Top 8 # Xem Nhiều Nhất Ưu Trương Là Gì Sinh Học 10 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Giáo Án Sinh Học 10

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, HS cần :

 Biết hệ thống hóa kiến thức cơ bản của từng chương, mối liên hệ giữa các kiến thức trong các chương, bài.

 Tự xây dựng được các bản đồ khái niệm để ôn tập kiến thức .

 Tự xây dựng được các câu hỏi ôn tập cho từng chương cũng như các câu hỏi ôn tập cho từng chương cũng như các câu hỏi ôn tập mang tính tổng hợp.

2. Kĩ năng: Rèn 1 số kỹ năng:

 Khái quát, so sánh, liên hệ vận dụng,tư duy logic.

 Hoạt động nhóm và cá nhân.

 Học sinh thấy được tính thống nhất của vật chất nói chung & tế bào nói riêng.

 Có nhận thức đúng để có hành động đúng.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

1.Chuẩn bị của thầy:

 Trang vẽ 1 số bản đồ khái niệm để làm mẫu cho HS trang 85, 86 SGK.

2. Chuẩn bị của trò:

 Đọc trước bài mới.

 Ôn tập kiến thức trọng tâm của từng chương.

Ngày soạn: 10/ 12/ 2009 Tiết dạy: 18 Bài 21: ÔN TẬP HỌC KÌ I I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, HS cần : Biết hệ thống hóa kiến thức cơ bản của từng chương, mối liên hệ giữa các kiến thức trong các chương, bài. Tự xây dựng được các bản đồ khái niệm để ôn tập kiến thức . Tự xây dựng được các câu hỏi ôn tập cho từng chương cũng như các câu hỏi ôn tập cho từng chương cũng như các câu hỏi ôn tập mang tính tổng hợp. 2. Kĩ năng: Rèn 1 số kỹ năng: Khái quát, so sánh, liên hệ vận dụng,tư duy logic. Hoạt động nhóm và cá nhân. 3.Thái độ: Học sinh thấy được tính thống nhất của vật chất nói chung & tế bào nói riêng. Có nhận thức đúng để có hành động đúng. II. Chuẩn bị của thầy và trò: 1.Chuẩn bị của thầy: Trang vẽ 1 số bản đồ khái niệm để làm mẫu cho HS trang 85, 86 SGK. 2. Chuẩn bị của trò: Đọc trước bài mới. Ôn tập kiến thức trọng tâm của từng chương. III. Tiến trình tiết dạy: Ổn định lớp(1') Kiểm tra sĩ số. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào kiểm tra khi ôn tập. 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài:(1') Ôn tập không phải là cho câu hỏi để các em học mà để các em nắm kiến thức sâu sắc và chắc chắn bằng hướng dẫn xây dựng các bảng đồ khái niệm để hệ thống hoá kiến thức. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Tóm tắt nội dung cơ bản của các chươngI,II,III: Mục tiêu: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 13' -GV yêu cầu: * Trình bày các kiến thức cơ bản về các vấn đề: - Thành phần hóa học của tế bào. - Cấu tạo của tế bào. - Chuyển hóa vật chất và năng lượng: * Các nhóm đã chuẩn bị ở nhà cử đại diện trả lời, từng vấn đề 1 cách tóm tắt : - 4 ng/tố C,H,O,N - Nước co tính p/cự ® vai trò đ/biệt quan trọng với sự sống. - Các hợp chất hữu cơ như : Cacbohiđrát, Prôtêin , và axit nuccleic đều là các đại p/t còn lipit là chất kị nước. - Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống gồm: + Tế bào nhân sơ -Màng - tế + Tế bào nhân thực bào chất- Nhân - Tế bào là hệ mở, luôn trao đổi chất năng lượng với môi trường . - ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào. I-Tóm tắc nội dung cơ bản của các chương: I, II,III : 1.Thành phần hóa học của tế bào:SGK trang 82. - 4 ng/tố chính C,H,O,N Nước & các đại phân tử Cacbohiđrát, Prôtêin , axit nuccleic & lipit là chất kị nước. 2.Cấu tạo tế bào:SGK trang 83: -Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống 3.Chuyển hóa vật chất & nănglượng: SGK-83 Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập: Mục tiêu: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 25' -Lưu ý:HS tự đọc mục 1, 2 SGK trang 84 để nắm được yêu cầu của bài ôn tập. - Nêu yêu cầu chính của bài học là biết xây dựng bản đồ khái niệm, sơ đồ kiến thức -Hướng dẫn HS các bước xây dựng bản đồ khái niệm. -Yêu cầu:Vận dụng kiến thức hoàn thành các phần còn lại của bản đồ khái niệm dạng phân nhánh. -Có thể cho HS viết trên tờ giấy trắng khổ to treo lên bảng . - Nhận xét hoạt động các nhóm và đưa đáp án đúng để HS sửa chữa. -Yêu cầu:Phân tích bản đồ khái niệm SGK trang 86 -Nhận xét đánh giá và nhấn mạnh cách xây dựng bản đồ khái niệm dạng mạng lưới + Thế giới sống là hệ mở với dòng năng lượng chuyển dời liên tục trong hệ sinh thái (Các khái niệm:Mặt