Top 13 # Xem Nhiều Nhất Sự Yêu Thương Là Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

“Yêu Thương Bản Thân” Thực Sự Nghĩa Là Gì?

Chúng ta đều biết yêu thương bản thân là việc quan trọng. Nhưng yêu thương và chăm sóc bản thân thật sự nghĩa là gì?

Đối với một số người, yêu thương bản thân là chăm sóc thân thể, chẳng hạn như thư giãn trong bồn tắm, mát-xa hoặc chăm chút cho bộ móng tay của mình. Nhưng “yêu thương bản thân” mà chúng tôi đề cập ở đây mang nghĩa sâu xa hơn so với những việc mà bạn có thể “làm” cho chính mình.

Yêu thương bản thân là tìm thấy sự bình yên trong chính mình, thoải mái thật sự trong sâu lắng của chính con người chúng ta. Có thể chúng ta tìm thấy sự thư thái tạm thời khi làm gì đó để chăm sóc bản thân. Nhưng bình an trong sâu thẳm tâm hồn đòi hỏi sự tu dưỡng nhất định trong cách nhìn nhận bản thân – thái độ ấm áp và vun bồi với những trải nghiệm bên trong nội tâm.

Những đề xuất trong bài viết này được chắt lọc dựa theo viện quốc tế Focusing được phát triển bởi giáo sư Eugene Gendlin. Đôi khi được gọi là tư duy tập trung, nó đơn giản là thái độ tử tế không phán xét, tập trung vào hiện tại và để tâm đến các trải nghiệm mà chúng ta có.

Giáo sư Gendlin từng nói: “Thái độ và phản ứng của mỗi người đối với các cảm xúc nội tâm cần phải giống như một nhà trị liệu để tâm tới bệnh nhân của mình.” Chúng ta cần phải có sự cảm thông và tích cực vô điều kiện đối với những điều xảy ra trong nội tâm.

Hãy yêu thương và nhẹ nhàng với bản thân

Tử tế và mềm mỏng với người khác luôn dễ hơn là với chính mình. Tiếng nói phán xét từ quá khứ có thể đã để lại nỗi hổ thẹn vô hình khiến chúng ta không tôn trọng, thậm chí phớt lờ cảm xúc thật mà chúng ta cảm nhận được.

Mềm mỏng với chính mình nghĩa là tiếp nhận và thoải mái hơn với những cảm xúc nảy sinh trong chúng ta. Việc con người cảm thấy buồn khổ, tổn thương và sợ hãi là rất đỗi bình thường. Đó chính là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải yếu đuối, để chúng ta lưu tâm nhiều hơn và cởi mở tiếp nhận những cảm xúc này.

Khi đối phương nhận thấy trong lòng họ các cảm giác khó chịu, tôi sẽ hỏi: “Bạn có chấp nhận được cảm giác hiện tại này không? Bạn có thể tiếp nhận một cách mềm mỏng và để tâm đến nó không?” Tôi sẽ giúp họ tạo ranh giới với những cảm xúc đau khổ để họ không bị chúng lấn át.

Biết cách chấp nhận nhẹ nhàng với các cảm xúc, chúng ta sẽ có thêm không gian ở quanh chúng. Chúng ta có thể “ở chung” với các cảm xúc thay vì bị chúng lấn át.

Nhà trị liệu tâm lý Laury Rappaport đưa ra một số câu hỏi tinh tế về cảm xúc trong cuốn sách “Liệu pháp nghệ thuật” định hướng vào khả năng tập trung.

Bạn có thể thân thiện với cảm xúc của mình? Bạn có thể nói lời chào với cảm xúc đó bên trong?

Hãy tưởng tượng mình đang ngồi cạnh chúng. Bạn có thể chấp nhận sự tồn tại của chúng như thể chúng là những đứa trẻ yếu ớt không?

Chấp nhận tử tế với những cảm xúc tồn tại trong bạn chính là liều thuốc xóa bỏ nỗi hổ thẹn vô hình. Điều này tốt hơn so với việc đấu tranh nội tâm hay cố gắng sửa đổi bản thân mình.

