– Nêu được khái niệm về lực hấp dẫn và các đặc điểm của lực hấp dẫn
– Phát biểu được định luật hấp dẫn và viết được hệ thức liên hệ của lực hấp dẫn (giới hạn áp dụng của công thức đó)
– G iải thích được một cách định tính sự rơi tự do và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh bằng lực hấp dẫn.
– Phân biệt lực hấp dẫn với các loại lực khác như: lực điện, lực từ, lực ma sát,…
– Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản
– Tích cực chú ý nghe giảng.
– Phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài.
– Có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
4. Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển năng lực ở học sinh:
– Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.
III, Tiến trình dạy- học.
1.1. Kiểm tra bài cũ:
Mục tiêu: Kiểm tra và đánh giá mức độ hiểu bài cũ, thái độ và tinh thần ôn bài trước khi đến lớp
– Làm chính xác thêm kiến thức đồng thời có liên hệ chặt chẽ phục vụ hữu ích cho bài học mới.
– Sáng tỏ tình trạng kiến thức, kỹ năng,
– Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
– Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện ( hoặc mất đi) đồng thời.
– Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.
– Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau
Học sinh nhận xét:
1.2. Khởi động:
GVNX:
Hoạt động 3: Nghiên cứu về sự rơi tự do trên cơ s ở định luật vạn vật hấp dẫn ( 10 phút).
Giáo viên:
– Cung cấp kiến thức cho học sinh về trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.
Học sinh:
– Tiếp nhận kiến thức.
– Thực hiện yêu cầu của giáo viên để xây dựng được công thức tính gia tốc rơi tự do.
Học sinh nhận xét:
GVNX:
r là khoảng cách giữa chúng (m)
G là hằng số hấp dẫn
G = 6,67.10 -11 (N.m 2 /kg 2 )
– Được áp dụng cho các vật thông thường trong hai trường hợp:
+ Khoảng cách giữa hai vật rất lớn so với khích thược của chúng
+ Các vật đồng chất và có dạng hình cầu , khi ấy r là khoảng cách giữa hai tâm và lực hấp dẫn nằm trên đường nối hai tâm và đặt vào hai tâm đó.
III. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn .
– Trọng lực mà trái đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa trái đất và vật đó.
– Trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực.
– Độ lớn của trọng lực ( trọng lượng) theo hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn bằng:
Trong đó:
m là khối lượng của vật.
M và R là khối lượng và bán kính của trái đất.
Mặt khác: P = mg
Suy ra: Gia tốc rơi tự do
Nếu vật ở gần mặt đất:
Vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể .
4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng: ( 2 phút)
V ận dụng những kiến thức, kĩ năng, đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Hoạt động này khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức.
Phiếu học tập
Câu 1: Chọn phát biểu sai về lực hấp dẫn :
A. Lực hấp dẫn là lực suất hiện giữa mọi vật.
B. Trên trái đất lực hấp dẫn được thể hiện là trọng lực.
C. Lực hấp dẫn là lức tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai chất điểm.
D. Lực hấp dẫn là lực tác dụng được trong chân không.
Câu 2: Điều nào sau đây sai khi nói về trọng lực:
A. Trọng lực tác dụng lên các vật có khối lượng bằng nhau là bằng nhau.
B. Trọng lực được xác định bởi biểu thức P = mg.
C. Trọng lực là lực hút của trái đất lên vật ở gần trái đất.
D. Trọng lực tác dụng lên một vật thay đổi theo vị trí của vật trên mặt đất.
Câu 3: Cần phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai vật bao nhiêu để lực hút tăng 6 lần:
A. Giảm 6 lần. C. Giảm lần.
B. Tăng 6 lần. D. Tăng lần.
Câu 4 : Cho biết khoảng cách giữa tâm Mặt Trăng và tâm Trái Đất là 38.10 7 m; khối lượng Mặt Trăng và Trái Đất tương ứng là 7,37.10 22 kg và 6.10 24 kg; hằng số hấp dẫn G = 6,67 .10 -8 N. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng có độ lớn là :
A. 0,204.10 21 N. C. 22.10 25 N.
B. 2,04.10 21 N. D. 2.10 27 N.
A. Hai lực này cùng phương ngược chiều và cùng độ lớn.
B. Hai lực này cùng phương cùng chiều.
C. Hai lực này cùng chiều cùng độ lớn.
D. Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau.