Top 8 # Xem Nhiều Nhất Tình Yêu Thương Nghĩa Là Gì Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Sau Tình Yêu Thương, Là Gì?

Sứ Điệp của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, tháng Chín năm 2016

Chủ Tịch Thomas S. Monson, vị tiên tri yêu quý của chúng ta, dạy rằng “tình yêu thương là thực chất của phúc âm.”

Tình yêu thương quan trọng đến mức Chúa Giê Su gọi đó là “điều răn thứ nhất và lớn hơn hết” và phán rằng hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.

Tình yêu thương là động lực chủ yếu của tất cả mọi điều chúng ta làm trong Giáo Hội. Mỗi một chương trình, mỗi một buổi họp, mỗi hành động mà chúng ta tham gia vào với tư cách là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô đều cần phải nảy sinh từ thuộc tính này-vì nếu không có lòng bác ái, “tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô,” thì chúng ta chẳng là gì hết.

Một khi chúng ta hiểu được điều này với tâm trí và tấm lòng mình, một khi chúng ta tuyên bố tình yêu thương của mình dành cho Thượng Đế và đồng loại của mình-thì sau đó là điều gì?

Việc cảm thấy có lòng trắc ẩn và tình yêu thương dành cho người khác có phải là đủ chưa? Việc bày tỏ tình yêu thương của mình dành cho Thượng Đế và những người xung quanh có làm tròn nghĩa vụ của chúng ta đối với Thượng Đế không?

Truyện Ngụ Ngôn về Hai Người Con Trai

Tại đền thờ ở Giê Ru Sa Lem, các thầy tế lễ cả và các trưởng lão Do Thái đến cùng Chúa Giê Su và bắt bẻ lời Ngài. Tuy nhiên, Đấng Cứu Rỗi “chuyển hướng suy nghĩ của họ” bằng cách kể một câu chuyện.

Ngài kể “Một người kia có hai đứa con trai”. Người cha đến cùng đứa thứ nhất và yêu cầu nó đi làm trong vườn nho. Nhưng nó từ chối. Nhưng về sau đứa con đó “ăn năn, rồi đi.”

Rồi người cha đi đến cùng đứa con trai thứ hai và yêu cầu nó đi làm trong vườn nho. Đứa thứ hai hứa rằng nó sẽ đi, nhưng không bao giờ đi.

Rồi Đấng Cứu Rỗi quay sang các thầy tế lễ cả và các trưởng lão, “Trong hai con trai đó, đứa nào làm theo ý muốn của cha?”

Họ phải thú nhận rằng đó là đứa con thứ nhất-là đứa nói rằng nó sẽ không đi nhưng rồi ăn năn và đi làm trong vườn nho.

Đấng Cứu Rỗi sử dụng câu chuyện này để nhấn mạnh đến một nguyên tắc quan trọng-chính là những ai vâng theo các lệnh truyền, thì đó là những người thực sự yêu mến Thượng Đế.

Có lẽ đó là lý do tại sao Chúa Giê Su yêu cầu dân chúng lắng nghe và tuân theo những lời của người Pha Ri Si và những nhà thông thái chứ đừng bắt chước việc làm của họ. Các thầy giảng tôn giáo này đã không giữ lời hứa của họ. Họ thích nói về tôn giáo, nhưng buồn thay họ quên mất thực chất của tôn giáo.

Các Hành Động và Sự Cứu Rỗi của Chúng Ta

Trong một trong số các bài giảng cuối cùng của Đấng Cứu Rỗi dành cho môn đồ của Ngài, Ngài nói với họ về Sự Phán Xét cuối cùng. Những kẻ tà ác và những người ngay chính sẽ được chia tách ra. Người ngay chính sẽ thừa hưởng cuộc sống vĩnh cửu; kẻ tà ác sẽ bị đưa đến sự rủa sả đời đời.

Có điều gì khác biệt giữa hai nhóm người này?

Những người nào thể hiện tình yêu thương của họ qua hành động sẽ được cứu rỗi. Những ai không làm như thế sẽ bị đoán phạt. Sự cải đạo thực sự đến với phúc âm của Chúa Giê Su cùng các giá trị và nguyên tắc của phúc âm sẽ được thể hiện bằng những hành động trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Cuối cùng, chỉ có lời tuyên bố về tình yêu thương dành cho Thượng Đế và đồng loại của mình không thôi sẽ không cho chúng ta hội đủ điều kiện cho sự tôn cao. Chúa Giê Su dạy: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.”

Sau Tình Yêu Thương Là Gì?

Câu trả lời cho câu hỏi “Sau tình yêu thương là gì?” vừa đơn giản và cũng vừa thẳng thắn. Nếu chúng ta thực sự yêu thương Đấng Cứu Rỗi, thì chúng ta hướng lòng mình đến với Ngài rồi chúng ta đi theo con đường của vai trò môn đồ. Khi chúng ta yêu mến Thượng Đế, thì chúng ta sẽ cố gắng để tuân giữ các lệnh truyền của Ngài.

Nếu chúng ta thực sự yêu mến đồng loại của mình, thì chúng ta dang tay giúp đỡ “những kẻ nghèo khó và những kẻ túng thiếu, những người bệnh tật và những người đau buồn.” Vì những ai làm những hành động đầy vị tha và phục vụ này, họ cũng là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

Đây chính là điều sẽ đến sau tình yêu thương.

Đây chính là sự thực chất của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Ca Dao Than Thân, Yêu Thương, Tình Nghĩa

Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

I. Đôi nét về tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

1. Giá trị nội dung

– Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ. Đồng thời, qua đó tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.

– Lên án, tố cáo, phê phán những thế lực phong kiến đã chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc, yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của con người.

2. Giá trị nghệ thuật

– Sự lặp lại cách mở đầu bài ca: Thân em như…

– Những hình ảnh thành biểu tượng trong ca dao: cái cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay – muối mặn,…

– Hình ảnh so sánh, ẩn dụ (lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gai,…; lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng, sao)

– Thể thơ lục bát; thể văn bốn, song thất lục bát (biến thể); thể hỗn hợp

– Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân

II. Dàn ý phân tích Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

I. Mở bài

– Giới thiệu về thể loại ca dao: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,…

– Giới thiệu khát quát về chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa: Ca dao than thân yêu thương, tình nghĩa là chùm ca dao chiếm số lượng lớn trong kho tàng ca dao Việt Nam, đó là tiếng hát than thân, là những lời ca yêu thương, tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình…

II. Thân bài 1. Ca dao than thân

a) Bài 1

– “Thân em”: cách mở đầu quen thuộc trong lời than thân của người phụ nữ. Nó gợi nên âm điệu xót xa, ngậm ngùi. “Thân em” ở đây không phải để nói về một người phụ nữ cụ thể nào mà là lời chung của của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

– Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ – hình ảnh tấm lụa đào: Hình ảnh tấm lụa đào gợi nên vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha, đầy nữ tính

→ Người phụ nữ tự ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị cảu bản thân mình.

– Cách sử dụng từ ngữ:

+ Từ láy “phất phơ”: gợi nên sự bấp bênh, chông chênh, vô định trong số phận, cuộc đời của người phụ nữ.

+ “Biết vào tay ai”: tạo cảm giác chới với, đắng cay của thân phận không thể tự lựa chọn, quyết định tương lai, hạnh phúc của bản thân mình.

⇒ Bài ca dao là lời than thân của người phụ nữ có thân phận bị phụ thuộc, chông chênh, vô định, không thể tự quyết định tương lai và hạnh phúc của bản thân mình. Đồng thời, qua đó, lên án, phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền tự do, hạnh phúc của con người và lên tiếng ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ.

b) Bài 2

– Mô-típ mở đầu quen thuộc, thường thấy trong ca dao “thân em”: người phụ nữ cất tiếng lời tự than cho số phận của mình.

– Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ – hình ảnh “củ ấu gai”:

+ Miêu tả chân thực, chi tiết về củ ấu gai: ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

+ Qua hình ảnh cụ ấu gai, tác giả gợi liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ, vẻ bên ngoài họ vất vả, lam lũ, khó nhọc, nhem nhuốc nhưng bên trong họ tràn đầy vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất.

→ Người phụ nữ tự ý thức được vẻ đẹp phẩm chất, trong trắng của mình,.

– Hai câu cuối là lời mời mọc da diết của cô gái. Ẩn sau lời mời chàng trai nếm thử củ ấu gai của cô gái chính là khát khao của con người mong muốn được khẳng định cái chân giá trị, cái vẻ đẹp của mình.

⇒ Bài ca là lời ngậm ngùi xót xa của người phụ nữ. Đồng thời, bài ca còn là lời ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa.

c) Bài 3

– Mô-típ mở đầu “trèo lên” quen thuộc trong ca dao. Song với cách nói “trèo lên cây khế nửa ngày” là một cách nói đặc biệt, bất bình thường. Qua đó, thể hiện hiện tâm trạng thất thần, vẩn vơ, không thể tập trung vào bất cứ việc gì của chàng trai mắc bệnh “tương tư”.

– Sử dụng câu hỏi tư từ “Ai làm chua xót lòng này khế ơi”: Câu hỏi tư từ cũng chính là lời bộc bạch của chàng trai. Đại từ “ai” là đại từ phiếm chỉ, ngầm ý nhắc tới những thứ dã chia cát tình duyên của chàng. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi lòng ngậm ngùi, chua xót của chàng trai khi bị chia cắt tình duyên.

– Sử dụng các cặp hình ảnh đối lập: sao Hôm – sao Mai, mặt trăng – mặt trời

→ Sự xa xôi, cách trở trong tình yêu

→ Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn thuỷ chung bền vững. Cái tình ấy được nói lên bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ (mặt trặng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai).Điểm đặc biệt của những hình ảnh nghệ thuật này là tính bền vững, không thay đổi trong quy luật hoạt động của nó. Lấy cái bất biến của vũ trụ, của thiên nhiên để khẳng định cái tình thuỷ chung son sắt của lòng người chính là chủ ý của tác giả dân gian.

– Hai câu cuối như lời giãi bày trực tiếp của chàng trai:

+ “Ta” và “Mình” thể hiện sự thân thiết gắn bó giữa hai người, thể hiện sự gần gũi thân thiết .

+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: Sao Vượt là tên cổ của sao Hôm. Nó thường mọc sớm vào buổi chiều, lên đến đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc. Vì thế câu thơ cuối “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” như là một lời khẳng định về tình nghĩa thuỷ chung son sắt và ý chí quyết tâm vượt qua những rào cản của tình yêu. Câu thơ là một lời nhắn nhủ với bạn tình, đồng thời cũng là một khát khao mong tình yêu có thể cập đến bền bờ hạnh phúc.

⇒ Bài ca dao thể hiện sự đồng cảm đối với những cảm xúc, nỗi niềm tâ, sự của chàng trai. Đồng thời, thể hiện sự trân trọng, ca ngợi những phẩm chất đáng quý ở chàng trai: thủy chung, son sắt.

2. Ca dao yêu thương, tình nghĩa

a) Bài 4

– 10 câu đầu: Cách thể hiện gián tiếp những cung bậc cảm xúc khác nhau

+ Nghệ thuật điệp cấu trúc nghi vấn “khăn thương nhớ ai”

→ Nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ triền miên, không ngừng không nghỉ và là lời tự vấn của nhân vật trữ tình

+ Hình ảnh “khăn”

* Là vật trao duyên, tri kỉ, gợi kỉ niệm nhớ thương. Chiếc khăn là vật dụng quấn quýt với người con gái, cùng chia sẻ với họ bao nỗi niềm

* Nghệ thuật đảo thanh và dùng hình ảnh vận động đảo ngược, trái chiều chủa chiếc khăn: rơi xuống, vắt lên,

→ Tâm trạng ngổn ngang, trăm mối tơ vò của chủ thể trữ tình, nỗi nhớ như bao trùm, phủ kín, bủa vây khắp không gian.

