Top 13 # Xem Nhiều Nhất Vay Hạn Mức Là Gì Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Vay Theo Hạn Mức Tín Dụng

Để có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình, các doanh nghiệp có thể chọn phương án vay theo hạn mức tín dụng. Phương thức vay này giúp các doanh nghiệp có nhu cầu vốn có vòng luân chuyển vốn nhanh.

Vay theo hạn mức tín dụng là phương thức vay mà ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ được cấp hạn mức vay và duy trì mức dư nợ không vượt quá hạn mức đã cấp. Tài sản đảm bảo trong trường hợp này là bất động sản, giấy tờ có giá hay tài sản đảm báo khác được ngân hàng chấp nhận.

Khách hàng được ngân hàng xác định hạn mức tín dụng duy trì trong thời gian nhất định. Và được dùng làm căn cứ cho lần vay tiếp theo. Trong đó, hạn mức cho vay và thời gian vay được thể hiện trong hợp đồng tín dụng giữa hai bên.

Ví dụ: Vay hạn mức 100 triệu 1 tháng, bạn có thể vay tối đa 100 triệu. Nếu trả 40 triệu trong tháng có thể vay tiếp 60 triệu. Miễn sao số dư cuối tháng không vượt quá 100 triệu là được.

Vay vốn theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay phổ biến hiện nay. Ngoài ra, còn có phương án vay từng lần dành cho các doanh nghiệp không cần vốn thường xuyên.

Phương thức vay theo tín dụng này thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần nguồn vốn ổn định và thường xuyên. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu kỹ để có cái nhìn rõ hơn về nó.

Những lợi ích vay khi vay theo hạn mức tín dụng

Các doanh nghiệp chỉ cần lập hồ sơ tín dụng lần đầu tiên. Các lần tiếp theo, ngân hàng sẽ duyệt hồ sơ và cấp hạn mức tín dụng trong thời gian xác định. Tối đa là 12 tháng.

Phương thức vay này áp dụng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Họ có nhu cầu vốn thường xuyên và vòng quay luân chuyển vốn nhanh.

Với phương thức vay này, ngân hàng và doanh nghiệp thỏa thuận với nhau về:– Kế hoạch sản xuất kinh doanh– Nhu cầu vốn giá trị tài sản thế chấp– Nguồn vốn ngân hàng có thể đáp ứng.Từ đó ngân hàng đưa ra hạn mức tín dụng có thể cho doanh nghiệp vay. Đồng thời, xác định lãi suất từng lần, tài khoản vay, trả thông qua một hợp đồng tín dụng.

Đặc biệt, ngân hàng không xác định mức giới hạn cho từng lần vay. Chỉ cần số tiền vay không vượt quá hạn mức cho vay.

Việc cho vay và trả nợ của khách hàng có thể thực hiện xen kẽ với nhau trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng.

Phương thức vay vốn linh hoạt

Thủ tục đơn giản

Doanh nghiệp không cần phải lập hồ sơ mỗi lần vay. Chỉ cần làm một lần tron tối đa 12 tháng.

Chủ động nguồn vốn

Doanh nghiệp có thể chủ động với nguồn vốn của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể linh động sử dụng vốn với các mục đích kinh doanh khác nhau. Doanh nghiệp chỉ cần gửi ngân hàng các chứng từ để chứng minh mục đích vay phù hợp với mục đích ban đầu trong hợp đồng tín dụng.

Giúp ngân hàng kiểm soát đối tượng vay

Phương thức này giúp ngân hàng kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Đồng thời, theo sát tình hình kinh doanh của đối tượng vay. Ngân hàng đưa ra đượ các quyết định kịp thời và đúng đắn đối với mối quan hệ tín dụng với doanh nghiệp.

Những hạn chế khi vay khi vay theo hạn mức tín dụng

Ngoài những lợi ích trên thì phương thức vay này vẫn tồn tại một số nhược điểm. Điều này làm cho một số doanh nghiệp và ngân hàng e dè.