trời, cây xanh, con bò, vi khuẩn, ATP) -Yêu cầu HS xác định kiến thức thông qua sơ đồ * Các nhóm hoạt động: - Cá nhân vận dụng kiến thức. - Yêu cầu: Ngắn gọn và khái quát được kiến thức. - Đại diện nhóm trình bày đáp án, lớp nhận xét bổ sung. - Các nhóm tự sửa chữa đáp án. * Nghiên cứu tt SGK trang 86 - Trao đổi nhóm về các vấn đề: + Chủ đề của bản đồ + Vị trí các khái niệm + Gạch nối giữa các khái niệm -Đại diện nhóm vẽ sơ đồ lên bảng và trình bày - Các nhóm hoạt động và yêu cầu đạt được Cây xanh 1 2 3 Mặt trời ATP vi khuẩn 6 5 4 Con bò II-Hướng dẫn ôn tập: 1.Xây dựng bản đồ khái niệm: * Các bước xây dựng bản đồ khái niệm. - Vẽ gạch nối hay mũi tên nối các khái niệm với nhau. Yêu cầu: * Các dạng bản đồ khái niệm: có 2 dạng a)Bản đồ khái niệm dạng phân nhánh: (kèm theo) b)Bản đồ khái niệm dạng mạng lưới: VD: + Chủ đề của bản đồ:Quá trình chuyển hóa năng lượng. Hô hấp tế bào 1' 2' 3' Lục lạp 4' ATP 5' Ti thể 6' 7' 8' Tế bào thực vật 2.Sơ đồ kiến thức 1'- Lục lạp cung cấp vật liệu (Glucôzo) cho quá trình hô hấp tế bào. 2'/Hô hấp tế bào tạo ra ATP làm nguồn năng lượng cho các hoạt động của tế bào 3'-Chu trình Crep và chuỗi chuyền electron của hô hấp tế bào được thực hiện phần lớn trong các ti thể 4'-Lục lạp tạo ra ATP thông qua quá trình quang hợp. 5'-ATP chủ yếu được tạo ra nhờ chuỗi chuyền electron trên màng trong của ti thể. 6'-Lục lạp là bào quan đặc biệt quan trọng của tế bào lá cây 7'-Tế bào thực vật chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng hoá học dưới dạng ATP 8'-Ti thể của tế bào thực vật là nơi chuyển hoá năng lượng trong glucozơ thành ATP . Hoạt động 3: Câu hỏi ôn tập. Mục tiêu: * Những yêu cầu mà học sinh cần nắm chắc trong phần sinh học ở học kỳ I 1. Giới thiệu chung về thế giới sống: - Nêu được các cấp độ tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao. - Nêu được 5 giới sinh vật, đặc điểm của từng giới. -Vẽ biểu đồ phát sinh giới thực vật, giới động vật - Nêu sự đa dạng của thế giới sinh vật. Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học. 2. Sinh học tế bào: - Nêu được các thành phần hoá học của tế bào. - Kể được các vai trò sinh học của nước đối với tế bào. Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật sống, phân biệt được nguyêntố đa lượng và nguyên tố vi lượng. - Nêu được cấu tạo hoá học của cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axitnuclêic và kể được vai trò sinh học của chúng trong tế bào. - Mô tả được các thành phần chủ yếu của một tế bào. Mô tả được câu trúc tế bào vi khuẩn. Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào động vật và tế bào thực vật. - Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, các bào quan (ribôxôm, tithể, lạp thể, lưới nội chất..), tế bào chất, màng sinh chất. - Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào, nhập bào. - Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu, ưu trương, nhược trương, đẳng trương. - Trình bày được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào( năng lượng, thế năng, động năng, chuyển hoá năng lượng trong hô hấp, quang hợp.) - Nêu được quá trình chuyển hoá năng lượng. Mô tả được cấu trúc và chức năng của ATP. Nêu được vai trò của enzym trong tế bào, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzym. Điều hoà hoạt động trao đổi chất. -Nêu khái niệm hô hấp tế bào, viết pt tổng quát và trình bày nội dung các giai đoạn của quá trình hô hấp. -Nêu khái niệm quang hợp, viết pt tổng quát và trình bày nội dung các pha của quá trình quang hợp. 3.Củng cố: (5') - Từ đó ® các câu hỏi của nhiều thể loại: 1số dẫn chứng: + Nêu vai trò của nước trong cấu trúc và hoạt động sống của tế bào. + Tại sao muốn giữ rau tươi phải vẩy nước thường xuyên ? + 1số câu hỏi ở các thể loại * Cho 1 số câu hỏi ở các dạng - Nhân được cấu tạo gồm: a) Màng sinh chất- nguyên sinh chất- nhân con. ; b) Màng nhân - nhân con - nguyên sinh chất. c.) Chất nhiễm sắc & lizôxôm d) Lizôxôm& nhân con. 4. Dặn dò:(1') Một số chú ý khi làm bài: Đọc kĩ đề trả lời ngắn gọn những câu hỏi tự luận; Phân biệt các dạng câu hỏi t/nghiệm chọn câu đúng, chú ý 1số câu thuộc loại phủ định. Trả lời được các câu hỏi từng bài trong SGK. IV. Rút kinh nghiệm: . .. . . .. . . .. . . .. . . .. . . .. . . .. .

