Top 13 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Của Wto Là Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Sieuphampanorama.com

Wto Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Wto

Blog chúng tôi giải đáp ý nghĩa WTO là gì

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là cơ quan quốc tế duy nhất giải quyết các qui định về thương mại giữa các quốc gia với nhau. Nội dung chính của WTO là các hiệp định được hầu hết các nước có nền thương mại cùng nhau tham gia đàm phán và ký kết. Các văn bản này qui định các cơ sở pháp lý làm nền tảng cho thương mại quốc tế. Các tài liệu đó về cơ bản mang tính ràng buộc các chính phủ phải duy trì một chế độ thương mại trong một khuôn khổ đã được các bên thống nhất. Mặc dù các thoả thuận đạt được là do các chính phủ đàm phán và ký kết nhưng mục đích lại nhằm giúp các nhà sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ trong nước; các nhà hoạt động xuất nhập khẩu có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn.

WTO là một tổ chức liên chính phủ. Cơ quan cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên, họp ít nhất một lần trong 2 năm. Các cơ quan thường trực điều hành công việc chung của WTO. Các cơ quan này là:

Đại Hội đồng: Cơ quan thường trực cao nhất của WTO, bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên. Đại Hội đồng thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ trưởng giữa các kỳ Hội nghị và thực hiện một số nhiệm vụ khác được đề cập trong các Hiệp định.

Cơ quan Giải quyết Tranh chấp: Là Đại Hội đồng họp khi cần thiết để giải quyết các vụ tranh chấp thương mại. Cơ quan này có thể có chủ tịch và các thủ tục làm việc riêng.

Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại: Là Đại Hội đồng họp khi cần thiết để rà soát chương trình thương mại của các nước thành viên. Cơ quan này có thể có chủ tịch và các thủ tục làm việc riêng.

Hội đồng Thương mại Hàng hoá

Hội đồng Thương mại Dịch vụ

Các thành viên WTO được phân thành 4 nhóm chính:

Kém phát triển: Căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại của Liên hợp quốc, hiện WTO có khoảng 50 thành viên thuộc nhóm này

Có nền kinh tế chuyển đổi: Các nước Trung và Đông Âu trước đây có nền kinh tếkế hoạch hoá tập trung, nay chuyển sang cơ chế thị trường.

Đang phát triển: Đây là nhóm nước đông đảo nhất trong số thành viên của WTO, tuy nhiên không có một định nghĩa thống nhất về việc nước nào được coi là đang phát triển mà chủ yếu là do mỗi nước tự nhận. Vì vậy, ngay cả Singapore cũng tự nhận là thuộc nhóm này.

Phát triển: Các thành viên còn lại ngoài 3 nhóm trên, hầu hết là các nước thành viên OECD.

Tham gia hệ thống thương mại đa phương, cụ thể là WTO, đem lại những lợi ích sau:

Mở rộng cơ hội thương mại với các nước thành viên WTO trên cơ sở được hưởng những ưu đãi do kết quả 50 năm đàm phán từ khi thành lập GATT đến nay;

Tạo ra môi trường kinh doanh ổn định hơn thông qua quan hệ thương mại ràng buộc chặt chẽ, các quy định rõ ràng và có nhiều khả năng dự báo trước;

Thông qua một cơ chế giải quyết tranh chấp để bảo vệ các quyền và quyền lợi của mình;

Thoát khỏi thế cô lập, hội nhập với nền kinh tế thế giới, qua đó nâng cao lợi ích kinh tế và lợi ích các mặt khác;

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước thông qua việc đặt các doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh, tiếp cận với công nghệ, trình độ, chất lượng quốc tế, đổi mới hệ thống luật pháp, tăng cường thu hút vốn đầu tư dưới các hình thức khác nhau.

Làm thế nào để gia nhập WTO

Khi có một nước nộp đơn xin gia nhập, WTO sẽ thành lập ra một ban công tác về việc gia nhập của nước đó. Tất cả các nước thành viên WTO đều có thể cửđại diện tham gia ban công tác này.

Sau khi nhận được bị vong lục của nước gia nhập, ban công tác sẽ gửi bị vong lục đó đến tất cả các nước thành viên WTO để các nước này có thể đặt ra những câu hỏi yêu cầu làm rõ thêm về những vấn đề mình quan tâm. Nước gia nhập có nghĩa vụ trả lời toàn bộ các câu hỏi đó. Việc trả lời câu hỏi cũng có ý nghĩa cập nhật lại những thông tin nêu trong bị vong lục đã bị lạc hậu.

Sau khi hoàn thành việc trả lời câu hỏi, nước gia nhập sẽ bước vào đàm phán chính thức với các nước thành viên WTO thông qua các cuộc họp của ban công tác. Số lượng các cuộc họp này không ấn định trước nên quá trình gia nhập nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào giai đoạn này. Có những nước chỉ mất một vài năm để trở thành thành viên WTO, trong khi có những nước phải mất nhiều thời gian hơn mà vẫn chưa vượt qua giai đoạn này. Điển hình là trường hợp của Trung Quốc, bắt đầu đàm phán từ năm 1987, đến cuối năm 2001 mới trở thành thành viên chính thức của WTO.

Ngoài các cuộc họp của ban công tác, nước gia nhập còn phải tiến hành các cuộc đàm phán song phương với các đối tác thương mại chính. Cần phải có các cuộc đàm phán song phương này vì mỗi nước lại có những mối quan tâm khác nhau đối với nước gia nhập. Tuy nhiên, những kết quả đàm phán song phương này một khi đã trở thành cam kết thì lại được áp dụng cho tất cả các nước thành viên WTO.

Mục tiêu chính của hệ thống thương mại thế giới là nhằm giúp thương mại được lưu chuyển tự do ở mức tối đa, chừng nào nó còn nằm trong giới hạn không gây ra các ảnh hưởng xấu không muốn có. Ngoài ra, WTO còn có những mục tiêu sau:

+ Nâng cao mức sống của con người.

+ Bảo đảm tạo đầy đủ công ăn việc làm, tăng trưởng vững chắc thu nhập và nhu cầu thực tế của người lao động.

+ Phát triển việc sử dụng hợp lý của người lao động.

+ Phát triển việc sử dụng hợp lý các nguồn lực của thế giới .

+ Mở rộng việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới.

WTO có những chức năng sau đây:

Chức năng thứ nhất của WTO: Là tổ chức các cuộc đàm phán mậu dịch đa biên mà nội dung của nó rất đa dạng đề cập lớn tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua các cuộc đàm phán như vậy, việc tự do hoá mậu dịch của các nước trên thế giới được phát triển, đồng thời những qui tắc quốc tế mới cũng được xây dựng và sửa đổi theo yêu cầu của thời đại.

Chức năng thứ hai của WTO: Là một luật lệ quốc tế chung được các nước thành viên cùng nhau ký kết. WTO đề ra những qui tắc quốc tế về thương mại và đảm bảo các nước thành viên của WTO phải thực hiện các nguyên tắc đó. Đặc trưng của các quyết định và qui tắc của WTO là nó có hiệu lực bắt buộc tất cả các thành viên và có khả năng làm cho mọi thành viên có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện. Bất cứ một nước thành viên nào một khi đã thừa nhận “hiệp định WTO” và những hiệp định phụ khác của WTO thì nước đó cần phải điều chỉnh hay chuyển các quy định pháp luật và các thủ tục hành chính của mình theo các quy định của WTO.