Với doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể bị phạt nếu như trong quá trình vay, doanh nghiệp không đạt được vòng quay vốn theo hạn mức tín dụng như kế hoạch đã đề ra.

Với ngân hàng

Ngân hàng không giữ sự chủ động đối với vốn của mình. Do theo hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy ngân hàng có nghĩa vụ phải luôn trữ một lượng tiền trong thời gian đó, kịp thời đáp ứng được vốn cho doanh nghiệp vay.

Điều này làm cho ngân hàng dễ rơi vào thế bị động. Không thể linh hoạt xoay vốn của mình. Đồng thời gây tồn động vốn nếu như khách hàng không sử dụng hết hạn mức tín dụng.

Với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đòi hỏi nghiệp vụ ngân hàng cao để có thể tính toán việc thu nợ, lãi suất khác nhau.

LIÊN HỆ TƯ VẤN TÀI CHÍNH 24/7 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN, HỖ TRỢ LÀM HỒ SƠ MIỄN PHÍ!

Hotline 0909. 350 .702 (Ngọc)

Fanpage: Tư Vấn Tài Chính 24/7

Hợp Đồng Cho Vay Theo Hạn Mức Tín Dụng

(CHO VAY THEO HẠN MỨC)

(Áp dụng đối với hình thức cho vay ổn định sản xuất ban đầu)

Chức vụ:……………………làm đại diện theo Giấy uỷ quyền số……. ngày …………của Tổng Giám đốc Ngân hàng……………… ………………………… …..

2. Bên vay: ………………….. (sau đây gọi là Bên B)

Theo giấy uỷ quyền ……..số…….ngày………..của………….. (Nếu người ký hợp đồng là đại diện theo uỷ quyền).

Hai bên thoả thuận ký hợp đồng tín dụng cho vay theo hạn mức với các điều khoản sau:

Điều 1. Mục đích sử dụng tiền vay

Bên A cho Bên B vay vốn để ổn định sản xuất ban đầu của dự án sau:

– Quyết định đầu tư số…….ngày……….của…… …

Điều 2. Hạn mức tín dụng, đồng tiền cho vay và trả nợ

Hạn mức tín dụng này là dư nợ vay tối đa của Bên B tại Bên A trong thời hạn rút vốn của hạn mức quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thời hạn hiệu lực của hạn mức:………. (Ghi rõ bao nhiêu tháng)

3. Đồng tiền cho vay và trả nợ: Bên B nhận tiền vay và trả nợ bằng VND.

Điều 3. Thời hạn vay

Thời hạn vay:………….tháng, kể từ ngày ……tháng ……năm…..

Điều 4. Lãi suất, phí

2. Lãi suất quá hạn:

– Bên B phải trả các khoản phí sau đây:………

Điều 5. Giải ngân (Rút vốn vay)

Bên A chỉ giải ngân trong phạm vi số tiền vay theo Điều 2 của Hợp đồng này khi Bên B đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Bên B đã hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay (trừ trường hợp được sự chấp thuận của Bên A).

– Bên B không có nợ tín dụng quá hạn tại Bên A (trừ trường hợp được sự chấp thuận của Bên A).

Điều 6. Trả nợ

1. Trả nợ gốc và lãi:

Bên A trả nợ gốc cho từng khoản vay khi đến hạn ghi trên Giấy nhận nợ.

Bên B phải trả lãi hàng tháng kể từ ngày phát sinh dư nợ vay.

Tiền lãi được tính từ ngày Bên B rút tiền vay cho đến ngày trả hết nợ và được tính trên số dư nợ vay nhân (x) với lãi suất năm chia (:) cho 360 (ngày) nhân (x) với số ngày vay thực tế.

c. Phương thức trả nợ: Chuyển khoản hoặc tiền mặt.

2. Trả nợ trước hạn

– Bên B được trả nợ trước hạn khi không có bất kỳ một khoản nợ tín dụng quá hạn, nợ phí tại Bên A theo bất kỳ hợp đồng tín dụng nào ký với Bên A.

