khát vọng độc lập tự chủ. Bên cạnh đó là những ý nghĩa hàm ẩn răn dạy cho các thế hệ sau về non sông đất nước, về cách sống và làm việc cống hiến cho màu cờ sắc áo.

Mỗi bài quốc ca đều thể hiện được vẻ đẹp của tinh thần dân tộc, ca ngợi sự hào hùng của những thế hệ ngàn năm dựng nước giữ nước. Từng câu từng chữ trong 2 bài quốc ca đều làm cho những công dân sở tại thêm yêu nước hơn và thêm động lực để cống hiến cho tổ quốc.

Kết luận

Mỗi đất nước đều có những vẻ đẹp riêng và những bản sắc dân tộc không thể nhầm lẫn. Và bài hát quốc ca chính là biểu tượng cho tinh thần dân tộc độc lập ấy. Từng hoàn cảnh hình thành đất nước mà bài hát quốc ca sẽ có những định hướng nội dung và ý nghĩa khác nhau.

Ca Dao Than Thân Và Ca Dao Yêu Thương, Tình Nghĩa

1. Khái niệm

– Ca dao là những bài hát dân gian. Khái niệm này đặt ca dao vào đúng môi trường diễn xướng, nghĩa là khi ấy, lời thơ và làn điệu của ca dao gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng nếu ta tách khỏi điệu hát thì ca dao là thơ và vì vậy ca dao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian.

– Khi sưu tầm, các nhà nghiên cứu thường chỉ ghi chép phần lời thơ. Cũng vậy, khi học chúng ta cũng chỉ chú ý nhiều đến phần văn tự.

2. Đặc điểm của ca dao

– Về nội dung, ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của người lao động. Nó thường được biểu hiện thành: những câu hát than thân, những câu hát yêu thương tình nghĩa, những tiếng cười trào lộng, châm biếm…

– Về nghệ thuật, ca dao là sáng tác tập thể, vì vậy nó kết tinh nghệ thuật ngôn từ của nhân dân. Nó có những đặc trưng riêng về thể thơ, kết cấu… (ví dụ lối so sánh ví von, sự lặp đi lặp lại các hình ảnh giàu tính nghệ thuật, lối diễn đạt theo kiểu công thức…).

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Chùm ca dao trữ tình gồm hai nội dung lớn được chia ra cụ thể thành các nhóm bài sau:

– Nội dung than thân: bài 1, 2, 3 đều nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.

– Nội dung yêu thương tình nghĩa:

+ Bài 4,5: Thể hiện nỗi nhớ và niềm ước ao mãnh liệt trong tình yêu đôi lứa.

+ Bài 6: Là câu hát về tình nghĩa thủy chung của con người (nhất là trong tình yêu và tình chồng vợ).

2. Về các bài 1, 2

a) Hai lời than thân này đều có hình thức mở đầu là cụm từ “thân em như….” kèm theo một âm điệu ngậm ngùi, xa xót. Có thể xác định đây là lời than của những cô gái đang đến độ xuân thì. Tuy có phẩm chất đẹp thế nhưng vẻ đẹp ấy lại không được nâng niu và trân trọng. Họ không thể tự quyết định được tương lai và hạnh phúc của mìn. Họ khát khao và chờ mong nhưng vẫn phải gửi cuộc sống của mình cho số phận.

b) Cả hai bài ca dao tuy đều nói đến thân phận nổi nênh, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng mỗi bài lại có một sắc thái tình cảm riêng:

– Bài 1: Người phụ nữ ý thức được tuổi xuân và vẻ đẹp của mình (như tấm lụa đào). Nhưng thân phận lại thật xót xa khi không thể tự quyết định được tương lai của chính mình (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?).

– Bài 2: Đây là lời khẳng định phẩm chất và vẻ đẹp đích thực của con người (ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen). Bài ca còn là lời mời mọc da diết của cô gái. Lời mời mọc ấy là khát khao của con người mong muốn được khẳng định cái chân giá trị, cái vẻ đẹp của mình. Tư tưởng của bài ca dao vẫn là nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận của người con gái trong xã hội xưa.

3. Về bài 3

a) Trong ca dao, mô típ dùng từ “ai” để chỉ các thế lực ép gả hay cản ngăn tình yêu nam nữ xuất hiện nhiều lần, ví như:

– Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng. – Ai làm bầu bí đứt dây

Chàng nam thiếp bắc gió tây lạnh lùng.

Ở trong bài ca dao này từ “ai” cũng mang nghĩa như vậy. “Ai” ở đây có thể là cha mẹ, là những hủ tục cưới cheo phong kiến hay có khi là chính người tình…

b) Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn thuỷ chung bền vững. Cái tình ấy được nói lên bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ ( mặt trăng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai).Điểm đặc biệt của những hình ảnh nghệ thuật này là tính bền vững, không thay đổi trong quy luật hoạt động của nó. Lấy cái bất biến của vũ trụ, của thiên nhiên để khẳng định cái tình thuỷ chung son sắt của lòng người chính là chủ ý của tác giả dân gian.

c) Sao Vượt là tên cổ của sao Hôm. Nó thường mọc sớm vào buổi chiều, lên đến đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc. Vì thế câu thơ cuối “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” như là một lời khẳng định về tình nghĩa thuỷ chung son sắt và ý chí quyết tâm vượt qua những rào cản của tình yêu. Câu thơ là một lời nhắn nhủ với bạn tình, đồng thời cũng là một khát khao mong tình yêu có thể cập đến bền bờ hạnh phúc.

4. Về bài 4

Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu. Vậy mà ở bài ca dao này, nó lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm bằng các hình tượng nghệ thuật: khăn, đèn, mắt.

Hai hình tượng khăn, đèn được xây dựng bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa ( khăn, đèn chính là cô gái), còn hình ảnh mắt được xây dựng bằng phép hoán dụ (dùng bộ phận để chỉ toàn thể – nhân vật trữ tình). Hình ảnh khăn, đèn, mắt đã trở thành biểu tượng cho niềm thương nỗi nhớ của cô gái đang yêu.

Cái khăn được nhắc đến đầu tiên và được điệp đi điệp lại nhiều lần bởi nó thường là vật kỉ niệm, vật trao duyên. Nó lại luôn luôn ở bên mình người con gái. Chính vì thế mà nó có thể cất lên lời tâm sự thay cho nhân vật trữ tình. Hình ảnh chiếc khăn gắn với các động từ như: thương nhớ, rơi xuống, vắt lên, chùi nước mắt… nói lên tâm trạng ngổn ngang trăm mối của người con gái.

Nỗi nhớ thương của cô gái còn thể hiện qua hình ảnh ngọn đèn – đó là nỗi nhớ được trải dài ra theo nhịp thời gian. Đèn chẳng tắt hay chính là ngọn lửa tình trong lòng cô gái đang thắp sáng suốt đêm thâu.

Từ hình ảnh khăn, đèn đến hình ảnh ánh mắt là cả một sự đổi thay rất lớn. Đến đây, không còn cầm lòng được nữa, cô gái đã hỏi chính lòng mình: mắt thương nhớ ai. Các hình tượng vẫn là một mạch thống nhất về ý nghĩa. Các câu hỏi vẫn cứ được cất lên. Và câu trả lời chính là ở trong niềm thương nỗi nhớ của người con gái đang yêu.

5. Trong ca dao tình yêu, chiếc cầu là một mô típ rất quen thuộc. Nó là biểu tượng để chỉ nơi gặp gỡ, trao duyên của những đôi lứa đang yêu. Chiếc cầu thường mang tính ước lệ độc đáo – là cành hồng, là ngọn mồng tơi,… và ở đây là dải yếm. Con sông đã không có thực (rộng một gang) nên chiếc cầu kia cũng không có thực. Nó thực ra là một “cái cầu tình yêu”. Bài ca dao còn độc đáo hơn ở chỗ nó là chiếc cầu do người con gái bắc cho người yêu mình. Nó chủ động, táo bạo, mãnh liệt nhưng cũng trữ tình và ý nhị biết bao. Chiếc cầu ở đây được làm bằng vật thuộc về chủ thể trữ tình (khác với cành hồng, cành trầm, ngọn mồng tơi… những vật ở bên ngoài chủ thể). Vì thế mà chiếc cầu – dải yếm như là một thông điệp tượng trưng cho trái tim rạo rực yêu thương mà người con gái muốn mời gọi, dâng hiến cho người yêu của mình.

– Hai ta cách một con sông

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang

– Cách nhau có một con đầm

Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang Cành trầu lá dọc lá ngang Đố ngư­ời bên ấy bư­ớc sang cành trầm

– Gần đây mà chẳng sang chơi

Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu Sợ rằng chàng chả đi cầu Cho tốn công thợ, cho sầu lòng em…

Gợi ý phân tích ý nghĩa sắc thái của các câu ca dao:

Hai bài ca dao trên đều là lời mời gọi của nhân vật trữ tình. Nó có hình thức giống như­ những câu hát giao duyên. Hai câu ca dao tuy khác nhau ở hình ảnh “chiếc cầu” (cành hồng, cành trầm) nh­ưng đều có giá trị thẩm mĩ cao.

Ở bài ca dao dư­ới, hình ảnh chiếc cầu vẫn rất gần gũi và giản dị (ngọn mùng tơi) như­ng nội dung cả bài lại mang hàm ý là lời trách móc, hờn dỗi nhẹ nhàng của cô gái hư­ớng đến chàng trai (ngư­ời ở phía bên kia).

6. Bài 6 là câu hát về tình nghĩa thủy chung của người bình dân trong ca dao. Ở đây, để biểu đạt nội dung ý nghĩa, tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ quen thuộc mang tính truyền thống của ca dao ( gừng cay – muối mặn).

Muối và gừng là hai hình ảnh nghệ thuật cũng được xây dựng từ những hình ảnh có thực trong đời sống (những gia vị trong bữa ăn). Gừng có vị cay nồng nhưng thơm, muối có vị mặn đậm đà. Từ hai ý nghĩa ấy, gừng và muối đã được chọn để biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống – tình nghĩa thủy chung gắn bó sắt son.

Bài ca dao là câu hát về tình nghĩa thủy chung nhưng nó hướng nhiều hơn đến tình nghĩa vợ chồng – những người đã từng chung sống với nhau, từng cùng nhau trải qua những ngày tháng gừng cay – muối mặn. Bài ca dao được viết bằng thể thơ song thất lục bát nhưng câu bát phá cách ( Có cách xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa) kéo dài tới mười ba tiếng như là một sự luyến láy vừa tạo ra tính nhạc cho câu, vừa khẳng định cái giá trị bền vững không phai của tình nghĩa vợ chồng.

7. Những biện pháp nghệ thuật mà ca dao thường sử dụng là:

– Sự lặp đi lặp lại của mô thức mở đầu: Thân em như…

– Những hình ảnh (mô típ) đã trở thành biểu tượng: cái cầu, khăn, đèn, gừng cay – muối mặn…

– Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ: lụa đào, ủ ấu gai…

– Các mô típ thời gian li biệt, không gian xa xôi cách trở.

– Thể thơ: lục bát – lục bát biến thể, vãn bối (4 chữ), song thất lục bát (có cả biến thể).

Những biện pháp nghệ thuật này có nét riêng so với nghệ thuật thơ của văn học viết: nó mang nhiều dấu ấn của cộng đồng. Những dấu hiệu nghệ thuật này đều quen thuộc, dễ nhận ra. Trong khi đó nghệ thuật thơ của văn học viết thường mang dấu ấn riêng của người nghệ sĩ – dấu ấn đặc trưng của từng tác giả.

8. Có thể kể ra các bài ca dao mở đầu bằng “thân em như…”:

– Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày – Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa – Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu – Thân em như miếng cau khô Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày – Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.

Gợi ý phân tích sắc thái ý nghĩa của các bài ca dao:

– Hai bài đầu sử dụng cùng một hình ảnh so sánh : thân em – hạt mưa, để nói lên nỗi khổ của cô gái khi số phận của mình (buồn – vui, sướng – khổ) chỉ có thể trông nhờ vào sự may mắn mà thôi.

– Bài thứ ba nói lên thân phận nhỏ bé tội nghiệp của người phụ nữ trước những phong ba, bão táp của cuộc đời.

– Hai câu cuối là lời than của người phụ nữ khi giá trị và vẻ đẹp của họ không được người đời quan tâm và trân trọng.

9. Một số bài ca dao về nỗi nhớ người yêu và về cái khăn:

chúng tôi

Chứng Chỉ Ca Là Gì? Cơ Quan Chứng Nhận Chứng Chỉ Ca Là Gì?

Chứng chỉ CA là gì? Cơ quan chứng nhận chứng chỉ (CA) là một đơn vị có thẩm quyền và năng lực phát hành chứng chỉ kỹ thuật số cho người dùng, doanh nghiệp, máy chủ (server), mã nguồn, phần mềm – là các tệp dữ liệu được sử dụng để liên kết mật mã một thực thể với khóa chung.

Cơ quan chứng nhận (CA) là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI) internet vì họ cấp chứng chỉ Lớp cổng bảo mật (SSL) mà trình duyệt web sử dụng để xác thực nội dung được gửi từ máy chủ web.

Từ Root CA System quốc gia chia ra các Root CA của các nhà cung cấp khác hiện nay bao gồm:

Chứng chỉ kỹ thuật số của Viettel-CA

Chứng chỉ kỹ thuật số của BKAVCA

Chứng chỉ kỹ thuật số của FPT-CA

Chứng chỉ kỹ thuật số của VNPTCA

Chứng chỉ kỹ thuật số của CA2

Chứng chỉ kỹ thuật số của CKCA

Chứng chỉ kỹ thuật số của SafeCA

Chứng chỉ kỹ thuật số của SmartSign

Chứng chỉ kỹ thuật số của Newtel-CA

Cơ quan cấp chứng chỉ ca là gì?

Cơ quan cấp chứng chỉ là các bên thứ ba đáng tin cậy cung cấp chứng chỉ kỹ thuật số cho các tổ chức có nhu cầu đảm bảo rằng người dùng của họ được cung cấp xác thực và kết nối an toàn. Chứng chỉ được cung cấp bởi CA xây dựng niềm tin giữa người dùng và nhà cung cấp vì họ có thể đảm bảo tính hợp lệ của danh tính và chính quyền của nhau.

Chức năng của cơ quan cấp chứng chỉ CA

Việc sử dụng các cơ quan cấp chứng chỉ được biết đến nhiều nhất là để cấp chứng chỉ SSL cho các thực thể xuất bản nội dung trên web. Cơ quan cấp chứng chỉ cấp ba cấp chứng chỉ SSL, tương ứng với các cấp độ tin cậy khác nhau trong các chứng chỉ đó. Chứng chỉ có mức độ tin cậy cao hơn thường có giá cao hơn vì chúng đòi hỏi nhiều công việc hơn từ phía cơ quan cấp chứng chỉ.

CA cung cấp các nguyên tắc quy trình kinh doanh và bảo mật cơ bản nhất trong cơ sở hạ tầng khóa công khai bằng cách tạo mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và các thực thể. Độ tin cậy được xác định có thể được sử dụng để cho phép một số loại kết nối nhất định trong khi giới hạn các kết nối khác, bao gồm:

Áp dụng chính sách phát hành nhất quán cho chứng chỉ

Áp dụng định dạng nhất quán cho tên trong chứng chỉ được cấp

Ngăn chặn chứng chỉ được cấp không được sử dụng trong một số ứng dụng

Ngăn chặn việc thực hiện một số CA cấp dưới trái phép

Thế nào là một chứng chỉ CA hợp lệ?

Phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập có chức năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025. Trường hợp không có giấy phân tích thành phần này thì phải được kiểm nghiệm tại các trung tâm có thẩm quyền tại Việt Nam

Cách hoạt động của cơ quan cấp chứng chỉ CA

– Các cơ quan chứng nhận tin cậy công khai thường tham gia diễn đàn CA / Trình duyệt, đôi khi được gọi là diễn đàn CA / B, là nhóm ngành quản lý cách các cơ quan cấp chứng chỉ làm việc với trình duyệt web. Hầu hết các thành viên của nhóm là cơ quan cấp chứng chỉ hoặc nhà cung cấp trình duyệt web, và các tổ chức người tiêu dùng chứng chỉ cũng tham gia.

– Diễn đàn CA duy trì các hướng dẫn cho tất cả các khía cạnh của việc tạo, phân phối và sử dụng chứng chỉ kỹ thuật số trên web, bao gồm các chính sách cho hết hạn chứng chỉ và thu hồi chứng chỉ.

– Hoạt động của cơ quan cấp chứng chỉ bắt đầu bằng chứng chỉ gốc, được sử dụng làm cơ sở cuối cùng để tin tưởng vào tất cả các chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Chứng chỉ gốc, cùng với khóa riêng được liên kết với chứng chỉ đó, thường được xử lý với mức bảo mật cao nhất và thường được lưu trữ ngoại tuyến trong một cơ sở được bảo vệ và có thể được lưu trữ trên một thiết bị không được cấp nguồn trừ khi cần chứng chỉ.

– Cơ quan cấp chứng chỉ sẽ sử dụng chứng chỉ gốc đó để tạo chứng chỉ trung gian, là chứng chỉ được sử dụng để ký chứng chỉ kỹ thuật số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Điều này cho phép công chúng tin tưởng các chứng chỉ được cấp, đồng thời bảo vệ root trong trường hợp chứng chỉ trung gian hết hạn hoặc bị thu hồi.

– Chứng chỉ trung gian cũng có thể được sử dụng để cấp chứng chỉ kỹ thuật số thông qua các cơ quan đăng ký, tổ chức mà cơ quan cấp chứng chỉ có thể ủy quyền một số hoặc tất cả các yêu cầu để xác thực tổ chức và danh tính tên miền cho thực thể tìm kiếm chứng chỉ. Theo quy tắc CA / Browser Forum, cơ quan cấp chứng chỉ phải yêu cầu cơ quan đăng ký tuân thủ và ghi lại sự tuân thủ của họ với các quy tắc của CA / Browser Forum. Ngoài ra, cơ quan cấp chứng chỉ được yêu cầu giới hạn quyền đăng ký trong việc đăng ký chứng chỉ trong không gian tên miền được gán cho RA.

7 nguyên tắc của cơ quan chứng nhận CA

– Bản thân các cơ quan cấp chứng chỉ cũng phải tuân theo các quy tắc mở rộng yêu cầu kiểm toán hoạt động và các vi phạm có thể làm giảm các kiểm toán cần thiết và hậu quả khác đối với bất kỳ vi phạm hoặc hoạt động nào có thể làm giảm uy tín vào hoạt động của họ.

– Tất cả các trình duyệt web chính sử dụng chứng chỉ SSL của máy chủ web để duy trì độ tin cậy vào nội dung được phân phối trực tuyến; tất cả họ phải tin tưởng các cơ quan cấp chứng chỉ để cấp giấy chứng nhận một cách đáng tin cậy.

– Chứng chỉ SSL được sử dụng với giao thức TLS (Transport Layer Security) để mã hóa và xác thực luồng dữ liệu cho giao thức HTTPS và đôi khi được gọi là chứng chỉ SSL / TLS hoặc đơn giản là chứng chỉ TLS.

– Chứng chỉ kỹ thuật số chứa dữ liệu về thực thể đã cấp chứng chỉ cùng với dữ liệu mật mã có thể được sử dụng để xác minh danh tính của thực thể được liên kết với chứng chỉ kỹ thuật số. Thông thường, chứng chỉ kỹ thuật số sẽ chứa thông tin về thực thể được cấp, bao gồm khóa công khai của thực thể và ngày hết hạn cho chứng chỉ cũng như tên thực thể, thông tin liên hệ và thông tin khác được liên kết với thực thể được chứng nhận.

– Các máy chủ web truyền thông tin này khi trình duyệt web khởi tạo kết nối an toàn qua HTTPS; chứng chỉ được gửi đến trình duyệt web, xác thực chứng chỉ dựa vào kho chứng chỉ gốc của chính nó. Các công ty trình duyệt lớn – Microsoft, Google, Apple và Mozilla – mỗi công ty duy trì các cửa hàng chứng chỉ gốc trình duyệt web của riêng họ, trong đó họ đăng các chứng chỉ gốc của cơ quan cấp chứng chỉ mà nhà xuất bản đã quyết định trình duyệt của họ sẽ tin tưởng.

– Chứng chỉ gốc của cơ quan cấp chứng chỉ không bao giờ được sử dụng trực tiếp để ký chứng chỉ kỹ thuật số, mà được sử dụng để tạo chứng chỉ trung gian khi cần thiết; chứng chỉ trung gian khác nhau được tạo ra cho các mục đích khác nhau. Ví dụ: nhà cung cấp CA có thể sử dụng chứng chỉ trung gian để ký tất cả các chứng chỉ kỹ thuật số được tạo cho các mức độ tin cậy khác nhau hoặc chứng chỉ trung gian riêng được sử dụng cho tất cả các chứng chỉ kỹ thuật số được tạo cho một tổ chức khách hàng cụ thể.

– Cơ quan cấp chứng chỉ có thể chấp nhận yêu cầu từ người nộp đơn trực tiếp, mặc dù họ thường ủy thác nhiệm vụ xác thực người nộp đơn cho cơ quan đăng ký (RA). Cơ quan đăng ký thường được sử dụng để tiếp thị và hỗ trợ khách hàng: RA thu thập và xác thực các yêu cầu chứng chỉ kỹ thuật số, sau đó gửi các yêu cầu đó đến cơ quan cấp chứng chỉ, sau đó cấp chứng chỉ được chuyển qua RA cho người nộp đơn.

3 cấp độ khác nhau của chứng chỉ CA

Chứng chỉ xác thực mở rộng (EV) cung cấp mức độ đảm bảo cao nhất rằng cơ quan cấp chứng chỉ đã xác thực đơn vị yêu cầu chứng chỉ. Diễn đàn Trình duyệt Chứng nhận (CA / Diễn đàn Trình duyệt) nêu ra các yêu cầu chi tiết cho quy trình mà cơ quan cấp chứng chỉ phải áp dụng khi xác minh thông tin do người nộp đơn cung cấp cho chứng chỉ EV. Ví dụ, một cá nhân yêu cầu chứng chỉ EV phải được xác nhận thông qua tương tác trực diện với người nộp đơn cũng như xem xét tuyên bố cá nhân, một hình thức nhận dạng chính như hộ chiếu, bằng lái xe …

Chứng chỉ Tổ chức Xác thực (OV) cung cấp mức độ đảm bảo cao nhất tiếp theo. Cơ quan cấp chứng chỉ thường thực hiện một số mức độ kiểm tra của người nộp đơn, có thể bao gồm xác minh qua điện thoại cũng như sử dụng bên ngoài hoặc bên thứ ba để xác nhận thông tin do người nộp đơn nộp. Chứng chỉ OV có thể được cấp nếu người nộp đơn có thể chứng minh rằng họ nắm quyền kiểm soát hành chính đối với tên miền mà chứng chỉ được yêu cầu và tổ chức có thể được chứng minh là tồn tại như một thực thể pháp lý.

Chứng chỉ xác thực tên miền (DV) chỉ yêu cầu người nộp đơn chứng minh quyền sở hữu tên miền mà chứng chỉ đang được yêu cầu. Chứng chỉ DV có thể được mua gần như ngay lập tức và với chi phí thấp hoặc không mất phí.

Ngoài các chứng chỉ SSL được liên kết với tên miền và được cấp để xác thực và mã hóa dữ liệu được gửi đến và từ các trang web, cơ quan cấp chứng chỉ cấp các loại chứng chỉ kỹ thuật số khác cho các mục đích khác nhau, bao gồm:

Chứng chỉ ký mã được sử dụng bởi các nhà xuất bản và nhà phát triển phần mềm để ký phân phối phần mềm của họ. Người dùng cuối có thể sử dụng chúng để xác thực và xác thực tải xuống phần mềm từ nhà cung cấp hoặc nhà phát triển.

Chứng chỉ email cho phép các thực thể ký, mã hóa và xác thực email bằng giao thức S / MIME (Bảo mật thư điện tử đa năng bảo mật) để đính kèm email an toàn.

Chứng chỉ thiết bị có thể được cấp cho internet các thiết bị để cho phép quản trị an toàn và xác thực cập nhật phần mềm hoặc chương trình cơ sở.

Chứng chỉ đối tượng có thể được sử dụng để ký và xác thực bất kỳ loại đối tượng phần mềm nào.

Chứng chỉ người dùng hoặc khách hàng được sử dụng bởi các cá nhân cho các mục đích xác thực khác nhau và đôi khi được gọi là chứng chỉ xác minh chữ ký.

Các cơ quan cấp chứng chỉ trong những năm gần đây ngày càng chuyển trọng tâm kinh doanh của họ từ việc cấp chứng chỉ SSL cho các tên miền web sang cung cấp một loạt các dịch vụ chứng nhận.