Chúng ta sẽ có được sự bình yên trong tâm hồn chỉ bằng cách đơn giản là tiếp nhận các trải nghiệm nội tâm khi chúng lộ diện.

Cho phép các trải nghiệm nội tâm được triển hiện

Khi tôi mở lời muốn đối phương chú ý đến cảm xúc của họ, đôi khi họ hỏi ngược lại: “Tại sao tôi cần phải cảm nhận điều đó?” Tôi giải thích rằng khi chúng ta chối bỏ cảm xúc của mình, chúng thường sẽ trở nên dữ dội hơn. Hoặc chúng sẽ khiến chúng ta gây hại đến chính mình hoặc người khác, ví dụ như uống rượu bia, các cách khác để làm tê liệt bản thân hoặc chuyển nỗi đau sang cho người khác bằng cách nổi giận hay đổ lỗi.

Yêu thương bản thân là đối mặt và tiếp nhận thành thực các cảm xúc. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cố đẩy xa những cảm xúc không vui và bám víu lấy những gì vui vẻ. Nhưng theo giáo lý nhà Phật, nếu cứ bám vào những cảm xúc vui vẻ, ghét bỏ cảm giác đau đớn thì chúng ta chỉ càng tạo ra nhiều khổ đau hơn cho chính mình.

Thường thì một nỗi sợ hãi và xấu hổ mơ hồ có thể ngăn cản chúng ta thừa nhận những trải nghiệm trong thế giới nội tâm. Ví dụ, nếu chúng ta cảm thấy (hoặc thể hiện) cảm xúc buồn đau, tổn thương hay lo lắng, ta có thể cho đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Hoặc có lẽ chúng ta tự đưa ra thông điệp cho mình rằng không được có cảm xúc đó, chúng ta sợ bị người khác đánh giá.

Sự khôn ngoan của việc “không biết”

Khi thành thật với chính mình, có thể chúng ta sẽ nhận ra mình thường không hiểu rõ cảm xúc mà bản thân đang có là gì. Chúng thường rất mờ nhạt và không rõ ràng. Nếu chúng ta có thể cho phép mình dừng lại, cho phép sự mơ hồ và kiên nhẫn chào đón, khám phá cảm giác không rõ ràng đó, thì dần dần chúng sẽ hiện ra rõ nét hơn (ở đây tôi dùng thuật ngữ “lấy nét” – focusing).

Giả dụ, ẩn sau cơn giận dữ của chúng ta với người khác là một điều gì đó mà ta chưa biết rõ. Chúng ta chỉ nhìn thấy được bề nổi của tảng băng, nhưng nếu muốn biết cái gì nằm bên dưới thì cần phải quan sát kỹ hơn.

Xã hội chúng ta luôn đánh giá cao kiến thức và sự quyết đoán. Nhưng thường thì chúng ta lại không rõ cảm xúc thật sự mà mình trải nghiệm là gì. Các chính trị gia nếu không có tài hùng biện, không có ý kiến rõ ràng về một vấn đề thì sẽ bị xem là thiếu chính kiến. Để nói được câu “Tôi không chắc về việc này. Để tôi xem lại.” quả thực phải có năng lực và trí huệ .

Cảm xúc của con người là một món quà đáng để đón nhận. Chúng ta cần tìm cách hòa hợp với chúng để biến chúng thành đồng minh chứ không phải kẻ thù. Các xúc cảm như đau buồn cho phép chúng ta giải tỏa nỗi đau để có thể bước tiếp về phía trước. Còn các cảm giác về thể lý khác có thể hơi mơ hồ như: bụng đau quặn hay ngực thắt lại.

Khi chúng ta có một thái độ mềm mỏng tiếp nhận các cảm xúc của mình, chúng ta sẽ cảm nhận được chúng có liên kết với điều gì đó quan trọng, có lẽ là chúng ta đã không xem trọng bản thân hay sợ tỏ ra ngốc nghếch trước mặt người khác.

Cảm xúc thường hàm chứa các thông điệp tinh tế, chỉ cần chúng ta biết cách giải mã nội hàm của chúng. Và nếu chúng ta có thể nuôi dưỡng một thái độ ấm áp và thân thiện với các cảm xúc của mình, chúng sẽ trở thành những bạn đồng hành với chúng ta trên đường đời. Điều này sẽ mang tới các ý nghĩa mới, hiểu biết mới, cơ hội mới giúp cuộc sống của chúng ta trọn vẹn hơn.

Nguồn: trithucvn

Yêu Thương Là Gì: Hiểu Về Yêu Để Thực Sự Quan Tâm Ai Đó

iệc đòi hỏi an toàn trong một mối quan hệ ắt hẳn sẽ dung dưỡng cho phiền não và nỗi sợ hãi; tìm cầu an toàn cũng chính là mời gọi bất an. Hầu hết chúng ta muốn có một mối quan hệ yên ổn để yêu và được yêu, nhưng đó có thật là tình yêu không, nếu mỗi người chỉ lo tìm kiếm sự an toàn cho riêng mình? Trong ta không có tình thương yêu, là vì ta không biết cách yêu thương.

Dường như tất cả mọi người, từ phóng viên báo chí đến nhà truyền giáo đều không ngừng nhắc đến tình thương, lòng tôn kính, sự yêu thích. Tôi yêu quê hương mình, say sưa với quyển sách, rung động trước vẻ đẹp của rặng núi, tận hưởng khoái lạc, mê đắm vợ mình,… Liệu thương yêu có phải là một ý niệm không? Vì nếu vậy, nó có thể được vun đắp, thúc đẩy, sửa đổi theo bất cứ chiều hướng nào mà bạn thích.

Sùng kính Thượng Đế, có nghĩa là bạn thích sự phóng chiếu tư tưởng của chính mình, kèm theo vẻ tôn kính mà bạn nghĩ là cao quý và thiêng liêng. Vì vậy, “Tôi tôn kính Thượng Đế” là một câu nói hoàn toàn vô nghĩa. Khi thờ phụng Thượng Đế, bạn đang thờ phụng chính mình – đó không phải là tình thương yêu.

Vì không thể giải quyết điều được gọi là tình thương yêu này, chúng ta trốn chạy vào thế giới trừu tượng, mơ hồ. Tình thương yêu có thể là giải pháp tối thượng cho tất cả những khó khăn, trục trặc và khó nhọc của con người, vậy làm thế nào chúng ta khám phá được về yêu thương? Chỉ bằng định nghĩa, đã có đủ cách mô tả về nó, thậm chí là chệch hướng và xuyên tạc.

Cảm mến ai đó, ngủ với ai đó, trao đổi tình cảm, tình thân,… – có phải chúng ta thường định nghĩa như vậy về tình thương yêu – là những điều mang tính cá nhân và hạn hẹp đến mức các tôn giáo bèn tuyên bố rằng tình thương yêu là thứ gì đó lớn rộng hơn thế nhiều. Trong cái được gọi là tình thương yêu của con người đó, họ thấy toàn là lạc thú, sự cạnh tranh, ganh tỵ, ham muốn chiếm hữu, nắm giữ, điều khiển và can thiệp vào suy nghĩ của người khác; họ quả quyết rằng yêu thương đúng nghĩa thì khác, nó vô cùng thiêng liêng, cao nhã, trong trắng và thuần khiết.

Trên khắp thế giới, những người “mộ đạo” vẫn ra rả rằng tội lỗi lớn nhất là ngắm nhìn phụ nữ, rằng bạn không thể tiếp cận Thượng Đế nếu mê đắm sắc dục, thế nên họ gạt phăng chuyện đó qua một bên. Khi khước từ nhục dục, họ cũng chối bỏ luôn toàn bộ vẻ đẹp trần thế. Họ khiến trái tim và tâm thức của mình trở nên chai sạn khi bài trừ cái đẹp chỉ vì nó gắn liền với nhan sắc phụ nữ.