– Bên B phải trả nợ trước hạn theo yêu cầu của Bên A theo quy định tại Điều 8.

3. Thứ tự trả nợ

Bên B trả nợ cho Bên A theo nguyên tắc trả nợ lãi trước (trong đó trả nợ lãi quá hạn trước), trả nợ gốc sau (trong đó trả nợ gốc quá hạn trước).

Trường hợp Bên B có nợ quá hạn và lãi treo của dự án vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Bên A thì ưu tiên trả nợ tín dụng đầu tư của Nhà nước trước trả nợ theo Hợp đồng này.

Thứ tự trả nợ nêu trên có thể được thay đổi theo quyết định của Bên A.

Điều 7. Chuyển nợ quá hạn

Khi Bên B không thanh toán các khoản nợ gốc, lãi đến hạn phải trả hoặc phải trả trước hạn theo yêu cầu thu hồi nợ trước hạn của Bên A thì số nợ đến hạn trả nhưng chưa trả bị chuyển sang nợ quá hạn kể từ ngày quá hạn.

Khi Bên B có khoản nợ bị thu hồi trước hạn thì tất cả các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn phải trả.

Điều 8. Thu hồi nợ trước hạn

1. Bên A có quyền thu hồi nợ trước hạn khi xảy ra một trong các sự kiện sau:

– Bên B sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

– Bên B không trả đầy đủ bất kỳ một khoản nợ nào đến hạn theo Hợp đồng này mà không được Bên A chấp thuận.

– Bên B thực hiện chuyển đổi sở hữu, tổ chức lại theo quy định pháp luật mà không thông báo trước cho Bên A, không làm thủ tục chuyển nợ cho người kế quyền trước khi tổ chức lại.

– Bên B cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đầy đủ, sai sự thật về việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Bên B.

– Bên B có nguy cơ bị giải thể, phá sản.

– Bên B, người bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của Bên B vi phạm hợp đồng bảo đảm tiền vay ký với Bên A.

– Người bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của Bên B là cá nhân bị mất tích, chết, là cơ quan, tổ chức bị phá sản, giải thể hoặc không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo đảm vì bất kỳ nguyên nhân nào khác mà Bên B không có biện pháp bảo đảm khác thay thế.

2. Khi xảy ra một hoặc các sự kiện quy định tại khoản 1, căn cứ vào tình hình thực tế và thiện chí trả nợ của Bên B, Bên A có quyền lựa chọn thời điểm thích hợp để thu hồi nợ trước hạn và ra thông báo gửi cho Bên B.

Điều 9. Bảo đảm tiền vay

Hai bên thống nhất áp dụng biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của Bên B theo Hợp đồng này là:

Biện pháp bảo đảm:………….

Bên bảo đảm:………….

Tài sản bảo đảm:……….

Tổng giá trị tài sản bảo đảm:………………

Các thoả thuận cụ thể về bảo đảm tiền vay được quy định trong hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

1. Quyền của Bên A:

a. Từ chối giải ngân khi Bên B không đáp ứng các điều kiện tại Điều 5, được xem xét, quyết định ngừng giải ngân khi Bên B phát sinh nợ quá hạn theo bất kỳ hợp đồng tín dụng nào ký với Bên A.

b. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay từ khi giải ngân lần đầu tiên cho đến khi chấm dứt Hợp đồng này.

c. Được chuyển nợ quá hạn và tính lãi quá hạn theo quy định tại Điều 7.

đ. Thu hồi nợ trước hạn theo quy định tại Điều 8

g. Được xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ để thu hồi nợ theo quy định tại hợp đồng bảo đảm tiền vay khi Bên B không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

2. Nghĩa vụ của Bên A:

a. Giải ngân vốn vay theo quy định tại Điều 5.

