Top 12 # Xem Nhiều Nhất Sốt Mentai Là Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Làm Cá Hồi Cuộn Sốt Mentai Ngon Như Nhà Hàng Nhật

Làm cá hồi cuộn sốt mentai ngon như nhà hàng Nhật

Cá hồi cuộn sốt mentai không chỉ ngon mà còn tốt cho việc bồi bổ cơ thể sau những ngày làm việc mệt nhọc.

Cá hồi cuộn sốt mentai không chỉ ngon mà còn tốt cho việc bồi bổ cơ thể sau những ngày làm việc mệt nhọc.

Nguyên liệu làm cá hồi cuộn sốt mentai

Ảnh: Đỗ Trâm.

Phi lê cá hồi: 100 gram

Trứng cá tuyết: 50 gram

Xốt mayonaise: 50 gram

Xốt Tabasco: 3 gram (tăng thêm mùi vị và độ cay)

Dưa leo: 2 trái

Măng tây: 100 gram

Cách chế biến cá hồi cuốn sốt mentai

Làm xốt mentai bằng cách cho trứng cá tuyết, xốt mayonaise và tabasco vào chén, trộn đều, tạo thành hỗn hợp xốt mentai.

Bỏ phần thân già của măng tây, luộc măng tây với nước và ít muối khoảng một phút. Khi măng tay chín, vớt ra, cho vào thau đá lạnh để măng tay giữ được màu và độ giòn.

Rửa sạch dưa leo. Cắt một đầu nhỏ của trái dưa leo. Dùng phần đầu nhỏ chà vào vết cắt để loại bỏ dưa leo, rửa sạch với nước.

Cắt dọc trái dưa leo. Dùng dao khéo léo tách bỏ phần ruột dưa. Xắt dưa leo thành những thanh dọc có về ngang khoảng 1 cm.

Lọc bỏ phần da của cá hồi, rửa cá với nước muối pha loãng, sả sạch, để ráo. Dùng dao xắt mỏng cá hồi thành từng lát mỏng theo độ dài của miếng cá.

Trải rộng miếng cá hồi lên một mặt phẳng. Lần lượt đặt dưa leo, măng tây lên miếng cá, cuộn lại. Lần lượt làm cho đến khi hết cá.

Xếp cá hồi cuộn ra đĩa dài. Tiếp theo rưới xốt lên các cuộn cá. Trang trí món ăn với hoa lan và ít ngò.

Lưu ý khi làm cá hồi cuộn sốt mentai

Nên chọn cá hồi thật tươi ngon.

Dùng ngay sau khi chế biến để thưởng thức được hương vị tươi ngon nhất và đảm bảo chất lượng của cho món ăn.

An Huỳnh

Sốt Là Gì? Làm Gì Khi Bị Sốt

Nhiệt độ của cơ thể thay đổi như thế nào trong ngày?

Nhiệt độ cơ thể bình thường của con người có thể thay đổi và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như ăn uống, tập thể dục, ngủ và thời gian trong ngày.

Nhiệt độ cơ thể của chúng ta thường cao nhất vào khoảng 6 giờ chiều. và ở mức thấp nhất vào khoảng 3 giờ sáng.

Tại sao chúng ta lại bị sốt?

Nếu bị sốt, đây là tất cả những điều bạn cần biết để xử lý đúng cách – Ảnh 2.

Nhiệt độ cơ thể tăng cao, hoặc sốt, là một trong những cách mà hệ miễn dịch của chúng ta cố gắng chống lại tác nhân nhiễm trùng.

Tuy nhiên, đôi khi nó có thể tăng quá cao, trong trường hợp đó, sốt có thể nghiêm trọng và dẫn đến biến chứng.

Khi bị sốt, chúng ta sẽ có triệu chứng gì?

Khi bị sốt, chúng ta thường đi kèm với các triệu chứng sau đây:

* Mất nước – ngăn ngừa bằng cách uống nhiều nước

Điều trị sốt bằng cách nào?

Nếu bị sốt, đây là tất cả những điều bạn cần biết để xử lý đúng cách – Ảnh 3.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Tylenol (paracetamol) hoặc ibuprofen có thể giúp hạ sốt.

Bạn có thể mua tại các tiệm thuốc tây mà không cần toa của bác sĩ. Tuy nhiên, sốt nhẹ có thể giúp chống lại vi khuẩn hoặc vi-rút gây nhiễm trùng. Vì vậy không nên hạ sốt nếu chỉ sốt nhẹ.

Nếu sốt do bởi một nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

Nếu bị sốt do cảm lạnh gây ra do nhiễm virus, NSAID có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Thuốc kháng sinh không có tác dụng chống vi-rút và sẽ không được bác sĩ kê toa để điều trị nhiễm virus.

Uống nước: Nếu bị sốt, bạn nên uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Mất nước sẽ làm cho bệnh nặng thêm.

