Top 4 # Xem Nhiều Nhất Xuân Dược Là Gì Wikipedia Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Lá Thường Xuân – Dược Liệu Quý Trị Ho

Mọi người đã từng nghe, từng xem trên ti vi, báo đài các sản phẩm có thành phần cao lá Thường xuân. Cây thuốc nghe lạ lạ nhưng chúng ta vẫn chưa biết chúng như thế nào, có tác dụng thần kỳ ra sao? Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cây thuốc quý này.

Cao lá Thường xuân là gì?

Cây Thường xuân có tên khoa học là Hedera helix thuộc họ Araliaceae. Ngoài ra, cây này còn có một số tên gọi khác như: cây Vạn niên, Dây Nguyệt Quế, Dây lá Nho, Dây lvy, cây Trường Xuân. Đây là một loại cây vừa có thể làm cây cảnh trồng chậu rất lý tưởng, vừa là một loại thảo dược trị ho cho trẻ em rất tốt. Cao lá Thường xuân là dịch chiết từ lá cây Thường xuân.

Cây Thường xuân – Dược liệu quý trị ho

Những tác dụng chính của cao Lá Thường xuân

Đặc biệt trị các bệnh về đường hô hấp

Từ thời cổ xưa, Hippocrate – “Cha đẻ của Y học” (năm 460 đến 375 trước CN) đã sử dụng hầu hết các bộ phận (rễ, lá, quả, hoa,…) của cây Vạn niên để chữa nhiều loại bệnh như: bệnh lỵ, bệnh gút, ho, khó thở…

Từ năm 1949 đến nay hơn 20 nghiên cứu khoa học trên quy mô lớn, được kiểm soát chặt chẽ để đánh giá hiệu quả điều trị của dịch chiết lá Thường Xuân.

Tác dụng dược học của cao lá Thường xuân

Cao lá Thường xuân có khả năng điều trị viêm đường hô hấp cấp tính và mạn tính có kèm triệu chứng ho. Trong lá Thường Xuân cũng có chứa glycoside, một hoạt chất giúp làm giãn cơ trơn phế quản, mát niêm mạc họng, giảm đau, long đờm, thông mũi và làm dịu cơn ho nhanh chóng.

Lá Thường xuân giúp long đờm, giảm ho

OPC thấu hiểu cảm giác khó chịu khi ho và nhầm tiếp tục phát huy hiệu quả các thế hệ sản phẩm quen thuộc với người Việt Nam như HoAstex, Thuốc ho trẻ em OPC, Thuốc ho người lớn OPC… đang góp phần điều trị các bệnh ho, hen ở trẻ em và người lớn rất hiệu quả và an toàn. Công ty Cổ Phần Dược Phẩm OPC đã tung ra thị trường thuốc OP.COPAN với thành phần chính là cao lá Thường xuân. OP.COPAN có tác dụng long đờm, chống co thắt, giảm ho. Được sử dụng trong điều trị triệu chứng ho khan, ho có đờm trong bệnh lý viêm đường hô hấp cấp và viêm phế quản mạn tính.

Thành phần chính: Cao khô lá Thường xuân …….0,63 g (Extractum Folium Hederae helicis siccus) (tương đương với 4,10 g lá Thường xuân)

Mọi người sẽ tự hỏi tại sao tôi phải mua sản phẩm OP.COPAN của OPC để trị bệnh cho trẻ trong khi thị trường có rất nhiều sản phẩm thay thế.

Có 7 lý do để mọi người ưu tiên chọn và tin tưởng sử dụng OP.COPAN

҉   Cao lá Thường xuân dược liệu quý trị ho ҉   Bên cạnh giảm ho còn có tác dụng long đờm, chống co thắt ҉   Trị bệnh viêm hô hấp và giúp trẻ thở dễ dàng hơn ҉   Vị thảo dược, dễ uống, hấp dẫn trẻ ҉   Nguồn nguyên liệu đạt chuẩn và được sản xuất tại Nhà máy dược phẩm OPC đạt GMP-WHO ҉   OP.COPAN là thuốc đã được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y Tế ҉   Giá cả hợp lý cho người tiêu dùng Việt