Nước Muối Ưu Trương Là Gì? Những Tác Dụng Tích Cực Với Sức Khỏe

Rate this post

Trong thời gian gần đây, nước muối ưu trương ngày càng được nhắc đến và sử dụng nhiều hơn, nhất là trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Vậy nước muối ưu trương là gì và có tác dụng thế nào? 

1. Nước muối ưu trương là gì? Điểm khác biệt với nước muối đẳng trương

Khác với nước muối sinh lý được pha theo đúng tỷ lệ muối : nước là 0,9% để tạo thành dung dịch đẳng trương (ASTT = 380mOsmol/L), nước muối ưu trương được pha với nồng độ muối cao hơn. Trong Y khoa thường sử dụng muối ưu trương với các nồng độ: 1,8%, 2,7%, 3%, 7,5% và 10%.

Để đơn giản hơn, chúng ta có thể hiểu rằng: muối sinh lý thì mặn “sêm sêm” máu, muối ưu trương mặn hơn máu. Ngoài ra, còn có cả nước muối nhược trương thì nhạt hơn máu (NaCl < 0,9%).

Khi tế bào tiếp xúc với nước muối đẳng trương, áp suất thẩm thấu trong và ngoài tế bào ngang nhau nên lượng nước ra / vào tế bào sẽ tương đương nhau. Còn với nước muối ưu trương, nước trong tế bào sẽ bị hút ra ngoài. Cũng chính bởi đặc tính này mà muối ưu trương cho nhiều tác dụng đặc biệt, nổi trội so với muối sinh lý. 

2. Nước muối ưu trương có tác dụng gì?

2.1. Rữa mũi, loại bỏ dịch nhầy mũi giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi

Khi rửa mũi cho bé với nước muối sinh lý, không ít cha mẹ còn gặp phải khó khăn vì rửa mũi cho bé không sạch hết, con vẫn còn khò khè sau rửa mũi và dẫn tới phải thực hiện nhiều lần, trẻ khó khăn khi hợp tác.

Trên thực tế, cơ chế chung của các loại nước muối rửa mũi là làm loãng dịch nhầy mũi và tạo dòng chảy cuốn trôi chúng ra ngoài. Tuy nhiên nếu bé nghẹt mũi nặng, nhiều dịch mũi thì tác động này là chưa đủ. Thậm chí khi thao tác không đúng cách, con dễ gặp phải các biến chứng như: viêm tai giữa, dịch sặc vào phổi gây viêm phổi,…

Chính vì thế mà các chuyên gia Nhi khoa đã khuyến khích sử dụng muối ưu trương thay cho muối sinh lý trong những trường hợp này. Nghiên cứu cho thấy, dùng nước muối ưu trương rửa mũi giúp rút ngắn thời gian thao tác nhanh gấp 2,5 – 3 lần so với việc rửa mũi bằng các loại nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh. Dịch mũi nhanh chóng được làm loãng và loại bỏ. Bên cạnh đó, các triệu chứng như như: sổ mũi, nghẹt mũi, niêm mạc mũi phù nề và sưng viêm,… cũng giảm rõ rệt.

Ngoài ra, nếu như bạn đang tìm kiếm nước muối biển ưu trương cho trẻ sơ sinh, nên ưu tiên sản phẩm có thêm thành phần Natri Hyaluronate như nước muối ưu trương Nebial 3%. Natri Hyaluronate là chất dưỡng ẩm tự nhiên có trong niêm mạc mũi sẽ giúp quá trình rửa mũi dịu nhẹ và an toàn cho bé. Bên cạnh đó, Natri Hyaluronate còn tạo một lớp nhầy bao bọc và ức chế vi khuẩn phát triển. Từ đó hiệu quả khi rửa mũi càng được tăng cường. 

2.2. Tăng hiệu quả, giảm tác dụng phụ của thuốc dãn phế quản khí dung

Viêm tiểu phế quản là bệnh đường hô hấp dưới thường gặp ở trẻ nhỏ khiến trẻ phải nhập viện. Khi bị viêm tiểu phế quản, bé khò khè khó thở kèm theo co lõm ngực, các bác sĩ sẽ thực hiện khí dung nước muối ưu trương 3% với thuốc dãn phế quản Salbutamol. Muối ưu trương không chỉ là dung môi hòa tan thuốc mà còn là dẫn chất giúp tăng hiệu quả của thuốc khí dung. 

Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy khí dung muối ưu trương đơn độc thay cho thuốc giãn phế quản còn giúp hạn chế đáng kể những tác dụng phụ do thuốc dãn phế quản gây ra. 

2.3. Truyền dịch muối ưu trương

Dung dịch nước muối ưu trương sử dụng trong truyền dịch có nồng độ NaCl rất lớn: 7,5% và 10%. Với áp suất thẩm thấu cao (3166mOsmol; 2422mOsmol) so với nước muối sinh lý thông thường chỉ 380mOsmol, chúng kéo nước từ trong tế bào ra ngoài huyết thanh nhanh chóng và làm thể tích tuần hoàn tăng nhanh đáng kể. 

Do đó, cơ thể sẽ được truyền muối ưu trương khi: 

Bị mất muối nhiều hơn mất nước (mất nước nhược trương): suy hoặc cắt tuyến thượng thận, mất nước và muối (nôn, tiêu chảy, ra mồ hôi) nhưng chỉ uống nước mà không bổ sung muối,…

Khi cần tạo môi trường huyết thanh ưu trương để kéo nước trong tế bào ra ngoài như trong phù não cấp.

3. Mua nước muối ưu trương ở đâu?

Hiện nay, muối ưu trương đã trở nên phổ biến hơn và bạn có thể dễ dàng mua chúng tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, vì nồng độ muối cao nên trẻ dễ gặp phải hiện tượng xót rát, kích ứng khi rửa mũi. Để hạn chế tác động này, dung dịch muối ưu trương Nebial 3% sẽ là lựa chọn tốt cho bạn. Với sự kết hợp của NaCl 3% và Natri Hyaluronate, Nebial 3% sẽ giúp quá trình rửa mũi cho trẻ trở nên nhanh chóng và nhẹ nhàng, bé dễ dàng hợp tác cùng mẹ. 

Nebial 3% được thiết kế dưới 3 dạng tiện dụng:

Nebial 3% Flaconcini: dạng tép nhỏ 5ml dùng được cho bé sơ sinh. Có thể dùng để rửa mũi và khí dung cho trẻ. 

Nebial 3% Spray: là nước muối ưu trương dạng xịt dễ thao tác, sử dụng được nhiều lần. Dung dịch muối ưu trương được phân tán thành các hạt nhỏ cỡ 45-50 micromet khuếch tán đồng đều bên trong tổ chức mũi, nâng cao hiệu quả với chi phí tiết kiệm.

Nebial 3% Kit (gồm 1 hộp Nebial 3% Flaconcini và 1 thiết bị xịt rửa mũi Spray-sol): dung dịch muối được phân tán thành các hạt siêu nhỏ cớ 16 micromet tương đương máy khí dung cho khả năng làm loãng dịch nhầy nhanh chóng và làm sạch sâu, ngay cả những vị trí khó tiếp cận sâu trong hốc mũi.

Sinh Học 10 Bài 2: Các Giới Sinh Vật

Tóm tắt lý thuyết

Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

Hệ thống phân loại từ thấp đến cao như sau : Loài ( species) → chi (Genus) → họ (family) → bộ (ordo) → lớp (class) → ngành ( division) → giới (regnum).