Chúng ta có thể chia yêu thương thành phần thiêng liêng và trần tục không, hay chỉ có tình thương yêu thuần túy mà thôi? Có phải tình yêu chỉ dành cho duy nhất một người, nếu bạn nói yêu một ai đó, điều đó có đồng thời loại trừ tình thương yêu dành cho những người khác? Tình yêu mang tính cá nhân hay toàn thể, đạo đức hay đồi bại, thân quyến hay cộng đồng?

Nếu thương yêu cả nhân loại, liệu bạn còn yêu thương một cá nhân cụ thể nào nữa không? Yêu thương là xúc cảm? Sự rung động? Lạc thú và ham muốn? Tất cả những câu hỏi này biểu hiện rằng chúng ta vẫn mang trong mình ý niệm về tình thương yêu, về điều nên hoặc không nên làm, đó là khuôn mẫu được định hình bởi văn hóa, xã hội.

Vì vậy, để đi vào câu hỏi về tình thương yêu, điều tiên quyết là ta phải thôi chấp bám vào những lý tưởng và ý niệm về cái nên là và không nên là, đó là cách gian trá nhất để giải quyết những vấn đề thực tế trong cuộc đời.

Vì vậy, để hiểu nó, trước tiên tôi phải thoát khỏi những khuynh hướng, thiên kiến của mình để không bối rối và bị xâu xé dưới đủ mọi tác động. Có lẽ chúng ta sẽ khám phá được về tình thương yêu thông qua cái không phải là tình thương yêu.

Chính phủ kêu gọi tòng quân và chiến đấu vì lòng ái quốc, có phải đó là tình thương yêu? Tôn giáo răn dạy rằng ta phải khước từ nhục dục vì lòng tôn kính Thượng Đế, có phải đó là tình thương yêu? Tình thương yêu có phải là sự khao khát? Đối với đa số chúng ta, tình yêu là sự khao khát gắn liền với khoái lạc, niềm vui thông qua cảm xúc, giác quan, sự quyến luyến và đáp ứng về tình dục.

Tôi không phản đối tình dục, nhưng điều mà tình dục mang lại cho bạn là trạng thái hoàn toàn tự do, phóng túng chỉ trong chốc lát; sau đó, bạn lại trở về với sự lao xao, loạn động trong mình. Vì vậy, bạn cứ muốn trạng thái tuyệt vời này được kéo dài mãi – khi đó, bạn hoàn toàn quên đi bản ngã cũng như mọi ưu phiền, thách thức.

Bạn nói rằng bạn yêu vợ mình. Tình yêu đó đòi hỏi khoái cảm tình dục, niềm thỏa mãn khi có ai đó ở nhà nấu cho bạn bữa cơm, chăm sóc những đứa con của bạn. Như vậy, bạn lệ thuộc vào cô ấy. Cô ấy trao cho bạn thân thể, cảm xúc, sự động viên, chỗ dựa an toàn và niềm hạnh phúc. Bỗng nhiên, cô ấy ngoảnh mặt làm ngơ, cô ấy bỏ bạn đi với người khác, điều này khiến trạng thái quân bình cảm xúc trong bạn bị phá hủy, đó là sự ghen tuông đi cùng với nỗi đau, lo âu, thù hận và cả bạo lực.

Vì vậy, sự thật ở đây là cho đến chừng nào họ thuộc về tôi, tôi có thể dựa vào họ để khiến các nhu cầu của mình được thỏa mãn, thì tôi yêu họ; nhưng nếu họ không còn là của tôi nữa, họ ngừng đáp ứng những điều tôi cần, tôi bắt đầu ghét bỏ họ. Do đó, có sự đối chọi, chia cách trong bạn; khi bạn cảm nhận được sự tách biệt chính mình khỏi người khác hay vật khác, thì đó không phải là tình thương yêu.