Chức năng thứ tư của WTO: Là phát triển nền kinh tế thị trường. Để nền kinh tế thị trường hoạt động và nâng cao được hiệu quả, WTO xúc tiến việc giảm nhẹ qui chế. Phần lớn các nước trước kia theo cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung hiện nay đều đang chuyển sang nền kinh tế thị trường đã và đang làm thủ tục để xin gia nhập WTO. Qua các cuộc đàm phán cần thiết để gia nhập WTO, các nước này có thể tìm hiểu được về hệ thống kinh tế thị trường và đồng thời xắp xếp lại những chế độ và qui tắc để có thể quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): đối xử mọi người bình đẳng như nhau. Theo qui định của các hiệp định WTO, nguyên tắc này được áp dụng như sau: Mỗi thành viên đối xử với mọi thành viên khác bình đẳng với nhau như là các bạn hàng được ưu đãi nhất. Nếu như một nước cho một nước khác được hưởng lợi nhiều hơn thì đối xử “tốt nhất” đó phải được giành cho tất cả các nước thành viên WTO khác để các nước khác vẫn tiếp tục có được đối xử tối huệ quốc. Nguyên tắc MFN đảm bảo rằng mỗi thành viên WTO đối xử trên 140 thành viên khác tương tự nhau.

Đối xử quốc gia (NT): đối xử người nước ngoài và người trong nước như nhau. Hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước phải được đối xử như nhau, ít nhất là sau khi hàng hoá nhập khẩu đã đi vào đến thì trường nội địa. Theo nguyên tắc này, khi áp dụng những qui chế trong nước và thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu thì phải cung cấp các điều kiện tương tự như đối với sản phẩm trong nước. Vì thế các thành viên của WTO không được áp dụng thuế nội địa để bảo vệ sản xuất trong nước và không được phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ các nước thành viên WTO khác.

Nguyên tắc này cũng áp dụng cho dịch vụ nhãn hiệu thương mại, bản quyền và quyền phát minh sáng chế trong nước và của nước ngoài. Đối xử quốc gia chỉ áp dụng được khi hàng háo dịch vụ và đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã vào đến thị trường. Vì vậy, việc đánh thuế nhập khẩu hàng hoá không vi phạm nguyên tắc này mặc dù hàng nội địa không chịu thuế tương tự.

Nguyên tắc thứ hai: Thương mại phải ngày càng được tự do thông qua đàm phán.WTO đảm bảo thương mại giữa các nước ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàm phán hạ thấp hàng rào thuế quan để thúc đẩy buôn bán. Hàng rào thương mại bao gồm thuế quan, và các biện pháp khác như cấm nhập khẩu, quota có tác dụng hạn chế nhập khẩu có chọn lọc, đôi khi vấn đề khác như tệ quan liêu, chính sách ngoại hối cũng được đưa ra đàm phán.

Trong WTO, khi các nước thoả thuận mở cửa thị trường cho các hàng hoá và dịch vụ nước ngoài, họ phải tiến hành ràng buộc các cam kết thuế. Đối với thương mại hàng hoá, các ràng buộc này được thể hiện dưới hình thức thuế trần.

Một nước có thể thay đổi mức thuế ràng buộc, tuy nhiên điều này chỉ có thể thực hiên được sau khi nước đó đã đàm phán với các nước bạn hàng và có nghĩa là phải bồi thường cho khối lượng thương mại đã bị mất. Qua vòng đàm phán Uruguay, một khối lượng thương mại lớn được hưởng cam kết về ràng buộc thuế. Tính riêng trong lĩnh vực hàng nông sản 100% sản phẩm đã được ràng buộc thuế. Kết quả là WTO đã tạo được sự đảm bảo cao hơn cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Định Nghĩa Wto Tổng Giá Trị Của Khái Niệm Này. Đây Là Gì Wto

WTO là từ viết tắt xác định Tổ chức Thương mại Thế giới, một thực thể được thành lập năm 1995 có trụ sở tại thành phố Geneva của Thụy Sĩ. Cơ quan này còn được gọi là WTO bởi vì, trong tiếng Anh, tên của nó là Tổ chức Thương mại Thế giới .

WTO phát sinh từ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại ( GATT ), một hiệp định khiến nhiều quốc gia gặp nhau thường xuyên để phân tích và điều phối các chính sách thương mại của họ. Trong khi WTO là một thực thể quốc tế có phạm vi khá rộng, GATT là một bộ quy tắc được thỏa thuận giữa các thành viên.