Dựa vào những đặc điểm chung của mỗi nhóm sinh vật, hai nhà khoa học : Whittaker và Margulis đưa ra hệ thống phân loại giới:

1.2.1. Giới Khởi sinh (Monera)

Đại diện: vi khuẩn

Đặc điểm: nhân sơ, bé nhỏ (1-5 mm)

Phân bố: vi khuẩn phân bố rộng rãi.

Phương thức sinh sống: hoại sinh, tự dưỡng, kí sinh…

1.2.2. Giới Nguyên sinh (Protista)

Đại diện: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.

Tảo: là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, có sắc tố quang hợp, quang tự dưỡng, sống trong nước.

Nấm nhầy: là sinh vật nhân thực, dị dưỡng, hoại sinh. Cơ thể tồn tại ở 2 pha: pha đơn bào giống trùng amip, pha hợp bào là khối chất nhầy chứa nhiều nhân.

Động vật nguyên sinh: đa dạng. Là những sinh vật nhân thực, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

1.2.3. Giới Nấm (Fungi)

Đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.

Đặc điểm chung: nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành tế bào có chứa kitin.

Sinh sản: hữu tính và vô tính nhờ bào tử.

Sống dị dưỡng.

1.2.4. Giới Thực vật (Plantae)

Giới Thực vật gồm các ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín

Đặc điểm: đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp, sống tự dưỡng, có thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ.

Vai trò: cung cấp thức ăn cho giới động vật, điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, sụt lở, lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn nước ngầm, cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.

1.2.5. Giới Động vật (Animalia)

Giới Động vật gồm các ngành: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Da gai và Động vật có dây sống.

Đặc điểm: đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh, cơ thể có cấu trúc phức tạp, chuyên hóa cao.

Vai trò: góp phần làm cân bằng hệ sinh thái, cung cấp thức ăn, nguyên liệu… cho con người…

Sinh Học 10 Bài 6: Axit Nuclêic

Tóm tắt lý thuyết

Axit nuclêic

1.1.1. Cấu trúc của ADN

Đơn phân của ADN – Nuclêôtit

Thuộc loại đại phân tử hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là 4 loại nuclêôtit.

Các loại nuclêôtit: Gồm 4 loại được gọi theo tên của các Bazơ nitơ: A = Ađênin, G = Guanin, T = Timin, X = Xitôzin

Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết photphodiester tạo mạch pôlinuclêôtit.

Mỗi phân tử ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hyđrô (liên kết bổ sung) giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit.

Ngoài cấu trúc ADN do Wat- son và Crick tìm ra thì còn nhiều kiểu mô hình khác của ADN. Nhưng đây là cấu trúc được giải Nobel và được nhiều nhà khoa học công nhận nên được coi là cấu trúc chính.

Theo mô hình Wat-son và Crick:

Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng. Xoắn theo chiều phải. Để tạo thành 1 chu kỳ xoắn thì có 1 rãnh lớn và 1 rãnh bé.

Các bậc thang là các bazơ nitơ còn thành và tay vịn là các phân tử đường và các nhóm phôtphat.

Đường kính vòng xoắn 2nm (20 A o), 1 chu kì cao 3.4nm (34 A o) gồm 10 cặp nuclêôtit.

Ở tế bào nhân thực ADN có dạng mạch thẳng

Ở tế bào nhân sơ ADN có dạng mạch vòng.

1.1.2. Chức năng của ADN

Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nucleotid trên ADN.

Bảo quản thông tin di truyền là mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.

Truyền đạt thông tin di truyền (qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác.

1.2.1. Cấu trúc của ARN

Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.

Cấu trúc nucleotit gồm: Đường ribozo, gốc phôtphat và nhóm bazơ nitơ

Có 4 loại nuclêôtit: A= Ađênin, G= Guanin, U= Uraxin, X= Xitôzin

Phân tử ARN thường có cấu trúc 1 mạch. Gồm 3 loại ARN:

ARN thông tin (mARN) dạng mạch thẳng.

ARN vận chuyển (tARN) xoắn lại 1 đầu tạo 3 thuỳ.

ARN ribôxôm (rARN) nhiều xoắn kép cục bộ.

1.2.2. Chức năng của ARN

mARN truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.

tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm.

rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp nên prôtêin.

Một số thông tin di truyền không phải chỉ được lưu giữ ở ADN mà ở 1 số loài virút nó cũng được lưu giữ ở ARN.