Nhưng nếu bạn có thể sống với vợ hay chồng mình mà không xuất hiện những suy nghĩ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn cùng các tranh cãi bất tận trong tâm trí, có lẽ bạn sẽ biết yêu thương là gì, khi ấy bạn hoàn toàn tự do và người bạn yêu thương cũng vậy. Ngược lại, nếu bạn phụ thuộc vào người kia vì những lạc thú của mình, bạn chỉ có thể làm nô lệ cho họ. Vì vậy, trong tình yêu phải có sự tự do, cho người kia và cả cho chính bạn.

Vì suy nghĩ là quá khứ, nó không thể bồi dưỡng và vun đắp cho tình yêu thương. Tương tự như thế, sự ganh tỵ thuộc về quá khứ không thể vây hãm, cầm tù được yêu thương vốn luôn hiện hữu trong thực tại, vì thế không ai có thể nói rằng “Tôi sẽ yêu” hoặc “Tôi đã yêu”. Nếu bạn hiểu về tình thương yêu, bạn cũng sẽ không theo đuổi bất kỳ một đối tượng nào – yêu thương không phải là vâng lời, tuân phục, trong tình yêu không có sự tôn kính hay khinh khi.

Thương yêu ai đó có nghĩa là gì? Bạn yêu thương mà không ganh ghét, giận dữ, so sánh, chỉ trích, hoặc can thiệp vào hành vi, suy nghĩ của người ta. Khi bạn thương yêu ai đó với toàn bộ trái tim, tâm thức, thân thể cũng như trọn vẹn sự hiện hữu của mình, làm gì còn chỗ cho sự so sánh hay cho tình thương nào khác?

Trong tình yêu có trách nhiệm và nghĩa vụ hay không, dùng từ như vậy liệu có thỏa đáng? Khi bạn làm điều gì đó vì nghĩa vụ, trong đó không có tình thương. Tất cả những điều mà một người có nghĩa vụ phải thực hiện đều đang hủy hoại con người họ. Nếu bạn bị bắt buộc thực hiện một điều bởi đó là trách nhiệm, làm sao bạn có thể yêu thích việc mình đang làm? Tình thương yêu không khi nào đòi hỏi trách nhiệm hay nghĩa vụ.

Không may, hầu hết các bậc phụ huynh nghĩ rằng họ có trách nhiệm với con cái của mình và thể hiện điều đó ở việc dạy dỗ con trẻ về những điều nên hoặc không nên làm, vẽ ra cái hình mẫu mà chúng nên theo đuổi hoặc né tránh. Các bậc phụ huynh muốn con mình có được địa vị vững chắc, sự tôn kính trong xã hội; đó là điều họ khao khát đạt được.

Đối với tôi, dường như nơi nào quá đề cao sự nể trọng thì ở đó không có trật tự – ai cũng chỉ quan tâm đến việc làm sao để trở thành những quý ông, quý bà quyền lực, sang cả. Khi họ chuẩn bị cho con cái của mình hòa nhập vào xã hội, họ đang ươm mầm cho sự cạnh tranh, xung đột và tính hung tàn tràn ngập khắp nơi trên Trái đất này. Đó mà là chăm sóc, thương yêu sao?

Quan tâm, săn sóc thật sự cũng giống như khi bạn chăm sóc cho cây cối; bạn tưới nước, tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng, môi trường sống của nó, chọn cho nó loại đất trồng phù hợp nhất, nâng niu và tỉa tót nó với sự âu yếm, dịu dàng. Nhưng khi bạn giúp con mình sẵn sàng hòa nhập vào xã hội, cứ như thể bạn đang chuẩn bị cho chúng bước vào đấu trường vậy. Nếu thương yêu con cái, bạn sẽ không để chúng tham gia vào bất kỳ cuộc tranh giành, ganh đua nào.