Shophouse Là Gì? Đặc Điểm Shop House Wikipedia

SHOPHOUSE LÀ GÌ? SHOP-HOUSE hay SHOP HOUSE

Shop House là khái niệm một loại hình bất động sản thương mại, là một thuật ngữ tiếng anh trong lĩnh vực nhà đất, hay thường gặp ở các khu đô thị, thành phố lớn. Shophouse hay Shop House có nghĩa được cộng gộp bởi 2 danh từ đơn là “shop” và “house”, theo nghĩa tiếng anh:

SHOP: là danh từ để chỉ cửa hàng, có chức năng như 1 mặt bằng kinh doanh

HOUSE: là danh từ để chỉ nhà ở, có chức năng để ở

Như vậy SHOPHOUSE hay SHOP HOUSE hay SHOP-HOUSE đề là để chỉ nơi vừa có chức năng ở, vừa có chức năng kinh doanh được (Nhà ở có chức năng kinh doanh).

Một số định nghĩa tại wikipedia về shophouse còn gọi đây là hộ kinh doanh (vừa là hộ gia đình, vừa kinh doanh thương mại.

2 LOẠI HÌNH SHOPHOUSE PHỔ BIẾN

Ở Việt Nam, Shophouse thường có 2 dạng chính: Căn hộ Shophouse và Nhà phố thương mại

CĂN HỘ SHOPHOUSE LÀ GÌ?

Căn hộ Shophouse là gì? Là căn hộ bố trí tại các tầng dưới mặt đất, tầng lửng, hoặc kề tầng lửng,… của các tòa căn hộ – chung cư cao tầng. Và các căn hộ này có chức năng ở và kinh doanh phục vụ nhu cầu của người dân sống tại khu dân cư.

Ví dụ: căn hộ shophouse Tecco Town, căn hộ shophouse Moonlight Park View, căn hộ Shophouse Tecco Green Nest quận 12, căn hộ shophouse Stown Thủ Đức, Căn hộ Shophouse Tecco Central Home Bình Thạnh…

NHÀ PHỐ THƯƠNG MẠI – SHOPHOUSE LÀ GÌ?

Nhà phố thương mại là gì? Là các nhà phố có được chức năng kinh doanh. Thường là những nhà phố nhiều tầng đặt ở các vị trí nhiều người qua lại, khu dân cư, mặt tiền đường,..

CÓ NÊN ĐẦU TƯ SHOPHOUSE HAY KHÔNG?

ĐẶC ĐIỂM CỦA SHOPHOUSE LÀ GÌ?

VỊ TRÍ CỦA SHOPHOUSE

Giá trị của Shophouse phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố quan trọng: vị trí của bất động sản này. Vị trí của Shophouse có khả năng giúp Shophouse trở thành “con gà đẻ trứng vàng”

Thông thường, nếu chọn mua shophouse, nhà đầu tư sẽ chọn những vị trí trung tâm khu dân cư sầm uất, mặt tiền đường đông người qua lại, gần những tụ điểm trung tâm đông người (ví dụ: rạp phim, khu thể thao, chợ, trường học,..)

ƯU ĐIỂM CỦA SHOPHOUSE

Shophouse là một trong những loại hình bất động sản thương mại rất có giá trị ở các khu đô thị lớn, có tinh thanh khoản cao: DỄ SỬ DỤNG – DỄ CHO THUÊ – DỄ MUA BÁN!

NHƯỢC ĐIỂM CỦA SHOPHOUSE

Khó mua chính là nhược điểm của SHOPHOUSE. Hầu hết, số lượng Shophouse tại các dự án bất động sản chỉ chiếm tỷ lệ dưới 5% tổng số sản phẩm nhà ở. Do đó, nếu không nhanh tay hoặc không may mắn, khách hàng rất khó có thể đăng ký đặt mua được Shophouse.