* Hình ảnh “khăn chùi nước mắt”: cảnh khóc thầm, đau khổ đáng thương của biết bao cô gái.

⇒ Mượn hình ảnh chiếc khăn, tác giả dân gian đã thể hiện nỗi nhớ triền miên, bâng khuâng, da diết, mang đậm màu sắc nứ tính của cô gái.

+ Hình ảnh “đèn”

* Nỗi nhớ được đo theo nhịp thời gian, nhớ từ ngày đến đêm, nỗi nhớ kéo dài triền miên.

* Hình ảnh “đèn không tắt”: con người trằn trọc thâu đêm với nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian.

+ Hình ảnh “mắt”

* Cô gái tự hỏi chính mình với nỗi ưu tư vẫn còn nặng trĩu: “Mắt thương nhớ ai/ Mắt ngủ không yên”

* “Mắt ngủ không yên”: Khắc họa hình ảnh con người thao thức, trằn trọc, lo lắng, bất an trong đêm.

→ Mười câu thơ đầu với nghệ thuật điệp và cách sử dung các hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ đã khắc họa thành công những cung bậc nhớ thương của cô gái khi yêu.

– Hai câu cuối: Cách thể hiện trực tiếp những cảm xúc.

+ Đại từ nhân xưng “em” cho thấy chủ thể trữ tình đang trực tiếp bày tỏ cảm xúc của mình.

+ “Không yên một bề”: nỗi bất an, lo lắng trong lòng cô gái

→ Hai câu cuối trào ra một nỗi lo lắng, bất an cho hạnh phúc lứa đôi. Hạnh phúc ấy thường bấp bênh bởi lẽ trong xã hội phong kiến, tình yêu tha thiết không chắc rằng sẽ đến được hôn nhân.

⇒ Bài ca là tiếng hát đầy yêu thương thể hiện qua nỗi nhớ chan chứa tình người, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái Việt Nam. Đồng thời, qua đó lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến khoong đem lại hạnh phúc cho con người với quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

b) Bài 5

– Hình ảnh “sông: gợi không gian xa cách, là khoảng không ngăn cách tình yêu, hạnh phúc đôi lứa.

– “Sông rộng một gang”: Cách nói phóng đại, tưởng chừng như vô lí nhưng lại có lí trong tình yêu.

→ Ước muốn táo bạo, thể hiện tình yêu mãnh liệt trong lòng cô gái.

– Hình ảnh “cầu dải yếm”:

+ “Cầu” là khoảng không gian gần gũi, quen thuộc là nơi gặp gỡ, hẹn hò của các chàng trai, cô gái

+ “Cầu dải yếm” là cầu do chính cô gái bắc cho người mình yêu, mềm mại, uyển chuyển.

→ Sự chủ động, táo bạo nhưng cũng không kém phần tế nhị, duyên dáng, kín đáo của cô gái

c) Bài 6

– Hai câu đầu:

+ Hình ảnh “gừng cay” – “muối mặn”

* Muối, gừng là những gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt, nó còn là vị thuốc chữa bệnh, là hương vị của tình người.

* Biểu tượng cho tình nghĩa, sự gắn bó thủy chung của con người.

+ Từ ngữ chỉ khoảng thời gian dài, mang tính ước lệ: ba năm, chín tháng

→ Hai câu đầu, mượn hình anh của gừng và muối, tác giả dân gian muốn thể hiện sự thủy chung, gắn bó trong tình nghĩa vợ chồng. Đồng thời, những hình ảnh đó còn thể hiện những khó khăn, vất vả, thiếu thốn mà vợ chồng đã cùng nhau trải qua.

– Hai câu kết:

+ Đại từ xưng hô: “đôi ta” dùng để chỉ đôi lứa yêu nhau hoặc vợ chồng.

+ Thành ngữ “nghĩa nặng tình dày”: sự thủy chung son sắt, nghĩa tình sâu nặng của vợ chồng.

+ “Ba vạn sáu ngàn ngày” ý chỉ cả một đời người. Nhấn mạnh tình yêu, sự thủy chung của hai người, chỉ có cái chết mới có thể khiến họ chia lìa, rời xa nhau.

⇒ Bài ca dao đã thể hiện tình nghĩa thủy chung, gắn bó bền vững của tình cảm vợ chồng khi đã cùng nhau trải qua những cay đắng, khó khăn, vất vả của cuộc đời.

III. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của ca dao nói chung và ca dao than thân, yêu thương tình nghãi nói riêng.

– Thái độ, tình cảm của bản thân: Ca dao là nét đẹp văn hóa, tinh thần của con người, đất nước Việt Nam. Qua những câu ca dao làm chúng ta thêm yêu, thêm quý những giá trị văn hóa từ ngàn đời nay của dân tộc.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

tac-gia-tac-pham-lop-10.jsp

Tình Yêu Thương Gia Đình

Mỗi một người sẽ có một những chốn bình yên cho riêng mình, đó có thể là tình bạn, cũng có thể là trong tình yêu và có những người cho rằng chốn bình yên nhất là tình cảm gia đình. Còn gì hạnh phúc hơn khi ta có một gia đình để yêu thương.

“Mỗi lần nhìn vào đôi mắt mẹ, chúng ta tìm thấy tình yêu thuần khiết nhất trên đời.”

Mẹ tôi hưởng thọ 93 tuổi khi bà mất. Cuộc đời mẹ là một chuỗi những bi kịch tiếp nối, thỉnh thoảng mới le lói chút niềm vui nhỏ nhoi. Mẹ tôi trở thành góa phụ chỉ vài năm sau khi kết hôn và phải một mình nuôi nấng hai con trai trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Ngoài công việc y tá, bà chấp nhận làm người giúp việc cho một gia đình giàu có để có tiền lo cho anh em tôi ăn học. Đôi tay mẹ thô ráp vì phải giặt giũ, lau nhà, nấu nướng và làm hàng trăm công việc không tên khác. Tuy vậy, bà vẫn cảm ơn Thượng đế vì đã ban cho bà sức khỏe tốt để nuôi dạy anh em tôi khôn lớn.

Vào một sáng Chủ Nhật mùa hè đẹp trời, tôi lái xe đến đón mẹ đi ăn sáng như thường lệ. Mẹ luôn ngồi đợi tôi trên chiếc ghế gỗ trước thềm. Mẹ rất yêu ngôi nhà nhỏ cũ kỹ này, có lẽ vì nó là chỗ ở ổn định đầu tiên trong đời bà. Vừa thấy tôi lái xe vào sân, gương mặt mệt mỏi đầy nếp nhăn của mẹ bỗng rạng rỡ hẳn lên. Mẹ tôi đã chờ đợi cả tuần chỉ để được gặp và ăn cùng tôi một bữa sáng.

Như thường lệ, mẹ mặc chiếc váy đen và áo trắng đơn giản, mang đôi giày đen được lau chùi cẩn thận. Trên ngực áo mẹ là chiếc cài áo hình chim én với dòng chữ mạ vàng “Mẹ thương yêu”. Tôi nhớ đó là món quà rẻ tiền mà tôi đã tặng mẹ nhân Ngày của Mẹ hơn 10 năm trước. Mẹ chẳng bao giờ đòi hỏi điều gì từ con cái và rõ ràng cuộc sống này cũng không hề ban tặng mẹ nhiều điều tốt đẹp.

Mẹ không có nhiều thời gian để dạy chúng tôi về cuộc sống và các giá trị sống. Nhưng nếu nhìn cách mẹ đối xử và nói chuyện với người khác, chúng tôi có thể học hỏi được nhiều điều về cách sống cũng như các giá trị sống.

Trong những buổi sáng cuối tuần ở cùng mẹ, tôi luôn cố tỏ ra cho mẹ thấy rằng thời gian ở bên mẹ rất quan trọng với tôi, nhưng chắc chắn là tôi đã thất bại. Đầu óc tôi lúc nào cũng chỉ chăm chăm nghĩ đến công việc cũng như khối tài sản vật chất mình kiếm được.

Tôi đỡ mẹ vào xe và cũng như mọi lần, mẹ trầm trồ thốt lên, “Xe của con trai mẹ đẹp quá”, trong khi tôi lại thấy chiếc xe của mình thật xấu xí mà luôn mong có đủ tiền để đổi xe mới.

Chúng tôi bước vào một nhà hàng quen thuộc và gọi những món ăn quen thuộc. Mẹ không giấu được niềm vui khi được nói chuyện với tôi sau một tuần dài, nhưng đáp lại những câu hỏi đong đầy tình yêu thương và sự quan tâm của mẹ là những câu trả lời qua loa và cụt ngủn của tôi. Cuối cùng thì bữa sáng cũng kết thúc, và tôi cảm thấy thật xấu hổ vì từ sáng đến giờ, tôi đã trông chờ giây phút đưa mẹ về nhà để có thể trở lại với thế giới vật chất của mình.

Trên đường về nhà, mẹ tôi trầm ngâm trong vài phút, có lẽ mẹ nhận ra rằng thêm một buổi gặp sáng Chủ Nhật sắp kết thúc và chỉ qua vài dãy nhà nữa thôi là mẹ lại phải trở về với nỗi cô đơn của mình.

Tôi đang mải nhìn mặt đường loang lổ trong ánh nắng và những ngôi nhà cũ kỹ cần được sơn sửa hai bên đường thì bất chợt nghe tiếng mẹ thốt lên, “Buddy, con nhìn xem đẹp chưa kìa”. Tôi tự hỏi con đường cũ kỹ bẩn thỉu này thì có gì đẹp để mẹ phải trầm trồ như thế.

“Sao ạ? Mẹ nói cái gì đẹp cơ?”, tôi đáp lại vì lịch sự chứ không thật sự hứng thú.

“Bãi cỏ kia kìa, Buddy. Con nhìn xem nó có đẹp không nào”, mẹ nói như reo lên.

Bãi cỏ đẹp ư? Khi quay sang nhìn bãi cỏ, tôi nhìn thấy rõ những nếp nhăn trên gương mặt mẹ, những sợi tóc bạc lưa thưa và đôi bàn tay khẳng khiu nổi rõ gân xanh của mẹ. Đôi mắt đầy dấu chân chim của mẹ lấp lánh niềm vui và gương mặt mẹ rạng rỡ khi chỉ tay vào từng bãi cỏ xanh mướt của các gia đình trong khu phố.

Tôi từng thấy nhiều gương mặt đẹp, nhưng tôi chưa thấy gương mặt nào đẹp bằng gương mặt của mẹ tôi lúc mẹ nhìn được vẻ đẹp của một bãi cỏ bình thường trong ánh nắng mặt trời. Tâm hồn mẹ thật giàu có khi có thể tìm thấy và tận hưởng cái đẹp từ những điều bình dị nhất. Tôi bỗng thấy mình thật nghèo nàn và nông cạn khi cứ khư khư ôm lấy mớ danh vọng phù phiếm mà không hay mình đang dần đánh mất những thứ quý giá nhất trong đời. Tôi rời mắt khỏi mẹ và nhìn bãi cỏ. Bãi cỏ đẹp thật!

Mẹ quay sang nhìn tôi, đôi mắt mẹ lấp lánh như muốn nói, “Buddy, con cũng thấy bãi cỏ đẹp như mẹ nói đúng không?”.

Tôi chỉ mỉm cười mà không nói gì vì tôi sợ khoảnh khắc kỳ diệu này trôi qua, tôi sợ mình sẽ đánh mất cảm giác bình yên ấm áp tuyệt vời này.

Cuối cùng thì chúng tôi đã về đến nhà mẹ. “Cảm ơn con vì buổi sáng tuyệt vời này. Mẹ biết con rất bận. Con định làm gì chiều nay?”, mẹ tôi hỏi.

“Tình yêu thương gia đình” là quyển sách tập hợp những câu chuyện ý nghĩa và cảm động về tình cảm gia đình. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh của chính mình cũng như của những người thân trong những câu chuyện đó. Để bạn nhân ra tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những nghịch cảnh ấy một cách dễ dàng. Tình yêu thương gia đình cũng là điều con người tìm về sau một chuyến đi dài mệt mỏi.

Gia đình là nơi vun đắp những tâm hồn. Ai có một gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó, nâng niu và xây đắp nó vì những thứ đã mất không thể tìm lại.

Trích sách “HGTH – Tình yêu thương gia đình”

Nghị Luận Về Tình Yêu Thương

Nghị luận về tình yêu thương

Bài tập làm văn nghị luận về tình yêu thương bao gồm dàn ý nghị luận về tình yêu thương và các bài văn mẫu chọn lọc. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh làm tốt bài văn nghị luận xã hội về tình yêu thương.

Dàn ý nghị luận về tình yêu thương

I. Mở bài – Nghị luận về tình yêu thương

Trong số những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta lòng nhân đạo luôn được đề cao.

Đó là nét đẹp của tâm hồn con người.

II. Thân bài – Nghị luận về tình yêu thương

1. Giải thích

“Nhân” là người, “ái” là yêu.

“Nhân ái”là lòng yêu thương đối xử với nhau thật tốt đẹp đúng nghĩa làm người.

Tình yêu thương này còn là thước đo nhân cách con người.

2. Chứng minh

Trong cuộc sống đã là còn người cùng có trái tim, cùng tiếng nói ngôn ngữ thì phải đối xử với nhau cho có tình người.

Hay nói đúng hơn ta phải thương yêu,đùm bọc nhau.

Sở dĩ chúng ta gọi nhau hai tiếng “đồng bào” là xuất phát từ câu chuyện “Âu Cơ và Lạc Long Quân” lấy nhau sinh ra bọc trăm trứng.

Từ xưa đến nay, chúng ta thường đùm bọc, giúp đỡ nhau. Miền Trung lũ lụt,miền Nam, miền Bắc cùng nhau giúp đỡ.

Những năm tháng chiến tranh, miền Bắc gửi đạn dược, vũ khí vào cho miền Nam chiến đấu.

3. Phê phán

Tuy vậy vẫn có những kẻ ” mắt lấp tai ngơ ” trước nỗi đau đồng loại.

4. Đánh giá

Ngày nay, lòng nhân đạo được mở rộng trên toàn thế giới.

Vàng, trắng, đen tuy khác màu da vẫn thương yêu giúp đỡ nhau.

Học sinh chúng ta cần thể hiện tình thương yêu của mình với các bạn bè trong lớp, người thân xóm giềng, thương những người cơ nhỡ.

Thương yêu nhau không có nghĩa là che giấu tội lỗi của nhau, mà phải giúp nhau cùng tiến bộ

III. Kết bài – Nghị luận về tình yêu thương

Có thể lòng nhân đạo là thước đo nhân phẩm.

Là vẻ đẹp tâm hồn giúp cho con người đến gần với nhau.

Bài văn mẫu nghị luận về tình yêu thương

Nghị luận về tình yêu thương – Bài 1

Từ xưa đến nay tình yêu thương giữa người với người luôn là truyền thống mà mỗi chúng ta cần phải phát huy. Đó là một trong những tình cảm tốt đẹp, gắn két những trái tim lại với nhau, giúp cho xã hội ngày càng vững mạnh hơn. Nói cách khác những tình cảm mà chúng ta trao đi cho nhau đó chính là lòng nhân ái.

Lòng nhân ái là gì? Chúng ta có thể cắt nghĩa từng từ để hiểu được ý nghĩa của nó. Nhân chính là người. Ái là yêu thương. Nhân ái chính là tình yêu thương giữa người với người. Đó là cách mà chúng ta trao đi yêu thương đối với người khác. Tình cảm đó xuất phát từ trái tim mỗi người, không ép buộc, không cưỡng cầu, không đòi hỏi phải nhận lại những gì. Bởi rằng đối với nhiều người thì khi trao đi yêu thương họ thấy bản than được thanh thản và yên lòng.

Lòng nhân ái không phải là những điều gì quá xa xôi. Nó tồn tại ngay trong chính cuộc sống của mỗi người. Từng biểu hiện của chúng ta dành cho nhau, cử chỉ, lời nói, hành động hay chỉ là cảm xúc dành cho nhau. Dù nó giản dị nhưng cũng đã khiến cho trái tim nhau trở nên ấm áp hơn bao nhiêu.

Mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội chính là một cá thể tạo nên sự thống nhất cũng chính là một móc xích kết nối với nhau để tạo nên một chỉnh thể. Không ai là sống tách biệt ra khỏi xã hội. Mỗi người cần phải có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để cùng xây dựng và phát triển xã hội này.

Tục ngữ vẫn có câu “Lá lành đùm lá rách” hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Tình yêu thương giữa con người với con người là điều cần thiêt để có thể giúp đỡ, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với nhau.

Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu biến cố, mất mát và đau thương. Để có được sự thái bình, thịnh vượng như hôm nay chẳng phải cần rất nhiều tấm lòng nhân ái, cần rất nhiều sự sẻ chia cũng như yêu thương nhau hay sao. Sức mạnh để chiến thắng kẻ thù đôi khi không phải là sức mạnh của vũ khí, mà là sức mạnh của đoàn kết, tương than tương ái không khất phục trước kẻ thù.

Hằng năm trên mảnh đất miền Trung phải hứng chịu biết bao nhiêu trận bão lũ. Nhân dân miền trung phải gồng mình hứng chịu những mất mát, đau thương đó. Không ai hiểu, chỉ mình họ mới biết được nỗi đau mà mình phải trải qua.

Để đồng hành với những nỗi đau đó cũng như nhằm gánh vác những thương tổn mà thiên nhiên gây ra, nhiều tổ chức và quỹ từ thiện đã tiếp tế lương thực cũng như động viên tinh thần để họ sớm ổn định lại cuộc sống.

Xung quanh chúng ta còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, nghèo khó. Họ cần sự san sẻ, giúp đỡ bằng hành động chứ không phải bằng lời nói.

Lòng nhân ái của chúng ta sẽ giúp đỡ được rất nhiều người, rất nhiều mảnh đởi ở ngoài kia. Dù chỉ là những hành động hết sức nhỏ bé nhưng đó là niềm đọng viên và an ủi lớn đối với họ.

Tuy nhiên trong xã hôi vẫn còn tồn tại những người chỉ biết sống chi riêng mình, không biết giúp đỡ nhiều người xung quanh. Làm việc gì cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình.

Lòng nhân ái, tinh thần yêu thương san sẻ nhau trong cuộc sống là một điều rất cần thiết để bản thân chúng ta sống tốt và hoàn thiện mình từng ngày hơn.

Nghị luận về tình yêu thương – Bài 2

Cuộc sống có vô vàn những điều mới lạ, và trong đó có những thứ khiến con người cảm thấy vô cùng quý giá, trân trọng, không có bất kỳ thứ gì có thể đóng đếm hay mua được bằng tiền. Đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn.

Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. nó trìu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cãi mất mát…..chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mặc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị,…Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.

Nhưng có biết bao người lại quên mất đi tình yêu thương, họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. Có nhiều người đã mắc căn bệnh “Vô Cảm”, bị dửng dưng trước những hoàn cảnh đáng thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang vạ vào thân…. Vì vậy, họ không biết nói tiếng sẻ chia, cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kị, ganh ghét,…Chúng ta nên phê phán, nên chỉ cho họ thấy sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thể được hòa nhập vào thế giới tràn ngập yêu thương.

Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

Theo chúng tôi