Top 11 # Xem Nhiều Nhất Tình Yêu Thương Gia Đình Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Tình Yêu Thương Gia Đình

Mỗi một người sẽ có một những chốn bình yên cho riêng mình, đó có thể là tình bạn, cũng có thể là trong tình yêu và có những người cho rằng chốn bình yên nhất là tình cảm gia đình. Còn gì hạnh phúc hơn khi ta có một gia đình để yêu thương.

“Mỗi lần nhìn vào đôi mắt mẹ, chúng ta tìm thấy tình yêu thuần khiết nhất trên đời.”

Mẹ tôi hưởng thọ 93 tuổi khi bà mất. Cuộc đời mẹ là một chuỗi những bi kịch tiếp nối, thỉnh thoảng mới le lói chút niềm vui nhỏ nhoi. Mẹ tôi trở thành góa phụ chỉ vài năm sau khi kết hôn và phải một mình nuôi nấng hai con trai trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Ngoài công việc y tá, bà chấp nhận làm người giúp việc cho một gia đình giàu có để có tiền lo cho anh em tôi ăn học. Đôi tay mẹ thô ráp vì phải giặt giũ, lau nhà, nấu nướng và làm hàng trăm công việc không tên khác. Tuy vậy, bà vẫn cảm ơn Thượng đế vì đã ban cho bà sức khỏe tốt để nuôi dạy anh em tôi khôn lớn.

Vào một sáng Chủ Nhật mùa hè đẹp trời, tôi lái xe đến đón mẹ đi ăn sáng như thường lệ. Mẹ luôn ngồi đợi tôi trên chiếc ghế gỗ trước thềm. Mẹ rất yêu ngôi nhà nhỏ cũ kỹ này, có lẽ vì nó là chỗ ở ổn định đầu tiên trong đời bà. Vừa thấy tôi lái xe vào sân, gương mặt mệt mỏi đầy nếp nhăn của mẹ bỗng rạng rỡ hẳn lên. Mẹ tôi đã chờ đợi cả tuần chỉ để được gặp và ăn cùng tôi một bữa sáng.

Như thường lệ, mẹ mặc chiếc váy đen và áo trắng đơn giản, mang đôi giày đen được lau chùi cẩn thận. Trên ngực áo mẹ là chiếc cài áo hình chim én với dòng chữ mạ vàng “Mẹ thương yêu”. Tôi nhớ đó là món quà rẻ tiền mà tôi đã tặng mẹ nhân Ngày của Mẹ hơn 10 năm trước. Mẹ chẳng bao giờ đòi hỏi điều gì từ con cái và rõ ràng cuộc sống này cũng không hề ban tặng mẹ nhiều điều tốt đẹp.

Mẹ không có nhiều thời gian để dạy chúng tôi về cuộc sống và các giá trị sống. Nhưng nếu nhìn cách mẹ đối xử và nói chuyện với người khác, chúng tôi có thể học hỏi được nhiều điều về cách sống cũng như các giá trị sống.

Trong những buổi sáng cuối tuần ở cùng mẹ, tôi luôn cố tỏ ra cho mẹ thấy rằng thời gian ở bên mẹ rất quan trọng với tôi, nhưng chắc chắn là tôi đã thất bại. Đầu óc tôi lúc nào cũng chỉ chăm chăm nghĩ đến công việc cũng như khối tài sản vật chất mình kiếm được.

Tôi đỡ mẹ vào xe và cũng như mọi lần, mẹ trầm trồ thốt lên, “Xe của con trai mẹ đẹp quá”, trong khi tôi lại thấy chiếc xe của mình thật xấu xí mà luôn mong có đủ tiền để đổi xe mới.

Chúng tôi bước vào một nhà hàng quen thuộc và gọi những món ăn quen thuộc. Mẹ không giấu được niềm vui khi được nói chuyện với tôi sau một tuần dài, nhưng đáp lại những câu hỏi đong đầy tình yêu thương và sự quan tâm của mẹ là những câu trả lời qua loa và cụt ngủn của tôi. Cuối cùng thì bữa sáng cũng kết thúc, và tôi cảm thấy thật xấu hổ vì từ sáng đến giờ, tôi đã trông chờ giây phút đưa mẹ về nhà để có thể trở lại với thế giới vật chất của mình.

Trên đường về nhà, mẹ tôi trầm ngâm trong vài phút, có lẽ mẹ nhận ra rằng thêm một buổi gặp sáng Chủ Nhật sắp kết thúc và chỉ qua vài dãy nhà nữa thôi là mẹ lại phải trở về với nỗi cô đơn của mình.

Tôi đang mải nhìn mặt đường loang lổ trong ánh nắng và những ngôi nhà cũ kỹ cần được sơn sửa hai bên đường thì bất chợt nghe tiếng mẹ thốt lên, “Buddy, con nhìn xem đẹp chưa kìa”. Tôi tự hỏi con đường cũ kỹ bẩn thỉu này thì có gì đẹp để mẹ phải trầm trồ như thế.

“Sao ạ? Mẹ nói cái gì đẹp cơ?”, tôi đáp lại vì lịch sự chứ không thật sự hứng thú.

“Bãi cỏ kia kìa, Buddy. Con nhìn xem nó có đẹp không nào”, mẹ nói như reo lên.

Bãi cỏ đẹp ư? Khi quay sang nhìn bãi cỏ, tôi nhìn thấy rõ những nếp nhăn trên gương mặt mẹ, những sợi tóc bạc lưa thưa và đôi bàn tay khẳng khiu nổi rõ gân xanh của mẹ. Đôi mắt đầy dấu chân chim của mẹ lấp lánh niềm vui và gương mặt mẹ rạng rỡ khi chỉ tay vào từng bãi cỏ xanh mướt của các gia đình trong khu phố.

Tôi từng thấy nhiều gương mặt đẹp, nhưng tôi chưa thấy gương mặt nào đẹp bằng gương mặt của mẹ tôi lúc mẹ nhìn được vẻ đẹp của một bãi cỏ bình thường trong ánh nắng mặt trời. Tâm hồn mẹ thật giàu có khi có thể tìm thấy và tận hưởng cái đẹp từ những điều bình dị nhất. Tôi bỗng thấy mình thật nghèo nàn và nông cạn khi cứ khư khư ôm lấy mớ danh vọng phù phiếm mà không hay mình đang dần đánh mất những thứ quý giá nhất trong đời. Tôi rời mắt khỏi mẹ và nhìn bãi cỏ. Bãi cỏ đẹp thật!

Mẹ quay sang nhìn tôi, đôi mắt mẹ lấp lánh như muốn nói, “Buddy, con cũng thấy bãi cỏ đẹp như mẹ nói đúng không?”.

Tôi chỉ mỉm cười mà không nói gì vì tôi sợ khoảnh khắc kỳ diệu này trôi qua, tôi sợ mình sẽ đánh mất cảm giác bình yên ấm áp tuyệt vời này.

Cuối cùng thì chúng tôi đã về đến nhà mẹ. “Cảm ơn con vì buổi sáng tuyệt vời này. Mẹ biết con rất bận. Con định làm gì chiều nay?”, mẹ tôi hỏi.

“Tình yêu thương gia đình” là quyển sách tập hợp những câu chuyện ý nghĩa và cảm động về tình cảm gia đình. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh của chính mình cũng như của những người thân trong những câu chuyện đó. Để bạn nhân ra tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những nghịch cảnh ấy một cách dễ dàng. Tình yêu thương gia đình cũng là điều con người tìm về sau một chuyến đi dài mệt mỏi.

Gia đình là nơi vun đắp những tâm hồn. Ai có một gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó, nâng niu và xây đắp nó vì những thứ đã mất không thể tìm lại.

Trích sách “HGTH – Tình yêu thương gia đình”

Tình Cảm Gia Đình Là Gì?

Và bên cạnh đó cũng gợi ý cho quý vị và các bạn một số cách để gìn giữ, vun đắp tình cảm gia đình ngày càng trở nên gắn bó, thân thiết hơn.

Gia đình là một tế bào của xã hội, là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau, được thiết lập dựa trên các mối quan hệ về tình cảm, quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ giáo dục hoặc quan hệ nuôi dưỡng, v.v … (khái niệm trên phương diện pháp lý)

Trên phương diện tình cảm thì gia đình là tổ ấm, chỗ dựa tinh thần để mỗi khi ta gặp khó khăn trong cuộc sống có thể trở về để được chia sẻ, bảo vệ, chở che.

Tình cảm gia đình là một thứ tình cảm rất thiêng liêng mà ai trong chúng ta cũng luôn muốn tìm mọi cách để giữ gìn và vun đắp giữa những người có quan hệ máu mủ, ruột rà.

Tình cảm gia đình có thể chia nhỏ phạm vi ra thành những mối quan hệ như là: tình cảm giữa cha và con, tình cảm giữa mẹ và con, tình cảm giữa anh – chị – em trong gia đình, tình cảm giữa ông bà nội – ngoại và các cháu, ngoài ra còn rất nhiều những mối quan hệ nhỏ khác, v.v …

Làm thế nào để vun đắp tình cảm gia đình trở nên bền vững?

– Đầu tiên, mỗi cặp vợ chồng nên đến với nhau bằng sự yêu thương nhau chân thành

Người vợ và người chồng là nền móng, trụ cột để duy trì sự hạnh phúc trong mỗi một gia đình.

Nếu như giữa người vợ và người chồng luôn xảy ra những bất hòa, không đồng quan điểm thì những mối quan hệ khác trong gia đình cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng không tốt, thậm chí là tiêu cực.

Cụ thể là khi xuất hiện sự mâu thuẫn giữa vợ và chồng thì các mối quan hệ như là cha mẹ với con cái, mẹ chồng với nàng dâu, v.v …cũng sẽ trở nên xấu đi và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của mỗi thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với con trẻ sẽ bị tổn thương nặng nề hơn.

Trong trường hợp người vợ và người chồng đến với nhau nhưng không phải xuất phát từ tình cảm tự nguyện, chân thành thì mối quan hệ này cũng sẽ không bền vững, không hạnh phúc vì thiếu đi tình yêu và niềm vui, cũng như không đáp ứng được mục đích của cuộc hôn nhân.

Những nguyên nhân trên là lý do phổ biến dẫn đến tình trạng tan vỡ trong hôn nhân gia đình.

Chính vì vậy, vợ chồng luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau sẽ là nguồn sức mạnh to lớn nhất để luôn có một gia đình hạnh phúc, đầy ắp tiếng cười và tạo môi trường phát triển lành mạnh cho những đứa con.

– Tiếp đó, những thành viên trong gia đình nên thường xuyên tâm sự, trò chuyện những chuyện vui, buồn và cả những khó khăn từng gặp phải trong cuộc sống thường ngày.

Bởi lẽ, một gia đình hạnh phúc đôi khi xuất phát từ chính sự chia sẻ của mỗi thành viên trong gia đình.

Những chuyện vui khi ta chia sẻ cho mọi người thì niềm vui đó sẽ được nhân lên rất nhiều lần.

Đặc biệt khi ta có chuyện buồn hay gặp phải những khó khăn, không suôn sẻ trong công việc, trong cuộc sống thì việc chia sẻ sẽ giúp ta vơi đi phần nào nỗi buồn vì cảm thấy mình được những người xung quanh quan tâm, cảm thông và có thể nhận được sự giúp đỡ trong khả năng của họ, giảm bớt đi sự khó khăn.

Không gì thoải mái hơn giây phút tan làm, tan học chúng ta cùng trở về tổ ấm – nơi có gia đình, những người ta yêu thương cùng nhau ăn chung một mâm cơm, cùng nhau xem một bộ phim và kể cho nhau nghe những câu chuyện xảy ra trong một ngày đầy thú vị.

Ngoài ra, còn có rất nhiều cách thức khác có hiệu quả trong việc gìn giữ hạnh phúc gia đình.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Một Số Suy Nghĩ Về Tình Yêu Và Hôn Nhân Gia Đình

Vài nét hiểu về gia đình

Gia đình được xây dựng trên cơ sở hôn nhân. Gia đình bao gồm vợ-chồng, bố mẹ – con cái. Nói đến quan hệ gia đình là nói tới hai quan hệ trên. Các quan hệ khác về gia đình đều quy vào đây.

Gia đình là một tế bào cơ bản của xã hội. Không có gia đình, không có hạnh phúc trong gia đình thì không có hạnh phúc xã hội.

Gia đình là một trong những hình thức của đời sống nhân loại, là một lãnh vực biểu hiện của đời sống đạo đức.

Theo “Luật Hôn nhân và Gia đình” tháng 6-2014:

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

 “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.

Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột”.

Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Quan hệ tình cảm tâm lý (hôn nhân) và quan hệ huyết thống (cha, mẹ và con cái…) là hai mối quan hệ cơ bản của gia đình. Gia đình còn là tổng hoà của các quan hệ khác, cho nên, nó vừa là tổ chức cộng đồng tình cảm – huyết thống, vừa là cộng đồng kinh tế, văn hóa-giáo dục, có một cơ cấu-thiết chế và cách thức vận động riêng.

Gia đình là một giá trị văn hóa của xã hội. Văn hóa gia đình luôn gắn bó, tương tác với văn hóa cộng đồng dân tộc, giai cấp và tầng lớp xã hội trong mỗi thời kì lịch sử nhất định của mỗi quốc gia dân tộc và thế giới. Đồng thời do góc độ xem xét khác nhau, cách tiếp cận của các khoa học khác nhau dẫn đến cách phân loại gia đình, chính sách hay Luật về gia đình có những nét khác nhau.

Gia đình hình thành từ rất sớm và trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Lịch sử nhân loại có những hình thức hôn nhân kế tiếp như tạp hôn, đối ngẫu, một vợ – một chồng, đồng thời cũng có các hình thức gia đình: tập thể, cặp đôi, cá thể và cũng có các loại gia đình như gia đình một thế hệ, hai thế hệ và nhiều thế hệ.

Dù đã và đang có những sự biến đổi “nhưng về nguyên tắc thì gia đình bao giờ cũng còn lại sự liên hiệp tự nguyện tự giác giữa người đàn ông và người đàn bà với mục đích tổ chức cuộc sống hạnh phúc chung và nuôi nấng con cái” (Trg.190 đạo đức học, tập II).

Vài suy nghĩ về đạo đức trong tình yêu

Tình yêu là sự phát triển cao nhất của tình cảm nam nữ. Ở đây chúng tôi muốn nói tới tình yêu nam – nữ để hướng tới hôn nhân và tình yêu vợ chồng trong gia đình. (Tình yêu gia đình, nói khái quát, là tình yêu giữa cha – mẹ và tình yêu cha mẹ với con cái).  Tình yêu là cơ sở của hạnh phúc gia đình, là một nội dung quan trọng nhất của quan hệ đạo đức trong quan hệ gia đình.

Tình yêu được nảy sinh trên cơ sở:

– Sự ham mê tình dục.

– Sự quyến luyến với nhau do tình cảm thẩm mỹ.

– Lý tưởng đạo đức chung, những thị hiếu và xu hướng chung là ngọn nguồn cơ bản của tình yêu.

– Tình bạn cũng là một cơ sở vững chắc của tình yêu.

– Sự  thủy chung với nhau là một ngọn nguồn cơ bản của tình yêu.

Trước hết xin bàn luận về sự ham mê tình dục trong khuôn khổ của những tập quán hợp lý, lành mạnh và hợp với lợi ích xã hội. Tình yêu đi đến hôn nhân thông thường bắt đầu nảy nở từ sự ham muốn tình dục của hai người. Sự ham muốn và có thể đáp ứng được về tình dục là lý do đầu tiên tiên để tiến tới tình yêu. Trong một chừng mực nào đó thì đây là một cơ sở để phân biệt tình yêu với tình bạn.

Sự quyến luyến với nhau do tình cảm thẩm mỹ. Thẩm mỹ là cái đẹp. Tình cảm thẩm mỹ là những rung cảm của con người do sự hiểu biết, thưởng thức cái đẹp. Bắt đầu từ sự tạo được ấn tượng (cặp mắt xinh, nụ cười đẹp, dáng hoa hậu, dáng rất đàn ông, cặp dò đẹp, nhanh nhẹn, thông minh v.v.. 80% đàn ông, trong cái nhìn, thì đầu tiên họ để ý đến vòng 1 của phụ nữ), từ những việc làm tốt tạo được tình cảm của “đối phương” thì những ghi nhớ, những biểu tượng về người bạn tốt dần dần xuất hiện. Tình bạn với những nét khác thường dần dần hình thành. Tần suất biểu tượng về bạn xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống tinh thần của “đối phương” chính là những biểu hiện đầu tiên của sự nhớ nhung, sự quyến luyến. Những ghi nhớ, những biểu tượng về người bạn trong “đối tượng” nếu được củng cố, nhất là “lửa gần rơm” thì “lâu ngày cũng bén”. Cặp đôi bắt đầu trao nhau những lời nói yêu thương, những nụ hôn ngọt ngào, những sự quyến luyến nhau trở nên hiện thực hơn. Theo hướng như thế thì ngay từ đầu sự quyến luyến nhau đã bao hàm tình cảm thẩm mỹ.

Sự quyến luyến nhau do sự gần gũi nhau về thân thể giữa hai người, xét ở góc độ thuần tuý, thì đó là hiện tượng cặp đôi bẩm sinh vốn có ở động vật. Cho nên, nếu chỉ có ham mê tình dục thì sự ham mê này nói chung chẳng khác gì động vật. Nam, nữ ngay từ cái nhìn đầu tiên đã có thể quyến luyến nhau bởi họ thích nhau về một số khía cạnh nào đó về ngoại hình, tài năng là chuyện bình thường. Nhưng nếu trong nó đã bao hàm tình cảm thẩm mỹ về phẩm chất, đạo đức thì đó là cái nhìn đầu tiên để đi đến tình yêu đúng đắn. Ví dụ: Bạn gái thích “cặp dò” của bạn trai không phải thuần tuý là cặp dò đẹp mà chính vì anh ta ghi được nhiều bàn thắng. Người ghi được nhiều bàn thắng là do được đồng đội kiến tạo. Đó là biểu hiện của một phong cách tập thể, tính tập thể, sự đoàn kết, biểu hiện một phẩm chất đạo đức cần có và cao quý trong đời sống xã hội nhất là trong thời hiện đại. Mặc dù bạn gái chưa định hình được nhưng thực chất bạn đó đã bị trinh phục bởi phẩm chất của bạn trai.

Nếu chỉ thấy tình yêu là sự ham mê tình dục và sự quyến luyến đơn thuần về thể xác thì đó là một tình yêu ngay từ đầu đã mang tính vụ lợi, là sai lầm. Tình yêu kiểu đó không thể tồn tại lâu bền, bởi vì không phải lúc nào người bạn tình cũng đáp ứng được điều đó, hơn nữa chúng sẽ giảm đi theo thời gian vì tuổi tác và sức khoẻ. Các nhà ly hôn học đã tổng kết: sự đòi hỏi thái quá của bạn tình là một trong những nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Vì vậy sự ham mê tình dục và sự quyến luyến phải trong khuôn khổ của những tập quán hợp lý, lành mạnh và hợp với lợi ích xã hội, phải được xây dựng trên tình cảm đẹp, tình cảm thẩm mĩ. Để liên tưởng vấn đề này, bạn hãy thử so sánh nụ hôn của một cô gái thất học, ước mộng giàu sang, với một người chồng nước ngoài nhờ mối lái, với nụ hôn của một cô gái gặp người yêu bảo vệ Trường Sa hoàn thành nhiệm vụ trở về có gì khác nhau? Nếu trong ham mê tình dục, sự quyến luyến có được cùng với tình cảm thẩm mĩ, có sự chiều chuộng, có sự biết ơn nhau, có sự tôn trọng và thủy chung thì ham mê tình dục có thể suy giảm nhưng giá trị tinh thần của nó không giảm.

Trong tình yêu thường rất hiếm hoi có sự thích nhau do sự “hoàn hảo”, bởi “nhân vô thập toàn”, bởi “nồi tròn thì đậy vung tròn, nồi méo vung méo xoay quanh cũng vừa. Đặc biệt người ta thích thú nhau về “cái nết” chứ không phải vì “cái đẹp”, vì “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Cho nên bạn đừng bao giờ ảo tưởng tới mức đòi hỏi một ai đó phải hoàn hảo trong tập thể, trong tình yêu, gia đình. Mỗi người có thế mạnh, có yếu điểm nên họ cần được bổ sung, được bổ khuyết để tạo nên sự hoàn hảo trong cuộc sống chung.

    Lý tưởng đạo đức chung, những thị hiếu và xu hướng chung là ngọn nguồn cơ bản của tình yêu. Trong tình yêu, trong tình cảm vợ chồng, điều làm họ có thể gắn bó với nhau suốt cuộc đời đó là vì họ có chung những lợi ích tinh thần: Lý tưởng đạo đức, thị hiếu và xu hướng chung.

    Nói như thế không phải coi thường vật chất. Những lợi ích vật chất chung là rất quan trọng, vì “có thực mới vực được đạo”, vì nó là một nền tảng cho tình yêu, cho duy trì cuộc sống chung. Nhưng nếu “Thuận vợ, chuận chồng” thì “biển Đông tát cạn”, nếu không “thuận” thì sẽ vô vàn những rạn nứt, những bất hạnh trong cuộc sống chung. Người làm ra của cải nhưng ở đây là “Thuận,” cả hai mới làm ra của cải.

    Những nhu cầu vật chất thực chất, cũng như ở động vật, là nhu cầu để tồn tại. Cái nhu cầu mang tính PHÁT TRIỂN, mang tính NGƯỜI, mang bản chất xã hội, là nhu cầu tinh thần, tình yêu, là sự bình yên trong đời sống tinh thần. Trong chế độ ta, theo một nghĩa chân chính, ai rồi cũng có việc làm, có gia đình, rồi mọi gia đình đều sẽ đầy đủ về vật chất: một mái nhà, một cái xe, vài bữa ăn trong ngày v.v. Bạn hãy cảm nhận hạnh phúc là những thành quả do thuận vợ thuận chồng tạo nên. Đừng ảo vọng về những cái mình không thể có được. Bạn có bình yên trong tư tưởng không nếu của cải vật chất không phải do bàn tay bạn tạo ra. Bạn có hạnh phúc không nếu có nhà cao cửa rộng, xe con lộng lẫy… do bạn tình của bạn đưa lại, nhưng bạn là người thất học, không nghề nghiệp, hoàn toàn sống lệ thuộc, mất tự do. Nhớ câu thơ Bác Hồ: “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng, cay đắng nào bằng mất tự do”.

    Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, tình yêu khác nhau về giới hạn. Nhu cầu vật chất trong gia đình, theo một nghĩa nào đó, chỉ có giới hạn. Bạn đang khát nước, bạn sẽ uống được được vài ly là thoả mãn. Nhu cầu cho đời sống tinh thần, tình yêu thì lại khác, nó là vô hạn. (Nền tảng của đời sống tinh thần là sự bình yên trong gia đình, trong tâm hồn mỗi người để nuôi – dạy, vui vầy cùng con cái, là vợ chồng chăm sóc nhau, vui cùng con cháu lúc tuổi già. Đó là nhu cầu thường xuyên, là tối cao, là hạnh phúc là đích đến đích thực của nhiều thế hệ. Tất nhiên mọi cái đều có những biến đổi theo thời gian). Tài sản vật chất của gia đình nhìn chung chỉ có hạn, có thể vơi cạn, có thể phân chia khi ly hôn. Tài sản, nhu cầu tinh thần thì vô hạn, không mất đi mà ngày càng nâng cao về số và chất lượng. Dù có ly hôn thì những lợi ích, những tài sản tinh thần do tình yêu, hôn nhân đã đưa lại vẫn mãi mãi trường tồn, không bị sẻ chia.

    Sự thiếu thốn về vật chất trong một thời điểm nào đó không phải là điều đáng sợ. Cái đáng sợ nhất trong đời sống con người đó là thiếu tình yêu. Sự thiếu thốn vật chất thường là nguyên nhân của những sự xung đột, sự strees. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra nếu bạn không nghèo nàn, không thiểm cận về thị hiếu thẩm mỹ, về tình yêu.

    Nếu lý tưởng đạo đức chung, những thị hiếu thẩm mỹ của hai người mà không “phù hợp”, không hài hoà với nhau, không bổ sung cho nhau, đối lập nhau thì cuộc sống sẽ là sự chịu đựng, mất tự do về tinh thần, nó sẽ trở thành nguyên nhân âm ỉ của những xung đột, những stress, hậu quả là có thể dẫn đến tình yêu tan vỡ, đến ly hôn. Tất nhiên ly hôn hợp lý là tốt đẹp cho cả hai người, cho xã hội.

      Cái tạo nên lý tưởng đạo đức chung, những thị hiếu thẩm mỹ là trình độ văn hóa và trí tuệ. Văn hóa và trí tuệ lại là kết quả phát triển của hai quá trình: “tổng hoà mối quan hệ xã hội” và văn minh của nhân loại. Trong phần này chỉ xin nêu lên một khía cạnh nào đó của hai quá trình nêu trên, đó là sự hoà hợp với nhau trên cơ sở bình đẳng. Điều này thể hiện:

      – Mỗi người đều TỰ NGUYỆN giảm cá tính, bổ khuyết, bổ sung, cống hiến cho nhau tạo nên sự HOÀ HỢP. Khi mới yêu nhau người ta thường được quấn hút bởi tiếng gọi đồng nhịp của “con tim”, người đàn ông hết lòng chiều chuộng bạn gái. Theo thời gian, cặp đôi dần dần giáp mặt với từng chân tơ kẽ tóc của cuộc sống, với các quan hệ hiện thực (mà thường thì nó rất khác với nhận thức của tuổi trẻ, lúc chưa có vợ hoặc chồng); tính gia trưởng của người đàn ông, những cá tính, tính ích kỷ của mỗi người bộc lộ, những nhu cầu mới dần dần xuất hiện. Chúng thử thách và đòi hỏi sự điều chỉnh cá tính, sự bổ sung những khiếm khuyết để tạo nên sự hoà hợp với nhau, cho nhau. Khoảng 70% cặp đôi tan vỡ trong các cặp đôi ly hôn là trong 10 năm đầu sau hôn nhân là do không thể điều chỉnh cá nhân tạo nên sự hoà hợp.

      – Phải biết ơn nhau, vì nhau. Cũng như cấu tạo của một hệ thống, bao giờ cũng có những yếu tố quan trọng có yếu tố ít quan trọng v.v. Nhưng trong hệ thống cũng như trong tình yêu, trong gia đình, vai trò quan trọng của yếu tố này là do yếu tố kia mang lại, do yếu tố kia quy định. Mỗi người không nên nói ai quan trọng hơn ai, ai có công nhiều hơn ai. Cây Trầu và Cau quấn quýt tạo nên cặp đôi. Nhưng trong tình yêu, hôn nhân không thể nói ai là Trầu, ai là Cau, ai phải quấn quanh ai, mà chúng có sự chuyển hoá, thay đổi cho nhau về vị trí vai trò trong những quan hệ cụ thể. (Thực tế chỉ ra: không có Trầu thì người ta chặt Cau đi, lúc đó Cau đừng tự phụ mình làm trụ cột cho trầu quấn quanh).

      Mặt khác vai trò của các yếu tố, của mỗi người, luôn có sự thay đổi do môi trường thay đổi. Lúc này yếu tố này là quan trọng nhưng trong lúc khác, hoàn cảnh khác thì yếu tố kia lại quan trong hơn. Vậy nên rất cần sự biết ơn, cần vì nhau trong cuộc sống chung.

      – Cần nhận rõ nguồn gốc của những sự thay đổi trong quan hệ gia đình, của sự bình đẳng. Yếu tố quyết định sự thay đổi của tình yêu, của quan hệ trong gia đình là sự biến đổi, văn minh hơn lên của môi trường xã hội, chế độ xã hội. Trong xã hội nông nghiệp, thì tài sản chính của gia đình là ruộng đất, ở nông thôn. Người phụ nữ về nhà chồng hoàn toàn phụ thuộc vào tài sản của nhà chồng, do đó họ cũng lệ thuộc, yếu thế, gắn với nhiều quy phạm đạo đức phù hợp với hoàn cảnh thời đó. Khi xã hội dần chuyển sang xã hội công nghiệp thì tài sản của thế hệ trẻ để chuẩn bị kiến lập một gia đình chuyển dần dần sang tri thức, nghề nghiệp, nhiều người chuyển dần ra thành thị. Sự thực hiện bình đẳng nam nữ trong gia đình được xây dựng trên cơ sở kinh tế mới là nền tảng căn bản làm nhiều quan hệ gia đình và xã hội dần dần thay đổi. Việc thay đổi nhanh hay chậm trong mỗi gia đình tuỳ thuộc vào họ ở nông thôn hay thị trấn, huyện lị, tỉnh lị, hay đô thị lớn, vào thu nhập cao hay thấp và một số yếu tố cụ thể khác của mỗi gia đình. (18 thôn vườn trầu rộng lớn, nổi tiếng ở TP HCM hiện nay đã không còn tồn tại do điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi).

      Những yếu tố ảnh hưởng trong ngắn hạn như người phụ nữ mang bầu, nuôi con nhỏ, người chồng bị ốm nặng một thời gian v.v. đều được giải quyết trên cơ sở bình đẳng trong trách nhiệm của mỗi thành viên gia đình. Người phụ nữ cần khắc phục dần, huỷ bỏ sự tự ty rằng: cần nương tựa vào một người đàn ông. Ngược lại người đàn ông cũng phải từ bỏ quan niệm về vai trò duy nhất mình là trụ cột gia đình, từ bỏ tính gia trưởng. Mỗi người không phải lệ thuộc nhau mà vì nhau, phục vụ nhau nương tựa nhau trên tình trung thuỷ, tình nghĩa vợ – chồng. Đến một độ nào đó của tuổi già, không còn sức khoẻ phục vụ nhau, thì một trong những nơi mơ ước của họ có thể là một trung tâm chăm sóc cho người già.

      – Đừng đơn giản trong đánh giá nguyên nhân – kết quả trong quan hệ gia đình. Khi nhìn kết quả ta không thể nhìn một kết quả do một nguyên nhân mà là do nhiều nguyên nhân. Nếu tách riêng ra thì ta có thể cho rằng cái này là kết quả, cái kia là nguyên nhân, nhưng khi đặt cúng trong một hệ thống có sự vận động liên tục thì kết quả và nguyên nhân luôn chuyển hoá cho nhau, cái này là kết quả nhưng nó lại là nguyên nhân tạo ra cái kia. Trong đời sống gia đình cũng vậy, đừng vội vã kết luận nguyên nhân xảy ra một việc gì đó là một và chỉ là một cái gì đó. Hãy biết ơn nhau để vì nhau, đừng chỉ thấy mình là người đưa lại hạnh phúc cho người kia.

      – Đừng đòi trả ơn, hãy từ bỏ tính vũ phu, gia trưởng. Khi đã nói hai người phải bổ khuyết cho nhau, cũng như trong tình bạn, trong tình yêu, gia đình cũng đừng đòi hỏi người khác phải trả ơn, phải yêu mình. Bởi lẽ, cuộc sống gia đình đó là tình cảm, là sự tự nguyện. Bạn phải là người làm những việc tốt một cách tự nguyện, thì bạn sẽ được đền ơn bằng sự tự nguyện. Điều đáng trách nhất của không ít người đàn ông là có tính vũ phu, là gia trưởng. Đó là thói xấu được “di truyền” ở những thế hệ đàn ông kể từ khi có chế độ phụ hệ. Ngay khi mới “chiếm” được tình yêu của bạn gái là thói xấu đó đã có thể bộc lộ ở không ít người. Đó là điều đàn ông cần từ bỏ. Mặt khác mỗi người phụ nữ hãy khôn ngoan, nên trở thành một chiếc “điều hoà nhiệt độ” trong tình yêu, trong gia đình. Người phụ nữ không nên “cương” lên khi thói xấu của người đàn ông bộc lộ (chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa), đừng mong ai thắng, ai thua. Nếu xảy ra xung đột, cả hai vợ chồng đều thua.

      Tóm lại, tình yêu nếu biết hoà hợp với nhau trên cơ sở bình đẳng (tự nguyện giảm cá tính, bổ khuyết, bổ sung, cống hiến cho nhau tạo; biết ơn nhau, vì nhau; nhận rõ nguồn gốc của những biến đổi, của sự bình đẳng trong quan hệ gia đình; đừng đơn giản trong đánh giá nguyên nhân – kết quả; đừng đòi trả ơn, hãy từ bỏ tính vũ phu, gia trưởng), không bị ràng buộc bởi những lợi ích vật chất và tình dục đơn thuần, của sự mê tín, thì đó chính là cơ sở đạo đức của hôn nhân chính đáng.

      Phần viết tiếp theo sẽ nêu lên suy nghĩ về yêu trung thuỷ, trong sạch, chân thành, sự phù hợp về tính cách.

      Share this:

      Twitter

      Facebook

      Like this:

      Số lượt thích

      Đang tải…

Gia Đình Là Gì? Ý Nghĩa Của Gia Đình?

Gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân thương gần gũi với chúng ta, gia đình chính là một cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Tại Luật hôn nhân và gia đình cũng có giải thích khái niệm về gia đình như sau:

” Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy đinh”

Một gia đình theo truyền thống Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: vợ, chồng, cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh, chị em ruột, hoặc anh chị em nuôi, cô, dì, chú, bác,…

Tùy thuộc vào việc tổ chức sinh sống của gia đình, gia đình có thể chia thành nhiều các cách gọi như sau:

Một gia đình nhỏ bao gồm khoảng hai thế hệ như cha, mẹ và con cái.

Đại gia đình bao gồm rất nhiều thế hệ cùng sinh sống với nhau: ông cụ, bà cụ, ông, bà, cha mẹ, con cái, cháu, chắt.

Có rất nhiều cách hiểu về gia đình khác nhau nhưng nhìn chung đây là một nơi mà những con người liên kết với nhau, sinh sống với nhau tạo nên mối quan hệ mật thiết, gia đình là hình ảnh phản ảnh của một xã hội thu nhỏ.

Gia đình được hình thành theo lịch sự xuất hiện và phát triển của loài người, gia đình mang lại những ý nghĩa sau:

– Gia đình giúp chúng ta có điểm tựa, là nơi vững trãi nhất để chúng ta có thể cố gắng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

– Gia đình ngoài các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nó được xây dựng và duy trì dựa trên những quan niệm về đạo đức, thuần phong mĩ tục của nước ta, chính vì vật đây là nơi chúng ta gắn bó, tin tưởng nhau.

– Gia đình đồng hành với ta từ lớn cho đến khi trưởng thành sẽ là nơi để tạo dựng ước mơ, nơi chúng ta sẽ được dậy những bài học đầu tiên trước khi vào đời.

Chức năng của gia đình trong xã hội được thể hiện như sau:

– Gia đình là cầu nối giữa thành viên trong gia đình với xã hội bên ngoài.

– Gia đình là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên một xã hội hoàn chỉnh, gia đình có tác động rất lớn đến vậy xây dựng xã hội.

– Gia đình nơi lưu giữ những giá trị nhân văn, mang lại hạnh phúc cho mỗi người trong cuộc sống.

– Theo quy định pháp luật chức năng của gia đình được thể hiện như sau:

+ Gia đình có chức năng duy trì nòi giống cho đất nước, cho nhân loại.

+ Gia đình thực hiện chức năng giáo dục, là cơ sở trang bị cho các thành viên trong gia đình hành trang sẵn sang bước vào đời.

+ Gia đình thực hiện chức năng kinh tế, thể hiện ở mỗi gia đình sẽ thực hiện những công việc nhằm phát sinh ra nguồn kinh tế, có khả năng nuôi sống mỗi con người trong gia đình, mang lại sự ấm no đầy đủ cho gia đình.

Những chức năng gia đình đều góp phần giúp cho xã hội, đất nước ngày càng phát triển vững mạnh đi lên, có thể sánh vai với các cường quốc trên thị trường quốc tế.

Một gia đình có phát hy hết được chức năng, vai trò ý nghĩa cho xã hội, cho tổ quốc hay không phù thuộc vào việc hạnh phúc của một gia đình.

– Hạnh phúc của gia đình là việc các thành viên trong gia đình có thể vui vẻ hòa thuận, giúp đỡ nhau trong các hoạt động hàng ngày của gia đình.

– Một gia đình hạnh phúc theo quan điểm cá nhân được thể hiện qua:

+ Khả năng kinh tế của gia đình, gia đình phải có ít nhất đảm bảo được khả năng về kinh tế mới có thể thực hiện các nghĩa vụ, hoạt động giữa các thành viên trong gia đình một cách thuận lợi được.

+ Yếu tố gắn kết tình cảm gia đình, một gia đình quá trú trọng phát triển kinh tế, mà các thực hiện việc nuôi dưỡng gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, không có phát sinh tình cảm yêu thương, thì đó không thể coi là một gia đình hạnh phúc.

Nhìn chung hạnh phúc gia đình được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, mỗi thành viên đều đó nghĩa vụ để vun đắp tạo nên một gia đình hạnh phúc.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”