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

1. Quyền của Bên B:

a. Được rút vốn vay theo quy định tại Điều 5

b. Từ chối các yêu cầu của Bên A không phù hợp với Hợp đồng này và quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của Bên B:

a. Sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho Bên A kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh của dự án, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Bên B.

b. Không được cho thuê, cho mượn, trao đổi, cho, tặng, góp vốn bằng tài sản bảo đảm tiền vay hoặc dùng tài sản bảo đảm tiền vay làm tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ với cá nhân, tổ chức khác khi chưa trả hết nợ cho Bên A hoặc khi chưa được sự chấp thuận của Bên A.

c. Trả nợ gốc, lãi và phí đầy đủ, đúng hạn.

d. Bên B phải cung cấp cho Bên A các thông tin, tài liệu sau khi Bên A yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, hợp pháp của các thông tin, tài liệu đó:

– Số tài khoản, số dư tài khoản, dư nợ của Bên B tại các tổ chức tín dụng.

– Báo cáo tài chính, báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh.

đ. Trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm tiền vay mà tiền thu được không đủ để thanh toán các khoản nợ của Bên B thì Bên B phải ký nhận nợ và tiếp tục trả đối với số nợ còn lại.

e. Bên B phải thông báo ngay với Bên A khi xảy ra các sự kiện sau:

– Thay đổi đăng ký kinh doanh của Bên B.

– Quyết định đầu tư hoặc ký kết hợp đồng có giá trị lớn hơn 50% vốn điều lệ.

– Thay đổi gây ra ảnh hưởng, đe dọa làm mất hoặc giảm giá trị tài sản bảo đảm tiền vay;

– Chủ trương và tình hình tiến hành chuyển đổi sở hữu, tổ chức lại, tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.

– Các tranh chấp với các đối tượng khác, có nguy cơ bị khởi tố, khởi kiện.

g. Bên B phải thông báo và xin ý kiến Bên A về việc tổ chức lại, chuyển đổi chủ đầu tư. Trường hợp chưa trả hết nợ thì phải tiến hành thủ tục chuyển nợ kèm theo biện pháp bảo đảm tiền vay cho người kế quyền. Bên B chỉ được chuyển giao tài sản cho người kế quyền sau khi người kế quyền đã nhận nợ đầy đủ với Bên A.

h. Thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay ký với Bên A.

Điều 12. Thông báo và trao đổi thông tin

2. Mọi thông báo, giao dịch giữa hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này phải được xác nhận, thực hiện bởi người đại diện hợp pháp của các bên.

3. Thông báo, thông tin được coi là đã được nhận bởi bên nhận tại thời điểm:

– Thời điểm thực tế bên nhận nhận được khi bên gửi đưa trực tiếp.

– Ngày làm việc mà văn bản được gửi đến nơi nhận bằng thư bảo đảm hoặc bản fax.

Điều 13. Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp

1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu một bên phát hiện bên kia vi phạm Hợp đồng thì thông báo bằng văn bản cho bên vi phạm biết và yêu cầu khắc phục các vi phạm đó.

2. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, bên nào vi phạm Hợp đồng gây nên thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại.

Điều 14. Điều khoản thi hành

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Theo thoả thuận của các bên.

2. Thanh lý hợp đồng: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Hợp đồng này chấm dứt, hai bên ký văn bản thanh lý Hợp đồng, nếu không ký văn bản thanh lý thì Hợp đồng được coi là đã được thanh lý.

3. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng: Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản của Hợp đồng này phải được cả hai bên thoả thuận thống nhất và lập thành hợp đồng sửa đổi, bổ sung.

4. Hợp đồng này bao gồm …trang được đánh số thứ tự từ 01 đến……, được lập thành …..bản, có giá trị pháp lý như nhau: Bên A giữ …. bản, Bên B giữ ……bản,……………

BÊN B BÊN A

(Chức vụ, ký tên, đóng đấu, họ tên) (Chức vụ, ký tên, đóng đấu, họ tên )

Hạn Mức Cho Vay Tối Đa Là Gì? Được Xác Định Trên Cơ Sở Nào?