Giá trị Shophouse thường rất cao, thông thường sẽ gấp 1.5 đến 2 lần so với nhà ở thông thường. Cùng vị trí và diện tích

Pháp lý, thời gian sở hữu ngắn

Nhà phố thương mại sẽ có thời gian sở hữu lâu dài ổn định. Tuy nhiên, các căn hộ Shophouse thông thường chỉ được sở hữu 50 năm, và có thể chỉ được xin gia hạn sử dụng khi hết thời gian.

Chính vì những đặc điểm trên, Đầu tư Shophouse là kênh đầu tư bất động sản mà các nhà đầu tư “có tiền” lựa chọn. Shophouse sẽ mang lại giá trị ngay lập tức cho nhà đầu tư và giá trị của shophouse cũng tăng nhanh theo thời gian

“Thanh Xuân Là Gì Hả Bố?”

“Thanh xuân là gì hả bố?”

Câu hỏi ngô nghê của cậu con trai làm tôi có chút giật mình xao xuyến. Ừ, thanh xuân trong tôi là gì nhỉ? Chẳng phải là những mối tình yêu đến cuồng si của một thằng sinh viên nghèo mang quần thủng đít, cũng không thể là những lần lỡ chơi “khô máu” rồi ngày sau ôm chai rượu cúng 5 bạc lẻ ngồi khóc tu tu giữa ngã ba đường và càng không phải là “cơn mưa rào” như thơ văn vẫn ví, bởi Sài Gòn mùa nào chẳng có mưa!

Tôi bắt đầu cảm thấy băn khoăn về câu hỏi tưởng chừng như giản đơn đó của cậu con trai. Thắp ánh đèn điện lên, trước mặt là ngổn ngang mớ tài liệu, deadline khách hàng dí như ma rượt; tôi gục lên bàn và chìm vào giấc ngủ hồi nào không hay. Trong cơn mơ, tôi thấy mình trở về tuổi còn son – cái thời trai chưa vợ và gái còn thòm thèm, cái thời huy hoàng được đi nước ngoài như đi chợ.

Năm ấy tôi có dịp sang Tiệp Khắc công tác, ký kết dự án lớn hàng triệu đô. Đối tác bật ra một câu quen thuộc khiến tôi giật bắn người: “Ê, đi nhậu không?”. Tôi cứ nghĩ chỉ ở Việt Nam người ta mới có thói quen này chứ. Thấy ngờ ngợ, tôi cũng gật đầu đồng ý xem cuộc nhậu ở nước ngoài có vui hơn nước mình không.

Bước vào quầy bar nhỏ bên ngã tư đường, giữa không gian tràn ngập những sắc đèn xanh đỏ, tiếng nhạc xập xình khiến lòng tôi nôn nao hẳn ra. Cô gái mang vẻ đẹp rất Tiệp với đường cong hút hồn bê ra bàn chúng tôi 5 chai bia lạ hoắc. Ám ảnh về mùi nhậu lề đường của thằng bạn, tôi rùng mình hỏi đối tác: “Uống vào có chết không đấy bro?”. Cả bàn cười ầm lên, trêu tôi quê mùa. Rồi họ dẫn tôi vào cái hầm thơm phức mùi lúa mạch, lâu lâu thoang thoảng hương hoa bia. Hấp dẫn đến lạ kỳ!

Đó là lần đầu tiên trong đời tôi được tận mắt chứng kiến quy trình nấu bia Tiệp. Từng hạt lúa mạch được chọn lọc kỹ càng, đến khâu đãi hoa bia và chọn thời gian tỉ mẫn khi nấu. Bước xuống cầu thang gỗ, khung cảnh hiện lên như một nhà máy sản xuất bia thu nhỏ. Bia sau khi nấu xong được đóng chai cẩn thận và cho lên kệ.

Cô gái Tiệp đến gần, nở nụ cười thiên thần hỏi tôi: “Anh có yêu Tiệp Khắc không?”. Theo quán tính khi thấy gái xinh, tôi gật đầu lia lịa. Cô ta liền đưa cho tôi chai bia có đề chữ Classic Dark và bảo hãy uống nó. Bật nắp, rót bia vào cốc, cái màu đen ánh đỏ hết sức quyến rũ phả ra hương thơm thoang thoảng khó cưỡng lại được. Tôi nhấp môi rồi uống ừng ực, cứ thế cho đến khi cạn cốc bia. Vị ngọt hấp dẫn của men bia, mạch đen và mạch vàng hoà cùng hương hoa bia, lúa mạch xứ Tiệp khiến tôi sướng tê cả người.