Đột quỵ do nhiệt: Các NSAID sẽ không có hiệu quả nếu sốt do thời tiết nóng hoặc tập luyện quá sức kéo dài. Bệnh nhân cần được làm lạnh. Nếu bị lú lẫn hoặc bất tỉnh, nên được bác sĩ điều trị ngay lập tức.

Các nguyên nhân gây sốt là gì?

Sốt có thể do một số yếu tố gây ra:

* Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm họng, cúm, thủy đậu hoặc viêm phổi

* Da tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, hoặc bị cháy nắng

* Tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc tập thể dục quá sức kéo dài

* Silicosis, một loại bệnh phổi gây ra do tiếp xúc lâu dài với bụi silic

Phân độ sốt như thế nào?

Thời gian sốt như thế nào?

* Cấp tính nếu nó kéo dài dưới 7 ngày

* Bán cấp, nếu nó kéo dài đến 14 ngày

* Mãn tính hoặc kéo dài, nếu nó tồn tại trong hơn 14 ngày

Sốt tồn tại trong nhiều ngày hoặc vài tuần không tìm được nguyên nhân gọi là “sốt kéo dài không rõ nguyên nhân”.

Sốt co giật ở trẻ em là gì?

Trẻ em có nhiệt độ cao có thể bị co giật do sốt, còn được gọi là sốt co giật; hầu hết chúng không nghiêm trọng và có thể là hậu quả của nhiễm trùng tai, viêm dạ dày ruột hoặc nhiễm vi rút đường hô hấp hay cảm lạnh.

Ít gặp hơn, co giật do sốt có thể có nguyên nhân nghiêm trọng, như viêm màng não, nhiễm trùng thận hoặc viêm phổi.

Làm sao để ngăn ngừa sốt?

Vệ sinh – sốt thường do nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Vệ sinh tốt giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bao gồm rửa tay trước và sau bữa ăn, và sau khi đi vệ sinh.

Một người bị sốt do nhiễm trùng nên có ít tiếp xúc nhất có thể với người khác, để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Bất cứ ai chăm sóc cho bệnh nhân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.

*Theo medicalnewstoday/medicinenet/nhs.uk

Sốt Cỏ Khô Là Gì ? Sốt Cỏ Khô Khác Sốt Thông Thường Như Thế Nào?

Sốt cỏ khô là gì ? Sốt cỏ khô khác sốt thông thường như thế nào?

Sốt cỏ khô có những triệu chứng tương tự với viêm mũi dị ứng, song không giống với cảm lạnh hay sốt thông thường do virus mà nguyên nhân gây bệnh thường bắt nguồn từ những phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây dị ứng. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh với tên gọi còn khá xa lạ này mời bạn tham khảo bài viết sau.

Sốt cỏ khô là gì?

Sốt cỏ khô vẫn thường được gọi là viêm mũi dị ứng do triệu chứng bệnh tương đối giống nhau, nhưng không giớn với sốt hay cảm lạnh thông thường, bệnh không phải do virus mà nguyên nhân xuất phát từ các phản ứng gây dị ứng đến từ môi trường ngoài như phấn hoa, lông thú, mạt bụi…

Sốt cỏ khô có thể gây khó chịu bởi những cơn đau cổ, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập và công việc hằng ngày, nếu điều trị sớm bạn có thể nhanh chóng lấy lại sức khỏe và tạo nên khác biệt lớn so với trước khi điều trị.

Triệu chứng sốt cổ khô thường bắt đầu ngay lập tức khi vừa tiếp xúc với nguồn gây dị ứng, bao gồm các biểu hiện như:

 – Ho, hắt hơi.

– Chảy nước mũi và nghẹt mũi.

– Ngứa mắt hoặc mắt chảy nước.

– Ngứa mũi, miệng hay vòm họng.

– Mắt sưng hoặc có màu xanh da dưới mắt.

– Giảm hoặc mất cảm giác về mùi vị.

Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu tồi tệ tại một số thời điểm nhất định trong năm hoặc được kích hoạt do tiếp xúc với phấn hoa hay cỏ dại vào những thời điểm khác. Nếu các triệu chứng này làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hãy thăm khám và nhận trợ giúp từ bác sĩ ngay.

Sốt cỏ khô khác sốt thông thường như thế nào?

Sốt vỏ khô thường kéo dài hơn so vời các cơn sốt do cảm cúm hay cảm lạnh đến vài tuần. Triệu chứng bệnh cũng tương đối giống nhau bao gồm: sốt cao, chảy nước mũi, có dịch đờm nhầy ở mũi, ngứa (nếu là sốt cỏ khô thường tập trung chủ yếu ở khu vực quanh mắt, miệng, mũi hay cổ họng), những đợt sổ mũi do sốt cỏ khô gây ra cũng nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa sốt thông thường so với sốt cỏ khô. Cụ thể như:

Sốt cỏ khô

Sốt thông thường

Dấu hiệu

Chảy nước mũi, lưu lượng vừa, sốt nhẹ hoặc không kèm theo sốt. Nước mũi chảy ra có màu vàng, đặc. Đau nhức toàn than, mức độ sốt tùy thể trạng.