Cơ quan chứng nhận (CA) là một thực thể đáng tin cậy quản lý và cấp chứng chỉ bảo mật và khóa công khai được sử dụng để liên lạc an toàn trong mạng công cộng. CA là một phần của cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI) cùng với cơ quan đăng ký (RA), người xác minh thông tin được cung cấp bởi người yêu cầu chứng chỉ kỹ thuật số. Nếu thông tin được xác minh là chính xác, cơ quan cấp chứng chỉ có thể cấp chứng chỉ.

Tham khảo dịch vụ chính VDO Data: Thuê máy chủ – Thuê chỗ đặt máy chủ – Thuê vps

About ADMIN

View all posts by ADMIN

Ca Gãy Là Gì? 5 Điều Cơ Bản Cần Biết Về Ca Gãy

Ca gãy hay còn gọi là ca xoay, là ca làm việc của riêng nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn (cho đến hiện tại). Nhân viên được phân công làm ca gãy sẽ không làm việc liên tục 8 tiếng mà được chia làm 2 khoảng thời gian cách xa nhau trong ngày nhằm phục vụ tối đa nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Ca gãy là ca làm việc không liên tục 8 tiếng trong ngày, được áp dụng cho nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn

Tùy theo quy định của mỗi nhà hàng, khách sạn và đối tượng khách hàng mà các nhà hàng, khách sạn đang hướng tới sẽ có sự phân chia thời gian làm việc cho ca gãy cũng như số ca gãy được áp dụng trong tuần/ tháng khác nhau tương ứng.

Ca gãy thường áp dụng cho lĩnh vực nhà hàng và sẽ áp dụng cho nhân viên phục vụ, nhân viên Bar, nhân viên bếp, lễ tân nhà hàng và nhân viên thu ngân…

Trên thực tế, ca gãy cũng làm đủ 8 giờ/ ca; tuy nhiên, thời gian làm việc không liên tục và thường được chia làm 2 khoảng thời gian cách xa nhau trong ngày. Cụ thể, nhân viên làm ca gãy sẽ thực hiện công việc theo khung giờ từ 10h-14h và từ 17h-21h hoặc từ 8h-12h và từ 18h-22h,… Tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh, thời điểm đông khách của mỗi nhà hàng sẽ áp dụng thời gian làm việc cho ca gãy phù hợp.

Việc xuất hiện ca gãy trong lịch trình làm việc của nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn được lý giải bởi 2 nguyên do chính như sau:

Đặc trưng ngành nghề:Vì đây là ngành dịch vụ đòi hỏi sự phục vụ tối đa theo nhu cầu của thực khách, cộng với việc khung giờ làm việc của ca gãy rất phù hợp với thời điểm khách tìm đến nhà hàng để sử dụng dịch vụ.

Nhu cầu kinh doanh của nhà hàng:Hầu hết các nhà hàng đều mong muốn chào đón và phục vụ số lượng lớn khách hàng đến ăn uống và sử dụng dịch vụ tại nhà hàng mình. Do đó, không ít những nhà hàng tận dụng “giờ cao điểm” của ngành dịch vụ kinh doanh ăn uống để tổ chức đón khách bởi đây là thời điểm khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhiều nhất trong ngày.

Tùy theo nội quy và tiêu chuẩn của nhà hàng sẽ quy định có hoặc không có trợ cấp ca gãy, đó có thể là những khoản “thưởng nóng” trong ca khi khách đông hay tiền thưởng vượt doanh số bán hàng,… Tuy nhiên, nhìn chung mọi nhà hàng luôn tạo điều kiện tốt để những nhân viên ca gãy hài lòng với những gì mình nhận được. Chẳng hạn: sẽ được chia ca chiều vào ca ngày hôm sau để nhân viên có thời gian nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần làm việc; được trợ cấp 2 bữa ăn ca và có sự linh hoạt cho những khoảng thời gian nghỉ giữa giờ;… Ngoài ra, làm việc ca gãy đồng nghĩa với việc phục vụ số lượng lớn khách hàng, do đó, khả năng nhận được nhiều tiền Tip hơn những ca khác là hoàn toàn có thể xảy ra.

​Ms. Smile