Cơ quan điều hành của WTO trên cơ sở thường trực là Hội đồng chung của nó, trong đó mỗi thành viên của tổ chức có đại diện. Hội đồng này chỉ đạo và điều phối hoạt động của một số đơn vị cấp thấp hơn. Theo định kỳ, mặt khác, các thành viên của WTO gặp nhau trong cái gọi là Hội nghị Bộ trưởng .

Tâm điểm của WTO trải qua các thỏa thuận được đàm phán và đăng ký bởi các thành viên của nó, những người phát triển trao đổi ở cấp độ thương mại. Các thỏa thuận này là các hợp đồng thiết lập các quy định có tính chất pháp lý để điều chỉnh hoạt động.

Vào cuối năm 2012, WTO có 157 quốc gia thành viên là một phần của cấu trúc . Tổng giám đốc là Pascal Lamy, một chính trị gia và nhà kinh tế người Pháp đã đến vị trí của ông vào năm 2005 .

Cần lưu ý rằng từ viết tắt OMC cũng cho phép đặt tên cho các tổ chức khác, chẳng hạn như Tổ chức Truyền thông Truyền hình ( Truyền hình OMC ) và Hiệp hội Y khoa Tây Ban Nha .

Họ cũng cho rằng vấn đề cơ bản không nằm ở loại mối quan hệ thương mại mà là cách thức thực hiện. Và họ báo cáo một loạt các hành vi không công bằng xung quanh việc nhập khẩu các sản phẩm gây nguy hiểm cho sản xuất quốc gia của các nước đang phát triển, phá hủy các công ty quốc gia và buộc họ phải sáp nhập với các công ty đa quốc gia để không bị diệt vong; gây ra một quá trình khử mùi .

Những lời chỉ trích chính rơi vào hoạt động của các cơ quan Breton Woods: Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới ; người ta coi họ hành động bằng cách đưa vào các quy tắc thực hành nhằm chống lại nền dân chủ và không được đặc trưng bởi sự minh bạch. Họ cũng bị cáo buộc ký kết các hiệp ước song phương vượt ra ngoài quyền của các chính phủ, ngoài việc đặt cược vào các kế hoạch kinh tế có lợi cho các nhà đầu tư lớn và các công ty đa quốc gia.

Nếu WTO phát triển các hành động thay thế thể hiện mong muốn thay đổi sâu sắc trong xã hội, ưu tiên các hiệp định khu vực và đặt nền kinh tế quốc gia của mỗi quốc gia lên trên lợi ích quốc tế, thì nó có thể hợp tác với một thay đổi có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương và, với thời gian này sẽ mang lại hậu quả quy mô lớn, sẽ ảnh hưởng đến cấp độ quốc tế.

Ý Nghĩa Của Id Là Gì ?

Với thời đại ngày càng phát triển, con người hầu như đang dần phụ thuộc vào công nghệ. Chỉ một thứ nhỏ bé người ta cũng sẽ lấy điện thoại thông minh hay các phương tiện smart khác để tìm kiếm. Chính vì thế mà các thông tin cá nhân rất dễ bị đánh cắp trên các thiết bị mà bạn hay dùng. Để thông tin không bị người xấu lấy cắp thì người ta đã thiết lập ra một mật mã cá nhân giúp người dùng có thể bảo mật thông tin của mình. Vậy đó là gì? Đó chính là ID.

Ứng dụng ID trong cuộc sống

Ứng dụng của ID thì chúng ta đã bắt gặp rất nhiều nhưng hầu như mọi người không để ý đến như: số CMTND là một mã ID mà khi chúng ta nhìn vào đó sẽ biết được mình là ai và mã này tự động được sinh ra trên hệ thống phần mềm chung duy nhất và bảo đảm không bao giờ có sự trùng lặp.

Tác dụng của ID

Các trung tâm với các chuyên ngành đào tạo tiếng anh, đào tạo seo,… hay trung tâm dạy học và đặc biệt tại các trường học trên cả nước muốn quản lý thông tin học viên sẽ thường phải sử dụng các phần mềm quản lý để đánh số học viên theo số ID nhất định nhằm đảm bảo rằng thông tin học viên sẽ được quản lý một cách chính xác không nhầm lẫn và trùng lặp với các học viên khác. ID được cho là giải pháp tốt nhất mà con người đã từng nghĩ ra để loại bỏ tình trạng trùng lặp dữ liệu giúp việc quản lý được dễ dàng hơn, thuận tiện hơn.ID được áp dụng lên tất cả những thực thể như: con người, sản phẩm, đồ vật,… đều được gắn một mã ID khi chúng cần được quản lý.

ID hiện nay được coi là một cuộc cách mạng trong việc quản lý cũng như lưu trữ mọi thứ trở nên dễ dàng chỉ cần có ID là có thể biết mọi thông tin về các thực thể đó.

Ví dụ về ID

Nếu bạn đang bán hàng online trên mạng thì chắc chắn bạn đang làm việc nhiều với rất nhiều ID về sản phẩm đó vì hàng ngày bạn đăng rất nhiều sản phẩm trên web và ID chính là cái để bạn quản lý sản phẩm một cách dễ dàng hơn.

Khách hàng đang trên web của bạn và họ chỉ cần đọc ID sản phẩm mà họ đang xem thì bạn check ID thì bạn biết khách hàng của bạn đang quan tâm sản phẩm gì. Chính vì vậy mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào tác dụng ID.

Vậy ID tuy chỉ là 1 con số hoặc một đoạn mã duy nhất không trùng lặp nhằm xác định một thực thể nào đó nhưng nó lại có tác dụng rất nhiều. Như các bạn đã biết trong các hệ thống phần mềm, hay những hệ thống quản lý thông tin con người hiện nay như: quản lý hộ khẩu, giấy tờ tùy thân hay bất kể một thực thể cần được quản lý để không gây trùng lặp thì đều được cấp một mã ID hoặc một con số ID nhất định.

Apple ID là gì?

Cách tạo Apple ID?

Việc đăng ký tài khoản Apple ID là hoàn toàn miễn phí. Trước khi tạo một tài khoản Apple ID, bạn phải lưu ý rằng nếu muốn sử dụng tài khoản Apple ID để thanh toán các đơn hàng từ gian hàng trực tuyến của Apple thì bạn sẽ phải khai báo thẻ thanh toán quốc tế có chức năng thanh toán trực tuyến trong hoặc sau khi tạo tài khoản Apple ID. Nếu không thì bạn có thể lựa chọn None để từ chối khai báo thông tin thẻ thanh toán. Để tạo một tài khoản Apple ID các bạn làm theo các bước sau: – Tải và cài đặt phần mềm iTunes trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng Apple. – Tiếp theo bạn gõ chữ free vào ô Search để liệt kê tên một số ứng dụng miễn phí. – tiếp đến bạn chọn một ứng dụng miễn phí trong danh sách tìm thấy, lúc này sẽ có một bảng thông báo hiện ra yêu cầu bạn tạo tài khoản Apple ID mới hoặc đăng nhập nếu có tài khoản. Khi đó bạn hãy nhấn vào chữ Create New Account để tạo tài khoản Apple ID mới, sau đó nhấn Continue tại cửa sổ chào mừng đến với gian hàng iTunes. – Đọc các điều khoản sử dụng Apple đưa ra và nhấn chấp nhận, và tiếp tục nhấn nút Continue. – Bạn phải khai báo tất cả các thông tin yêu cầu để tạo tài khoản Apple ID mới, cần lưu ý mật khẩu phải dài trên 8 ký tự có chứa cả chữ hoa, chữ thường và cả số. – Trong phần yêu cầu lựa chọn phương thức thanh toán, hãy chọn None và khai báo đủ các thông tin cá nhân yêu cầu bên dưới. – Sau khi nhập đầy đủ thông tin ỷeu cầu thì tài khoản Apple ID của bạn đã được tạo thành công.

Phân biệt tài khoản iCloud và Apple ID

Với các thông tin bên trên bạn đã hiểu về Apple ID là gì và iCloud chính là một dịch vụ của Apple với mục đích lưu trữ các dữ liệu và đồng bộ dữ liệu trên các thiết bị cùng đăng kí một Apple ID và giúp người dùng bảo mật cho thiết bị mà họ đang dùng.

Tại sao mọi người hay bị nhầm lẫn giữa iCloud và Apple ID đó là khi bạn muốn sử dụng tính năng iCloud và tìm từ khóa tạo tài khoản iCloud họ thường hướng dẫn bạn từ đầu là đăng kí Apple ID thông qua dịch vụ iCloud.

– Các bạn vào mục iCloud để đăng nhập vào iCloud bằng Apple ID. – Tiếp theo vào mục Setting sử dụng email mà bạn đã đăng kí làm Apple ID để đăng nhập vào iCloud để sử dụng tài khoản iCloud trên Apple ID.

iCloud và Apple ID quan trọng như thế nào

Nếu như không có tài khoản Apple ID thì bạn không thể sử dụng bất cứ dịch vụ nào của Apple. Tài khoản iCloud ngoài khả năng đồng bộ dữ liệu từ máy lên dịch vụ điện toán đám mây nó còn đồng bộ dữ liệu với các thiết bị cùng sử dụng chung 1 Apple ID. Dịch vụ iCloud còn có khả năng bảo mật rất cao:

+ Back up: bảo mật dữ liệu khi cài đặt hoặc đặt lại thiết bị + Với ứng dụng Find My iPhone: dịch vụ nhằm hỗ trợ tìm kiếm, khóa và xóa tài khoản khi thiết bị của bạn bị đánh cắp. Các thiết bị bị khóa khi bị đánh cắp sẽ không sử dụng được nếu không có ID và mật khẩu được đăng kí trên máy trước đó.

Chính vì tầm quan trọng của chúng mà bạn cần phải bảo mật thông tin tài khoản và mật khẩu Apple ID thật cẩn thận. Nếu bất cẩn bạn quên mật khẩu thì bạn cũng sẽ không thể truy cập lại dịch vụ iCloud. Với các đời iOS cao như iOS 7 và iOS 8, khi các bạn restore máy yêu cầu mật khẩu nếu như bạn không nhập đúng mật khẩu có nghĩa bạn không thể sử dụng thiết bị của mình nữa. Hãy ghi nhớ mật khẩu cẩn thận hoặc sử dụng câu hỏi bảo mật để phòng khi quên có thể lấy lại mật khẩu.

Ý Nghĩa Của Cuộc Sống Là Gì?

Câu hỏi

Ý nghĩa của cuộc sống là gì?

Trả lời

Ý nghĩa của cuộc sống là gì? Làm sao tôi có thể tìm được mục đích và sự thỏa mãn hoàn toàn cho cuộc sống? Làm sao để đạt được điều gì đó có ý nghĩa lâu dài? Nhiều người không bao giờ ngừng xem xét những câu hỏi quan trọng đó. Họ nhìn lại và tự hỏi tại sao những mối quan hệ dần tan vỡ và tại sao họ cảm thấy trống vắng mặc dầu họ đã đạt được những thành công do họ đặt ra. Một cầu thủ nổi tiếng trong làng thể thao đã được hỏi rằng anh muốn người ta nói với anh điều gì lúc anh mới bắt đầu chơi bóng. Anh đã trả lời: “Tôi ước rằng ai đó sẽ nói với tôi rằng ở trên đỉnh vinh quang chẳng có gì.” Nhiều mục tiêu đã cho thấy sự trống rỗng của nó sau những năm tháng theo đuổi lãng phí.

Trong xã hội lấy con người làm trọng tâm, con người theo đuổi nhiều thứ vì họ nghĩ sẽ tìm thấy ý nghĩa. Những mục tiêu họ theo đuổi gồm có: Sự thành công trên thương trường, sự giàu có, nhiều mối liên hệ tốt, tình dục, giải trí, làm điều lành cho người khác. Nhiều người đã chứng nhận rằng ngay cả khi họ đạt được sự giàu có, các mối quan hệ, và vui thú, thì vẫn có những khoảng sâu trống mà dường như không thể lấp đầy được.

Tác giả của sách Truyền đạo đã nói về cảm giác này khi ông nói: “Hư không! Hư không! Hư không của sự hư không thảy đều hư không” (Truyền Đạo 1:2).Tác giả của sách Truyền Đạo, là vua Sô-lô-môn, là người giàu có không thể đo lường được, khôn ngoan hơn bất kỳ ai trong thời ấy cũng như thời nay, có hàng trăm bà vợ, những lâu đài và vườn tược khiến cho nhiều vương quốc khác ghen tỵ, thức ăn và rượu uống ngon nhất và có rất nhiều hình thức vui chơi giải trí. Ông từng nói là ông theo đuổi mọi điều ông muốn, tuy nhiên ông đã kết luận, “cuộc sống dưới mặt trời” (là quan điểm cho rằng cuộc sống chỉ là những gì mình thấy bằng mắt và trải nghiệm bằng các giác quan là tất cả) là hư không. Tại sao cuộc sống như vậy lại trống rỗng? Bởi vì Đức Chúa Trời tạo nên chúng ta cho những điều vượt trên những kinh nghiệm chúng ta có hiện hôm nay. Sa-lô-môn đã nói về Đức Chúa Trời: “Ngài cũng đã đặt sự trường tồn bất diệt trong những tấm lòng con người.” (Truyền Đạo 3:11). Trong lòng chúng ta nhận thức được là những gì hôm nay-ở không phải là tất cả.

Trong sách Khải Huyền, sách cuối cùng của Kinh Thánh, Đức Chúa Trời mặc khải rằng Ngài sẽ hủy diệt trời và đất này và khởi đầu kỉ nguyên đời đời khi Ngài tạo dựng nên trời và đất mới. Vào thời điểm đó, Ngài sẽ phục hồi hoàn toàn mối tương giao với những người đã được cứu rỗi, trong khi đó, những người không nhận sự cứu chuộc sẽ bị phán xét là không xứng đáng bị quăng vào hồ lửa (Khải Huyền 20:11-15). và sự rủa sả tội lỗi sẽ chấm dứt, tại nơi đó không còn có tội lỗi, buồn rầu, bệnh tật, sự chết hay đau đớn (Khải Huyền 21: 4). Đức Chúa Trời sẽ ở với họ, và họ sẽ làm con của Ngài (Khải Huyền 21:7). Giống như một vòng tuần hoàn, bắt đầu bằng việc Đức Chúa Trời tạo dựng chúng ta để tương giao với Ngài; con người phạm tội, phá vỡ mối tương giao đó; Đức Chúa Trời phục hồi mối tương giao trọn vẹn trong tình trạng vĩnh cửu. Nếu chúng ta chỉ sống và đạt được mọi thứ nhưng đến cuối cùng chỉ là sự chết và đời đời phân rẽ với Đức Chúa Trời thì còn tệ hơn cả hư không. Nhưng Đức Chúa Trời đã mở một con đường không chỉ mang đến phước hạnh đời đời (Lu-ca 23:43) nhưng cũng làm cho cuộc sống này thỏa vui và đầy ý nghĩa. Làm sao để nhận đuôc phước hạnh trường tồn và “Thiên đàng trên đất”?

Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG ĐƯỢC PHỤC HỒI BỞI CHÚA GIÊ-XU CHRIST:

Ý nghĩa thực của cuộc sống, bây giờ và cõi vĩnh hằng được tìm thấy qua sự phục hồi mối liên hệ của con người với Đức Chúa Trời mà đã bị mất khi A-đam và Ê-va sa ngã vào tội lỗi. Mối tương giao đó với Đức Chúa Trời chỉ có thể phục hồi qua con của Ngài, Chúa Giê-xu Christ (Công 4:12; Giăng 14:6; Giăng 1:12). Khi một người ăn năn tội lỗi thì sẽ nhận được sự sống đời đời (Nghĩa là người không muốn tiếp tục trong tội lỗi) và Chúa Giê-xu sẽ thay đổi chúng ta và khiến chúng ta trở nên mới, và chúng ta tin cậy Chúa Giê-xu như là Cứu Chúa của chính mình.

Ý nghĩa thực sự của cuộc sống không chỉ là tin nhận Chúa Giê-xu như là Cứu Chúa, dù đó là điều kỳ diệu. Nhưng ý nghĩa thực của cuộc sống là khi một người bước theo Chúa như một môn đồ của Ngài, học hỏi về Chúa, dành thời giờ trong với Chúa qua Lời Ngài, trò chuyện thân mật với Ngài trong giờ cầu nguyện, và đồng đi với Chúa trong việc vâng theo những mạng lệnh của Ngài. Nếu bạn chưa tin Chúa (hay là người mới tin) bạn đang tự nói với chính mình “Điều đó có gì làm cho tôi thích thú hay được thỏa nguyện”. Nhưng Chúa Giê-xu đã đưa ra những lời kêu gọi:

“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng! Hãy đến cùng Ta! Ta sẽ cho các con được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì và khiêm nhường, hãy gánh lấy ách của Ta và học theo Ta thì linh hồn các con sẽ được yên nghỉ vì ách của Ta dễ chịu và gánh của Ta nhẹ nhàng.” (Ma-thi-ơ 11:28-30). “Còn Ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật.” (Giăng 10:10b). “Nếu ai muốn theo Ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ Ta mà mất sự sống thì sẽ được lại” (Ma-thi-ơ 16:24-25). “Hãy khoái lạc nơi Đức Giê-hô-va, thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước” (Thi Thiên 37:4).

Những câu Kinh Thánh trên cho chúng ta thấy mình có sự lựa chọn. Chúng ta có thể tự tìm kiếm sự hướng dẫn cho cuộc sống mình, để dẫn đến một cuộc sống trống rỗng, hay chúng ta chọn lựa theo đuổi Đức Chúa Trời và ý muốn của Ngài dành cuộc sống chúng ta với cả tấm lòng, để dẫn đến một cuộc sống trọn vẹn, được thỏa nguyện những điều mà lòng chúng ta ao ước, và tìm thấy sự thỏa mãn và thỏa lòng. Điều đó là khả dĩ vì Đấng sáng tạo yêu thương chúng ta và mong muốn điều tốt nhất cho chúng ta (không nhất thiết là cuộc sống dễ dàng nhất nhưng là cuộc sống trọn vẹn nhất).

Đời sống của một Cơ Đốc nhân có thể ví như lựa chọn giữa việc mua một chỗ ngồi đắt tiền trong một trận đấu để có thể theo dõi từ khoảng cách gần , hoặc là mua một chỗ ngồi rẻ tiền và phải theo dõi trận đấu từ xa. Theo dõi Đức Chúa Trời làm việc “ở hàng ghế đầu tiên” là điều mà chúng ta nên chọn lựa. Chứng kiến Đức Chúa Trời hành động ngay trước mắt mình là dành cho những môn đồ hết lòng của Đấng Christ, là những người đã thực sự từ bỏ việc theo đuổi những ham muốn riêng của mình để theo đuổi mục đích của Đức Chúa Trời. Họ đã phải trả giá cho điều đó (hoàn toàn quy phục Đấng Christ và ý muốn của Ngài); thì họ sẽ kinh nghiệm được cuộc sống trọn vẹn; họ có thể đối mặt với chính họ, bằng hữu của họ, và Đấng sáng tạo mà không phải hối tiếc! Bạn muốn trả giá cho điều đó không? Bạn có sẵn lòng không? Nếu đồng ý bạn sẽ không còn đói khát ý nghĩa hay mục đích cuộc sống nữa.

English

Trở lại trang chủ tiếng Việt

Ý nghĩa của cuộc sống là gì?