Cô gái nhìn tôi cười ha hả. Tôi ái ngại hỏi lại: “Vậy nếu anh không yêu Tiệp Khắc thì sao?”. Cô gái chau mày nhìn tôi một hồi rồi đưa cho tôi chai bia khác, lần này lại đề chữ Classic Gold. Vẫn như thói quen, tôi rót bia ra cốc và bắt đầu nhâm nhi. Lạ ở chỗ, nếu như Classic Dark ban nãy sở hữu màu đen bí ẩn, thì Classic Gold lần này lại nổi bật với màu vàng hổ phách thuần khiết. Bia có vị ngọt độc đáo từ mạch nha, được kết hợp đúng chuẩn với hoa bia, mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho người thưởng thức.

Tôi bắt đầu cảm thấy ấn tượng và có chút khoan khoái trong lòng. Cô gái nheo mắt đáp lời: “Nếu anh chưa yêu Tiệp Khắc thì đến một ngày nào đó anh sẽ yêu. Khi anh quay trở về Việt Nam, anh sẽ mang theo hương thơm bia Tiệp cùng nỗi nhớ không – thể – nào – quên…”

Và đúng thật, 2 tháng sau khi trở về nước tôi vẫn không thể nào quên được hương vị bia Tiệp mà tối hôm đó đã uống. Không chỉ bởi say ánh mắt cô gái mà còn mê bởi men bia ngào ngạt hương đó.

Tỉnh giấc, tôi lò mò lên Google search địa chỉ bán bia Tiệp để mong nắm níu chút gì đó của tuổi trẻ, thế mà ăn may tìm ra được Gammer, nhấc máy gọi đặt thử thùng bia 6 chai uống xem sao.

Nhìn vỏ chai giống y hệt tôi càng thêm hy vọng, vội rót bia ra cốc và uống, cảm giác sướng run người, hương bia len lỏi qua từng tế bào vị giác làm khắp người như có luồng điện bao quanh. Cả Tiệp Khắc như vỡ oà trong tôi. Hí hoáy lấy điện thoại gọi đặt bàn mai khao đám bạn để khoe loại bia Tiệp tôi vẫn hay kể. Sau đó tôi và vợ soạn ngay bàn nhậu để cùng thưởng bia dưới trăng; giữa đêm gió mát mùa hè Sài Gòn, đôi vợ chồng trẻ cùng nhau ru lại thời thanh xuân đã qua.

Ai đó đã từng nói thanh xuân là những gì nồng nhiệt nhất của tuổi trẻ nhưng cũng là vết phai của thời gian còn vương vương trên mái tóc. Còn với tôi, cái nồng nhiệt ấy chưa bao giờ cạn, thời gian rồi sẽ trôi đến vô cực và kỷ niệm sẽ là mái nhà yên ấm của thời gian. Cũng giống như loại bia Tiệp năm ấy tôi đã thưởng thức. Hương thơm nồng nàn của lúa mạch phả vào cái vàng sóng sánh tan chậm của lớp bọt trắng mịn; men say 7 độ đủ làm hồn người chếnh choáng, mơ màng đến tận hôm sau mà vẫn không phải đối mặt với cơn đau đầu. Chỉ nhiêu đó thôi cũng khiến tôi thao thức suốt tháng rộng năm dài…

P/s: Lần đầu đóng vai người đờn ông U50 kể về thanh xuân của mình!

Wikipedia:xin Cấp Phép Bản Quyền

Trang này là một hướng dẫn về cách làm, nó ghi lại những quy trình hoặc những kinh nghiệm thông thường trên Wikipedia tiếng Việt.