Khi người thương yêu ra đi, bạn than khóc; đó là những giọt nước mắt, những lời than van ai oán cho chính bạn hay cho người đã khuất? Bạn đã từng khóc vì ai khác chưa? Bạn khóc, trong sự ngậm ngùi tiếc thương người nằm xuống, hay khóc với sự ta thán cho mình? Nước mắt của bạn chẳng có ý nghĩa gì hết nếu như bạn chỉ đang bận tâm về chính mình. Còn nếu bạn khóc vì bị tước mất một người mà mình hết lòng yêu thương, thì đó không phải là thương yêu thật sự.

Trên thực tế, chúng ta rất dễ dàng xót thương cho chính mình; khi người thân thương của ta đi về cõi vĩnh hằng, bạn khóc vì cảm thấy đau lòng nhưng nỗi đau ấy không đến từ tình cảm của bạn với người đã mất, bạn khóc vì sự tự thán và điều đó khiến bạn trở nên chai sạn, hạn hẹp, tâm trí bạn vô minh, tăm tối.

Khi bạn khóc, đó là vì tình thương, hay chỉ vì mình cô đơn, trơ trọi, yếu hèn – khóc cho số phận và môi trường xung quanh – vậy hóa ra bạn luôn luôn khóc cho Nếu hiểu được điều này, tức là tiếp xúc trực tiếp với nó như khi chạm vào một cái cây hoặc bàn tay, bạn sẽ thấy rằng đau khổ cũng là do mình tự tạo, phiền não từ suy nghĩ mà ra, nó là hệ quả của thời gian. Ba năm trước, tôi còn anh trai. Giờ đây, anh ấy từ trần nên tôi thấy cô đơn và đau khổ. Không còn ai để tôi có thể nương tựa nhằm tìm kiếm nguồn an ủi, sự bầu bạn và điều đó làm tôi bật khóc.

Nếu quan sát, bạn có thể thấy toàn bộ diễn trình nội tại này chỉ trong một khoảnh khắc, không mất thời gian nghiền ngẫm, phân tích. Bạn có thể thấy toàn bộ cơ cấu và bản chất của thứ nhỏ nhặt, tồi tệ này, được gọi là – nước mắt của tôi, gia đình, quốc gia, niềm tin của tôi… – tất cả những thứ vị kỷ đó đều hiện diện bên trong bạn.

Khi nhìn thấy nó bằng trái tim, không phải bằng trí tuệ, từ tận đáy lòng mình, thì bạn có được chiếc chìa khóa nhằm đoạn tuyệt với sự phiền não. Phiền não và yêu thương không thể đồng hành, nhưng trong thế giới của những niềm tin và giáo điều, sự đau khổ được lý tưởng hóa và tôn thờ; toàn bộ điều này ám chỉ rằng bạn không bao giờ thoát khỏi sự đau khổ, trừ phi thông qua một cánh cửa đặc biệt, cũng là toàn bộ cấu trúc của một tổ chức tâm linh nào đấy đang tận dụng, vơ vét, trục lợi.

Vì vậy, nếu hỏi yêu thương là gì, có lẽ bạn sợ phải đối diện với câu trả lời. Nó có thể gây biến động hoàn toàn, phá tan gia đình bạn, lỡ như bạn phát hiện ra rằng mình không thương yêu vợ chồng, con cái đúng nghĩa thì sao? Bạn có thể phải làm lung lay mái nhà do chính tay mình gây dựng, mọi thứ không bao giờ trở lại khởi điểm được nữa.

Yêu Thương Chờ Lâu Là Yêu Thương Phai Màu…

Tôi biết khá nhiều người có sắc, có tài… hay chỉ đơn giản là người ưa nhìn và có duyên, ấy thế nhưng vẫn mình đơn lẻ bóng. Vì sao ư? Vì họ còn mải bận với những suy tư cân đo, đong đếm, vì họ có quá nhiều “sự lựa chọn”, hơn tất cả là họ sợ cái gọi là “được” và “mất”… Nhưng người ơi! Người có biết yêu thương đâu phải là sự tính toán chi li, mỗi người có sự cảm nhận khác nhau, nhưng yêu thương là sự đồng cảm, sự hi sinh giữa hai trái tim có cùng một nhịp đập người ạ! Người có biết cứ như thế người đang tự đánh mất những yêu thương thật lòng đến cho người không? Để tôi kể cho các bạn nghe vài câu chuyện vui có thật mà tôi từng được chứng kiến:

Có anh chàng theo đuổi cô nàng A nhiều năm trời mà chẳng bao giờ được đáp lại. Cô ấy chẳng rõ ràng chẳng từ chối hay phũ phàng thẳng thừng, cứ nhập nhằng ngày này qua tháng nọ để cho chàng nghĩ chàng vẫn có cơ hội, rồi một ngày đẹp trời cô nàng quay sang yêu một anh chàng xyz nào đó không phải anh chàng cây si kia. Thói đời là vậy! Sẽ chẳng có gì oán trách nếu vào một ngày mưa khác cô quay lại tìm chàng cây si để khóc lóc than thở abcxyz gì gì đó đại loại nàng cần người để chia sẻ để làm điểm tựa nhưng cái chàng xyz mà nàng từng yêu rời nàng mất rồi. Và đương nhiên anh chàng cây si là người thích hợp nhất. Đến lúc thế này mà nàng mới yêu chàng thì tôi nghĩ cũng chỉ là hết mối tự đổ…! Đấy là may mắn nếu chàng vẫn còn chờ đợi cô, còn nếu không thì đừng than trời trách phận mà hãy trách thân vì đã lỡ đi yêu thương mất rồi.

Hay có cô nàng si mê anh chàng B này rồi lấy hết can đảm mà thổ lộ mà theo đuổi, nhưng than ôi chàng cũng cứ nhập nhằng không dứt khoát một lời, cứ thỉnh thoảng “vờ” quan tâm để cô lầm tường và rồi cứ mê muội mà để cho người ta “giữ dép” hàng năm trời… Và rồi một ngày vì sức ép gia đình, vì tương lai, và cũng vì thực tế, vì trưởng thành mà sống thì cô nàng đã quyết định rời bỏ mù quáng mà đi lấy chồng, bỏ lại chàng B tiếc nuối hụt hẫng vì năm xưa đã không rõ ràng… Dù không yêu nhưng chàng vẫn tiếc, vì sao ư? Vì lòng tham của họ là vô đáy…

Thế đấy “có không giữ, mất đừng tìm”. Đừng để những lúc yêu thương trôi tuột mất rồi mới ngồi mà hối tiếc, sẽ chẳng có cô nàng hay anh chàng nguyện sẽ theo đuổi bạn cả đời mà không được đáp lại đâu. Dạn dĩ mà có chắc chỉ trong tiểu thuyết Ngôn Tình mà thôi…

Sau Tình Yêu Thương, Là Gì?

Sứ Điệp của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, tháng Chín năm 2016

Chủ Tịch Thomas S. Monson, vị tiên tri yêu quý của chúng ta, dạy rằng “tình yêu thương là thực chất của phúc âm.”

Tình yêu thương quan trọng đến mức Chúa Giê Su gọi đó là “điều răn thứ nhất và lớn hơn hết” và phán rằng hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.

Tình yêu thương là động lực chủ yếu của tất cả mọi điều chúng ta làm trong Giáo Hội. Mỗi một chương trình, mỗi một buổi họp, mỗi hành động mà chúng ta tham gia vào với tư cách là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô đều cần phải nảy sinh từ thuộc tính này-vì nếu không có lòng bác ái, “tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô,” thì chúng ta chẳng là gì hết.

Một khi chúng ta hiểu được điều này với tâm trí và tấm lòng mình, một khi chúng ta tuyên bố tình yêu thương của mình dành cho Thượng Đế và đồng loại của mình-thì sau đó là điều gì?

Việc cảm thấy có lòng trắc ẩn và tình yêu thương dành cho người khác có phải là đủ chưa? Việc bày tỏ tình yêu thương của mình dành cho Thượng Đế và những người xung quanh có làm tròn nghĩa vụ của chúng ta đối với Thượng Đế không?

Truyện Ngụ Ngôn về Hai Người Con Trai

Tại đền thờ ở Giê Ru Sa Lem, các thầy tế lễ cả và các trưởng lão Do Thái đến cùng Chúa Giê Su và bắt bẻ lời Ngài. Tuy nhiên, Đấng Cứu Rỗi “chuyển hướng suy nghĩ của họ” bằng cách kể một câu chuyện.

Ngài kể “Một người kia có hai đứa con trai”. Người cha đến cùng đứa thứ nhất và yêu cầu nó đi làm trong vườn nho. Nhưng nó từ chối. Nhưng về sau đứa con đó “ăn năn, rồi đi.”

Rồi người cha đi đến cùng đứa con trai thứ hai và yêu cầu nó đi làm trong vườn nho. Đứa thứ hai hứa rằng nó sẽ đi, nhưng không bao giờ đi.

Rồi Đấng Cứu Rỗi quay sang các thầy tế lễ cả và các trưởng lão, “Trong hai con trai đó, đứa nào làm theo ý muốn của cha?”

Họ phải thú nhận rằng đó là đứa con thứ nhất-là đứa nói rằng nó sẽ không đi nhưng rồi ăn năn và đi làm trong vườn nho.

Đấng Cứu Rỗi sử dụng câu chuyện này để nhấn mạnh đến một nguyên tắc quan trọng-chính là những ai vâng theo các lệnh truyền, thì đó là những người thực sự yêu mến Thượng Đế.

Có lẽ đó là lý do tại sao Chúa Giê Su yêu cầu dân chúng lắng nghe và tuân theo những lời của người Pha Ri Si và những nhà thông thái chứ đừng bắt chước việc làm của họ. Các thầy giảng tôn giáo này đã không giữ lời hứa của họ. Họ thích nói về tôn giáo, nhưng buồn thay họ quên mất thực chất của tôn giáo.

Các Hành Động và Sự Cứu Rỗi của Chúng Ta

Trong một trong số các bài giảng cuối cùng của Đấng Cứu Rỗi dành cho môn đồ của Ngài, Ngài nói với họ về Sự Phán Xét cuối cùng. Những kẻ tà ác và những người ngay chính sẽ được chia tách ra. Người ngay chính sẽ thừa hưởng cuộc sống vĩnh cửu; kẻ tà ác sẽ bị đưa đến sự rủa sả đời đời.

Có điều gì khác biệt giữa hai nhóm người này?

Những người nào thể hiện tình yêu thương của họ qua hành động sẽ được cứu rỗi. Những ai không làm như thế sẽ bị đoán phạt. Sự cải đạo thực sự đến với phúc âm của Chúa Giê Su cùng các giá trị và nguyên tắc của phúc âm sẽ được thể hiện bằng những hành động trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Cuối cùng, chỉ có lời tuyên bố về tình yêu thương dành cho Thượng Đế và đồng loại của mình không thôi sẽ không cho chúng ta hội đủ điều kiện cho sự tôn cao. Chúa Giê Su dạy: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.”

Sau Tình Yêu Thương Là Gì?

Câu trả lời cho câu hỏi “Sau tình yêu thương là gì?” vừa đơn giản và cũng vừa thẳng thắn. Nếu chúng ta thực sự yêu thương Đấng Cứu Rỗi, thì chúng ta hướng lòng mình đến với Ngài rồi chúng ta đi theo con đường của vai trò môn đồ. Khi chúng ta yêu mến Thượng Đế, thì chúng ta sẽ cố gắng để tuân giữ các lệnh truyền của Ngài.

Nếu chúng ta thực sự yêu mến đồng loại của mình, thì chúng ta dang tay giúp đỡ “những kẻ nghèo khó và những kẻ túng thiếu, những người bệnh tật và những người đau buồn.” Vì những ai làm những hành động đầy vị tha và phục vụ này, họ cũng là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

Đây chính là điều sẽ đến sau tình yêu thương.

Đây chính là sự thực chất của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.