Hạn mức cho vay hay còn gọi là hạn mức tín dụng của mỗi ngân hàng sẽ là khác nhau. Tùy vào các điều kiện vay cũng như yêu cầu thực tế mà các nhà băng sẽ đưa ra các hạn mức cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Và đây cũng được xem là giới hạn cho vay cao nhất của các hợp đồng tín dụng.

Hạn mức cho vay là gì?

Hạn mức cho vay là giới hạn cho vay cao nhất trong các hoạt động tín dụng, số dư nợ vay hay số dư nợ tối đa tại một thời điểm nhất định. Và hiện nay chúng ta thường bắt gặp hai loại hạn mức cho vay tối đa trung hoặc ngắn hạn do các đối tượng sau quy định:

Hạn mức cho vay do quy định của pháp luật.

Hạn mức cho vay do ngân hàng, công ty tài chính quy định dưới sự nhất trí của bên cho vay và bên được vay.

Tại thời điểm hiện tại, có nhiều ngân hàng và các công ty tài chính áp dụng các khoản vay theo hạn mức tín dụng. Đó là việc các tổ chức tài chính cấp một khoản tiền vay với hạn mức không quá số dư nợ hoặc giá trị của các tài sản đảm bảo nếu đó là hình thức vay thế chấp.

Ví dụ, hạn mức cho vay của ngân hàng A là 120 triệu đồng một tháng. Sau một thời gian vay bạn trả nợ cho ngân hàng với số tiền là 70.000.000₫ nhưng lại có nhu cầu vay thêm. Khi này ngân hàng sẽ cho phép bạn vay Lần tiếp theo với số tiền là 50.000.000₫. Như vậy số tiền vay lần đầu và lần tiếp theo bằng với hạn mức cho vay mà ngân hàng đặt ra.

Cơ sở xác định hạn mức cho vay tối đa

Mỗi hình thức vay vốn khác nhau và môn địa chỉ vay vốn khác nhau lại có các hạn mức cho vay khác nhau. Số tiền đó có thể là rất nhỏ nhưng cũng có thể là rất lớn tùy theo điều kiện vay của khách hàng. Trong đó các tổ chức tài chính sẽ tính hạn mức cho vay tối thiểu và tối đa theo công thức sau:

Trong đó: Nhu cầu vốn lưu động = giá trị tài sản lưu động – nợ ngắn hạn phi ngân hàng – Nợ dài hạn có thể sử dụng

Công thức này có vẻ khó hiểu đối với những người không hoạt động trong lĩnh lực tài chính. Tuy nhiên, nếu muốn hiểu đơn giản hơn thì chúng ta có thể biết rằng hạn mức cho vay tối đa được ngân hàng đưa ra dựa theo khả năng tài chính của người vay và thời hạn của các hợp đồng vay.

Và thông thường, các hợp đồng vay có hạn mức đang được nhiều người lựa chọn bởi nó có thể giúp người có nhu cầu vay tiếp cận với nguồn vốn chính thống một cách dễ dàng hơn. Độ an toàn của các gói vay có hạn mức là khá cao cộng thêm và đó là số tiền vay khá linh động có thể là món vay nhỏ hoặc lớn tùy theo.

Ưu điểm khi vay tiền theo hạn mức

Theo các chuyên gia tài chính và những người đã từng tham gia các gói vay theo hạn mức thì việc vay tiền theo hạn mức tín dụng thường đem lại một số những lợi ích sau:

Lập hồ sơ một lần và và sử dụng trong nhiều lần vay

Các cá nhân và tổ chức có nhu cầu vay vốn chỉ cần nộp hồ sơ một lần sau đó các ngân hàng sẽ tiến hành xem xét và cấp hạn mức cho vay cụ thể trong khoảng một thời gian nhất định. Thông thường đó là khoảng 12 tháng. Trong thời gian này bạn có thể tiến hành vay vốn nhiều lần mà không cần phải lập hồ sơ mới.

Phương thức vay vốn theo hạn mức này được xem là phù hợp nhất đối với các doanh nghiệp, công ty có nhu cầu vay vốn thường xuyên và thường xuyên phải luân chuyển vốn. Khách hàng sẽ đồng thời thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tài chính mà không hề ảnh hưởng đến hợp đồng vay.

Phương thức vay vốn linh hoạt và đơn giản

Với việc xác định được chính xác hạn mức cho vay khách hàng vay vốn có thể đơn giản hóa các thủ tục đăng ký vay vốn tại các ngân hàng như vừa nêu ở trên. Ngân hàng có thể tham gia kiểm soát nguồn tiền cho vay nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích, không làm vào những việc sai trái pháp luật.

Khách hàng có thể sử dụng vốn với nhiều mục đích khác nhau nhưng sẽ phải gửi các loại giấy tờ chứng từ đến ngân hàng để đối chiếu với mục đích sử dụng vốn vay có ghi hợp đồng vay đã được ký kế trước đó. Nếu sử dụng sai mục đích ngân hàng có thể thu hồi nợ bất cứ lúc nào…

Hạn chế tối đa rủi ro

Với việc đưa ra hạn mức cho vay tối đa có nghĩa là các ngân hàng đã xem xét kỹ lưỡng khả năng trả nợ của khách hàng ở mức độ nào. Chính vì thế, khi vay vốn theo hạn mức tín dụng bạn sẽ tránh tối đa những rủi ro điển hình như tình trạng không trả nổi nợ khiến phải tịch biên tải sản hoặc lãi mẹ đè lãi con…

Tuy nhiên, khách hàng có nhu cầu vay theo hạn mức không nhất thiết phải vay đúng số tiền – hạn mức cho vay mà ngân hàng đưa ra. Số tiền vay có thể là nhỏ hơn hạn mức cho vay tối đa và dĩ nhiên không được quá hạn mức. Bạn có thể thực hiện việc trả nợ và bất cứ thời gian nào nếu có điều kiện.

Ngoài ra, nếu một người nào đó chấp nhận cho bạn vay những khoản tiền lớn mà không cần bất cứ loại giấy tờ nào, không có hợp đồng vay và số lãi lớn bạn cần cẩn thận bởi khi này nguy cơ rất cao là bạn đang sử dụng dịch vụ tín dụng đen. Thông tin chi tiết về hạn mức cho vay tối đa được xác định trên cơ sở nào và các công ty bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Thời Hạn Cho Vay Là Gì? Những Quy Định Về Thời Hạn Cho Vay

Cụm từ thời hạn cho vay được văn bản pháp luật định nghĩa rất rõ ràng. Cụ thể, khái niệm này được nêu rõ ràng tại Điều số 2 thuộc Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Với nội dung của thông tư quy định về các hoạt động cho vay được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng, các ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng của nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hàng, thời hạn cho vay được định nghĩa như sau:

Thời hạn cho vay là thuật ngữ chỉ khoảng thời gian tính từ ngày tiếp theo của ngày mà tổ chức tín dụng tiến hành việc giải ngân nguồn vốn vay dành cho khách hàng cho tới thời điểm người khách hàng vay vốn cần phải hoàn thành việc trả hết số nợ gốc ban đầu kèm theo số tiền lãi được tính toán theo những điều khoản thỏa thuận thống nhất từ trước giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

Dựa vào khái niệm này, nhiều người sẽ đặt ra thắc mắc về trường hợp nếu ngày cuối cùng trong thời hạn cho vay tín chấp đó rơi vào những dịp đặc biệt như ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn cho vay khi đó sẽ được tính như thế nào? Trong trường hợp này, thời hạn cho vay sẽ được chuyển sang ngày làm việc kế tiếp của những ngày đặc biệt đó. Trường hợp thời hạn cho vay không đủ một ngày, các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện tính thời hạn theo đúng quy định được đưa ra rõ ràng trong Bộ luật dân sự về nội dung Thời điểm bắt đầu thời hạn cho vay.