Trang này dành cho những thành viên muốn có được sự cho phép để sử dụng tác phẩm của người khác trên Wikipedia. Để biết thông tin về cách sử dụng nội dung Wikipedia trong tác phẩm của bạn, xin mời xem Sử dụng lại nội dung Wikipedia.

Để sử dụng tài liệu đã giữ bản quyền trên Wikipedia, sẽ là không đủ nếu chúng ta chỉ có quyền sử dụng nó chỉ trên Wikipedia. Đó là bởi vì bản thân Wikipedia nói rằng tất cả các tài liệu đều có thể dùng được bởi bất cứ ai, với bất cứ mục đích gì. Do đó chúng ta phải chắc chắn rằng tất cả các tài liệu trên thực tế đều phải được cấp phép vì mục đích đó, dù là người nào cung cấp.

Để làm được điều này, chúng ta thường phải gửi thư điện tử hoặc liên lạc với người giữ bản quyền và yêu cầu cho phép chúng ta sử dụng nó theo GFDL hoặc một giấy phép tương thích với GFDL, mà nó sẽ tương thích với cách chúng ta muốn sử dụng nó. Mời xem Wikipedia:Quyền tác giả để biết thêm thông tin.

Ý pháp lý chính mà việc giải thích cho những người có thể đóng góp nội dung cho Wikipedia được là: họ phải đồng ý rằng hình ảnh (hoặc nội dung) của họ có thể được Wikipedia VÀ những thành viên của nó sử dụng tự do, và việc sử dụng như vậy có thể gồm cả sử dụng cho thương mại, cùng với nó là người đóng góp sẽ không yêu cầu tiền bản quyền hoặc đền bù. Wikimedia bản thân nó là một tổ chức phi lợi nhuận, và tiền bạc quyên góp từ việc sử dụng lại nội dung Wikimedia sẽ được dùng cho việc mua sắm các máy chủ mới để giữ cho trang web hoạt động hiệu quả, tạo ra các bản in, in Wikipedia trên CD/DVD cho trường học và các nước đang phát triển. Tuy nhiên, không phải tất cả những người tái sử dụng nội dung của chúng tôi đều có lòng tốt như vậy.

Điều đó có nghĩa là một tác phẩm của người đóng góp có thể xuất hiện trong bản in hoặc bản điện tử của bách khoa toàn thư này và nó được đem bán ngoài tiệm. Nó có thể xuất hiện trong WikiReader, hoặc những thành phần con chuyên biệt của các gói lý lịch giáo viên, các tờ rơi quảng cáo, hoặc những cách sử dụng mà chúng tôi chưa từng nghĩ đến. Nó sẽ chắc chắn được dùng trên những trang web khác mà được sao chép nội dung của chúng tôi một cách hợp pháp.

Khoảng một nửa số người mà chúng hỏi đã trả lời đồng ý, đặc biệt nếu họ được giải thích rằng các điều khoản giấy phép có nghĩa là nó sẽ được cảm kích nhiều hơn và rằng chúng tôi không muốn sử dụng tất cả tài liệu của họ, mà chỉ một hình hoặc một đoạn mà thôi. Xem Wikipedia:Ví dụ về xin cấp phép để biết thêm chi tiết.

Trang này giải thích những gì phải làm nếu bạn muốn sử dụng nội dung có bản quyền, bất kể bạn biết hoặc không biết người tạo ra nó là ai.

Thông tin thêm

Đôi khi cũng có trường hợp người dùng tải lên những đoạn văn bản từ những trang web khác mà trên đó có ghi họ có quyền làm việc đó. Khi khác, hình ảnh từ những trang web khác được tải lên và cho rằng nó thuộc về giấy phép tự do ( GFDL, phạm vi công cộng,v.v.). Nếu trang web bên ngoài không có chỗ nào ghi những lời tuyên bố như vậy một cách vững chắc, sẽ là một ý tốt nếu thử xác nhận lời tuyên bố như vậy bằng cách liên lạc trực tiếp với đại diện trang web. Tuy nhiên, bạn nên giữ thiện ý và tự mình quyết định xem lời tuyên bố đó có đáng tin cậy hay không hay phải cần xác nhận lại.

Nếu người đăng hoặc tải ảnh tuyên bố rằng mình là người giữ bản quyền và chính là chủ của trang web đó, hãy để lại một lời nhắn trên Wiki yêu cầu họ ghi một đoạn trên trang web của họ nói rằng văn bản hoặc hình ảnh đang được xem xét thực sự được phát hành theo giấy phép đã tuyên bố. Đó là cách dễ nhất để xác nhận lời tuyên bố như vậy. Nếu họ không làm điều đó, hoặc tuyên bố rằng được cấp phép từ bên thứ ba (thường là tác giả gốc hoặc người chụp), hãy liên lạc với họ hoặc bên thứ ba thông qua thư điện tử.

Nếu bạn tìm ra một hình ảnh và muốn liên hệ với người chụp hình hoặc người giữ bản quyền hiện tại để bảo đảm rằng họ cho phép trước khi tải ảnh, bạn nên làm theo những hướng dẫn này.

Làm thế nào để xin cấp phép bản quyền

Tìm một trang web bên ngoài và cố tìm ra địa chỉ liên lạc. Đa số các trang web đều cung cấp địa chỉ thư điện tử của chủ trang web; nếu tác giả của đoạn văn hoặc người chụp bức ảnh đã được biết đến, hãy cố gắng liên lạc trực tiếp với tác giả hoặc người chụp. Nói chung, đừng gửi một yêu cầu đến địa chỉ thư điện tử bạn tìm thấy nó đăng trên Wikipedia: nếu bạn có lý do để nghi vấn về một tuyên bố bản quyền trên Wikipedia, bạn cũng có lý do để nghi ngờ thông tin liên lạc cung cấp trên Wikipedia là đúng hay không. Hãy cố gắng tìm một địa chỉ liên lạc từ một nguồn khác bên ngoài Wiki. Gửi cho họ một email giải thích tình hình và xin họ cấp phép bản quyền. Nếu quyền tác giả còn chưa rõ ràng, hãy yêu cầu họ xác nhận rằng đoạn văn hoặc hình ảnh thực sự là của họ.

Đối với văn bản

Văn bản trong bài viết Wikipedia phải được cấp phép theo Giấy phép Tài liệu Tự do GNU. Khi hỏi xin cấp phép, bạn nên giải thích rằng điều này có nghĩa là

Văn bản hoặc hình ảnh có thể được phân phối lại và sử dụng một cách tự do.

Nó có thể được thay đổi một cách tự do, và các bản đã được thay đổi cũng có thể lại được phân phối lại và sử dụng một cách tự do.

Bất kỳ sự phân phối lại nào phải ghi kèm theo Nguyên văn tài liệu GFDL.

Trong tất cả các trường hợp, GFDL yêu cầu phải ghi công tác giả một cách thích đáng.

GFDL cho phép việc sử dụng lại cho mục đích thương mại miễn là việc sử dụng lại đó cũng thuộc về giấy phép GFDL.

Bạn cũng có thể chọn cách giải thích rằng tác giả sẽ không từ bỏ bất kỳ quyền lợi nào của người đó khi sử dụng văn bản: ông hoặc bà ta vẫn được tự do phát hành văn bản đó ở nơi khác hoặc cung cấp giấy phép cho cùng đoạn văn bản đó cho một nơi khác theo một giấy phép khác. Bạn cũng có thể muốn đề cập rằng yêu cầu ghi nguyên văn của giấy phép GFDL kèm theo các bản phân phối lại sẽ khiến cho việc tái sử dụng đoạn văn bản riêng lẻ cho mục đích thương mại không thể trở thành hiện thực.