Khởi phát

Ngay sau khi tiếp xúc với yếu tố dị ứng.

Từ một đến ba ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh.

Thời gian Kéo dài hơn từ 1-2 tuần so với sốt thông thường.

Kéo dài từ 5-7 ngày.

Sốt cỏ khô có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho cơ thể nếu không được điều trị kịp thời, vì vậy khi có các biểu hiện của bệnh bạn nên nhanh chóng tìm đến phòng khám chuyên khoa để được xử lý.

Bệnh Sốt Vàng Là Gì, Cách Phòng Chống Bệnh Sốt Vàng?

Từ lâu bệnh sốt vàng được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm, có tính lây lan cao khi bị muỗi đốt. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh sốt vàng cao do đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao nên nhiều muỗi. Vậy bệnh sốt vàng là gì? nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt vàng?

Bệnh sốt vàng là gì?

Bệnh sốt vàng là một loại bệnh gây ra bởi virus, những người bị bệnh sốt vàng sẽ có làn da màu vàng nên còn được gọi là bệnh vàng da. Bệnh lây lan từ người này sang người khác do bị muỗi đốt (muỗi Aedes hoặc Haemagogus), những người bị bệnh sốt vàng có khả năng lây nhiễm cho người khác 5 ngày trước khi có triệu chứng cụ thể của bệnh.

Bệnh sốt vàng

Triệu chứng của bệnh sốt vàng

Nhìn chung những người bị bệnh sốt vàng thường chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng, một số triệu chứng đặc trưng của bệnh sốt vàng bao gồm:

Sốt đột ngột

Đau đầu dữ dội

Có cảm giác ớn lạnh

Đau vùng lưng

Đau nhức toàn thân

Cảm giác buồn nôn, ói mửa

Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu.

Trong nhiều trường hợp các triệu chứng này sẽ giảm và hết hẳn trong 1 tuần, với những người có sức đề kháng yếu thì thời gian kéo dài lên tới 1 tháng, thậm chí nặng hơn với các triệu chứng như:

Do bệnh sốt vàng có khả năng gây chết người chính vì vậy khi phát hiện bản thân có những hiện tượng như trên bạn nên tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Cách phòng chống bệnh sốt vàng

Bệnh sốt vàng là bệnh có thể phòng chống được theo các cách sau:

Tiêm vắc xin: Đây là cách đơn giản và nhanh nhất, vắc xin phòng bệnh sốt vàng đã có từ 80 năm trước, bạn nên tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh từ 9 tháng tuổi trở lên hoặc cho những người sống trong môi trường ẩm thấp, có nhiều muỗi, những nơi có nguy cơ mắc bệnh sốt vàng cao. Vắc xin có khả năng bảo vệ người được tiêm suốt cuộc đời chính vì vậy vì sức khỏe của bạn và gia đình bạn nên tiêm vắc xin ngay khi có thể.

Tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh sốt vàng

– Những người bị HIV/AIDS hoặc bị bệnh khác ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể.

– Đang trải qua các điều trị y tế khác ảnh hưởng tới hệ miễn dịch như cấy ghép, ung thư…

– Những người bị rối loạn tuyến ức.

– Người lớn từ 60 tuổi trở lên.

– Trẻ sơ sinh dưới 8 tháng tuổi.

– Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Chống muỗi: Sử dụng các phương pháp chống muỗi truyền thống như phun thuốc xịt muỗi hay sử dụng màn ngủ cũng là cách hạn chế bị bệnh sốt vàng, ngoài ra cách này còn tránh được các bệnh khác lây truyền qua đường muỗi đốt như sốt rét, sốt xuất huyết..

Tham khảo bài viết Muỗi – sát thủ gây ra cái chết nhiều nhất cho con người!

Việc sử dụng điều hòa hoặc rèm cửa cũng hạn chế rất nhiều muỗi, bạn cũng nên mặc quần áo dài tay nếu thời tiết cho phép.

Sử dụng màn khung, điều hòa hay rèm cửa cũng là cách phòng bệnh sốt vàng hiệu quả

Cách điều trị bệnh sốt vàng

Hiện tại chưa có thuốc đặc trị bệnh sốt vàng, khi bị bệnh sốt vàng thì người bệnh nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước để ngăn tình trạng mất nước. Khi bị sốt và đau đầu bạn cũng cần uống thuốc để giảm bớt tình trạng của bệnh, không nên sử dụng aspirin hoặc các thuốc chống viêm không chứa steriod (như NSAID hoặc ibuprofen, naproxen) giúp giảm nguy cơ chảy máu. Trường hợp diễn biến bệnh nặng bạn cần nhập viện để các bác sĩ tiện theo dõi và chăm sóc.