Như vậy với những thông tin trên, chúng ta có thể nắm bắt rõ hơn khái niệm thời hạn cho vay là gì? Để có thể đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thời hạn cho vay thì bạn đọc cần tham khảo nhiều hơn ở các thông tin phía bên dưới. Trước tiên, bạn cần biết cách tính toán chính xác thời hạn cho vay để đảm bảo thực hiện đúng quy định về mặt thời gian. Không chỉ có nhân viên ngân hàng, tổ chức tín dụng cần biết điều đó mà bản thân những người có nhu cầu vay vốn cùng phải nắm được mới có thể đảm bảo rằng bản thân không bị thực hiện sai luật.

2. Cách tính toán đối với thời hạn cho vay

2.1. Những căn cứ nào giúp bạn xác định chính xác thời hạn cho vay?

Dường như nếu hiểu bản chất của thời hạn cho vay đã được nêu từ trong khái niệm trên thì bạn sẽ nhận thấy rõ, thời hạn cho vay sẽ được tính toán dựa vào căn cứ là độ dài của thời gian trong chu kỳ hoạt động tín dụng của khách hàng. Nhưng, thời hạn cho vay cũng có thể ngắn hơn so với chu kỳ này với điều kiện người vay vốn có thể đảm bảo sự cân đối được về các nguồn trả nợ.

Một căn cứ thứ hai để các ngân hàng xác định thời hạn cho vay đó chính là dựa vào thời gian hoàn vốn của các dự án đầu tư và các phương án kinh doanh – sản xuất. Thời gian hoàn vốn được quy định, tính toán như thế nào? Đúng như cách câu từ thể hiện, hoàn vốn là hoàn trả lại số vốn gốc ban đầu khách hàng đã vay tại các tổ chức tín dụng. Dựa vào đây, phía ngân hàng hay tổ chức tín dụng cho vay có thể dễ dàng nhận diện được khả năng tạo ra lãi suất, lợi nhuận từ các dự án đầu tư, các phương thức kinh doanh – sản xuất để có thể xác định chính xác thời hạn cho vay cụ thể, đảm bảo có thể thu hồi lại nguồn vốn cho vay.

Ngoài ra, tổ chức tín dụng hay ngân hàng còn dựa vào một số căn cứ khác để có thể xác định thời hạn cho vay dễ dàng hơn, đó là: khả năng có thể trả nợ của khách hàng, thời gian hoạt động còn lại (đối với doanh nghiệp), các tác động từ nhiều nhân tố khác gồm đạo dức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng, công tác quản trị ngân hàng,…

2.2. Cách tính toán đối với thời hạn cho vay

Theo sự phổ biến đã và đang được triển khai, hầu hết các ngân hàng đều chia thời hạn cho vay của mình làm thành 2 loại rất rõ ràng. Nếu là người đi vay vốn thì cần phải nắm bắt được yếu tố này để thuận tiện trong quá trình lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu vay vốn của mình.

Thứ nhất, đối với các khoản vay ngắn hạn, lúc này ngân hàng sẽ áp dụng hình thức thời hạn ngắn hạn. Thời gian áp dụng không quá 12 tháng. Các yếu tố được đưa vào tính toán sẽ gồm có chu kỳ kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn vốn của người vay, khả năng trả nợ của người vay. Khi xác định rõ ba yếu tố này thì ngân hàng mới làm giấy tờ thỏa thuận cho vay vốn trong thời hạn ngắn hạn với khách hàng có nhu cầu vay vốn.

Trường hợp thứ hai được nêu rõ ràng tại quy định 1627 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về Tổ chức tín dụng thì trung hạn lớn hơn 12 tháng và thấp hơn hoặc bằng 60 tháng ; đối với mức cho vay dài hạn là lớn hơn 60 tháng chính là quỹ thời gian cần để tiến hành thu hồi vốn.

3. Quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước về thời hạn cho vay

Khi khách hàng bị rơi vào hoàn cảnh nợ quá thời hạn cho vay đã được ngân hàng xác định thì cần phải biết cách đưa ra những phương án giải quyết phù hợp, tránh gây ra những hậu quả nặng nề. Có thể bạn gặp phải khó khăn khi hoàn trả cả vốn và lãi hoặc một trong hai yếu tố đó, đừng hoang mang và khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bằng cách làm cho thời gian quá hạn bị kéo dài. Hãy thực hiện ngay những điều cần làm bên dưới để giảm thiểu rủi ro và khắc phục vấn đề:

Hãy chủ động liên lạc với ngân hàng để trao đổi với họ về lý do thời hạn trả nợ của bạn bị quá hạn. Bạn có thể đưa ra một đề xuất giải quyết để tranh thủ được cả ý kiến từ chính bên cho vay. Họ sẽ đưa ra cho bạn phương án tốt nhất khi đã hiểu được những vấn đề bạn đang gặp phải. Có vẻ như tinh thần chủ động lúc nào cũng có thể ” cứu thoát ” chúng ta ra khỏi những khó khăn đúng không nào?

Nếu vì lý do bạn bị mất việc và không có nguồn thu để trả nợ theo đúng thời hạn đã thỏa thuận, sự thành thật vẫn có thể cứu rỗi bạn trong trường hợp này. Tất cả việc bạn cần phải làm đó chính là ” tâm sự “, trình bày rõ cho phía ngân hàng hiểu được thực trạng nghề nghiệp của bạn ở thời điểm hiện tại không có khả năng tạo thu nhập để trả nợ, các nhân viên tín dụng có thể sẽ đưa cho bạn một vài gợi ý hữu ích để bạn có tự tạo thu nhập cho mình một cách hiệu quả.

4. Phân biệt thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ

Trước tiên cần điểm lại nội dung của hai khái niệm này để phân tích các điểm giống và khác nhau giữa thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ:

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian có điểm bắt đầu là khi khách hàng vay nhận tiền từ tổ chức tín dụng cho đến khi có thể trả hết số tiền vay đó theo đúng thời gian thỏa thuận. Kỳ hạn trả nợ được tính là khoảng thời gian thuộc thời hạn cho vay mà tại mỗi khoảng đó, người vay tiền sẽ phải trả cho tổ chức tín dụng một phần tiền vay hoặc trả tất cả số tiền đã vay.

Như vậy, qua các lý giải rõ ràng này, có thể nhận thấy rằng thời hạn cho vay hay kỳ hạn trả nợ đều là căn cứ giúp xác định chính xác thời điểm người khách hàng vay vốn tiến hành nghĩa vụ trả nợ cho bên tổ chức tín dụng. Nhưng hai khái niệm này không phải là một, không thể đánh đồng chúng lại với nhau.

Thời hạn cho vay được xác định rõ là một thời gian liên tục, còn kỳ hạn trả nợ lại là những khoảng thời gian thuộc thời hạn cho vay. Tính đến thời điểm cuối của thời hạn cho vay thì phía khách hàng vay tiền sẽ phải hoàn thành việc trả hết gốc lẫn lãi thì tới điểm cuối của một kỳ hạn trả nợ, khách hàng chỉ cần chi trả một phần hoặc trả toàn bộ số tiền gốc, tiền lãi tùy ý miễn sao đảm bảo cho đến cuối thời hạn cho vay phải hoàn thành trả tất cả gốc và lãi là được.

Đôi khi hai khái niệm này được chủ ý đánh đồng làm một nếu như giữa bên cho vay và bên vay không đưa ra bất kỳ thỏa thuận nào có ý phân định rõ thời hạn và kỳ hạn. Còn khi có các thỏa thuận cụ thể, rõ ràng về kỳ hạn và thời hạn trong hợp đồng vay vốn, chắc chắn bạn cần phải nắm rõ sự khác biệt của hai khái niệm này.

Như vậy thông qua bài viết này, chúng tôi không chỉ giúp bạn hiểu được thời hạn cho vay là gì mà còn cung cấp các thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề vay vốn. Nó sẽ trở thành tư liệu quan trọng giúp cho quá trình vay vốn của bạn diễn ra suôn sẻ, không bi phạm vào những quy định mà pháp luật đã đưa ra trong Luật Ngân hàng Nhà nước.