Đối với hình ảnh

Đối với hình ảnh, bạn không giới hạn chỉ là GFDL: bất kỳ giấy phép tự do nào cũng được. Nếu danh tính của người chụp hình còn chưa rõ ràng (ví dụ, nếu một hình được tải lên chỉ ra tên người chụp và tuyên bố một giấy phép tự do, nhưng hình không tìm thấy trên trang web), hãy yêu cầu họ xác nhận rằng hình đó là của họ. Trong bất kỳ trường hợp nào, hãy hỏi họ xác nhận lại giấy phép đã tuyên bố. Đối với GFDL, chỉ ra những điểm được đề cập như ở trên. Bất kỳ giấy phép tự do nào cũng phải cho phép tất cả những điều sau đây, kể cả hình ảnh đó cũng như bất kỳ phiên bản chỉnh sửa nào khác dựa trên nó:

Chỉnh sửa

Tái phân phối

Dùng với bất kỳ mục đích nào, kể cả mục đích lợi nhuận.

Hạn chế duy nhất cho phép đó là phải ghi công thích đáng người tạo ra nó và yêu cầu rằng các tác phẩm dẫn xuất phải được phát hành dưới cùng giấy phép.

Lời tuyên bố đồng ý cho lời yêu cầu

Do số lượng lớn các câu trả lời nhập nhằng cho những lời yêu cầu liên quan tới việc cho phép sử dụng lại bức ảnh, văn bản hoặc những thứ tương tự (dạng như “Tôi cho phép Wikipedia dùng lại hình của tôi”) chúng tôi khuyến cáo bạn đính kèm theo bức thư xin phép một lời tuyên bố đồng ý tiêu chuẩn (và nhắc đến nó trong thư), để rồi nó có thể được gửi tác giả/người nắm bản quyền gửi trả lại trong thư trả lời. Những tiền lệ dưới đây nên được cải thiện, nếu cần thiết, với những thông tin bổ sung sau:

Tôi xin khẳng định rằng tôi là người sáng tạo ra và/hoặc là người chủ sở hữu duy nhất bản quyền của TÁC PHẨM [ liên kết chèn vào].

Tôi đồng ý phát hành tác phẩm đó theo giấy phép tự do GIẤY PHÉP [ chọn ít nhất một từ http://commons.wikimedia.org/wiki/Commons:Copyright_tags ].

Tôi công nhận rằng tôi cho mọi người quyền được sử dụng tác phẩm trong một sản phẩm thương mại và điều chỉnh nó tùy theo yêu cầu họ, miễn là họ tuân theo các điều khoản của giấy phép.

Tôi ý thức được rằng tôi luôn là người giữ bản quyền của tác phẩm của tôi, và giữ quyền được ghi công theo cách mà giấy phép đã chọn. Những sự điều chỉnh mà những người khác thực hiện đối với tác phẩm của tôi sẽ không được ghi công cho tôi.

Tôi công nhận rằng tôi không thể rút lại thỏa thuận này, và rằng hình ảnh có hoặc không có thể được giữ vĩnh viễn tại một dự án Wikimedia.

NGÀY, TÊN CỦA NGƯỜI GIỮ BẢN QUYỀN

TÁC PHẨM, GIẤY PHÉP và NGÀY, TÊN CỦA NGƯỜI GIỮ BẢN QUYỀN cần phải được điền vào thì mới có thể sử dụng được. Cái này cũng giúp người sở hữu hiểu rõ hơn họ đang đồng ý cái gì.

Khi nào giấy phép được xác nhận

Một khi bạn đã nhận được lời xác nhận viết tay/thư điện tử rằng giấy phép đã được cung cấp, bạn nên:

Tải các hình ảnh, bản ghi âm hoặc video tương ứng lên Commons. Nếu bạn cho rằng mình chưa có tài khoản tại Commons, mời xem Commons:Hướng dẫn bước đầu để được trợ giúp.

Gửi bức email cho phép đến “permissions-commonswikimedia.org“ hoặc “permissions-viwikimedia.org“ (cả hai đều là các địa chỉ WP:OTRS). Cần đảm bảo ghi kèm trong thư địa chỉ URL của các trang tương ứng, và nội dung thư sẽ được lưu trữ một cách an toàn. Trong thư này cần có:

Lời yêu cầu và câu trả lời xác nhận nguyên bản gốc

Địa chỉ URL của nguồn cùng liên kết đến hình ảnh hoặc bài viết trên Wikipedia vì nó sẽ giúp nhóm thông tin Wikimedia dễ kiểm chứng nội dung.

Thêm {{Chờ OTRS}} vào trang mô tả hình hoặc trang thảo luận bài viết (tùy vào trường hợp). Nó sẽ giúp cho một thành viên nào đó có khả năng truy cập OTRS ghi thẻ cho bài viết hoặc hình ảnh đó bằng {{OTRS chứng|thẻ=http://lienketdenthe.org }} dễ cung cấp bằng chứng về email đã nhận và xóa bỏ sự nghi ngờ của trang đó. Cung cấp liên kết đến số thẻ OTRS là rất cần thiết để dễ dàng kiểm chứng.

Xem thêm: Wikipedia:Quyền tác giả, Wikipedia:Có khả năng vi phạm bản quyền

Thư yêu cầu xác nhận mẫu

Xin chào [TÊN],

Tôi viết thư này để xác nhận về giấy phép được cung cấp để dùng *[một trang/nội dung] từ trang web của bạn theo những điều khoản của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (GFDL) ( http://vi.wikipedia.org/wiki/GFDL). Một thành viên với *[IP xxx/ tên thành viên xxx] đã dán một đoạn văn bản từ trang web [ĐỊA CHỈ TRANG WEB] của bạn vào Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt. Nội dung đó có liên quan đến [CHỦ ĐỀ HOẶC TRANG] và bản gốc có thể được xem tại [địa chỉ trước khi gắn bản Vi phạm bản quyền].

Thành viên này tuyên bố trên trang thảo luận [ĐỊA CHỈ TRANG THẢO LUẬN] rằng *[họ được phép phát hành tài liệu này theo GFDL/ họ là tác giả gốc của tài liệu], nhưng để trang này tồn tại trên trang web của chúng tôi, chúng tôi cần thêm bằng chứng rằng đây là sự thật. Xin hãy tin tưởng rằng nếu bạn không cho phép, nội dung của bạn sẽ không được dùng trên Wikipedia; chúng tôi có quy định nghiêm khắc để chống lại vi phạm bản quyền.

Bạn có thể đọc nguyên văn Giấy phép Tài liệu Tự do GNU tại http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Nguyên_văn_Giấy_phép_Tài_liệu_Tự_do_GNU (tiếng Anh). (Để giữ cho việc này đơn giản, chúng tôi không sử dụng Phần biến đổi, văn bản bìa trước, hoặc bìa sau). Giấy phép quy định rằng bất kỳ bản sao chép nào của tài liệu, thậm chí nếu có điều chỉnh, đều phải kèm theo cùng giấy phép này. Điều này có nghĩa là bất cứ ai cũng được cấp phép để phân phối tài liệu, có thể có một mức phí (còn chúng tôi sẽ phân phối tác phẩm của bạn miễn phí). Theo giấy phép này, không có nhà phân phối nào (thương mại hoặc không) có thể hạn chế sự phân phối khác trong tương lai, do đó tác phẩm của bạn sẽ không bao giờ trở thành sở hữu của người khác. Thêm vào đó, giấy phép không cho phép quyền bao hàm sự xác nhận của bạn về một phiên bản đã chỉnh sửa.

Xin hãy chú ý rằng các đóng góp của bạn có thể sẽ không được giữ nguyên không bị đụng chạm đến như khi nó được đăng; giấy phép này và bản chất hợp tác của dự án của chúng tôi cho phép mọi người được sửa đổi, thay đổi, và cập nhật nội dung theo ý thích, có nghĩa là, để theo kịp thông tin mới, hoặc phù hợp đoạn văn bản với một mục đích khác. Có nhiều thông tin hơn về bản quyền tại quy định về bản quyền của chúng tôi: http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Quyền_tác_giả.

Bài viết sẽ bị xóa trong vòng bảy ngày nếu giấy phép không được chứng thực, tuy nhiên nó có thể được phục hồi sau đó nếu bạn chọn cách phản hồi sau rằng việc sử dụng đó được cho phép.

Xin cảm ơn vì thời gian quý báu của bạn. Chờ hồi âm.

Kính thư,

[TÊN]

*có thể xóa nếu cần